intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:262

30
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận, phân tích thực tiễn về CS đối với HSPT DTTS, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm hỗ trợ HSPT DTTS tăng cơ hội đến trường; đảm bảo giáo dục toàn diện; hỗ trợ phân luồng, hướng nghiệp hiệu quả; tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ PHƯƠNG LAN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 9 14 01 14 HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ PHƯƠNG LAN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 9 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Lộc TS. Phạm Quang Sáng HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của tác giả khác. Tác giả Đinh Thị Phương Lan i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, khoa Quản lý giáo dục, phòng Đào tạo trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu sinh. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Lộc, TS. Phạm Quang Sáng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, các chuyên gia đã cung cấp tư liệu, dữ liệu để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin tri ân sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia đình và bạn bè trong thời gian tôi thực hiện luận án. Hà Nội, ngày ... tháng... năm 2019 Người tri ân Đinh Thị Phương Lan ii
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chữ viết tắt CS CS CSVC Cơ sở vật chất DBĐH Dự bị đại học DTTS Dân tộc thiểu số DTTS&MN Dân tộc thiểu số và miền núi GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông KT - XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách nhà nước PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC........................................................................ 8 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ........ 8 1.1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến quá trình chính sách........................... 8 1.1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ......................................................................... 9 1.1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ gián tiếp đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....................................................................... 13 1.1.4. Những vấn đề đã nghiên cứu và cần tiếp tục nghiên cứu ..................... 14 1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 15 1.2.1. Chính sách ............................................................................................. 15 1.2.2. Học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ..................................................... 17 1.2.3. Chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...................... 18 1.2.4. Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số..... 20 1.3. Nội dung chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ..... 22 1.3.1. Các tiếp cận chính về chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 22 iv
  7. 1.3.2. Đặc trưng, vai trò của chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 24 1.3.3. Yêu cầu của chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .. 26 1.3.4. Hệ thống chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....... 27 1.4. Quá trình chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ... 36 1.4.1. Xác định vấn đề chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .. 36 1.4.2. Xây dựng, thông qua chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 37 1.4.3. Tổ chức thực hiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 39 1.4.4. Đánh giá chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số........ 41 1.4.5. Kết thúc, duy trì, hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 43 1.5. Bối cảnh đổi mới giáo dục với chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .............................................................................................. 44 1.6. Nội dung, quy trình hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục....................................... 46 1.6.1. Nội dung hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................................................ 46 1.6.2. Quy trình hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................................................ 49 1.7. Một số yếu tố tác động đến hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................ 53 1.7.1. Những yếu tố bên trong tác động đến hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....................................................................... 53 1.7.2. Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....................................................................... 53 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 54 v
  8. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ .................. 55 2.1. Kinh nghiệm quốc tế và những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiếu số............................. 55 2.1.1. Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................. 55 2.1.2. Những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .............................................................................. 57 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số.................................................................... 58 2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .............................................................................. 58 2.2.2. Đối tượng và mẫu nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ................................................................ 58 2.2.3. Quy trình nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .............................................................................. 59 2.3. Bối cảnh hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 60 2.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ............................................................ 60 2.3.2. Khái quát, đặc điểm vùng dân tộc thiểu số ........................................... 61 2.4. Thực trạng chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số . 62 2.4.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 64 2.4.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ gián tiếp đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 76 2.5. Thực trạng hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 80 2.5.1. Thực trạng xác định vấn đề chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 80 vi
