intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề khoa học về quản lý nhà nước, thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ VĂN TRÂN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của luận văn. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2020 Học viên Nguyễn Tuấn Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn này, đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý thầy cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã dạy dỗ nhiệt tình trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Bên cạnh đó bản thân tôi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ nhiều cơ quan tổ chức và cá nhân. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Ngô Văn Trân công tác tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế là người trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo, định hướng về mặt nội dung và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện Quảng Điền và UBND các xã thuộc huyện Quảng Điền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và chia sẽ với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng lắng nghe, tiếp thu và nắm bắt song chắc chắn rằng luận văn còn hạn chế và thiếu sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý thầy cô và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Tuấn Anh
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng biểu, biểu đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................................................................. 10 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài........................................... 10 1.1.1. Nông thôn .................................................................................... 10 1.1.2. Nông thôn mới .............................................................................. 11 1.1.3. Xây dựng nông thôn mới ............................................................... 11 1.1.4. Chính sách xây dựng nông thôn mới .............................................. 12 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. ...... 14 1.3. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.............................. 16 1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. ................. 16 1.3.2. Chủ thể của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. ............ 17 1.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. .......... 19 1.3.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới....... 29 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ............................................................................................... 32 1.4.1. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp .......................... 32 1.4.2. Vai trò và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền các cấp ......... 34 1.4.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn .............. 35 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Điền ............. 36
  6. 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương ............................................................................................ 36 1.6.2. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ........... 39 Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 41 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .. 42 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới .............................. 42 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 42 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền............................. 43 2.1.3. Những tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế............................. 45 2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................... 47 2.2.1. Quá trình triển khai ...................................................................... 47 2.2.2. Kết quả đạt được .......................................................................... 48 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................... 50 2.3.1. Công tác xây dựng, ban hành chính sách và tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. .............................................................................. 50 2.3.2. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý về xây dựng nông thôn mới......................................................... 57 2.3.3. Ban hành quy hoạch, kế hoạch, qui trình xây dựng nông thôn mới mới. ... 60 2.3.4. Triển khai và đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới .......... 62 2.3.5. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ................................ 66 2.3.6. Kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá các hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới. .................................................... 70 2.4. Đánh giá chung việc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. .............................................................................................. 71
  7. 2.4.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 71 2.4.2. Những hạn chế ............................................................................. 73 2.4.3. Bài học kinh nghiệm ..................................................................... 75 Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 77 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............. 78 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn sau 2020. ...... 78 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 80 3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới ............................ 80 3.2.2. Củng cố tổ chức bộ máy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý về xây dựng nông thôn mới ............................................... 82 3.2.3. Chú trọng qui hoạch, thực hiện và quản lý qui hoạch trong xây dựng nông thôn mới. ....................................................................................... 84 3.2.4. Giải pháp chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới .. 85 3.2.5. Tăng cường huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới ....... 88 3.3. Một số kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. ..................................................... 91 3.3.1. Đối với Trung ương ............................................................................ 91 3.3.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................. 91 3.3.. Đối với huyện Quảng Điền ................................................................... 91 Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 93 KẾT LUẬN .......................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa BCĐ Ban chỉ đạo BCH Ban Chấp hành CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CHQS Chỉ huy quân sự CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp GTNT Giao thông nông thôn HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp Tác xã KT-XH Kinh tế xã hội MTQG Mục tiêu Quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc NNLN Nông nghiệp lâm nghiệp NNNDNT Nông nghiệp, nông dân, nông thôn NSNN Ngân sách Nhà nước NT Nông thôn NTM Nông thôn mới QLNN Quản lý nhà nước TDP Tổ dân phố THCS Trung học cơ sở TT Huế Thừa Thiên Huế TW Trung Ương UBND Ủy ban nhân dân XD NTM Xây dựng nông thôn mới
