intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../........... ....../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH VĂN KIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../........... ....../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH VĂN KIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT THỪA THIÊN HUẾ - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, những tư liệu trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Huỳnh Văn Kiên
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được giúp đỡ quý báu và sự động viên tận tình của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo, cơ quan làm việc, anh chị em đồng nghiệp và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, khoa sau đại học, các khoa và các thầy cô giáo Học viện Hành chính. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả nghiên cứu luận văn không thể không tránh khỏi những hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô, đồng nghiệp để công trình hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Học viên Huỳnh Văn Kiên
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG .......................................................................................... 8 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn .............................. 8 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về l hội truyền thống .............................. 12 1.3. Vai trò quản lý nhà nước về l hội truyền thống ................................. 21 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về l hội truyền thống... 25 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về l hội truyền thống ở một số địa phương và bài học cho huyện Trà Bồng ..................................................... 29 Ti u ết chương 1 ........................................................................................ 36 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI............................................................................................... 37 2.1. Điều kiện phát triển và thực trạng về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi .............................................................. 37 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng .................................................................................... 44 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng .................................................................................... 61 Ti u ết chương 2 ........................................................................................ 67
  6. Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................ 68 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về l hội truyền thống ... 68 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng .................................................................................... 77 3.3. Một số khuyến nghị đối với Trung ương và địa phương ..................... 91 Ti u ết chương 3 ........................................................................................ 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 DSVH Di sản văn hóa 2 LHTT L hội truyền thống 3 QLNN Quản lý nhà nước 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng……………43 Bảng 2.2. Số lượng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức quản lý và thực thi về văn hóa của huyện Trà Bồng................................................................. 49 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp số liệu tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ văn hóa trên địa bàn huyện từ năm 2014 - 2017 .................................................................. 49 Bảng 2.4. Kết quả điều tra thăm dò ý kiến của người dân về công tác tổ chức, quản lý l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng .............................. 51 Bảng 2.5. Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động l hội từ năm 2011 - 2017.. 58
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam chúng ta là một nước đa dân tộc có nền văn hóa riêng, phong phú. Các giá trị văn hóa ấy đã được bảo lưu từ đời này qua đời khác. Một trong các giá trị văn hóa ấy nằm trong các l hội truyền thống. L hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. L hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí. Vì thế l hội giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội, nó chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống như: Kinh tế - xã hội, văn hóa, tâm lý và tôn giáo tín ngưỡng của tộc người. Ngày nay, ở mỗi quốc trên thế giới có một loại hình sinh hoạt văn hóa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của một quốc gia đó, và có lẽ “l hội truyền thống” là loại hình tiêu biểu và quan tâm nhiều nhất. L hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng cao, có giá trị hướng về nguồn cội, giá trị cân bằng đời sống tâm linh, giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là nhu cầu quan trọng tác động đến đời sống xã hội. Với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống, do nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các l hội truyền thống được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Huyện Trà Bồng là một huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng trong quá khứ người dân Trà Bồng có
