intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

52
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Quận 8, Tp. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THANH DIỄM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THANH DIỄM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU KIẾM THANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh được PGS.TS. Lƣu Kiếm Thanh hướng dẫn thực hiện là công trình nghiên cứu của tôi, những số liệu và nội dung trong luận văn này là trung thực, khách quan dựa trên cơ sở kết quả khảo cứu thực tế và các tài liệu đã được công bố. Học viên Phan Thanh Diễm
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện, các khoa, phòng, các cán bộ công chức trong Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham dự lớp đào tạo thạc sĩ và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh đã tận tình hướng dẫn nghiên cứu khoa học, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết luận văn này. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Mặc dù đã rất cố gắng đầu tư thời gian và trí lực cho luận văn, song do năng lực của người viết còn hạn chế, kết hợp với một số trở ngại do khách quan đem lại, nên chắc chắn trong luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp chân thành từ các phía thầy giáo, cô giáo và những nhà quản lý giáo dục đã có kinh nghiệm thực tế để tác giả của luận văn có thể tiếp thu, bổ sung cho luận văn của mình đạt được mục tiêu đề ra. Học viên Phan Thanh Diễm
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ... 7 1.1. Một số vấn đề chung về cải cách thủ tục hành chính ...................... 7 1.1.1. Cải cách hành chính ......................................................................... 7 1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính ............................................................. 9 1.1.3. Dịch vụ công trực tuyến .................................................................. 12 1.1.4. Yêu cầu khách quan và mục tiêu cải cách thủ tục hành chính ....... 13 1.1.5. Nội dung cải cách thủ tục hành chính ............................................ 15 1.1.6. Nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011 - 2020 ................................................................................................................. 16 1.1.7. Một cửa điện tử ............................................................................... 18 1.1.8. Chính phủ điện tử ............................................................................ 19 1.2. Cơ sở pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin ............................. 20 1.2.1. Sự cần thiết ứng dụng công n ghệ thông tin ................................... 20 1.2.2. Văn bản quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin ........ 23 1.2.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ........................................................ 25 1.3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND một số quận, huyện trên địa bàn TPHCM ........... 29
  6. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................... 34 2.1. Khái quát về UBND Quận 8 .............................................................. 34 2.1.1. Khái quát chung về Quận 8 ............................................................ 34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND Quận 8................................................. 36 2.2. Công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8 ............... 37 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 8 .................................................... 40 2.3.1. Về thể chế - chính sách ................................................................... 40 2.3.2. Về nhân lực ..................................................................................... 45 2.3.3. Về cơ sở vật chất – kỹ thuật ............................................................ 48 2.3.4. Về tài chính ..................................................................................... 61 2.4. Đánh giá .............................................................................................. 63 2.4.1. Mặt được ......................................................................................... 63 2.4.2. Hạn chế ........................................................................................... 65 2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................... 66 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................... 71 3.1. Định hƣớng ......................................................................................... 71 3.2. Giải pháp ............................................................................................. 78 3.2.1. Về cơ sở vật chất - kỹ thuật ............................................................. 78 3.2.2. Về nhân lực ..................................................................................... 80
  7. 3.2.3. Về tài chính ..................................................................................... 83 3.2.4. Các giải pháp khác ......................................................................... 84 3.3. Kiến nghị, đề xuất đối với Sở, ngành Thành phố............................ 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin CPĐT: Chính phủ điện tử HĐND: Hội đồng nhân dân TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, công nghệ thông tin có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội từ sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp, hành chính, giải trí… làm đơn giản hóa những thao tác thu thập, xử lý và tính toán số liệu dựa trên những phần mềm thông minh. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể dễ dàng điều hành công việc ở bất cứ đâu trên thế giới chỉ bằng vài lần nhấn chuột. Công nghệ thông tin càng phát triển thì con người càng có nhiều những phương pháp mới, công cụ mới để xử lý thông tin và nắm bắt được nhiều thông tin hơn, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất, kinh doanh du lịch,... là một xu hướng tất yếu. Kết quả của việc ứng dụng CNTT trong quản lý là việc hình thành các hệ thống thông tin quản lý nhằm phục vụ cho nhu cầu xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin cho các chủ sở hữu hệ thống đó. Cuộc cách mạng CNTT cùng với quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đồng thời tạo cơ hội cho những chuyển biến căn bản tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội ứng dụng CNTT, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo nên những bước chuyển biến góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển khoa học công nghệ, sự đòi hỏi ngày càng cao của công dân và xã hội đối với Nhà nước và những tồn tại, bất cập của nền hành chính Việt Nam hiện nay đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta. Theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010 – 2020, cải cách hành chính tập trung Trang 1
