intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp

Chia sẻ: Dilysstran Dilysstran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tìm ra biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường giai đoạn 2015 - 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ BÍCH THỦY ` QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN THANH SƠN- TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ BÍCH THỦY ` QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN THANH SƠN- TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG XUÂN HẢI HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo trường Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Sơn, cán bộ và giáo viên trường THCS Tân Minh, THCS Võ Miếu, THCS Văn Miếu huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Luận văn là sự thể hiện kết quả học tập nghiên cứu của tác giả và sự tận tâm giảng dạy, giúp đỡ động viên của quý Thầy Cô giáo trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Sơn, cán bộ và giáo viên trường THCS Tân Minh, THCS Võ Miếu, THCS Văn Miếu huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã cung cấp thông tin và tham gia nhiều ý kiến quý báu. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Xuân Hải đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác là vô cùng phong phú, sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong sự đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này có giá trị thực tiễn và hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Đinh Thị Bích Thủy i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH : Ban giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý CNTT : Công nghệ thông tin CMHS : Cha mẹ học sinh GD : Giáo dục GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDTHCS : Giáo dục trung học cơ sở GV : Giáo viên HS : Học sinh HSG : Học sinh giỏi HSNK : Học sinh năng khiếu KTĐG : Kiểm tra đánh giá KTXH : Kinh tế- xã hội NLSP : Năng lực sư phạm PPDH : Phương pháp dạy học QLGD : Quản lý giáo dục TCM : Tổ chuyên môn TBDH : Thiết bị dạy học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông XH : Xã hội ii
  5. MỤC LỤC Trang Lợi cảm ơn .................................................................................................. i Danh mục viết tắt ........................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................ iii Danh mục các bảng ..................................................................................... vi Danh mục các sơ đồ .................................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP............................................................ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 7 1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 8 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................... 11 1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 13 1.2.1. Quản lý giáo dục ........................................................................... 13 1.2.2. Bồi dưỡng ...................................................................................... 15 1.2.3. Năng lực dạy học .......................................................................... 16 1.2.4. Bồi dưỡng năng lực dạy học ......................................................... 17 1.3. Chuẩn và chuẩn nghề nghiệp giáo viên ............................................... 17 1.3.1. Chuẩn và chuẩn nghề nghiệp ........................................................ 17 1.3.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ........................................................ 18 1.4. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................................................ 19 1.4.1. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ........................................................................................................... 19 1.4.2. Quy định về chuẩn hoá.................................................................. 20 iii
  6. 1.5. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ........................................................................... 28 1.5.1. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên trung học cơ sở ................................................................................ 28 1.5.2. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên trong thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục học sinh . 29 1.6. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.............................................................. 31 1.6.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học ............................. 31 1.6.2. Quản lí nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở .................................................... 31 1.6.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ........... 33 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ......................................................................................................... 38 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và Giáo dục của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ........................................................................................ 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội ........................... 38 2.1.2. Tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................................................... 39 2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và năng lực dạy học của giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ........................................ 42 2.2.1. Mô tả cách thức khảo sát ............................................................... 43 2.2.2. Về số lượng, trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ..... 43 2.2.3. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ................................ 48 iv
