intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề tài: “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” với mong muốn tìm ra những giải pháp để giúp cho việc quản lý nhà nước hiệu quả hơn; có thể khai thác được giá trị của các di tích, khơi dậy tiềm năng trong việc phát triển kinh tế - xã hội; góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........../.......... ........../.......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THUÝ HẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........../.......... ........../.......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THUÝ HẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN XUÂN BÌNH THỪA THIÊN HUẾ - 2019
  3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Xuân Bình. Mọi số liệu, thông tin được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này đều được trích dẫn, chỉ rõ nguồn gốc, trung thực; nội dung của luận văn này chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 7 năm 2019 Học viên Phạm Thị Thuý Hằng
  4. Lời cảm ơn Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Xuân Bình - người hướng dẫn khoa học trực tiếp chỉ bảo, dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin được gửi lời cảm ơn đến Phân viện hành chính Quốc gia miền Trung cùng toàn thể thầy, cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Lớp Quản lý công, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành Luận văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể học viên để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2019 Học viên Phạm Thị Thuý Hằng
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ .................................................................................................10 1.1. Di tích lịch sử và những khái niệm cơ bản ........................................................10 1.1.1. Khái niệm di tích .........................................................................................10 1.1.2. Khái niệm di tích lịch sử .............................................................................12 1.1.3. Khái niệm Di sản văn hoá ...........................................................................13 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử ............................................14 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử ....................................................15 1.2.1. Theo quy định chung của pháp luật............................................................15 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước chính về di tích lịch sử từ thực tiễn của công tác quản lý tại địa bàn tỉnh Quảng Trị ...................................................................17 1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về di tích lịch sử ................................................18 1.3.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích lịch sử đối với đời sống con người và xã hội ......................................................................................................18 1.3.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ......................................................................................................19 1.3.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần phát triển kinh tế .................21 1.3.4. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần phát triển xã hội ..................21 1.3.5. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần ổn định môi trường .............22 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử của một số địa phương .............23 1.4.1. Tại thành phố Huế .......................................................................................23 1.4.2. Tại tỉnh Ninh Bình .......................................................................................25 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị trong công tác QLNN về DTLS .........27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ...................................................................30 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị ......................30
  6. 2.1.1.Điều kiện tự nhiên ........................................................................................30 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................32 2.1.3. Những tác động đến công tác QLNN về DTLS từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...............................................................................................................34 2.2. Đặc điểm các di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..............................................35 2.2.1. Di tích Quảng Trị đa dạng, phong phú các loại hình ..................................35 2.2.2. Các di tích có sự phân bố không đồng đều..................................................36 2.2.3. DTLS phản ánh sinh động hiện thực hai cuộc chiến tranh .........................37 2.2.4. Một số di tích lịch sử tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .......................38 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .....41 2.3.1. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về di tích, khuyến khích sự chung tay bảo vệ, gìn giữ di sản từ cộng đồng ......................42 2.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ...............................................................................45 2.3.3. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các di tích ................................48 2.3.4. Quản lý đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử ................................................51 2.3.5. Công tác sử dụng, khai thác phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển kinh tế - xã hội...............................................................................................54 2.4. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................................59 2.4.1. Kết quả đạt được..........................................................................................59 2.4.2. Về hạn chế ...................................................................................................61 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................61 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ...65 3.1. Mục tiêu, phương hướng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................................65 3.1.1. Mục tiêu .......................................................................................................65 3.1.2.Phương hướng ..............................................................................................66
