intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế (Nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương)

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu là phân tích cơ sở lý luận về chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế; Đề xuất chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế (Nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÊ QUANG HIỆP CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG) CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60 34 04 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG VĂN TÚ Hà Nội - 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được cuốn luận văn với đề tài Chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế (Nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương), bên cạnh những nổ lực của bản thân, vận dụng những kiến thức tiếp thu được từ việc giảng dạy của các thầy cô, cùng với sự tìm hiểu thêm về tài liệu, thông tin có liên quan đến đề tài, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn theo suốt trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/Cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Văn Tú người đã hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin cảm ơn các bạn và đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, thông tin để tác giả có thêm kiến thức hữu ích cho luận văn của mình. Nhưng do đề tài nghiên cứu với thời gian hạn hẹp và khả năng còn hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, các bạn và các đồng nghiệp để kiến thức của tác giả trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 06 năm 2016 Ngƣời thực hiện Lê Quang Hiệp
  3. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................... 5 DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU ................................................................ 6 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7 1. Lý do nghiên cứu...................................................................................... 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 8 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 10 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 11 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 11 6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 11 7. Mẫu khảo sát .......................................................................................... 11 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 12 9. Kết cấu của Luận văn ............................................................................ 12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ .......................................................................................... 13 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách ................................................................ 13 1.1.1. Khái niệm chính sách ................................................................................. 13 1.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ ........................................................ 16 1.1.3. Các loại tác động của chính sách ........................................................... 17 1.1.4. Mục tiêu và phương tiện của chính sách ............................................... 18 1.1.5. Hiệu quả của chính sách ........................................................................... 19 1.1.6. Hiệu lực của chính sách ............................................................................ 23 1.2. Khái niệm chính sách định hƣớng CNTT vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế ................................................................................... 24 1.2.1. Công nghệ thông tin trong hoạt động bảo hiểm y tế .......................... 24 1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bảo hiểm y tế ....... 26 1
  4. 1.2.3. Nội dung cơ bản của chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế ................................................... 27 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách định hƣớng CNTT trong bảo hiểm y tế .............................................................................................. 30 1.3.1. Hệ thống phần mềm ứng dụng và dịch vụ ............................................. 30 1.3.2. Hệ thống phần mềm nền tảng ................................................................... 30 1.3.3. Cơ sở hạ tầng thông tin ............................................................................. 30 1.3.4. Hệ thống an toàn, an ninh bảo mật dữ liệu .......................................... 31 1.3.5. Quản trị hệ thống thông tin....................................................................... 31 1.3.6. Người sử dụng .............................................................................................. 31 1.3.7. Thiết kế có tính mở ...................................................................................... 32 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 33 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG ....................................................... 34 2.1. Tổng quan về tin học hóa hệ thống Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng .................................................................................................. 34 2.1.1. Khái quát hệ thống công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hải Dương ....................................................................................................................... 34 2.1.2. Hệ thống bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương........................ 36 2.1.3. Tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế trên địa bàn Hải Dương.......... 40 2.2. Thực trạng chính sách định hƣớng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dƣơng .............................. 42 2.2.1. Thực trạng việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương ....................................................................................................................... 42 2.2.2. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm y tế ......... 48 2.2.3. Mục tiêu cụ thể ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm y tế ......... 48 2