  10. vào sáu nội dung: cải cách thể chế hành chính nhà nước; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hoá hành chính. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sự hài lòng, cuộc sống của người dân và việc ứng dụng CNTT là một trong những giải pháp đang được quan tâm, đầu tư. “Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công” (Một trong những mục tiêu của nội dung hiện đại hóa hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ). CNTT trong cải cách thủ tục hành chính góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính, tạo ra phong cách làm việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công theo hướng trực tuyến. Nếu dịch vụ công được cung ứng thông qua hệ thống công nghệ thông tin, ở đó sẽ không có ranh giới giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, mà chỉ thấy các loại dịch vụ được cung ứng. Người dân, doanh nghiệp không cần biết ai là người giải quyết thủ tục cho họ, chỉ biết thủ tục đó được giải quyết như thế nào và khi gặp những vướng mắc, họ có được quan tâm, giải quyết không. Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính sẽ là một trong các giải pháp quan trọng tác động đến sự hài lòng của người dân, giúp giảm lượng thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian, giấy tờ của người dân và cơ quan nhà nước nhằm đạt mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước là nhằm đến tính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; là làm cho bộ máy chuyển từ chức năng “chèo thuyền” sang “lái thuyền”, chuyển từ hành chính “xin-cho” sang hành chính “phục vụ”. Trang 2
  11. Trong thời gian qua, tại Ủy ban Nhân dân Quận 8, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa tạo được sự đột phá. Công tác cải cách hành chính trên địa bàn Quận 8 được Thường trực Quận ủy, Ủy ban Nhân dân quận quan tâm chỉ đạo thực hiện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quận và Ủy ban nhân dân 16 phường thường xuyên quán triệt, tập trung triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc cán bộ công chức sử dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc hàng ngày cũng như mức độ sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay đang đặt ra không ít những thách thức trong việc ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính ở Quận 8 hiện nay. Từ những nhận thức về lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, TPHCM” sẽ nêu những giải pháp ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Mong muốn rằng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và tại UBND Quận 8 nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vai trò của CNTT ngày càng được nâng cao và chiếm vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Việc ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính được các cấp chính quyền quan tâm sâu sát. Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên chỉ khái quát những vấn đề chung hoặc đề cập đến một vài khía cạnh khác nhau của việc ứng dụng: Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử cấp Quận, huyện”, Cục ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện (Nguyễn Hữu Quốc chủ trì) Trang 3
  12. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp xây dựng mạng tin học và ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” do Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang thực hiện (Dương Quang Kiên chủ trì) Ngoài các công trình, khoa học thực hiện tin học hóa quản lý của Đảng và Chính phủ nêu trên, trong danh mục các luận văn cao học thạc sỹ hành chính điển hình có một số đề tài liên quan như: Tác giả Đào Mai Cương: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân cấp xã tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Tác giả Đặng Kát Anh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước hướng tới phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam; Tác giả Mai Thị Phương: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh; Tác giả Lê Quốc Cường: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; Các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vấn đề xây dựng chính phủ điện tử với việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung.Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài luận văn nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, TPHCM. Luận văn sẽ phân tích thực trạng, từ đó đề ra giải pháp để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8 nói riêng và trong cả nước nói chung đạt hiệu quả cao. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm đề xuất giải pháp tăng cường ứng Trang 4
  13. dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Quận 8, Tp. HCM. 3.2. Nhiệm vụ + Nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính. + Phân tích, đánh giá thực trạng, những mặt đạt được, hạn chế, nguyên nhân của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, Tp.HCM. + Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, Tp.HCM. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, Tp.HCM; 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, Tp. HCM từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước. Trang 5