  7. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................................70 3.2.1. Kiện toàn bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực làm công tác quản lý về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .................................................................71 3.2.2. Chú trọng công tác nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng di tích và thực hiện hồ sơ khoa học ............................................................................................................73 3.2.3. Huy động các nguồn lực thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp di tích lịch sử .............................................................................................................75 3.2.4. Khai thác, sử dụng hiệu quả và phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với việc phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội .........................................79 3.2.5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử ............................82 3.2.6. Thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ...........................................................................................84 3.3. Kiến nghị: ...........................................................................................................86 3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...................................86 3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Trị ................................................................88 3.3.3. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...................................89 KẾT LUẬN ..............................................................................................................91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................93
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BỘ VH,TT&DL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTLS Di tích lịch sử DSVH Di sản văn hóa Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam ĐSCVN Đảng Cộng sản Việt Nam KH-CN Khoa học và công nghệ KT-XH Kinh tế - Xã hội Luật DSVH Luật Di sản văn hóa Nhà nước Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của UNESCO Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization VH,TT&DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chỉ tiêu về kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2018 .............34 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ...................................35 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..................................36 Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng di tích đã hoàn thiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý .51 Bảng 2.5. Tổng hợp số lượng di tích được tu bổ theo từng địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị..........................................................................................52 Bảng 2.6. Tổng hợp lượt khách đến các điểm di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .................................................................................................56 Bảng 2.7. Tổng hợp doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Trị ......................................57
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ tổng thể tỉnh Quảng Trị ................................................................30 Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ......................................................................................... 45
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Nằm giữa dãi đất miền Trung Việt Nam, Quảng Trị điểm tỳ vai nối hai đầu đất nước; mảnh đất thân thương, hiền lành, giản dị mà ở đó những tên làng, tên núi, tên sông đã hòa vào dòng chảy của thời gian. Trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc, đất và người nơi đây phải chịu đựng không ít những mất mát, đau thương, thậm chí là chia cắt; vùng đất chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, oằn mình để vùng dậy giờ đang vươn mình phát triển từng ngày. Lịch sử hào hùng và đáng khâm phục trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước đã để lại cho mảnh đất kiên cường nhiều di sản văn hóa vô cùng quý giá. Trong đó, hệ thống di tích mang một giá trị và tầm vóc to lớn của lịch sử bởi tính phong phú, độc đáo, đặc biệt là di tích lịch sử cách mạng như sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, Căn cứ Dốc Miếu, đảo Cồn Cỏ anh hùng, đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Quốc gia Đường 9… đã đi vào ký ức của nhiều người con đất Việt. Toàn tỉnh hiện có 469 di tích lịch sử cách mạng trên tổng số 533 di tích. Trong đó, có 453 di tích cấp tỉnh, 35 di tích quốc gia và 45 di tích quốc gia đặc biệt. Đây là những dấu ấn oanh liệt mà nhờ đó Quảng Trị trở thành mảnh đất thiêng, nhận được tình cảm chia sẻ của đồng bào, chiến sỹ cả nước. Là cầu nối của ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau của nhiều thế hệ khi đến với Quảng Trị. Để bảo vệ gia tài đó, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị đã không ngừng quan tâm, thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, khắc phục khó khăn, phát huy giá trị của những kỳ tích hào hùng trong chiến tranh, giới thiệu quảng bá hình ảnh đến với mọi người dân. 1
