intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại một số mỏ điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại một số mỏ điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn, đến năm 2017 là cơ sở định hướng quản lý, khai thác sử dụng hợp lý quỹ đất trong tương lai, theo đó khuyến nghị chuyển đổi mục đích sử dụng MBSKTKS trên địa bàn huyện theo hướng đa dạng, hợp lý, hiệu quả và bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại một số mỏ điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM BÌNH MINH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ MỎ ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM BÌNH MINH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ MỎ ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Lào Cai, ngày 28 tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Bình Minh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Lan đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường và các phòng, ban trong Trường Đại học Nông Lâm đã giảng dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo Huyện ủy, UBND; cán bộ, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Bàn; Lãnh đạo Sở, cán bộ, các phòng, trung tâm thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai; Lãnh các xã; Lãnh đạo, chủ đầu tư các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu để thực hiện đề tài. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới quý thày cô, gia đình và những người bạn, đã giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi trong thời gian học tập, đặc biệt là trong thời gian thực hiện Luận văn này. Lào Cai, ngày … tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Bình Minh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận về Quản lý đất đai ................................................................ 4 1.2 Cơ sở lý luận về khai thác khoáng sản, MBSKTKS và hiệu quả sử dụng đất sau khai thác khoáng sản .................................................................... 5 1.2.1. Khai thác khoáng sản và MBSKTKS ..................................................... 5 1.2.2. Hiệu quả sử dụng đất............................................................................... 5 1.2.3. Sử dụng đất sau khai thác khoáng sản .................................................... 6 1.2.4. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 6 1.2.5. Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 7 1.2.6. Hiệu quả môi trường ............................................................................... 7 1.3. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 8 1.4. Cơ sở thực tiễn về nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đất ....................... 9 1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về chính sách đền bù GPMB, quản lý khai thác mỏ và sử dụng đất bền vững sau khai thác khoáng sản ....... 9 1.4.2. Một số nghiên cứu ở về đánh giá tác động môi trường, CTPHMT sau khai thác khoáng sản tại Việt Nam .......................................................... 27
  6. iv Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................ 34 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 35 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35 2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ........ 35 2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng MBSKTKS tại một số mỏ điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn ............................................................ 35 2.3.3. Định hướng nâng cao hiệu quả SDĐ sau khai thác khoáng sản, huyện Văn Bàn ................................................................................................ 35 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................... 35 2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 37 2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 37 2.4.5. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 37 2.4.6. Phương pháp quan sát khoa học............................................................ 38 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 39 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ............ 39 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39 3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 42 3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 44 3.1.4. Thủy văn................................................................................................ 44 3.1.5. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 45 3.1.6. Kinh tế - Xã hội huyện Văn Bàn ........................................................... 51 3.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng MBSKTKS; các tác động MBSKT tại một số mỏ điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn .......................................... 55