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Hiểu biết người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới..... 56 Biểu đồ 2.2. Nhận thức về xây dựng nông thôn mới của cán bộ xã .......... 56 Biểu đồ 2.3: Nhận thức về mục tiêu, chủ thể xây dựng nông thôn mới của người nông dân ...................................................................................... 57 Biểu đồ 2.4 Kết quả tập huấn của cán bộ xã ............................................ 60 Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lòng của người dân ........................................... 66
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền.............. 64 Bảng 2.2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền.............. 65 Bảng 2.3. Số liệu huy động vốn xây dựng nông thôn mới ........................ 68
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã sớm định hướng và lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Thực hiện chương trình nông thôn mới xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh”. Để thực hiện Nghị quyết, tại Hội nghị lần thứ 7 vào ngày 05/8/2008, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; theo đó đặt ra mục tiêu “xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 đến 2020. Tuy nhiên qua 10 năm triển khai thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, nhất là quản lý nhà nước về thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nhiều địa phương xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới chưa chuẩn xác, nóng vội, chạy theo thành tích, thiếu các giải pháp 1
  12. nhất là quản lý nhà nước về kế hoạch, quy hoạch... đã tạo ra nhiều hệ luỵ như vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện các công trình, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ít chú trọng đến huy động sức dân, xã hội hoá, chưa xem người dân là chủ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới. Chính “tính phong trào”, thiếu sự quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới đã để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả xây dựng nông thôn mới của các địa phương thậm chí vi phạm pháp luật đối với nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền các cấp... Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ trương xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai tích cực, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Đề án quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và đã chọn 2 huyện Nam Đông và Quảng Điền làm điểm xây dựng huyện nông thôn mới. Với xuất phát điểm khá thấp và điều kiện tự nhiên-xã hội không thuận lợi, song được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cơ quan ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế, cán bộ và nhân dân huyện Quảng Điền trong 9 năm qua đã đồng sức, đồng lòng quyết tâm xây dựng huyện nông thôn mới và đã đạt được nhiều kết quả đáng nghi nhận như: Hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện không ngừng được đầu tư và mở rộng; hệ thống đường liên xã, thôn, xóm được nhựa hóa, bêtông hóa; kênh mương nội đồng được đầu tư xây dựng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa thôn, xã ngày càng hoàn thiện; đầu tư xây dựng mới; nhiều mô hình sản xuất mới ra đời đã làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn, giảm hộ nghèo; hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn ngày càng vững mạnh, công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2
  13. Tuy nhiên, trong qúa trình triển khai thực hiện địa phương đã gặp phải nhiều khó khăn hạn chế nhất là về lĩnh vực quản lý nhà nước như: Các tiêu chí yêu cầu chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương, nhất là các xã, đặc biệt khó khăn... Công tác quy hoạch chậm, thiếu đồng bộ; trong quá trình triển khai còn chú trọng xây dựng hạ tầng, chưa quan tâm nhiều đến các mô hình sản xuất mới, việc chuyển đổi mô hình sản xuất, chuyển dịch kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa tìm được hướng đi phù hợp, hạ tầng cơ sở còn thấp, đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư cao, việc huy động nguồn lực trong dân còn nhiều hạn chế, tâm lý trông chờ, ỷ lại nguồn hỗ trợ từ cấp Trung ương còn nặng trong tư tưởng của một bộ phận không nhỏ trong cán bộ và nhân dân; nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của điều kiện hạ tầng; chưa phù hợp với yêu cầu về đầu tư phát triển của địa phương... Trước những vấn đề mới, bất cập nảy sinh nhất là vai trò quản lý nhà nước trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quốc nói chung, tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, cũng như những yêu cầu mới đặt ra về việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cần được phân tích, nghiên cứu, đánh giá, tổng kết... để tăng cường hiệu quả của tác dụng của chương trình này là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn hiện nay. Với những lý do trên, bản thân tôi chọn Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xây dựng nông thôn mới, nhất là quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là vấn đề khá mới, một số nhà khoa học cũng như quản lý đã chú tâm nghiên cứu vấn đề này, tuy chưa nhiều. Có thể kể một số công trình tiêu 3
  14. biểu liên quan đến đề tài sau: Chuyên đề Quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn của Phạm Kim Giao (2004), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đi sâu phân tích một số nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về nông thôn, nêu lên những thành tựu, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình quản lý nhà nước về nông thôn, đồng thời đề xuất những giải pháp để làm tốt công tác quản lý nhà nước về nông thôn thời gian tới: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát huy vai trò các thành phần kinh tế, phát triển công nghiệp dịch vụ, quản lý quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự xã hội ở nông thôn. Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, do Nguyễn Kế Tuấn làm chủ nhiệm (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, đã đề cập đến nội dung phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thời gian qua; đồng thời đề xuất phương hướng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời gian tới. Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và thực tiễn của Vũ Văn Phúc, (2012) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội. Nội dung cuốn sách bàn đến những khía cạnh đa dạng của việc xây dựng nông thôn mới: vấn đề quy hoạch, an sinh xã hội, chính sách đất đai, bảo vệ môi trường... Kiến thức xây dựng cuộc sống ở nông thôn mới của Nhóm tác giả (2013), Nxb Hồng Đức. Với tính chất phổ cập, cuốn sách Kiến thức xây dựng cuộc sống ở nông thôn mới cung cấp cho người nông dân thế kỷ 21 những kiến thức khoa học tiến bộ, những hiểu biết về cơ bản vừa chuyên sâu, đề cao tính thức tiễn, tính ứng dụng, hiệu quả, phát huy tính sáng tạo, giúp họ làm 4