  12. Các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để được hội nhập vào nền văn minh của nhân loại, được thế giới biết đến đã trãi qua một cuộc hành trình đầy gian lao, vất vả trong suốt hàng chục năm để khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, chống lại sự tàn phá khắc nghiệt của thiên tai và sự bào mòn của thời gian. Đó là một quá trình gìn giữ và khôi phục các cứ liệu, các chứng tích lịch sử. Hệ thống di tích lịch sử ấy chính là những địa điểm, nơi diễn ra trận đánh lịch sử, nơi là căn cứ - nuôi dưỡng ý chí quật cường chống giặc, nơi là nấm mồ chung, nơi là chốn yên nghỉ cho những anh hùng hy sinh vì dân tộc, vì độc lập của đất nước. Những chứng tích lịch sử, những giá trị tinh thần vô giá ấy mang đậm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là một quá trình lâu dài, đầy khó khăn và thách thức. Việc bảo vệ, gìn giữ, tu bổ, chống xuống cấp, phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhu cầu cấp bách nhất hiện nay. Công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục thế hệ trẻ và khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy vẫn còn một số bất cập, hạn chế đáng kể trong quản lý nhà nước như: công tác đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; một số di tích là các chứng tích chiến tranh, tồn tại ở dạng phế tích nên việc tu bổ, tôn tạo gặp nhiều khó khăn cả về kinh phí, phương án và nguyên tắc bảo tồn; chưa phối kết hợp được giữa quy hoạch tôn tạo di tích với xây dựng không gian văn hóa đô thị và nhất là chưa chú ý đến tạo cảnh quan môi trường văn hóa, biến di tích thành nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Công tác thực hiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý cho các di tích 2
  13. còn chậm trễ. Mặt khác, việc phân cấp quản lý từ huyện, thị xã, thành phố đến tỉnh còn chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng cấp dưới chờ cấp trên, cấp trên giao phó cho cơ sở; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế; một số địa phương quản lý tốt nhưng chưa biết lồng ghép vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa có giải pháp để phát huy được giá trị về phát triển kinh tế từ nội tại các di tích. Về mặt thực tiễn, các địa phương không thể biến di tích thành tiềm năng, tiềm lực để phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt lý luận khoa học, những người làm công tác quản lý đang thiếu cơ sở lý luận, cơ sở khoa học cho việc tư vấn, đề xuất các giải pháp giúp cho chủ thể quản lý các cấp triển khai tổ chức thực hiện một cách hiệu quả. Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn chuyên ngành Quản lý công với mong muốn tìm ra những giải pháp để giúp cho việc quản lý nhà nước hiệu quả hơn; có thể khai thác được giá trị của các di tích, khơi dậy tiềm năng trong việc phát triển kinh tế - xã hội; góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Mỗi một di tích lịch sử hiện diện trước chúng ta là một chứng tích, ẩn chứa giá trị tinh thần to lớn mà ở đó, thế hệ ngày hôm nay có thể nhận biết và học hỏi về chặng đường phát triển của lịch sử đất nước; hiểu rõ những truyền thống quý báu, những kinh nghiệm thành công và hạn chế của lịch sử; ghi nhớ về những tấm gương giàu lòng yêu nước, hy sinh bản thân mình để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đó chính là nền tảng đã tạo nên diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc. Hiện nay, nghiên cứu về di tích lịch sử, về công tác quản lý nhà nước di tích lịch sử có nhiều ngành quan tâm và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tiêu biểu là hệ thống tài liệu thuộc về di sản, di tích, danh lam thắng cảnh gần với nội dung đề tài được tác giả kế thừa, tham khảo như sau: 3
  14. - Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị do Sở Văn hóa Thông tin - Bảo tàng tỉnh Quảng Trị biên soạn và xuất bản năm 2003. Tập sách là kết quả của công tác điều tra di tích và tổng kiểm kê các di sản văn hóa toàn tỉnh dưới góc độ Bảo tồn - Bảo tàng. Tập sách này nhằm mục đích giới thiệu về một tổng thể di tích, đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, giáo dục truyền thống và nâng cao nhận thức cho mỗi người dân; cũng là cơ sở ban đầu để thực hiện việc quy hoạch, đầu tư, tu bổ và phát huy tiềm năng di tích, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của tỉnh nhà. - “Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” là đề tài nghiên cứu khoa học của Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị. Đề tài nghiên cứu về pháo đài ngầm kiên cường trong lòng đất, nơi trú ẩn an toàn cho dân chúng vừa là nơi cố thủ chiến đấu của bộ đội, là kho hậu cần phục vụ chiến đấu tại chỗ và chi viện cho đảo Cồn Cỏ anh hùng. Đề tài tái hiện cuộc sống của một làng quê trong lòng đất, thể hiện khí phách kiên cường bám đất, giữ làng để chiến đấu chống trả sự tàn bạo của bom đạn Mỹ, giữ vững vùng giới tuyến, quyết bảo vệ nền độc lập tự do của quân và dân đất thép Vĩnh Linh anh hùng. - “Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” là đề tài nghiên cứu khoa học của Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị. Đề tài nghiên cứu Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải tên gọi cho một cụm di tích ở hai bên bờ sông Bến Hải tại khu vực cầu Hiền Lương - nơi được coi là tâm điểm thể hiện cao nhất những vấn đề lịch sử về một thời kỳ gần 20 năm chia cắt đau thương của hai miền Nam - Bắc, và cũng là nơi chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ, bi hùng của cả dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Cụm di tích này nằm ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải; phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh; cách thị trấn Hồ Xá 7km về phía Nam và cách Thành phố Ðông Hà 22km về phía Bắc. 4