  10. 2 tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, trong thời bình lại cần cù trong lao động, học tập. Song trong quá khứ và hiện tại đã để lại nhiều nét văn hóa đặc sắc mang giá trị lịch sử của người dân Trà Bồng. Đặc biệt là các l hội truyền thống ở đây đều mang những nét đặc trưng riêng và gắn liền với những sự kiện lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước, mà cho đến nay vẫn còn gìn giữ như: L hội lịch sử Khởi nghĩa Trà Bồng và Miền tây Quảng Ngãi 28/8/1959; L hội Điện Trà Bồng đã được cấp Quốc gia công nhận là di sản văn hóa phi vật thể; L hội Ngã rạ, mừng lúa mới của người Cor; L hội hiến trâu của người Cor; L cưới hỏi của người Cor. Tuy nhiên, việc phát triển các l hội truyền thống trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập: Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công tác tổ chức l hội còn hạn chế; Một số l hội còn có biểu hiện lãng phí; Nếp sống văn hóa - văn minh của người phục vụ và người tham gia l hội còn yếu; Một số l hội càng ngày càng thiếu tính hấp dẫn, mờ nhạt lần; Trình độ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động l hội của cán bộ văn hóa cơ cở và những người trực tiếp quản lý di tích và điều hành l hội còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do sự quản lý của nhà nước chưa được chặt chẽ, khoa học và chưa có sự quan tâm đúng mức đến các l hội truyền thống trên địa bàn huyện. Với những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “ u n nhà nước về h i truyền thống tr n àn huy n Trà ng t nh u ng g i” làm luận văn tốt nghiệp khóa học thạc s của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề quản lý nhà nước về l hội truyền thống ở phạm vi cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng hiện đang là đề tài thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các lãnh đạo và các nhà quản lý văn hóa -
  11. 3 xã hội. Có một số công trình khoa học nghiên cứu quản lý nhà nước về l hội truyền thống tiêu biểu như sau: GS. Đinh Gia Khánh trong các công trình ý nghĩa xã hội và văn hóa của l hội dân gian [14] và Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam [18]; Năm 1993, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức một hội thảo khoa học quốc tế về L hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại [17]. Các nhà nghiên cứu tham gia hội thảo này đã đóng góp nhiều ý kiến về vai trò của l hội truyền thống trong xã hội hiện đại, trong đó tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng l hội không phải là một hiện tượng văn hóa bất biến mà nó có sự đổi thay qua thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các l hội chính là sự hài hòa của nó đối với không gian và thời gian nhất định. Về Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, có đề tài khoa học: “Quản lý l hội dân gian cổ truyền thực trạng và giải pháp” của hai tác giả: Nguy n Thu Linh và Phan Văn Tú (2004). Luận văn thạc s Quản lý công của Nguy n Thị Thu Thủy (2016) “Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát tri n các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn đã làm rõ các nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển các l hội văn hóa truyền thống, từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển l hội văn hóa truyền thống trên địa bàn thành phố Đồng Hới và phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển l hội văn hóa truyền thống trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Bùi Hoài Sơn (2009) “Quản lý lễ hội truyền thống của ngư i Vi t” Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Tác giả tiếp cận vấn đề từ góc độ quản lý di sản và phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ từ 1945 đến nay. Tác giả đã chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với quản lý l hội
  12. 4 truyền thống của người Việt, phân tích những tồn tại, hạn chế và đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý l hội truyền thống. Hà Ngọc Thọ (2011) “L hội và công tác quản lý l hội”, Tạp chí Công tác tôn giáo, Số 3. Bài viết nêu lên khái quát các l hội, chủ yếu là các l hội truyền thống ở nước ta, với số liệu thống kê trung bình mỗi ngày cả nước có 20 l hội di n ra. Đặc biệt, tác giả đã nhận diện các mặt trái của việc tổ chức l hội trong thời gian gần đây và đưa ra một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động l hội trong thời gian tới. Cao Đức Hải (2011) “Quản lý lễ hội và sự i n” Nhà xuất bản Quốc gia, Hà Nội. Nội dung tác phẩm cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý l hội và sự kiện, quy trình tổ chức l hội và sự kiện, tập trung vào các l hội và sự kiện đặc biệt. Tại tỉnh Quảng Ngãi và huyện Trà Bồng có các công trình nghiên cứu sau: Cao Chư (2016) “Văn hóa cổ truyền dân tộc Cor tổng thể và những giá trị đặc trưng” Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội. Tập sách được chia làm 04 chương; chương I chim plít giữa đại ngàn, chương II cuộc mưu sinh và văn hóa vật chất, chương III tín ngưỡng, tập tục và mạch sống tinh thần, chương IV cổ truyền và hiện đại. Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy một số di sản văn hóa dân tộc Cor giai đoạn 2013 - 2020. Như vậy, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu và toàn diện vấn đề quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
  13. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 31 c ch nghi n c u Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực ti n, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Nhi v nghi n c u Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: - Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở khoa học về l hội và quản lý về l hội truyền thống. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghi n c u Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về l hội truyền thống. 42 h vi nghi n c u Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước một số l hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn huyện Trà Bồng. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 cho đến nay và đề xuất giải pháp cho thời gian tới. Về nội dung: Một số nội dung quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng.