  14. 5.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp khảo sát thực tế, + Phương pháp thống kê, + Phương pháp so sánh, + Phương pháp phân tích, tổng hợp, +… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, làm cơ sở cho các cơ quan, địa phương trên địa bàn Quận 8 triển khai ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Trên cơ sở phân tích và làm rõ thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, Tp. HCM, luận văn đề ra các giải pháp khắc phục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, Tp. HCM hiệu quả hơn, đóng góp vào thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần Mở đầu, phần Nội dung gồm 03 chương, 10 tiết, phần Kết luận, phần Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh Trang 6
  15. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. Một số vấn đề chung về cải cách thủ tục hành chính 1.1.1. Cải cách hành chính Cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,… Cải cách hành chính được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành một trong những đòi hỏi khách quan của sự phát triển và đổi mới. Khẳng định tầm quan trọng của cải cách hành chính nhà nước với tư cách là một bộ phận không tách rời và quyết định thành công của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: cải cách hành chính là nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nền hành chính nhà nước ở nước ta trong quá trình đổi mới vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như nhu cầu của nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao: hệ thống thể chế hành chính chưa được ban hành đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây nhiều phiền hà, bức xúc cho người dân và doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ Trang 7
  16. nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạnh; tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công chức; chế độ quản lý tài chính không phù hợp với cơ chế thị trường, việc sử dụng và quản lý nguồn tài chính công chưa chặt chẽ, lãng phí và kém hiệu quả. Chính từ những nhược điểm trên của nền hành chính đòi hỏi phải cải cách. Mục tiêu tổng quát đặt ra trong cải cách hành chính nhà nước đến năm 2020 là: “Xây dựng được một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội”. 1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính 1.1.2.1. Thủ tục hành chính Thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. Theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước ở nước ta, hoạt động chấp hành và điều hành (hành pháp) của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện bằng hành động liên tục theo một trình tự nhất định nhằm đạt mục đích quản lý đã được đề ra. Đó là thủ tục quản lý hành chính nhà nước, được gọi là thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của Trang 8
  17. hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân. Nó giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan nhà nước hoặc của các cá nhân, tổ chức được ủy quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Thủ tục hành chính bảo đảm các quyết định hành chính được thi hành. Thủ tục càng có tính cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi vì thủ tục cơ bản thường tác động đến giai đoạn cuối cùng của quá trình thi hành quyết định hành chính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng. Khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, các thủ tục hành chính sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi công dân, do vậy, khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà, củng cố được quan hệ giữa Nhà nước và người dân. Công việc sẽ có thể được giải quyết nhanh chóng, chính xác theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước, góp phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu. Ở những nơi mà thủ tục hành chính vận dụng không hợp lý do căn bệnh cửa quyền, quan liêu chưa được khắc phục, thì nhìn chung ở đó việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức và công dân đều không có hiệu quả, hoặc ách tắc, hoặc nhiều khi trì trệ, tốn kém. Trái lại, ở những nơi thực hiện giảm nhẹ các thủ tục hành chính, tập trung vào “một cửa” để giải quyết yêu cầu của dân thì ở đó hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao rõ rệt, công việc được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi. Ở những nơi đó, lòng tin của người dân vào cơ quan nhà nước đã bắt đầu được khôi phục, củng cố. Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là biểu hiện trình độ văn hóa, văn hóa giao tiếp, văn hóa điều hành, mức độ văn minh của nền Trang 9
  18. hành chính. Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ không chỉ đơn thuần liên quan đến pháp luật, pháp chế, mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước về chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu khu vực và thế giới. 1.1.2.2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính Trong chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính được xem là khâu đột phá. Đây cũng là lĩnh vực được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Cải cách thủ tục hành chính là một quá trình nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa, công khai hóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính quốc gia. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ thúc đẩy toàn bộ hệ thống hành chính phát triển. Cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn khách quan trong công cuộc đổi mới. Với vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là trọng tâm của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính vì: Một là, cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế. Trang 10
  19. Hai là, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Ba là, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc. Bốn là, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, … Năm là, cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Sáu là, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội… Trang 11
  20. 1.1.3. Dịch vụ công trực tuyến Hình 1.1: Quy trình sử dụng dịch vụ công trực tuyến (Nguồn: http://xaydungcongthongtin.com) Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ: Trang 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2