  5. 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dƣơng ......................... 53 2.3.1. Kết quả chung............................................................................................... 53 2.3.2. Nối mạng trong cơ quan bảo hiểm.......................................................... 58 2.3.3. Ứng dụng các phần mềm quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ........ 59 2.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao ......................................... 61 Tiểu kết Chƣơng 2 ..................................................................................... 61 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG ....................................................................... 63 3.1. Mục tiêu và phƣơng tiện của chính sách định hƣớng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế ........................... 63 3.1.1. Mục tiêu của chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế ................................................................... 63 3.1.2. Phương tiện của chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế ........................................................... 67 3.2. Định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020 ......................................................................... 71 3.2.1. Định hướng phát triển ................................................................................ 71 3.2.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................... 72 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách tin học hóa bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương ............................................................................................................... 72 3.3. Tác động của chính sách định hƣớng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế .......................................................... 76 3.3.1. Tác động dương tính ................................................................................... 76 3.3.2. Tổng quan về tác động âm tính ................................................................ 78 3.3.3. Tác động âm tính cụ thể............................................................................. 78 3.3.4. Khó khăn trong triển khai Luật Bảo hiểm y tế .................................... 83 3
  6. 3.4. Giải pháp về phát triển công nghệ thông tin trong bảo hiểm y tế . 85 3.4.1. Định hướng chính sách phát triển công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống ngành y tế ............................................................................... 85 3.4.2. Mục tiêu của chính sách phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế................................................................................................................. 86 3.4.3. Nhiệm vụ của chính sách phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế................................................................................................................. 87 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 90 KẾT LUẬN.... ................................................................................................ 91 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94 4
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNTT Công nghệ thông tin BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm tự nguyện THH Tin học hóa KH&CN Khoa học và công nghệ BVĐK Bệnh viện đa khoa TP Thành phố BH Bảo hiểm KCB Khám chữa bệnh HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân TW Trung ương CCHC Cải cách hành chính CQNN Cơ quan nhà nước 5
  8. DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU trang Hình 2.1 Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định Bảo 42 hiểm y tế Bảng 2.1 Cơ sở vật chất về CNTT của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải 57 Dương 6
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác, CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế. Xác định tầm quan trọng của CNTT trong thời kỳ đổi mới, ngày 27/08/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt "Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015". Giai đoạn 2011-2015 được coi là giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam, hầu hết các cơ quan đều được đầu tư tương đối lớn nhằm nâng cao năng lực CNTT. Với tầm quan trọng của CNTT đã nêu trên , đã có nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức triển khai một số đề tài nghiên cứu liên quan tới ứng dụng công nghệ CNTT làm công cụ để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, nghiên cứu và điều trị như: "Ứng dụng CNTT vào cải cách thủ tục hành chính " "Úng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công tác điều trị "…. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý BHYT, hiện đại hóa thông tin quản lý ngành BHYT trở thành nhu cầu thiết thực và cấp bách. Hệ thống thông tin quản lý BHYT được hiện đại hóa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực và hiệu quả quản lý của hệ thống BHYT Việt Nam. Thời gian qua cũng có rất nhiều các văn bản pháp luật được Nhà nước và Chính phủ đưa ra nhằm đẩy mạnh hoạt động CNTT trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung và BHYT nói riêng. Đặc biệt là ở tỉnh Hải Dương việc ứng 7