  7. v 3.3. Định hướng nâng cao hiệu quả SDĐ sau khai thác khoáng sản, huyện Văn Bàn ................................................................................................ 80 3.3.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng MBSKTKS ........................................ 81 3.3.2. Đề xuất hướng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản, huyện Văn Bàn ........................................................................................................... 83 3.3.3. Đề xuất phương án sử dụng MBSKT tại 06 mỏ điển hình đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo ..................................................................... 85 3.4. Đề xuất một số giải pháp cụ thể ............................................................... 92 3.4.1. Giải pháp về chính sách xã hội và nguồn lực lao động ........................ 92 3.4.2. Giải pháp về kinh tế .............................................................................. 93 3.4.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường ......................... 94 3.4.4. Giải pháp về theo dõi đánh giá việc quản lý quỹ đất sau khai thác khoáng sản đã được bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý .............. 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTPHMT Cải tạo phục hồi môi trường GPMB Giải phóng mặt bằng KTKS Khai thác khoáng sản MBSKT Mặt bằng sau khai thác MBSKTKS Mặt bằng sau khai thác khoáng sản SDĐ Sử dụng đất TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kinh nghiệm thu hồi đất và phục hồi thu nhập của một số quốc gia....................................................................................... 11 Bảng 2.1: Các mỏ khoáng sản điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn ......... 34 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn năm 2017.......................... 45 Bảng 3.2: Quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Bàn đến năm 2020 ................. 47 Bảng 3.3: Hệ thống chỉ tiêu xã hội huyện Văn Bàn ............................................ 52 Bảng 3.4: Cơ cấu kinh tế năm 2015, 2016, 2017 của huyện Văn Bàn ......... 54 Bảng 3.5: Danh sách và thông tin về các mỏ khoáng sản hiện đang khai thác trên địa bàn huyện Văn Bàn, năm 2017 ..................................... 57 Bảng 3.6: Hiện trạng về sản lượng, diện tích đã khai thác của sáu mỏ khoáng sản điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn, đến hết năm 2017 ............... 63 Bảng 3.7: Tổng hợp số lao động là người địa phương làm việc tại 6 mỏ khoáng sản điển hình trên địa bàn huyện ........................................... 66 Bảng 3.8: Tổng hợp tỉ lệ mất đất của các hộ dân tại một số mỏ điển hình ......... 72 Bảng 3.9: Đánh giá tác động ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ dân có đất bị thu hồi tại một số mỏ điển hình ........................................... 72 Bảng 3.10: Đánh giá thực trạng kinh tế của các hộ dân có đất bị thu hồi tại một số mỏ điển hình, trước khi bị thu hồi đất ............................. 73 Bảng 3.11: Phân tích ngành nghề của các hộ dân có đất bị thu hồi tại một số mỏ điển hình, trước khi bị thu hồi đất ................................... 74 Bảng 3.12: Phân tích thực trạng nghề của các hộ dân có đất bị thu hồi tại một số mỏ điển hình, sau khi bị thu hồi đất................................. 75 Bảng 3.13: Đánh giá thực trạng kinh tế của các hộ dân có đất bị thu hồi tại một số mỏ điển hình, sau khi bị thu hồi đất................................. 76 Bảng 3.14: Đánh giá thực trạng quản lý MBSKTKS tại 04 mỏ điển hình, trên địa bàn huyện Văn Bàn.................................................................... 77 Bảng 3.15: Đánh giá thực trạng quản lý MBSKTKS tại 04 mỏ điển hình, trên địa bàn huyện Văn Bàn.................................................................... 78
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Văn Bàn ............................................. 39 Hình 3.2: Bản đồ QH đô thị và cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, có Quốc lộ 279, tỉnh lộ 151 và cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua huyện Văn Bàn .......................................................................... 40 Hình 3.3: Bản đồ địa kinh tế của tỉnh Lào Cai - trong hệ thống hành lang vành đai kinh tế .................................................................. 41 Hình 3.4: Bản đồ hành chính huyện Văn Bàn ........................................... 42 Hình 3.5: Địa hình và lượng mưa 25 năm gần đây của huyện Văn Bàn ....... 43 Hình 3.6: Hệ thống thủy văn huyện Văn Bàn........................................... 45 Hình 3.7: Biểu đồ diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2017 của huyện Văn Bàn ..................................................................................... 47 Hình 3.8: Biểu đồ diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Văn Bàn đến năm 2020.................................................................................... 49 Hình 3.9: Biểu đồ cơ cấu phân theo chủ sử dụng đất huyện Văn Bàn đến năm 2020 ............................................................................. 50 Hình 3.10: Biểu đồ cơ cấu rừng và đất rừng của huyện Văn Bàn năm 2017 ...... 50 Hình 3.11: Bản đồ vị trí các điểm mỏ KTKS trên địa bàn huyện Văn Bàn....... 62 Hình 3.12: Bản đồ Mỏ đá Nà Lộc - Đán Đăm xã Khánh Yên Thượng ....... 67 Hình 3.13: Bản đồ Mỏ Cao lanh - Felspat xã Làng Giàng .......................... 68 Hình 3.14: Bản đồ Mỏ sắt Quý Xa xã Sơn Thủy......................................... 69 Hình 3.15: Bản đồ Mỏ Apatit Tam Đỉnh - Làng Phúng xã Sơn Thủy, Chiềng Ken ................................................................................ 70 Hình 3.16: Bản đồ Mỏ Vàng gốc xã Minh Lương....................................... 71 Hình 3.17: Phương thức khai thác khoáng sản bền vững ............................ 82