  7. 2.2.4. Thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên ..... 53 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Sơn theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.. 58 2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên ................................................................ 58 2.3.2. Thực trạng về lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học ........... 59 2.3.3. Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên .................................. 60 2.4. Thực trạng xây dựng đội ngũ cốt cán .................................................. 63 2.5. Thực trạng về các điều kiện cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên ...................................................................................................... 64 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt đông bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tại huyện Thanh Sơn .................................. 67 2.6.1. Những điểm mạnh ......................................................................... 67 2.6.2. Hạn chế.......................................................................................... 67 2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................. 68 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN THANH SƠN,TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ........ 70 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 70 3.1.1. Tính cần thiết................................................................................. 70 3.1.2. Tính khả thi ................................................................................... 70 3.1.3. Tính kế thừa .................................................................................. 71 3.1.4. Tính hiệu quả................................................................................. 71 3.1.5. Tính đồng bộ ................................................................................. 72 3.2. Biện pháp cụ thể ................................................................................... 72 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp .............................................. 72 v
  8. 3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp ........................................................................... 76 3.2.3. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán ....... 79 3.2.4. Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học .............................................................................. 80 3.2.6.Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. ............. 84 3.2.7. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên .............................................................................. 85 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................... 86 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 88 3.4.1. Các bước khảo nghiệm:................................................................. 88 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm .................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 104 vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô phát triển GD&ĐT huyện Thanh Sơn - Phú Thọ. ..................... 40 Bảng 2.2.Tổng hợp kết quả thi học sinh giỏi THCS các cấp .................................. 41 Bảng 2.3.Thống kê về số lượng GVTHCS của huyện Thanh Sơn ................. 44 Bảng 2.4: Thống kê về số lượng CBQL, GV các trường THCS của huyện Thanh Sơn năm học 2015-2016 ...................................................................... 45 Bảng 2.5 : Sự phân bố đội ngũ GV các trường THCS của huyện Thanh Sơn ...45 Bảng 2.6 : Thống kê về trình độ đào tạo của đội ngũ GV các trường THCS của huyện Thanh Sơn năm học 2015 – 2016. ................................................. 46 Bảng 2.7 : Thống kê cơ cấu đội ngũ GVTHCS theo bộ môn giảng dạy .... ... 49 Bảng 2.8: Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ GVTHCS................. ... 50 Bảng 2.9: Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ GV các trường THCS huyện Thanh Sơn năm học 2015-2016 .......................................................... 51 Bảng 2.10. Kết quả do Giáo viên tự đánh giá năm học 2015-2016 ............... 53 Bảng 2.11: Kết quả do Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng đánh giá ................. 53 Bảng 2.12. Kết quả điều tra khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV THCS ........................................................................... 59 Bảng 2.13. Thống kê ý kiến đánh giá về thực trạng việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên trường THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp ........................................................................... 60 Bảng 2.14. Thống kê ý kiến đánh giá về thực trạng nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. .................................................................................................... 61 Bảng 2.15. Thống kê ý kiến đánh giá về thực trạng phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp........................................................................................... 62 vii
  10. Bảng 2.16. Thống kê ý kiến đánh giá về thực trạng hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. .................................................................................................... 63 Bảng 2.17. Thống kê ý kiến đánh giá về việc xây dựng đội ngũ cốt cán ... ... 63 Bảng 2.18. Thống kê ý kiến về các điều kiện cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên......................................................................................... ... 65 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................................................................................................... 90 DANH MỤC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả thi học sinh giỏi THCS các cấp……………………... ......... 42 Biểu đồ 2.2 : Trình độ đào tạo của đội ngũ GV các trường THCS của huyện Thanh Sơn năm học 2015 – 2016 ................................................................... 47 Biểu đồ 2.3 : Độ tuổi GV các trường THCS của huyện Thanh Sơn .............. 52 Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp. ............................................................................................................. 88 Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất ............................................................................................................. 92 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi đổi mới, phát triển giáo dục để tri thức hoá toàn dân, đào tạo nhân lực, nhân tài chuẩn bị chuyển về chất của lực lượng lao động từ lao động cơ bắp và cơ khí là chủ yếu sang lao động trí tuệ, sáng tạo, nâng cao năng lực làm chủ của con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Chúng ta lại tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển thì yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Do đó phải chăm lo bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và tăng cường về chất lượng, tiến kịp trình độ của khu vực và từng bước đạt tới tầm quốc tế. Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của dân tộc Việt Nam. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang. Bởi vì không có thầy giáo thì không có giáo dục. Bác Hồ còn nói: “… Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được hưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Đội ngũ thầy, cô giáo phải là những người có thực học, yêu nghề, phương pháp giảng dạy tiên tiến mới có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có trình độ và làm việc bằng kỹ thuật, trí tuệ khi nền kinh tế phát triển và mở cửa thị trường, tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng toàn diện, sâu hơn. Trong chỉ thị số 40/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: “ Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú 1