  10. dụng CNTT trong các hoạt động tại bệnh viện dường như vẫn chưa được quan tâm một cách thoả đáng để nâng cao năng lực hoạt động cho bệnh viện. Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn tên đề tài là Chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế (Nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương), để làm nghiên cứu cho Luận văn của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cùng với sự phát triển tin học ở mọi lĩnh vực, các nước đã đưa tin học hóa vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và tạo ra một cuộc cách mạng và bùng nổ thông tin hay còn gọi là “kỷ nguyên truyền thông”. Chính vì vậy trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình sau: Bodnar George H. (1995), “Accounting Information Systems”, New Jersey, Prentice-Hall, 1995, 6th Edition, 684 pg. Huy Tài (2009), Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Cơ quan nhà nước giai đoạn 2009- 2010, http://www.customs.gov.vn (trang web của Tổng cục Hải Quan). Tác giả của bài báo chủ yếu phân tích một cách tổng quan những khả năng và điều kiện thực hiện Quyết định số 48/2009/QĐ- TTg về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010. Chương trình đã đưa ra Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 gồm 5 nội dung là: Xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020, trong đó nêu rõ các nội ung ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN xây dựng quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử; Xây dựng Dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức”; Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC; Tổ chức các buổi làm việc nhằm đôn đốc, kiểm tra công tác gắn kết ứng dụng CNTT với CCHC tại các Bộ, ngành, địa phương. 8
  11. Nguyễn Lệ Thu “Nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng chính phủ điện tử thế hệ mới tại Việt Nam’’. Năm 2010 Cục Ứng dụng CNTT, đã chỉ ra mức độ phát triển Chính phủ điện tử dựa trên ba nền tảng chính đó là: Mức độ trực tuyến, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực và đề xuất chính sách hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có chính sách đãi ngộ phù hợp, xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến kết nối đầy đủ giữa các cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ dùng chung cho phép tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và nguồn lực Chính phủ. Đề tài này tác giả nghiên cứu trong phạm vi diện rộng thực hiện chung cho cả nước để hướng mô hình Chính phủ điện tử trong tương lai. Phạm Hồng Quảng (2010) “Một số kết quả và định hướng trong ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí: Tập san Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam 2010. Trong công trình này, tác giả đi sâu trình bày và phân tích các kết quả đạt được trong thời gian 10 năm ứng dụng CNTT trong CCHC tại tỉnh Quảng Nam, trong đó nổi lên tỷ lệ 30% hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng qua mạng; phổ cập tin học cho 100% cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh. Hoàng Thị Ngọc Lan (2014), “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận, 2014, số 12, tr. 48-49. Phan Thị Mận (2015), với đề tài “Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính (Nghiên cứu trường hợp Quận Thanh Xuân, Hà Nội)”, đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về Công nghệ thông tin, cải cách hành chính, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và các địa phương trong cả nước ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính; phân tích thực trạng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Quận Thanh Xuân. Trên cơ sở đó 9
  12. đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Quận Thanh Xuân. Kế hoạch Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương năm 2014, đã đưa ra mục tiêu và kế hoạch phát triển CNTT với các nội dung: Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT, Phát triển an toàn thông tin, Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước, Hạ tầng kỹ thuật. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chỉ khai thác những vấn đề chung chung hoặc đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc ứng dụng công nghệ thông tin chứ chưa đi sâu nghiên cứu về các chính sách định hướng CNTT. Chính vì vậy kế thừa những kết quả của các công trình đi trước, tác giả sẽ đi sâu và làm rõ hơn các chính sách định hướng CNTT trong hoạt động cụ thể là hoạt động bảo hiểm y tế và có nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu như sau: Đề xuất chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau đây: - Phân tích cơ sở lý luận về chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế; - Khảo sát thực trạng chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương; - Đề xuất chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương. 10