  11. ix Hình 3.18: Sơ đồ khu vực làm trang trại nuôi nhốt đại gia súc tại mỏ đá Nà Lộc - Đán Đăm ................................................................ 87 Hình 3.19: Sơ đồ khu vực làm hồ thủy lợi và bãi thải vật liệu xây dựng tại mỏ Cao lanh xã Làng Giàng ........................................ 88 Hình 3.20: Sơ đồ đề xuất sắp xếp dân cư tại Mỏ sắt Quý Xa xã Sơn Thủy ..... 89 Hình 3.21: Sơ đồ đề xuất sắp xếp dân cư tại Mỏ Apatit Tam Đỉnh - Làng Phúng xã Sơn Thủy, Chiềng Ken ..................................... 90 Hình 3.22: Sơ đồ đề xuất khoanh nuôi tái sinh làm giàu rừng và quy hoạch chăn thả gia súc tại Mỏ Vàng gốc xã Minh Lương......... 92
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam; là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương. Trong đó có nhiều loại khoáng sản được phân bố ở huyện Văn Bàn. Huyện Văn Bàn nằm về phía Tây Nam tỉnh Lào Cai với tổng diện tích tự nhiên là: 142.345,52 ha. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính (22 xã và 1 thị trấn). Huyện Văn Bàn có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của của tỉnh Lào Cai. Đồng thời là một trong những cửa ngõ giao lưu phát triển kinh tế văn hoá xã hội với vùng Tây Bắc đất nước. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của ngành điều tra địa chất cho thấy huyện Văn Bàn có trữ lượng khoáng sản rất lớn. Trong đó có một số khoáng sản chính như: Penspat ở xã Làng Giàng, Thị trấn Khánh Yên, Sắt ở Sơn Thuỷ, Võ lao, Văn Sơn đã và đang được đưa vào khai thác. Vàng Sa khoáng, Vàng gốc ở xã Minh Lương, Nậm xây, Nậm Xé dưới sự quản lý của nhà nước bước đầu đã đi vào khai thác. Apatit ở dãy Tam Đỉnh trữ lượng không quá lớn nhưng chất lượng cao. Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản khác như Pirit đặc biệt là nguồn đá vật liệu xây dựng (đá xẻ, đá rải đường...) rất phong phú Hiện nay, UBND huyện Văn Bàn đang tiến hành lập dự án: “Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020”; theo đó công tác quản lý quỹ đất phục vụ cho hoạt động khoáng sản cũng đã được thống kê quản lý theo quy định phù hợp với từng giai đoạn.
  13. 2 Trong thời gian qua, quá trình sử dụng đất tại các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn đã cơ bản dựa trên những quan điểm khai thác có hiệu quả quỹ đất được giao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh, tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai về quản lý và khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác khoáng sản còn có những bất cập trong quản lý và sử dụng đất dẫn đến lãng phí nguồn lực về đất đai. Theo Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường, công tác cải tạo mỏ và định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi được cấp phép khai thác. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiêu lý do, đa số các mỏ đang khai thác chưa có định hưởng sử dụng mặt bằng sau khai thác một cách hữu hiệu hoặc các mỏ khoáng sản đã dừng khai thác vẫn chưa được cải tạo theo qui chế đỏng cửa mỏ. Điều này dẫn đến việc lãng phí tài nguyên đất và có thể gây ô nhiễm môi trường nước, đất và rủi ro xảy ra tại các mặt bằng sau khai thác ở một số mỏ khoáng sản; các moong khai thác sau khi khai thác xong nhưng chưa đến thời điểm hoàn nguyên; các bãi thải khai thác mỏ sau khi đã được lấp đầy… không được quản lý, theo dõi thường xuyên gây ô nhiễm môi trường hoặc để người dân lấn chiếm sử dụng nhưng không hay biết. Nhiều khu vực sau khai thác khoáng sản hoặc sau khi đổ thải có thể cải tạo để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng việc kết nối thông tin cũng như sự bàn bạc giữa chủ sử dụng đất với chính quyền địa phương không được chặt chẽ nên diện tích có thể cải tạo được thường được dự kiến hoàn thổ để sử dụng chủ yếu cho việc sản xuất nông, lâm nghiệp… Từ những lý do nêu trên, Huyện Văn Bàn thực sự cần những giải pháp quản lý, sử dụng hết sức hợp lý đối với quỹ đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn... Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý, sử dụng triệt để, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên
  14. 3 đất đai, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, bền vững đối với huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Lan, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại một số mỏ điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ”. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại một số mỏ điển hình trên địa bàn huyện Văn Bàn, đến năm 2017 là cơ sở định hướng quản lý, khai thác sử dụng hợp lý quỹ đất trong tương lai, theo đó khuyến nghị chuyển đổi mục đích sử dụng MBSKTKS trên địa bàn huyện theo hướng đa dạng, hợp lý, hiệu quả và bền vững. 3. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu và các giải pháp của đề tài tạo cơ sở khoa học và thực tiễn khuyến nghị đối với chính quyền địa phương áp dụng trong quá trình quản lý mặt bằng sau khai thác khoáng sản nhằm đem lại hiệu quả cao hơn, hợp lý hơn trong việc sử dụng đất trên địa bàn.