  9. 2.5.2. Thực trạng xây dựng, thông qua chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số................................................................................................ 82 2.5.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 83 2.5.4. Thực trạng đánh giá chính sách, đánh giá tác động của chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số.......................................................... 85 2.5.5. Thực trạng củng cố, duy trì, hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ..................................................................................... 92 2.6. Đánh giá chung về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .............................................................................................. 95 2.6.1. Kết quả về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 95 2.6.2. Hạn chế về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 96 2.6.3. Nguyên nhân của kết quả, hạn chế về hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ....................................................................... 99 2.7. Một số nội dung cần hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ................................................................................. 101 2.7.1. Thực hiện tốt một số khâu của quá trình chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ............................................................................ 101 2.7.2. Hoàn thiện một số nội dung của chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số.............................................................................................. 102 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 102 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.................................................................... 104 3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục .................................................. 104 vii
  10. 3.2. Nguyên tắc xây dựng giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục .......... 104 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống...................................................... 104 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển .................................................... 105 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...................................................... 105 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................ 105 3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục .......................... 106 3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................ 106 3.3.2. Nội dung giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ......................................... 107 3.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................... 120 3.3.4. Điều kiện tổ chức thực hiện giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................ 125 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục .......... 126 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................................................................................................. 127 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 127 3.5.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................ 128 3.5.3. Cách thức tiến hành khảo nghiệm ....................................................... 128 3.5.4. Phân tích, đánh giá kết quả khảo nghiệm ........................................... 129 3.6. Kết quả phỏng vấn ............................................................................... 131 3.7. Kết quả nghiên cứu trường hợp ......................................................... 138 3.7.1. Lào Cai ................................................................................................ 138 viii
  11. 3.7.2. Khánh Hòa........................................................................................... 141 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 144 1. Kết luận .................................................................................................... 144 2. Kiến nghị .................................................................................................. 146 2.1. Đối với Quốc hội .................................................................................... 146 2.2. Đối với Chính phủ .................................................................................. 147 2.3. Đối với các địa phương .......................................................................... 147 2.4. Đối với các trường phổ thông ................................................................ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 150 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 167 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 180 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 195 PHỤ LỤC 4 .................................................................................................. 205 PHỤ LỤC 5 .................................................................................................. 207 PHỤ LỤC 6 .................................................................................................. 236 ix
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hệ thống chính sách dân tộc ........................................................... 24 Bảng 2.1. Thống kê một số văn bản về chính sách, liên quan đến chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ................................................... 63 Bảng 2.2. Số liệu trường, lớp, học sinh học tiếng dân tộc thiểu số từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2017 - 2018............................................................ 69 Bảng 2.3. Tuyển sinh của 04 trường Dự bị đại học từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2017 - 2018 ............................................................................... 73 Bảng 2.4. Số lượng, quy mô học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú ....... 77 Bảng 2.5. Mạng lưới và quy mô trường Phổ thông dân tộc bán trú .............. 78 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp ................. 129 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp .................... 130 Bảng 3.3. Số liệu học sinh dân tộc thiểu số trúng tuyển vào trường Trung học phổ thông chuyên tỉnh Lào Cai năm học 2019 - 2020 .................................. 140 ii