  13. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nội dung Phạm vi nội dung, bao gồm: - Chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống BHYT. - Những tác động của các chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 4.2. Phạm vi không gian Chính sách công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Cần xây dựng chính sách gồm nội dung chủ yếu gì nhằm định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương? Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ: Thực trạng chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương đã diễn ra như thế nào? 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo: cần xây dựng chính sách gồm nội dung dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, bảo đảm cung cấp thông tin dữ liệu chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và tránh thất thoát, lãng phí nhằm định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương. Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ: Thực trạng chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương đã diễn ra theo chiều hướng chưa theo kịp với yêu cầu thực tế. 7. Mẫu khảo sát Hệ thống bảo hiểm y tế tại Hải Dương 11
  14. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận từ các lý thuyết có liên quan và kế thừa kết quả nghiên cứu từ các đề tài nghiên cứu đã có. Thu thập và phân tích thông tin từ các bài báo khoa học, từ kết quả các cuộc điều tra về hoạt động áp dụng chính sách công nghệ của doanh nghiệp, các văn bản chính sách có liên quan…; - Phân tích chính sách: Thu thập các chính sách công nghệ thông tin (các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin của Chính phủ và tỉnh Hải Dương, ...). 8.2. Phân tích số liệu thống kê - Đối với các thông tin định lượng: thiết kế các biểu mẫu tổng hợp theo yêu cầu nội dung cần phân tích, đánh giá. - Đối với các thông tin định tính: sử dụng các suy luận logic đưa ra các phán đoán về bản chất của các sự kiện, thể hiện mối liên hệ giữa các sự kiện. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế - Chương 2. Thực trạng chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương - Chương 3. Giải pháp chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế tại tỉnh Hải Dương 12
  15. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách 1.1.1. Khái niệm chính sách Trong mục này, Luận văn sử dụng tài liệu của Vũ Cao Đàm [7]. Có nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, trong đó có: tiếp cận chính trị học, tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học pháp lý, tiếp cận tổng hợp. Từ các cách tiếp cận trên đây, khi nói đến một chính sách, là nói đến những yếu tố sau đây: - Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, được thể chế hoá thành những quy định có giá trị pháp lý, nhằm thực hiện chiến lược phát triển của hệ thống theo mục đích mà chủ thể quyền lực mong đợi. - Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau. Trong sự phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ưu đãi đối với một (hoặc một số) nhóm xã hội nào đó. - Các biện pháp ưu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt động của nhóm được ưu đãi, là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống theo chiến lược mà nhóm chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra. - Chính sách luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể, đồng thời khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại, rất có thể khoét sâu thêm 13
  16. những bất bình đẳng vốn có, nhưng cuối cùng phải nhằm mục đích tối thượng, là thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ thống (hệ thống xã hội). - Toàn bộ những biện pháp đó phải đạt đến một kết quả là tạo ra một đòn ứng phó với một tình huống của cuộc chơi, có khi là rất bất lợi cho chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý. Tổng hợp từ trên tất cả các cách tiếp cận trên, có thể đưa ra định nghĩa: Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” . “Hệ thống xã hội” ở đây được hiểu theo một ý nghĩa khái quát, đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường,... Như vậy, nói về một quyết định chính sách, người quản lý có thể hiểu theo những khía cạnh như sau: - Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi đối với các cá nhân hoặc các nhóm xã hội. - Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dưới luật, như nghị định, chỉ thị của chính phủ; thông tư hướng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định nội bộ của các tổ chức (doanh nghiệp, trường học,...). - Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Ví dụ, nhóm quân đội trong chính sách bảo vệ Tổ quốc, nhóm giáo viên trong chính sách giáo dục, nhóm khoa học gia trong chính sách khoa học, nhóm các nhà kinh doanh trong chính sách kinh tế,... Mỗi 14
  17. nhóm được đặc trưng bởi những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu. Đó là cơ sở tâm lý học giúp chúng ta vận dụng các bậc thang nhu cầu trong việc tạo động cơ cho đối tượng chính sách. - Chính sách phải hướng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói trên vào một mục tiêu nào đó của hệ thống xã hội. Chẳng hạn, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của nhà trường, mục tiêu phát triển của một địa phương, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc của một quốc gia,... Trong quá trình chuẩn bị một quyết định chính sách, người quản lý cần xác định rõ các đặc điểm sau: - Cho ra đời một chính sách chính là tung ra một giải pháp ứng phó trong một cuộc chơi. Giải pháp đó phải lựa chọn sao cho chủ thể quản lý luôn thắng trong cuộc chơi, nhưng với chú ý rằng luôn thắng trong điều kiện mà đối tác cảm thấy được chia sẻ lợi ích thoả đáng (cân bằng Nash), không dồn đối tác vào đường cùng để đón lấy những mối hoạ tiềm ẩn trong các vòng chơi tiếp sau. - Cuối cùng, một chính sách đưa ra chính nhằm khắc phục một yếu tố bất đồng bộ nào đó trong hệ thống, nhưng đến lượt mình, chính sách lại làm xuất hiện những yếu tố bất đồng bộ mới. Như vậy, quá trình làm chính sách thực chất là tạo ra những bước phát triển hệ thống, từ những bất đồng bộ này tới những bất đồng bộ khác. Trong quá trình phát triển hệ thống, không bao giờ ảo tưởng sự đồng bộ ổn định tuyệt đối ổn định, có nghĩa là không còn phát triển. - Kết quả cuối cùng cái mà chính sách phải đạt được là tạo ra những biến đổi xã hội phù hợp mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra. Khái niệm “Mục tiêu biến đổi xã hội” ở đây được sử dụng với một nghĩa hoàn toàn trung lập, có thể là một biến đổi “tốt đẹp” theo một nghĩa nào đó, nhưng lại là “tồi tệ” theo một nghĩa nào đó. 1 1 Vũ Cao Đàm (2012), Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 15