  12. trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong điều 14 của Luật giáo dục cũng ghi rõ: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Vì vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên nói riêng là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và của tất cả các nhà trường. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục THCS (GDTHCS) có vị trí, vai trò đặc biệt vì đây là cấp học nối tiếp bậc tiểu học. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra những nội dung cơ bản và cách thức giáo dục ở từng bậc học từ Mầm non đến Đại học, trong đó: Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. GDTHCS nhằm trang bị cho người học vốn học vấn khá đầy đủ về các lĩnh vực KHTN, XH, kỹ thuật làm cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách, từ đó có thể tiếp tục cấp học THPT, các ngành nghề thích hợp của trung học chuyên nghiệp hoặc có khả năng tiếp thu những tiến bộ KH công nghệ vận dụng vào sản xuất. Do đó, tiến hành GDTHCS là điều kiện để chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu nói trên cần có sự nỗ lực của toàn xã hội, của nhiều lực lượng, trong đó đội ngũ giáo viên THCS (GVTHCS) giữ vai trò quyết định. Muốn thực hiện được trọng trách của mình, người GVTHCS cần nâng cao tinh thần sáng tạo, tự học, tự đào tạo để bồi bổ, nâng cao trình độ sư phạm, kiến thức và thông qua việc dạy học truyền thụ cho học sinh ý thức vươn lên, tinh thần tự học, lòng khát khao tri thức mà rèn luyện, trưởng thành, nghĩa là người thầy phải làm được vai trò gợi mở cho học sinh tinh thần sáng 2
  13. tạo, khám phá những cái mới trên nền tảng kiến thức cơ bản, phong phú của nhân loại. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS trong giai đoạn hiện nay, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong huy động nguồn lực phát triển của nhà trường. Đặc biệt là hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là rất quan trọng và cần thiết. Vì những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp”, với hy vọng góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GV THCS, nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm ra biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường giai đoạn 2015 - 2020 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. 3
  14. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THCS theo hướng chuẩn hoá Đánh giá thực trạng về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại các trường THCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Tho theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên THCS đã được Bộ GD-ĐT ban hành Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại các trường THCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên như: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp. Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán . Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn với đổi mới chương trình giáo dục THCS. Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên thì các trường THCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ sẽ có thể xây dựng được đội ngũ giáo viên đáp ứng được các nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại các trường THCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn phấn đấu đạt chuẩn nghề nghiệp GV hiện nay, chú trọng các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực dạy học. 4
  15. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu, những tài liệu trong sách, báo, các công trình nghiên cứu khoa học, Luật GD, các văn bản, văn kiện, Nghị đinh, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và các tài liêu KH có liên quan. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toàn thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lý những số liệu đã điều tra, khảo sát để từ đó rút ra những kết luận khoa học xác đáng. 8. Những đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lý luận Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về quản lý, về đặc thù lao động của giáo viên THCS, các tiêu chí của năng lực dạy học do chuẩn nghề nghiệp quy định, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 8.2. Về mặt thực tiễn Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và năng lực dạy học cho giáo viên THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ so với chuẩn nghề nghiệp, phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong những năm vừa qua, nhằm nâng cao năng lực dạy học, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên 5
  16. THCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục căn bản toàn diện. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp. - Chương 2: Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp. - Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp. 6
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Sự phát triển của nền giáo dục nước ta trong những năm qua đã khẳng định công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Sứ mệnh của đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững. Nói về tầm quan trọng của người giáo viên, đội ngũ giáo viên trong bối cảnh giáo dục của thế kỷ XXI, Tiến sĩ Raja Roy Singh - nhà giáo dục nổi tiếng Ấn Độ, chuyên gia giáo dục nhiều năm ở UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương có một lời bàn khá ấn tượng: " Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệt trong việc định hướng lại giáo dục. Những công nghệ thành đạt, nói chính xác là những công nghệ thông tin (giáo dục từ xa chẳng hạn) sử dụng trình độ nghề nghiệp và phong cách của những giáo viên giỏi nhất. Trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ là người truyền thụ những phần tri thức rời rạc. Giáo viên giúp người học thường xuyên gắn với cơ cấu lớn hơn. Giáo viên cũng đồng thời là người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của người học. Giáo viên do đó không phải là người chuyên về một ngành hẹp mà là người cán bộ tri thức, người học suốt đời. Trong công cuộc hoàn thiện quá trình dạy học, người dạy, người học là những người bạn cùng làm việc, cùng nhau tìm hiểu và khám phá ". [29] Raja Roy Singh nhắc lại lời của Arixtốt nói về quan hệ này là quan hệ của "kiểu tình bạn đạo đức". 7