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng xác định chính sách ....................... 82 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng, thông qua chính sách .... 83 Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ......... 85 Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá chính sách ....................... 86 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát chung về sự phù hợp của chính sách .............. 86 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát cụ thể về sự phù hợp của các chính sách ........ 87 Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát chung về ảnh hưởng của chính sách ............... 88 Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát cụ thể về sự ảnh hưởng các chính sách .......... 89 Biểu đồ 2.9. Kết quả khảo sát chung về hiệu quả của chính sách .................. 90 Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát cụ thể về hiệu quả của các chính sách .......... 91 Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát chung về sự bền vững của chính sách .......... 91 Biểu đồ 2.12. Kết quả khảo sát cụ thể về sự bền vững của các chính sách .... 92 Biểu đồ 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng củng cố, duy trì, hoàn thiện chính sách ............................................................................................. 93 Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ và đi học theo từng cấp học .................................................................................................. 94 Biểu đồ 2.15. Kết quả khảo sát sự phù hợp của ngân sách nhà nước phân bổ cho chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số........................... 95 iii
  14. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Chi phí học tập của học sinh phổ thông dân tộc thiểu số .................... 35 Sơ đồ 1.2. Quá trình chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...... 44 Sơ đồ 1.3. Đánh giá tác động của chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 52 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................ 127 iv
  15. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, sự tồn tại của các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc là điều kiện tất yếu của CS dân tộc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”. [4] CS đối với HSPT DTTS có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cho HSPT DTTS thuận lợi trong tiếp cận giáo dục. CS trực tiếp hỗ trợ HSPT DTTS giảm khó khăn vì kinh tế gia đình, vì cư trú ở vùng có điều kiện KT - XH khó khăn, hỗ trợ tăng cường thể trạng, thể chất, bảo tồn phát huy văn hoá dân tộc, hỗ trợ bình đẳng giới, phân luồng, hướng nghiệp hiệu quả, hỗ trợ phổ cập, tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng. CS gián tiếp hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở vật chất, thiết bị GDPT, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên GDPT vùng DTTS. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, GDPT vùng DTTS, chất lượng giáo dục đối với HSPT DTTS tốt hơn. Hệ thống trường phổ thông, PTDTNT, PTDTBT được đầu tư xây dựng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên GDPT vùng DTTS tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục các cấp, phổ cập giáo dục TH, THCS vùng DTTS chưa bền vững. Tỷ lệ phòng học kiên cố của các trường phổ thông ở nhiều huyện còn thấp, thiếu nhà vệ sinh, nước sạch. Nguồn lực chưa đảm bảo cho tổ chức thực hiện CS. Công tác xã hội hóa góp phần nâng chất lượng giáo dục đối với HSPT DTTS chưa tốt. Hệ thống CS đối với HSPT DTTS chưa đồng bộ. Một 1
  16. số CS hỗ trợ trực tiếp đối với HSPT DTTS không phù hợp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu nâng chất lượng giáo dục vùng DTTS. Một số khâu trong quá trình CS đối với HSPT DTTS chưa tốt. Việc tổ chức thực hiện CS đối với HSPT DTTS ở một số trường phổ thông, địa phương vùng DTTS chưa kịp thời, hiệu quả. GD&ĐT đang trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 29/NQTW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Đổi mới từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, CS, điều kiện thực hiện. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ, phương thức giáo dục, đào tạo. Yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa GD&ĐT được chú trọng. Hiến pháp năm 2013 được sửa đổi, ban hành, hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện. Quốc hội thông qua luật Giáo dục sửa đổi. Chính phủ, bộ ngành thể chế hóa các chủ trương, CS về phát triển GD&ĐT, liên quan đến CS phát triển GD&ĐT. Vì vậy, tiếp tục hoàn thiện CS trong đó có CS đối với HSPT DTTS là yêu cầu cấp thiết. Đề tài “Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục” được lựa chọn nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS nhằm góp phần nâng chất lượng GDPT vùng DTTS, giáo dục đối với HSPT DTTS. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực tiễn về CS đối với HSPT DTTS, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm hỗ trợ HSPT DTTS tăng cơ hội đến trường; đảm bảo giáo dục toàn diện; hỗ trợ phân luồng, hướng nghiệp hiệu quả; tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: CS đối với GDPT vùng DTTS. Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 2