  15. - “Thành Cổ Quảng Trị và các địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972” của Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị. Đề tài khoa học này nghiên cứu về Thành Cổ Quảng Trị - nơi diễn ra 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt năm 1972 giữa một bên là ta quyết giữ từng tấc đất, còn một bên là Mỹ - ngụy dùng uy lực súng đạn phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại để quyết chiếm lại Thành Cổ bằng mọi giá. - Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển của văn hóa đô thị do Nhà Xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2010, là đề tài nghiên cứu khoa học viết về quá trình xây dựng và phát triển đô thị Đông Hà – trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị. - Luận văn “Quản lý Nhà nước đối với quần thể di tích Cố đô Huế” của tác giả Nguyễn Thành Nam. Luận văn này đánh giá thực trạng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đối với quần thể di tích Cố đô Huế trong thời gian qua; phân tích sự tác động của nhiều yếu tố chiến tranh, thiên tai và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ; nêu rõ sự bất cập trong việc đưa ra các chính sách đã và đang đặt ra cho công tác quản lý nhà nước đối với quần thể di tích Cố đô Huế những yêu cầu và nhiệm vụ mới, những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Luận văn đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN về quần thể di tích Cố đô Huế, khắc phục các hạn chế bất cập để thực hiện thành công công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế theo định hướng được Đảng, Nhà nước cũng như địa phương đề ra. - Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” của tác giả Trương Thị Quỳnh Anh. Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể cả lý luận và thực tiễn về QLNN về DTLS -VH nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, qua đó đóng góp một số ý kiến vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của các DTLS-VH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc nâng cao chất lượng và 5
  16. hiệu quả công tác QLNN về DTLS-VH nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung, quê hương Quảng Bình nói riêng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng về cơ sở lý luận và đề tài này đã kế thừa. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có đề tài nào nghiên cứu về: “Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Do đó, đề tài này hoàn toàn mới, không chỉ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra mà còn làm cơ sở khoa học tham khảo cho quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về DTLS. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Hệ thống hóa cơ sở lý luận nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử làm cơ sở khoa học nhằm đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của các chủ thể các cấp quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử, xây dựng khung lý luận áp dụng vào thực trạng QLNN đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, phát hiện ra những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập và những nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp để tăng cường vai trò của các chủ thể quản lý nhà nước các cấp đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 6
  17. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu một số di tích lịch sử tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (bao gồm: di tích cấp tỉnh, quốc gia và quốc gia đặc biệt). - Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng QLNN đối với di tích lịch sử trong giai đoạn 2015-2018, đề xuất giải pháp cho các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, thời điểm thực hiện nghiên cứu và khảo sát số liệu được tính từ mốc thời gian tháng năm 2015 đến 2018. Mọi số liệu từ sau năm 2018 nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu này. - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những nội dung quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; từ đó phân tích, đánh giá làm rõ những hạn chế, bất cập; đồng thời đề xuất các giải để thực hiện tốt hơn công tác QLNN đối với DTLS tại địa phương. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhà nước Việt Nam về văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được các yêu cầu trên, Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7
  18. 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu từ các nguồn tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài gồm: báo cáo chuyên đề, sách, báo, đề tài nghiên cứu đã được công bố và các văn bản pháp quy của Nhà nước, tỉnh đã ban hành liên quan đến đề tài. 5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin Tất thảy các nguồn thông tin, dữ liệu thu thập được thống kê, phân tích, tổng hợp thành các luận cứ lý luận và thực tiễn nhằm mô tả chi tiết thực trạng, tìm ra các vấn đề nghiên cứu, làm căn cứ để đề xuất các giải pháp cho đề tài. Các nguồn thông tin được xử lý thành bảng biểu, sơ đồ… để trình bày trong các phần nội dung chính của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa lại cơ sở lý luận cũng như quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về QLNN đối với di tích lịch sử và tham chiếu vào công tác QLNN về DTLS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu tiếp theo và làm cơ sở khoa học cho các cơ quan chuyên môn tại địa phương trong thực hiện chức năng QLNN về DTLS. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn + Phân tích, đánh giá và chỉ ra được hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian qua. + Đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị thiết thực góp phần hoàn thiện QLNN đối với hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. 8
  19. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về di tích lịch sử - Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 9
  20. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ 1.1. Di tích lịch sử và những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm di tích Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hoá và lịch sử. Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển [30, tr. 03]. Điều 4 của Luật DSVH năm 2001 phân loại di tích thành 4 loại: Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); Di tích kiến trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ và Danh lam thắng cảnh [34, tr. 03]. Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, DTLS-VH, danh lam thắng cảnh được chia thành 3 loại: Di tích cấp tỉnh - là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương do UBND tỉnh ra quyết định công nhận; di tích Quốc gia - là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia do Bộ VH,TT&DL ra quyết định công nhận; di tích Quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia” do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng là di tích quốc gia. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2