  15. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về Quản lý đất đai Đất đai có một vị trí đặc biệt đối với con người, xã hội, dù ở bất kì quốc gia nào và chế độ nào. Không một quốc gia nào không có lãnh thổ, không có đất đai của mình, nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia. Dù ở đâu hay làm gì, thì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đều là trên đất đai. Bởi thế, đất đai luôn được coi là vốn quý của xã hội, và luôn được chú tâm gìn giữ và phát huy tiềm năng từ đất. Quản lý đất đai là một khái niệm có thể liên quan đến những nỗ lực của chính phủ để quản lý tài nguyên đất. Các định nghĩa về quản lý đất đai và những nỗ lực quản lý đất đai được quốc tế chấp nhận bao gồm: Quản lý đất đai (Land management) bao gồm các quy trình để sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả. Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất. Chính phủ cũng có mục tiêu tăng cường quản lý đất đai hiệu quả như là một phần của mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Quản lý hành chính về đất đai (Land administration) liên quan đến việc xây dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy quản lý đất đai hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản. Quản trị đất đai (Land governance) thể hiện trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý đất đai thông qua việc tập trung vào các vấn đề chính sách và tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả. Quản trị đất đai có thể được hiểu là cách chính phủ điều hành cơ chế quản lý đất đai. Quản lý Nhà nước về đất đai có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nước khác nhau. Quản lý nhà nước về đất đai có thể đồng nghĩa với quản lý đất đai, tập trung vào cách thức chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà nước quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích sử dụng khác nhau.
  16. 5 Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là khái niệm pháp lý về bất động sản. Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bên trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về mặt vật chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất đai cũng bao gồm các khu vực có nước bao phủ. Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012, trang 3) - Kinh nghiệm của nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai. 1.2 Cơ sở lý luận về khai thác khoáng sản, MBSKTKS và hiệu quả sử dụng đất sau khai thác khoáng sản 1.2.1. Khai thác khoáng sản và MBSKTKS Theo Luật Khoáng sản thì: Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Vậy có thể hiểu đất sau khai thác khoáng sản là quỹ đất được tạo ra sau khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản cho toàn bộ mỏ hoặc một phần diện tích mỏ; hay còn gọi là mặt bằng sau khai thác khoáng sản. 1.2.2. Hiệu quả sử dụng đất Khi nói đến hiệu quả sử dụng đất, người địa phương miền núi nói chung và tại huyện Văn Bàn nói riêng vẫn cho rằng hiệu quả sử dụng đất chính là giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích (triệu đồng/ha), hoặc quy ra đồng tiền khi chuyển nhượng mà họ chưa xác định được hiệu quả sử dụng đất từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi được phép của cơ quan chức năng, gắn với chuyển đổi nghề (trong điều kiện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất). Có thể nói hiệu quả sử dụng đất chính là kết quả thu lợi từ đất khi sử dụng quỹ đất một cách hợp lý nhất.
