intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

26
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương nhằm đáp ứng chất lượng phát triển giáo dục THCS tại huyện Bàu Bàng giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH THỊ HỒNG THẮM BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong công trình này là chính xác, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và triển khai đề tài “Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương”, tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ của quý thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Đinh Thị Hồng Thắm là người luôn tận tụy hướng dẫn tôi về mặt khoa học, luôn quan tâm, chia sẻ những khó khăn của học viên trong suốt tiến trình nghiên cứu đề tài, luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi tới các thầy cô trong Viện Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và có những đóng góp chỉ bảo tôi từ những ngày đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, Tổng phụ trách và các em học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình cộng tác và cung cấp những vấn đề thực tiễn làm sáng tỏ đề tài. Tôi xin cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ sự biết ơn tới trường trung học cơ sở Quang Trung đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được các ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, anh chị và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, tháng 7 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Bích ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 10 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 10 2. Mục đích nghiên cứu và giả thuyết khoa học .................................................. 11 2.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 11 2.2. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 11 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 12 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 14 4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 14 4.2. Khách thể và nội dung nghiên cứu ................................................................ 14 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 15 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ................................................................... 15 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................................................ 15 6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 16 6.1. Về lí luận ....................................................................................................... 16 6.2. Về thực tiễn ................................................................................................... 16 7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................. 17 1.1. Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng tư vấn tâm lí học đường ........................ 17 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................... 17 1.2.1. Quản lí ........................................................................................................ 17 iii
  6. 1.2.2. Tư vấn tâm lí .............................................................................................. 18 1.2.3. Hoạt động tư vấn tâm lí học đường............................................................ 19 1.2.4. Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường................................................ 20 1.3.2. Nội dung và phương pháp tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở ..................................................................................................................... 22 1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở............................................................................................................... 26 1.4. Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở.. 28 1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở trong quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường trung học cơ sở ......................................... 28 1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở .............................................................................................................. 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở ......................................................................................... 35 1.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................... 35 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................... 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................................................................................... 38 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình giáo dục ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ................................................................................. 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ............................. 38 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương .................... 39 2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục và giáo dục trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ................................................................................................... 40 2.1.4. Dự báo nhu cầu hoạt động tư vấn tâm lí học đường THCS trong 5 năm tới .............................................................................................................................. 41 iv
  7. 2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường THCS tại các trường Trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 42 2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 42 2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................... 42 2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lí số liệu .................................. 42 2.3. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ...................................................................... 43 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 43 2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ............................................ 44 2.3.3. Thực trạng hình thức hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ............................................ 48 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ..................................................... 50 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ............................................ 50 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ................................ 52 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ................................ 54 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ................................ 57 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương .......................... 58 v