  18. Tất nhiên, khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính sách, không nhất thiết phải xem xét đủ mọi hướng tiếp cận như trên, mà chỉ có thể một vài cách tiếp cận trong đó. Định nghĩa của tác giả Luận văn: Từ những phân tích trên đây, Luận văn sử dụng định nghĩa Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội. [7; tr.29] 1.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật của Liên Hợp Quốc (UNESCO): "Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp lập pháp và hành pháp được thực hiện để nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực KH&CN với mục tiêu đạt được mục đích quốc gia". Như vậy, theo định nghĩa này thì chính sách KH&CN trước hết là tập hợp các biện pháp thuộc lĩnh vực lập pháp và lĩnh vực hành pháp, có nghĩa là chính sách KH&CN không những chỉ thể hiện ở khâu hoạch định, ban hành các biện pháp về KH&CN, mà còn phải thể hiện ở khâu hành pháp: thực thi các biện pháp về KH&CN. Theo thông lệ chung chính sách KH&CN là những phương châm, điều lệ, qui định. Đó là những nguyên tắc và qui tắc do một Nhà nước, một ngành, một cơ sở trong một thời kỳ nhất định và với một mục tiêu chiến lược nhất định, đặt ra nhằm phát triển KH&CN. Định nghĩa của tác giả Luận văn: Trên cơ sở chính sách mà Vũ Cao Đàm đã định nghĩa [7;31], Luận văn xin đưa ra định nghĩa về chính sách KH&CN như sau: Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa thông qua vật mang chính sách là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan 16
  19. quyền lực nhà nước hoặc cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm thực hiện mục tiêu về KH&CN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong định nghĩa trên bao gồm: Quốc hội và HĐND các cấp. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong định nghĩa trên bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp. Như vậy, chính sách KH&CN được thể hiện theo những khía cạnh: - Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp về KH&CN. - Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh; các văn bản dưới luật, như nghị định, chỉ thị của chính phủ; thông tư hướng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định về hoạt động KH&CN. - Chính sách KH&CN phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội trong lĩnh vực KH&CN. - Chính sách KH&CN phải hướng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói trên vào mục tiêu phát triển KH&CN, trên cơ sở đó phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 1.1.3. Các loại tác động của chính sách Tác động dƣơng tính của chính sách Tác động dương tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách. Tác động dương tính là loại tác động mà cơ quan quyết định chính sách mong muốn đạt tới. Tuy nhiên, sau khi thực hiện một chính sách, không phải khi nào cũng có tác động dương tính, mà còn có tác động âm tính. Tác động âm tính xuất hiện là một yếu tố khách quan, vấn đề là chủ thể chính sách cần nhận diện đúng các tác động này để không ngừng hoàn thiện chính sách. 17
  20. Tác động âm tính của chính sách Tác động âm tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả ngược lại với mục tiêu của chính sách. Tác động ngoại biên của chính sách - Tác động ngoại biên của chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả nằm ngoài dự kiến của cơ quan ban hành và cơ quan thực hiện chính sách. - Trong tác động ngoại biên, có thể xuất hiện tác động ngoại biên dương tính và tác động ngoại biên âm tính. - Tác động ngoại biên dương tính, là loại tác động ngoại biên góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách. - Tác động ngoại biên âm tính, là loại tác động ngoại biên dẫn tới giảm thiểu hiệu quả của chính sách.2 1.1.4. Mục tiêu và phương tiện của chính sách Trong một cách tư duy cũng được nhiều người thừa nhận, chính sách là bước tiếp theo của chiến lược của các công ty, tập đoàn sản xuất, kinh doanh đề ra và đó là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu những hoạt động cần thiết để đạt được những mục tiêu vạch ra. Với tư duy này, trong chiến lược phát triển các tổ chức (doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất hay các tổ chức), chính sách là các chỉ dẫn cụ thể để ra các quyết định triển khai chiến lược; là bước nối giữa đường lối, chủ trương chiến lược (vĩ mô) và các hành động cụ thể (dự án, chương trình). Trong điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng không ít nhà quản lý cho rằng, chính sách là đường lối lãnh đạo, định hướng tư duy cho các nhà quản lý theo mục tiêu cụ thể. Đó không phải là những quy tắc (với tư cách là các quy định cụ thể) bắt buộc các nhà quản lý phải chấp hành. Nói 2 Vũ Cao Đàm (2012), Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.29 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2