  17. 6 1.2.3. Sử dụng đất sau khai thác khoáng sản Sử dụng đất là mục đích tác động vào đất đai bằng nhiều hình thức nhằm đạt kết quả như mong muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau, với truyền thống sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, thường diện tích đất bằng phẳng sau khai thác khoáng sản thường được định hướng sử dụng để trồng lúa và trồng cây hằng năm. Tuy nhiên để sử dụng hợp lý và có hiệu quả quỹ đất sau khai thác khoáng sản, có thể tính toán để sử dụng vào nhiều kiểu khác nhau: đất trồng lúa, mầu, trồng hoa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… đối với những vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Một số diện tích có thể định hướng trở thành đất chuyên dùng (trường học, nhà văn hóa, trạm y tế), đất ở (đất bố trí tái định cư, đấu giá quyền sử dụng đất), đất dịch vụ thương mại, ăn uống, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... sẽ đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Trong mỗi kiểu sử dụng đất đều gắn với một phương án sử dụng đất cụ thể. 1.2.4. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phải được đánh giá trên cơ sở khoa học, nó liên quan trực tiếp đến quan niệm, tư duy của con người, làm thay đổi nếp sống, thói quen hằng ngày và tác động đến đời sống sinh hoạt của từng gia đình, làng xóm và của cả cộng đồng trong khu vực. Hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua sự so sánh giữa kết quả đạt được của giai đoạn trước với giai đoạn hiện nay sau khi thực hiện các giải pháp đa dạng trong phương án sử dụng đất sau khai thác khoáng sản kết hợp với các loại hình sử dụng đất ngoài khu vực khai thác khoáng sản. Tóm lại, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất hoặc có ý nghĩa xã hội nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí và vật chất hợp lý nhất, lao động tiết kiệm nhất sẽ là bài toán đem lại kết quả khả quan nhất, phù hợp với thời đại phát triển kinh tế hội nhập.
  18. 7 1.2.5. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là là sự tác động đến các mối quan hệ xã hội, đến sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, người dân trong khu vực, tác động đến các chỉ tiêu xã hội. Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội với những chi phí đầu tư về kinh tế. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối huan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu cuộc sống từ mức khá trở lên. Dù có chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nghề toàn bộ hay một phần nhưng mục tiêu sử dụng đất vẫn đảm bảo phù hợp với tập quán, giữ gìn được bản sắc văn hoá của địa phương thì như vậy mới đảm bảo tính bền vững và sẽ được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ. 1.2.6. Hiệu quả môi trường Vấn đề môi trường phải hết sức quan tâm, đặc biệt đối với khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản lại càng phải chú trọng hơn và phải đảm bởi yếu tố bền vững. Việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả đồng bộ với việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường khu vực là vấn đề không đơn giản, nó vừa phải được đánh giá các yếu tố tác động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tác động do tăng mật độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tác động do các hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản, lượng rác thải, chất thải rắn, chất thải lỏng được thải ra trong quá trình khai thác có thể thải qua hệ thống xử lý, cũng có nhiều chỗ vẫn có thể được thải trực tiếp ra môi trường làm thay đổi hiện trạng môi trường và tác động tiêu cực đến cảnh quan tự nhiên cũng như đời sống - xã hội của người dân và cả cộng đồng khu vực.
  19. 8 Ngoài những nhận định nói trên, nguyên nhân tác động đến môi trường còn có tác động từ việc sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất; khói, bụi, tiếng ồn, dung chấn do nổ mìn… kiểm soát được những tác động này cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, sự nhận thức đúng đắn của lãnh đạo, công nhân và người lao động tại các mỏ khai thác khoáng sản về trách nhiệm của mình đối với hoạt động bảo vệ môi trường tại vùng mỏ cũng như môi trường chung. Hiệu quả môi trường vừa phải đảm bảo lợi ích trước mắt vì phải gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng các loại đất vừa đảm bảo lợi ích lâu dài là bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của một loại hình sử dụng đất nào đó được đảm bảo thì hiệu quả môi trường càng được quan tâm. Như vậy, sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm đồng bộ tới cả ba hiệu quả: kinh tế, xã hội và môi trường. 1.3. Cơ sở pháp lý - Luật Đất đai, được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014; - Luật Khoáng sản, được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011; - Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2020) cấp quốc gia. - Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
  20. 9 - Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2015; - Thông tư 38/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. - Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật điều tra thoái hoá đất; - Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định về điều tra đánh giá đất đai; - Quyết định 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020”; - Nghị quyết số: 15/2007/NQ-HĐND, ngày 26 tháng 10 năm 2007 của HĐND tỉnh Lào Cai thông qua Quy hoạch quản lý, khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007 - 2015, xét đến 2020; - Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND, ngày 25/02/2014 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai; - Quyết định số: 3551/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 1907/QĐ-UBND, ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Lào Cai Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 1.4. Cơ sở thực tiễn về nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đất 1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về chính sách đền bù GPMB, quản lý khai thác mỏ và sử dụng đất bền vững sau khai thác khoáng sản Bản chất của quản lý đất đai hiệu quả là sự dễ dàng tiếp cận thông tin đáng tin cậy và cập nhật về quyền sử dụng, mục đích sử dụng và giá đất. Do đó, kết quả của quá trình quản lý đất đai là phải xây dựng được hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2