  8. 2.5.1. Những yếu tố chủ quan .............................................................................. 58 2.5.2. Những yếu tố khách quan .......................................................................... 59 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương .......................... 60 2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 60 2.6.2. Hạn chế....................................................................................................... 61 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2....................................................................................... 63 CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................................................................................... 64 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 64 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí ............................................................... 64 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống............................................................. 65 3.1.3. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn ................................... 65 3.1.4. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính phù hợp .................................... 66 3.1.5. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả .................................... 66 3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ..................................................... 67 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV, CMHS, các LLXH và HS về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ............................................................ 67 3.2.2. Xây dựng kế hoạch tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ...................................................................... 70 3.2.3. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ tư vấn tâm lí cho cán bộ tư vấn, giáo viên nhà trường ..................................................................... 73 3.2.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ..................................................... 76 vi
  9. 3.2.5. Kiểm tra - đánh giá hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ..................................................... 79 3.2.6. Hợp tác với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động TVTLHĐ .................................................................... 80 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường THCS huyện Bàu Bàng ........................................................................................ 84 3.4. Tổ chức khảo nghiệm .................................................................................... 85 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................... 85 3.4.2. Đối tượng và phạm vi khảo nghiệm ........................................................... 85 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ......................................................................... 85 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 91 1. Kết Luận ........................................................................................................... 91 2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 92 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương ....................................... 92 2.2. Đối với cán bộ quản lí các trường THCS ...................................................... 92 2.3. Đối với giáo viên trường THCS .................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 96 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 102 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................ 105 vii
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa HS Học sinh GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDĐT Giáo dục đào tạo THCS Trung học cơ sở TVTLHĐ Tư vấn tâm lí học đường CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên QLBD Quản lý bồi dưỡng HCM Hồ Chí Minh THPT Trung học phổ thông GVCN Giáo viên chủ nhiệm CSVC Cơ sở vật chất TVTL Tư vấn tâm lí CMHS Cha mẹ học sinh GD Giáo dục KT-XH Kinh tế xã hội KT Kinh tế NN Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân KHXH Khoa học xã hội TB Trung bình LLXH Lực lượng xã hội GVBM Giáo viên bộ môn BGH Ban giám hiệu CBGV, NV Cán bộ giáo viên, nhân viên viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động 37 TVTLHĐ các trường THCS huyện Bàu Bàng Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng nội dung hoạt động tư vấn 38 tâm lí học đường Bảng 2.3. Đánh giá của HS về thực trạng nội dung hoạt động tư vấn tâm lí 40 học đường Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về thực hiện các hình thức TVTLHĐ 42 Bảng 2.5. Đánh giá của HS về thực hiện các hình thức TVTLHĐ 43 Bảng 2.6. Đánh giá về thực trạng lập kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lí học 45 đường ở trường THCS huyện Bàu Bàng Bảng 2.7. Thực trạng về tổ chức hoạt động TVTLHĐ 47 Bảng 2.8. Thực trạng về chỉ đạo triển khai hoạt động TVTLHĐ 49 Bảng 2.9. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTLHĐ 52 Bảng 2.10. Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến hoạt động 53 TVTLHĐ Bảng 2.11. Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến hoạt động 54 TVTLHĐ Bảng 3.1. Bảng kết quả thử nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lí 81 Bảng 3.2. Bảng kết quả thử nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí 83 ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Học sinh phổ thông đặc biệt cấp THCS là lứa tuổi tâm sinh lí đang phát triển, nhận thức các vấn đề trong cuộc sống chưa đầy đủ. Vì vậy, khi đối mặt với các sang chấn tâm lí, căng thẳng trong học tập, quan hệ xã hội, các em dễ có hành vi tiêu cực. Công tác tư vấn tâm lý học đường có vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ học sinh rèn luyện kĩ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; đồng thời phát hiện, tư vấn giúp học sinh có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra. Tùy thuộc vào từng cấp học, tổ tư vấn tâm lí xây dựng nội dung tư vấn theo chuyên đề phù hợp với tâm sinh lí cho học sinh; biên soạn các nội dung cần tư vấn cho học sinh thành các bài giảng riêng hoặc tích hợp trong hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dưới hình thức sân khấu hóa, nói chuyện theo chuyên đề... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông. Tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lí trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Thông tư quy định các trường phổ thông có Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh. Thành phần Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lí, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội. Sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch công tác tư vấn tâm lí năm học; xây dựng lịch tư vấn chi tiết từng tuần, tháng, học kì, năm học với 2 hình thức tư vấn chính, đó là tư vấn định hướng chung và tư vấn riêng, trực tiếp đến từng đối tượng cần tư vấn, đảm bảo các thông tin tư vấn luôn được giữ bí mật. 10