  18. Nói đến vị trí, vai trò của người thầy giáo nhà giáo dục Nga C.Đ. Uinxk đã khẳng định " Thầy giáo là người giữ gìn những di huấn thiêng liêng của các bậc tiền bối đã đấu tranh cho chân lí và hạnh phúc, và nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại và bắc đến tương lai". Như vậy, vị trí và vai trò của người thầy giáo được khẳng định trên cơ sở nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, yếu tố quan trọng là phải nâng cao năng lực dạy học cho GV, thì việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV có tầm quan trọng hết sức đặc biệt. 1.1.1. Trên thế giới Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, GD đã được coi trọng và nghiên cứu từ rất sớm. Ngày nay, thế giới đang ở trong quá trình của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với những tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Khối lượng tri thức nhân loại như một dòng thác khổng lồ đang cuồn cuộn chảy trên xã lộ thông tin. Vì vậy mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và bồi dưỡng năng lực dạy học nói riêng là vấn đề phát triển cơ bản trong phát triển giáo dục. Việc tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên nhằm kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là phương châm hành động của các cấp QLGD. * Nhật Bản: Từ năm 1989, Nhật Bản quan tâm đặc biệt việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tập sự mới được tuyển dụng trong các trường quốc lập, kể cả trường trẻ em khuyết tật. Chương trình tập luyện tập sự được rải trong một năm học, với tổng số ít nhất 90 ngày, trong đó 60 ngày là thời gian ở trường để giáo viên tập sự, các giáo viên tư vấn chỉ dẫn về giảng dạy và không ít hơn 30 ngày tham dự các buổi giảng bài, hội thảo, thực hành, bao gồm cả 5 ngày tập huấn ở các trung tâm giáo dục hoặc các cơ sở giáo dục khác ngoài nhà trường. Ban giáo dục các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch cụ thể 8
  19. các đợt tập huấn, để tăng cường giao lưu giữa giáo viên của các tỉnh, các loại trường khác nhau, Bộ tổ chức chuyến đi trên biển 11 ngày với sự hợp tác của ban giáo dục các tỉnh. * Trung Quốc: Trong 10 năm qua việc bồi dưỡng GV tập trung vào nâng cao trình độ chính trị, văn hóa chuyên môn và gần đây là năng lực giáo dục, dạy học. Năm 1995, cả nước có hơn 2000 trường bồi dưỡng giáo viên ở cấp tỉnh và chủ yếu là ở cấp huyện. Ngoài ra còn có các chương trình bồi dưỡng giáo viên phát trên đài truyền thanh và truyền hình. Việc bồi dưỡng giáo viên kiên trì dựa vào hình thức tự học tại chức, kết hợp với các đợt trung ngắn hạn, quan tâm tới hiệu quả. * Triều Tiên: Là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên. Tất cả đội ngũ giáo viên đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội dung, chương trình về nghiệp vụ quản lý chuyên môn theo quy định. Nhà nước Triều tiên đã đưa ra hai chương trình lớn được thực thi trong thập kỉ vừa qua. Đó là: “Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới” để bồi dưỡng giáo viên trong 10 năm và chương trình trao đổi, chương trình đào tạo trong nước. * Các nhà nghiên cứu QLGD Xô Viết (cũ) như M.I.Kônđacốp, P.V.Khuđominxki đã rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học thông qua các biện pháp quản lí có hiệu quả. Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải có đội ngũ GV có năng lực chuyên môn. Ngày nay trong giáo dục thế giới đã xuất hiện xu hướng “cải cách dựa trên các chuẩn” (reform based on standards). Nhiều nước đã tiến hành xây dựng bộ chuẩn cho giáo dục của nước mình: chuẩn chất lượng giáo dục, chuẩn nhà trường, chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, chuẩn giáo viên. Trong bộ chuẩn cho giáo viên (GV) có chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn chức danh, chuẩn nghề nghiệp (professional standard)… Trong chuẩn nghề nghiệp, một số nước đã tiến đến xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho GV từng ngành học, cấp học, môn học. 9
  20. Chuẩn nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Chuẩn) của giáo viên phổ thông là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực mà người giáo viên cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục phổ thông. * Hoa Kỳ: là quốc gia đi tiên phong trong xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Uỷ ban quốc gia chuẩn nghề dạy học (National Board for Professional Teacher Standards – NBPTS) - được thành lập năm 1987 - đã đề xuất 5 điểm cốt lõi để các bang vận dụng: (1) Giáo viên phải tận tâm với học sinh và việc học của họ (Teachers are Committed to Students and Their Learning). (2) Giáo viên phải làm chủ môn học, biết cách dạy môn học của mình (Teachers Know the Subjects They Teach and How to Teach Those Subjects to Students). (3) Giáo viên phải có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn học sinh học tập (Teachers are Responsible for Managing and Monitoring Student Learning). (4) Giáo viên phải suy nghĩ một cách hệ thống về thực tế hành nghề của họ và học tập qua trải nghiệm (Teachers Think Systematically about Their Practice and Learn from Experience). (5) Giáo viên phải là thành viên của cộng đồng học tập (Teachers are Members of Learning Communities). Dựa vào 5 đề xuất cốt lõi đó, mỗi bang đã xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông của bang mình. * Vương quốc Anh: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Anh (2007) được cấu trúc gồm 3 phần (lĩnh vực) có liên quan lẫn nhau, đó là: (1) Những đặc trưng nghề nghiệp (2) Kiến thức và sự am hiểu nghề nghiệp (3) Các kĩ năng nghề nghiệp. Mỗi phần (lĩnh vực) lại có các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này chung cho tất cả các loại giáo viên. Mỗi tiêu chuẩn có các yêu cầu. Đối với mỗi loại giáo viên có những yêu cầu khác nhau (cả về số lượng và mức độ). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được xác định cụ thể cho từng giai đoạn phát triển nghề của giáo viên: 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2