  14. 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 51 hương ph p u n Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. 52 hương ph p nghi n c u Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp sưu tầm, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên cứu về công tác quản lý các l hội truyền thống của các địa phương trong nước và huyện Trà Bồng. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng hình thức phiếu điều tra và phương pháp thực địa. - Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan đến việc quản lý l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng với các địa phương khác trong cả nước nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp di n dịch, quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6 1 Ý nghĩ u n Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 6 2 Ý nghĩ thực ti n - Luận văn phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
  15. 7 - Luận văn đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần tham mưu cho các nhà quản lý trong việc phát triển l hội truyền thống trên địa bàn huyện Trà Bồng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ s hoa học quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống. Chương 2: Thực tr ng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huy n Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thi n quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huy n Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
  16. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 1.1. Các hái niệm cơ ản liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. L h i Hiện nay, giới nghiên cứu vẫn chưa nhất quán trong cách sắp đặt trật tự của cụm từ này. Có người gọi là “Hội l ” (Cao Xuân Phổ - Đinh Gia Khánh (1994). Bùi Thiết (1993) cho rằng khi phần hội phong phú hơn thì gọi là “Hội l ”, khi phần l tấn át thì gọi là “L hội”. Cách gọi “l hội” về cơ bản đã đi vào đời sống văn hóa ở nước ta (quy chế tổ chức l hội do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành năm 2001 sử dụng cụm từ “L hội”). Về mặt học thuật, đã có nhiều cách trình bày khái niệm và định nghĩa l hội. Theo từ điển bách khoa Việt Nam (2005): L hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng hiện thực. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”. L hội là hoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sông núi, vì thế ở các làng, xã, thường có miếu thờ thiên thần, thổ thần, thủy thần, sơn thần, l hội cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó.
  17. 9 Như vầy, trước hết “L ” là hình thức quy cách - nguyên tắc ứng xử được thực thi với một số đối tượng được cử l nào đó. Đoàn Văn Chúc (1984) cho rằng: L (cuộc l ) là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội, hay tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại, được thực theo nghi điểm rộng lớn, mức độ rộng lớn, tùy thuộc cấp nhóm xã hội có nhiệm vụ cử hành, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử l . Hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, di n ra tại một địa điểm nhất định vào dịp các cuộc l kỷ niệm, một sự kiện tự nhiên xã hội, nhằm di n đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự l . Trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại đã đưa ra định nghĩa về l hội: “L hội là một số hoạt động kỷ niệm định kỳ biểu thị thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông qua hành l , di n xướng, nghi l và trò chơi truyền thống. Là một hoạt động hết sức phổ biến, l hội có thể là sự kiện có tính tượng trưng và tính xã hội phức tạp nhất, tồn tại lâu đời trong truyền thống”. Đây có lẽ là một định nghĩa khá đầy đủ về những l hội kỷ niệm đã trở thành truyền thống. Như vậy, l hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. L hội bao gồm hai thành tố là l và kết hợp giữa tín ngưỡng và vui chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới âm và dươngđể thông qua đó, con người có thể bày tỏ niềm mong ước của mình vào các vị thần linh trên trời. Đồng thời, thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. 112 h i truyền thống Theo định nghĩa của UNESCO, Văn hóa truyền thống (Traditional culture) “Là các tập quán và biểu tượng xã hội mà theo quan niệm của một