  13. Các tình huống tư vấn đôi khi phát hiện và tư vấn rất phức tạp (chẳng hạn đối với trẻ bị tự kỉ...), đòi hỏi phải có đội ngũ được đào tạo bài bản. Việc có được đội ngũ làm công tác tư vấn phải được đào tạo bài bản, phải có nghệ thuật nói chuyện, phải giữ được uy tín với các em. Qua quá trình công tác thực tiễn cùng với việc học tập, nghiên cứu lí luận về khoa học quản lí giáo dục tác giả nhận thấy chất lượng hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS chưa đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng nằm ở công tác quản lý. Xuất phát từ những lí do đó và trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về vấn nêu trên, vì vậy tác giả chọn đề tài “Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu và giả thuyết khoa học 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tác giả, khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương và thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương; từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương nhằm đáp ứng chất lượng phát triển giáo dục THCS tại huyện Bàu Bàng giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Giả thuyết khoa học Quá trình triển khai hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương còn những hạn chế nhất định như: nội dung và hình thức tư vấn tâm lí chưa phù hợp; phương pháp tư vấn tâm lí cho học sinh chưa đem lại hiệu quả do năng lực nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn tâm lí học đưởng chưa được đầu tư đồng bộ, sự tham gia của gia đình, các tổ chức xã hội chưa có sự phối hợp thường xuyên… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lí. Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp để quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS nói chung và trên địa bàn huyện Bàu 11
  14. Bàng, tỉnh Bình Dương nói riêng phù hợp với thực tiễn của địa phương và xã hội sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác tư vấn tâm lí học đường cho học sinh. 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài Trên thế giới, có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến hoạt động tư vấn tâm lí học đường và quản lí hoạt động này trong nhà trường, cụ thể như: Allan Wigfield, Susan L. Lutz, A. Laurel Wagner (2005) với nghiên cứu “Early adolescents’ development across the middle school years: Implications for school counselors” thảo luận về sự phát triển tâm lí của HS trong những năm đầu của thanh thiếu niên, tập trung vào nghiên cứu về những thay đổi sinh học, nhận thức, bản thân học sinh. Nghiên cứu cũng thảo luận về sự ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với thanh thiếu niên. Các nghiên cứu trình bày về mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, và cố vấn và học sinh có thể dễ dàng chuyển đổi. Nghiên cứu được trình bày cho thấy những tác động tích cực của các chương trình tư vấn được thiết kế để giúp học sinh dễ dàng chuyển sang học trung học cơ sở, cùng với các đề xuất tái cơ cấu vai trò của các cố vấn trung học để đáp ứng nhu cầu phát triển của thanh thiếu niên sớm. Tác giả Elias Zambrano, Felicia Castro-Villarreal, and Jeremy Sullivan (2012) trong công trình “School Counselors and School Psychologists: Partners in Collaboration for Student Success Within RTI and CDCGP Frameworks” đi sâu nghiên cứu về vai trò ban đầu của cố vấn trường học và nhà tâm lí học trường học là nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâmthần cho học sinh. Theo các tác giả này, để công tác hỗ trợ học sinh về sức khỏe tâm thần được tốt, nhà quản lí phải quan tâm đến vai trò của hai đối tượng chính là cố vấn trường học và nhà tâm lí học trường học. Họ là những người trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người học và đây là công việc chính của họ ở trường học. Họ không phải là giáo viên. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hoạt động tư vấn tâm lí học đường cũng như các vấn đề quản lí hoạt động này ở trường học. Các công trình đều nhấn mạnh một nhà trường tốt là một nhà trường mà ở đó người quản lí phải quan tâm đến vai trò của nhà hỗ trợ tâm lí học đường. Nhà quản lí phải cung cấp cho học sinh những thông tin về nhà hỗ trợ tâm lí học đường, đây là những người không làm nhiệm vụ dạy học. 12
  15. Tác giả Lê Thục Anh (2017) trong nghiên cứu “Tâm lí học đường và sự cần thiết trợ giúp tâm lí trong nhà trường phổ thông hiện nay” đã khẳng định: Ngày nay, vai trò của tâm lí học đã được thừa nhận trong việc trợ giúp HS vượt qua những vấn đề về hành vi và học tập. Song thực tế hoạt động trợ giúp tâm lí trong nhà trường chưa trở thành một hoạt động mang tính phổ biến và chuyên nghiệp. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này là sự thiếu vắng các điều kiện cần thiết để chính thức hóa đội ngũ làm công tác trợ giúp tâm lí trong các nhà trường cả về số lượng lẫn chất lượng. Bài viết này bàn về sự cần thiết của hoạt động trợ giúp tâm lí cũng như đội ngũ làm công tác này trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Gần đây, tác giả Lý Chủ Hưng, Kiến Văn (2017) “Tư vấn tâm lí học đường” đã đi sâu phân tích các nội dung về tư vấn tâm lí học đường như: Những khó khăn của HS, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tư vấn, những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ tư vấn viên. Công trình nghiên cứu tập trung khai thác sâu về đặc điểm tâm lí của HS trên cơ sở đó xác định những khó khăn tâm lí của HS cần được trợ giúp. Tác giả Trương Thị Hằng trong công trình nghiên cứu của mình đã phân tích là rõ thực trạng quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. Tác giả cũng đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường. Tác giả Đặng Thị Bích Nga (2018) trong nghiên cứu "Thực trạng quản lí hoạt động tham vấn tâm lí học đường ở các trường THCS quận 11, thành phố Hồ Chí Minh" đã tiếp cận ở khía cạnh tham vấn tâm lí. Tác giả cho rằng: Bên cạnh những nội dung quản lí đã thực hiện tốt, việc quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường của Hiệu trưởng các trường THCS quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại những hạn chế như: việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn tâm lí học đường còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa chú trọng đến chuyên ngành của người được tuyển dụng làm công tác tư vấn tâm lí học đường, chế độ chính sách cho tham vấn viên và những người làm công tác tham vấn chưa phù hợp, cơ sở vật chất của các phòng tham vấn vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa thường xuyên chủ động tìm hiểu vấn đề của HS khi xây dựng nội dung tham vấn... Những hạn chế trong công tác quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường chủ yếu là do nhận thức của CBQL các cấp, các ban ngành về hoạt động tư vấn tâm lí học 13