  15. giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương mình. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Hoàng Sỹ Kim, Nguyễn Quốc Tuấn (2013), Nxb Lao động. Qua hoạt động quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta hiện nay, cuốn sách sẽ giúp cho chúng ta hiểu và vận dụng những chủ trương, đường lối, nghị quyết, cương lĩnh, các chiến lược của Đảng, cũng như hệ thống pháp luật, các chính sách quy định, chế độ của nhà nước vào thực tế công tác quản lý nông nghiệp, nông thôn và nông dân, làm cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu vùng duyên hải Nam Trung bộ) của Phạm Đi, (2016) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Công trình đề cập đến những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và những bài học rút ra từ thực tiễn triển khai xây dựng nông thôn mới ở khu vực này. Xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp của Ngô Lịch 2020. Tạp chí Bảo vệ rừng và Môi trường. Nội dung thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Xây dựng nông thôn mới - Đích đến không phải điểm dừng của Nam Giang. Tạp chí Thông tấn xã Việt Nam (2019). Nội dung Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế (2017), Đề tài Ngiên cứu khoa học cấp cơ sở, Ngô Văn Trân chủ nhiệm đề tài. Đề tài khái quát được những kết quả thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng 5
  16. Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt đề tài đánh giá những thành quả, hạn chế của công tác này, qua đó giúp tác giả luận văn tham chiếu khi nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh những công trình nghiên cứu đã được công bố, một số luận văn thạc sĩ về lĩnh vực này, như: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Lê Thị Thu Thảo (2015), Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014, tác giả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình, Nguyễn Việt Linh (2016), Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2016, tác giả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi của Nguyễn Thị Ánh Hồng (2017), Luận văn Thạc sĩ - Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghĩa hành, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại, nguyên nhân của nó để 6
  17. đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở địa phương này. Trong các nghiên cứu, tác phẩm được công bố đã đề cập đến nhiều thực trạng ở nông thôn Việt Nam hiện nay và có nhiều giải pháp tốt nhằm giúp xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong cả nước ngày một hoàn thiện hơn. Các công trình ít nhiều liên quan đến đề tài sẽ là nguồn tư liệu quí cho tác giả kế thừa, tham khảo, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cho luận văn. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Vì vậy, bản thân mạnh dạn xem đây là cố gắng sau 2 năm học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công do Học viện Hành chính quốc gia giảng dạy với Đề tài: “Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề khoa học về quản lý nhà nước, thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cở sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Đánh giá thực trạng thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, từng bước xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 7
  18. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2020 và dự báo cho giai đoạn tiếp theo. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài luận văn dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, về chương trình xây dựng nông thôn mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Nghiên Cứu Logic - Lịch Sử; Phân Tích - Tổng Hợp; So Sánh và Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua phiếu điều tra (Bảng hỏi) để thu thập số liệu, tác giả luận văn đã thực hiện như sau: - Đối tượng điều tra: thu thập thông tin trực tiếp từ các đối tượng khảo sát Đối tượng 1: Khảo sát nông dân gồm 100 người thuộc 10 xã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới Đối tượng 2: + Cán bộ, công chức cấp xã: 70 cán bộ cấp xã của 10 xã; + Cán bộ, công chức cấp huyện: 50 cán bộ, công chức. - Địa bàn điều tra: 10 xã 8
  19. - Số liệu thống kê: Từ những kết quả điều tra, khảo sát tác giả thống kê và đánh giá thực trạng Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua - Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phần mềm exel để tính toán, trên cơ sở đó so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cụ thể 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề cốt yếu và cấp thiết nhất: Nội dung, chức năng, vị trí, đặc trưng quan trọng của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. 6.1. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho một số cán bộ, công chức quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và những người quan tâm; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn là tài liệu tham khảo cho Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các địa phương trên địa bàn huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 9
  20. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Nông thôn “Nông thôn” là một khái niệm thông dụng nhưng có nội hàm rộng và có thể khác nhau ở các quốc gia. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thế giới thì “Nông thôn là khu vực mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”. Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ PTNN, NT thì: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. Nông thôn là một khái niệm gắn liền với những vùng, những khu vực sinh sống của cư dân mà ở đó các cư dân sản xuất và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông đồng thời gắn liền với những hoạt động xã hội trong một cộng đồng nhất định. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu ở NT. Bởi vậy khái niệm NT khá rộng, trong đó các hoạt động xã hội, cộng đồng diễn ra phong phú, đa dạng [ 22, tr 46]. Đặc điểm của các vùng NT nước ta gắn liền với các loại hình lao động, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với tuyệt đại đa số dân cư sinh sống bằng một loại hình lao động, bởi vậy diện mạo các vùng NT rất ít có sự thay đổi, nhất là về phương diện KT-XH. NT Việt Nam hiện có khoảng 70% dân số sinh sống. Đến nay, khái niệm NT được thống nhất với quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2