  18. 10 nhóm xã hội thì được lưu giữ từ quá khứ đến hiện tại thông qua việc lưu truyền giữa các thế hệ và có một tầm quan trọng đặc biệt (ngay cả trong trường hợp các tập quán và biểu tượng được hình thành trong khoản thời gian không lâu) {36 - tr.5}. L hội thuộc phạm trù của văn hóa, do vậy khái niệm L hội truyền thống có thể bao trùm cả những l hội cổ truyền đã có từ xa xưa và cả những truyền thống l hội được xác lập mấy chục năm trở lại đây như l hội kỷ niệm ngày quốc khánh, l hội Làng Sen. Tuy nhiên, ở nước ta khi sử dụng cụm từ l hội truyền thống thông thường được hiểu như l hội cổ truyền. Có nhiều định nghĩa khác nhau về l hội truyền thống, tùy thuộc vào các thao tác giả tiếp cận ở khía cạnh nào theo phương thức nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng l hội truyền thống là hình thái văn hóa có tính chất hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất. L hội truyền thống, còn gọi là l hội dân gian hay l hội cổ truyền thường tổ chức ở đình, chùa (hội chùa mang nội dung và chức năng hội làng), đền, miếu, phủ, điện trong các làng gọi là hội làng, hoặc ngày nay ở các thị trấn, tỉnh, thành chỉ gọi là hội đình, hội đền, hội phủ; do dân làng - trước hết là các cụ, đại biểu nhiều mặt của cộng đồng làng xưa hoặc phường, phố tổ chức. Đó là những l hội thường gồm hai phần: l và hội. L với hệ thống l uy nghiêm, và thần bí; Hội với hệ thống hội vui tươi và thế tục. L hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của cộng đồng cư dân nông nghiệp nước ta. Tính nguyên hợp của l hội thể hiện ở chỗ l hội vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng các vị thần linh, vừa là hoạt động vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn bó trực tiếp với hoạt động sản xuất vật chất. Như vậy, có thể hiểu: L hội truyền thống là l hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian, được hình thành trong các hình thái
  19. 11 văn hóa lịch sử, được truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách như một phong tục tập quán. 113 u n nhà nước và qu n nhà nước về h i truyền thống Khái ni m quản lý nhà nước Đời sống xã hội là sự tổng hòa nhiều yếu tố vào quá trình vận động phát triển. Muốn có một xã hội phát triển ổn định bền vững, cần nhiều chủ thể tham gia quản lý các đối tượng khác nhau trong đó Nhà nước giữ vai trò quản lý vĩ mô. Quản lý nhà nước xuất hiện sau khi nhà nước ra đời và là dạng hình thức quản lý đặc biệt - quản lý toàn xã hội. Từ những phân tích trên ta có thể hiểu “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, công chức bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội”. Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống Theo luật Di sản; chủ thể quản lý nhà nước về l hội được chia thành 2 cấp: cấp trung ương và cấp địa phương; Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về l hội trong phạm vi cả nước. Ở trung ương: Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về l hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan (Bộ Tài nguyên và Môi trương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông, Bộ Y tế, Bộ Công an) thực hiện quản lý nhà nước về l hội. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về l hội ở Trung ương thực hiện quản lý nhà nước. Ở địa phương: UBND tỉnh/huyện giao cho Sở/Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về l hội ở địa phương. Sở/Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh/huyện cụ thể
  20. 12 hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển l hội phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại địa điểm tổ chức l hội. Sở/ Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, phòng, ban, ngành liên quan (Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông, Y tế, Công an) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động l hội ở địa phương. Quản lý nhà nước về l hội truyền thống cũng là quản lý di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Quản lý l hội truyền thống và l hội hiện đại có điểm chung là đáp ứng những nhu cầu phát triển của đời sống hiện đại nhưng quản lý về l hội truyền thống phải đặt trong mục tiêu cơ bản nhất là giữ gìn các giá trị văn hóa được lưu truyền, không vì các lợi ích trước mắt mà làm biến dạng, làm cho l hội bị thương mại hóa, trần tục hóa. 1.2. N i ung quản lý nhà nƣớc về lễ h i truyền thống 1.2.1. Xây dựng và tổ ch c thực hi n chiến ược quy ho ch kế ho ch h i truyền thống Để bảo tồn giá trị di sản văn hóa của các hoạt động l hội truyền thống, việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch nghiên cứu cụ thể là việc làm cần thiết và cấp bách. Kế hoạch chiến lược về l hội truyền thống có ý nghĩa trong ngành văn hóa nó góp phần thực hiện tốt các mục tiêu lớn về văn hóa của một quốc gia, một dân tộc. Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về sự phong phú l hội truyền thống của đất nước; nhà nước phải xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển l hội. Đây là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước và có tính quyết định đối với sự phát triển của l hội truyền thống. Nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả, tạo dư luận xấu. Các chiến lược hợp lý được đưa ra sẽ góp phần quan trọng trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2