  16. đường vẫn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất dẫn đến việc quản lí còn mang tính chủ quan, thụ động. Những hạn chế này là cơ sở để Hiệu trưởng các trường này đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả. Theo tác giả Nguyễn Trọng Biên (2019), trong luận văn thạc sĩ “Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn” đã phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lí học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú như: nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn hoạt động tư vấn tâm lí học đường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GVCN, giáo viên quản sinh và đội ngũ làm công tác hoạt động tư vấn tâm lí học đường; tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ các hoạt động hoạt động tư vấn tâm lí học đường; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động hoạt động tư vấn tâm lí học đường; tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động hoạt động tư vấn tâm lí học đường. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến vai trò của hoạt động tư vấn tâm lí học đường. Tuy nhiên, còn thiếu các công trình nghiên cứu có tính hệ thống về quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS. Tác giả nhận thấy, đây là vấn đề cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, và cũng là vấn đề mới ở các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 4.2. Khách thể và nội dung nghiên cứu 4.2.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 14
  17. 4.2.1. Nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 4.2.2. Địa bàn và khách thể khảo sát Đề tài giới hạn khảo sát thực trạng hoạt động tư vấn tâm lí học đường và quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại tất cả 06 trường THCS thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, cụ thể: Trường THCS Lai Uyên, Trường THCS Long Bình, Trường THCS Lai Hưng, Trường THCS Quang Trung, Trường THCS Trừ Văn Thố và Trường THCS Cây Trường. 4.2.3. Về thời gian khảo sát Thời gian khảo sát từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022. Số liệu sử dụng trong đề tài luận văn được thu thập từ năm học 2020 – 2021 và 2021 – 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu lý luận, tìm hiểu các quan điểm của Đảng; pháp luật và chính sách của nhà nước, điều lệ trường THCS, các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo, các công trình và tài liệu khoa học có liên quan để hệ thống hóa các khái niệm, hình thành luận điểm lý luận cơ bản, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động tư vấn học đường tại các trường THCS để từ đó xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài và đề xuất các biện pháp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL, giáo viên, học sinh về thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS được khảo sát thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 5.2.2. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lí về việc đánh giá thực trạng đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 15
  18. 5.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu Dùng các phần mềm thống kê như phần mềm excel, SPSS để tổng hợp, phân tích và xử lí số liệu thu được từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó rút ra các kết luận khi phân tích thực trạng. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về lí luận Đề tài góp phần hệ thống hóa và phát triển cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tư vấn học đường tại các trường THCS. 6.2. Về thực tiễn Luận văn phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động tư vấn tâm lí học đường và thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại 6 trường THCS, chỉ ra những mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương mà tác giả đề xuất trong đề tài kết quả sẽ có ý nghĩa thiết thực và có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho CBQL ngành, CBQL, GV các trường THCS thuộc huyện Bàu Bàng cũng như các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Chương 3: Các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 16
  19. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng tư vấn tâm lí học đường Giúp nhận thức được sự cần thiết của công tác tư vấn tâm lí học đường cho học sinh; nắm được bản chất, nội dung, hình thức, nguyên tắc, qui trình tư vấn tâm lí đối với học sinh tại các trường trung học cơ sở; Giúp hiểu được đặc điểm và nhu cầu được tư vấn tâm lí của học sinh tại các trường trung học cơ sở; Vận dụng đúng qui trình và nguyên tắc chung để tiến hành tư vấn, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề cụ thể của chính các em; vận dụng được một số phương pháp, kĩ thuật để tìm hiểu, đánh giá khó khăn tâm lí của học sinh và lập kế hoạch tư vấn để giúp các em giải quyết các vấn đề cụ thể của bản thân; Sẵn sàng lắng nghe, tìm hiểu để đánh giá học sinh một cách khách quan, có kĩ năng định hướng, hỗ trợ học sinh khi các em gặp các vấn đề cần giải quyết. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lí Theo Nguyễn Quốc Chi, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996) cho rằng “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra”. 17
  20. Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo (1996) thì “Quản lí là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lí, người tổ chức quản lí) lên khách thể (đối tượng quản lí) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. Theo cách tiếp cận hệ thống: quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí (hay đối tượng quản lí) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định. Quan niệm truyền thống: quản lí là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lí) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định. Quan niệm hiện nay: quản lí là hoạt động (của chủ thể quản lí) nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu (của đối tượng quản lí). (Theo Nguyễn Thị Tính, 2004) Có thể thấy rằng những khái niệm, quan niệm về quản lí nêu trên đều tương đồng ở nội dung cơ bản, tuy có khác nhau về cách diễn đạt. Bất cứ một tổ chức dù có mục đích gì và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lí và có người quản lí để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể hiểu: Quản lí là hệ thống những tác động có chủ định, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm khai thác và vận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của khách thể quản lí để đạt đến mục tiêu quản lí trong mệt môi trường luôn biến động. (Theo Nguyễn Thị Oanh, 2011) 1.2.2. Tư vấn tâm lí Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2000) thì tư vấn tâm lí là: “Một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kĩ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng- người đang có vấn đề khó khăn về tâm lí muốn được giúp đỡ). Thông qua các kĩ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình” 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2