  17. 4. Câu hỏi nghiên cứu CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần được hoàn thiện như thế nào cho phù hợp? 5. Giả thuyết khoa học CS đối với HSPT DTTS trong thời gian qua đã hỗ trợ HSPT DTTS trong học tập. Tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, CS đối với HSPT DTTS bộc lộ một số bất cập như thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. Nếu CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục được tiếp tục hoàn thiện đồng bộ, phù hợp hơn thì có thể hỗ trợ HSPT DTTS tăng cơ hội đến trường; được giáo dục toàn diện; được phân luồng, hướng nghiệp hiệu quả; tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 2. Nghiên cứu pháp lý: Nghiên cứu văn bản về CS đối với HSPT DTTS. 3. Nghiên cứu thực trạng: Nghiên cứu thực trạng hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS. 4. Nghiên cứu đề xuất: Trên cơ sở lý luận, thực trạng, nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 7. Phạm vi nghiên cứu Văn bản của Quốc hội, Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ. Nghiên cứu bổ sung hệ thống văn bản của Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng. CS đối với HSPT DTTS tổ chức thực hiện tại địa bàn vùng DTTS&MN theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 về tiêu chí thôn ĐBKK, xã thuộc vùng DTTS&MN giai đoạn 2016 - 2020. 3
  18. Khảo sát thực trạng tại các tỉnh có, không có đường biên giới giáp các quốc gia khác, tỉnh có biển, tỉnh trong nội địa (Lạng Sơn, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước, Sóc Trăng, Yên Bái). 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận duy vật lịch sử Bằng phương pháp luận duy vật lịch sử, hệ thống cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá tác động của CS, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS. Giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục trên cơ sở kế thừa thành tựu, nghiên cứu đề xuất, khắc phục hạn chế của CS đối với HSPT DTTS hiện hành. 8.2. Phương pháp luận duy vật biện chứng Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, hệ thống cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá tác động của CS, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CS. CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục được hoàn thiện không độc lập, tách rời khỏi hệ thống CS dân tộc, hệ thống CS phát triển GD&ĐT. 8.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận Hệ thống cơ sở lý luận, tổng hợp khung lí thuyết về đánh giá tác động hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS. 8.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Khảo sát bằng phiếu hỏi, kết hợp phỏng vấn: 200 cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên gia. Nghiên cứu thực trạng làm cơ sở khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Khảo sát tính khả thi, cấp thiết của một số giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm về CS, CS dân tộc, CS đối với GDPT, CS đối với HSPT DTTS. 4
  19. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu văn bản, báo cáo, đề tài về CS đối với HSPT DTTS. Nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu việc tổ chức thực hiện CS đối với HSPT DTTS của tỉnh Lào Cai, Khánh Hòa. 8.5. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê Sử dụng phương pháp thống kê toán để phân tích, xử lý, so sánh, tổng hợp rút ra nhận định. 9. Những luận điểm bảo vệ 9.1. CS hỗ trợ HSPT DTTS là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để HSPT DTTS bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Trong vòng đời của một CS, hoàn thiện là một khâu mang tính qui luật. 9.2. Cùng với sự thay đổi của bối cảnh CS thì khả năng tiếp cận CS, tác động của CS cũng biến đổi theo. Giải pháp hoàn thiện CS được đề xuất trên cơ sở đánh giá thực trạng hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS. 9.3. Nếu CS đối với HSPT DTTS được tiếp tục hoàn thiện về nội dung, các khâu của quá trình CS được thực hiện tốt thì có thể hỗ trợ HSPT DTTS tăng cơ hội đến trường; được giáo dục toàn diện; được hỗ trợ phân luồng, hướng nghiệp hiệu quả; tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng. 10. Những đóng góp mới của luận án 10.1. Về lý luận Luận án hệ thống cơ sở lí luận về hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Kế thừa các công trình nghiên cứu, luận án đề xuất một số khái niệm cơ bản “Học sinh phổ thông dân tộc thiểu số”, “Chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số”, “Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số”. Luận án xác định quá trình CS đối với HSPT DTTS phù hợp thực tiễn Việt Nam, tổng hợp, xác định khung lý thuyết đánh giá tác động hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS với 4 tiêu chí (phù hợp, ảnh hưởng, hiệu quả, bền vững). 5
  20. Trên cơ sở nghiên cứu các công trình liên quan, phân tích nội dung khoảng 300 văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành, luận án hệ thống, phân loại CS đối HSPT DTTS (10 nhóm CS hỗ trợ trực tiếp, 02 nhóm CS hỗ trợ gián tiếp). Luận án xác định bối cảnh đổi mới giáo dục, nội dung, quy trình, một số yếu tố tác động đến hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 10.2. Về thực tiễn Luận án nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm về hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS, xác định bối cảnh hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS, đánh giá thực trạng hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, luận án chỉ ra một số hạn chế của CS đối HSPT DTTS: 1. Một số khâu trong quá trình CS chưa thực hiện tốt. 2. Một số CS chưa thực sự phù hợp, hiệu quả. 3. Tác động của một số CS chưa tích cực. 4. Còn khoảng trống về đối tượng, vùng thụ hưởng CS. 5. CS được quy định tản mạn trong nhiều văn bản. 6. CS thiếu nguồn lực tài chính. 7. Một số CS không mang tính liên tục, bền vững làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện CS đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Luận án đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện, tổ chức thực hiện tốt CS hỗ trợ giảm khó khăn vì điều kiện kinh tế gia đình, vùng cư trú, hỗ trợ tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ phát triển thể chất, bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, hỗ trợ bình đẳng giới, phân luồng, hướng nghiệp, phổ cập giáo dục, tăng khả năng tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng, hỗ trợ trực tiếp đối với HSPT DTTS rất ít người, HSPT DTTS di cư. Luận án đề xuất một số giải pháp hỗ trợ gián tiếp đối với HSPT DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục: tổ chức thực hiện hiệu quả CS đầu tư phát triển cơ sở vật chất, thiết bị GDPT vùng DTTS; hoàn thiện CS phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên GDPT vùng DTTS. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2