intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao đời sống, giảm nghèo đói cho dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH MAI VĂN THẠCH GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI HUYỆN MƢỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH MAI VĂN THẠCH GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI HUYỆN MƢỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh THÁI NGUYÊN - 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Mai Văn Thạch
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn c hân thành nhất đến gi ảng viên hướng dẫn khoa học - PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh đã tận tì nh giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trư ờng Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ tận tì nh giúp tác gi ả tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ , hỗ trợ tác giả trong việc thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Và cuối cùng, tác giả cảm ơn gia đình , người thân đã ở bên cạnh động viên và khí ch lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Mai Văn Thạch
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3 4. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 3 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...................................... 4 6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI ............ 6 1.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói......................................................................... 6 1.1.1. Các khái niệm về nghèo đói .................................................................... 6 1.1.2. Các thước đo chỉ số nghèo đói và bất bình đẳng .................................. 12 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói .................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16 1.2.1. Tình hình nghèo đói thế giới ................................................................. 16 1.2.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước tiêu biểu .................... 17 1.2.3. Tình hình nghèo đói tại Việt Nam ........................................................ 21 1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Việt Nam ....................................... 26 1.2.5. Kinh nghiệm giảm đói nghèo của một số địa phương .......................... 28 1.2.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Huyện Mường Tè - Lai Châu .. 31
  6. iv Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 33 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 33 2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 33 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 33 2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................... 33 2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................... 34 2.3.1. Đối với thông tin thứ cấp ...................................................................... 34 2.3.2. Đối với thông tin sơ cấp ........................................................................ 35 2.4. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 35 2.4.1. Phương pháp phân tổ............................................................................. 35 2.4.2. Phương pháp phân tích hồi quy Logistic .............................................. 35 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 39 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI HUYỆN MƢỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU ................................................. 41 3.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu ................................................... 41 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 41 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 42 3.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 45 3.1.4. Dân số, nguồn nhân lực, đặc điểm dân cư và các vấn đề xã hội .......... 48 3.1.5. Đánh giá chung ..................................................................................... 49 3.2. Thực trạng tình hình nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, Lai Châu .............................................................. 51 3.2.1. Kết quả tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 ............................................ 51 3.2.2. Thực trạng đói nghèo của nhóm hộ nghiên cứu ................................... 55 3.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .............................. 69
  7. v 3.3. Đánh giá chung về thực trạng nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo của các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại Huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu .............................................................................. 72 Chƣơng 4 QUAN ĐIỂM VÀ GI ẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI HUYỆN MƢỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU ................................. 74 4.1. Quan điểm trong công tác giảm nghèo nhanh, bền vững đối với dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 của Huyện Mường Tè.................................... 74 4.2. Một số giải pháp nhằm giảm nghèo đói cho các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, Lai Châu ................................................ 75 4.2.1. Nhóm giải pháp làm tăng diện tích đất hộ gia đình .............................. 75 4.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục và cải thiện trình độ học vấn................... 77 4.2.3. Nhóm giải pháp về vốn ......................................................................... 79 4.2.4. Nhóm giải pháp tác động góp phần giảm quy mô hộ và số người phụ thuộc ........................................................................................................ 81 4.2.5. Nhóm giải pháp liên quan đến vấn đề đi làm xa ................................... 82 4.3. Kiến nghị với Nhà nước, với tỉnh Lai Châu............................................. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87
  8. vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐVT : Đơn vị tính KH : Kế hoạch LĐ - TB & XH : Lao động - thương binh và xã hội NHTG : Ngân hàng thế giới PTKT-XH : Phát triển kinh tế - xã hội TCTK : Tổng cục thống kê
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn.................. 10 Bảng 1.2: Ước tính tỉ lệ nghèo mới cho năm 2010 theo khu vực thành thị và nông thôn ......................................................................... 24 Bảng 3.1: Thông tin chung về nhóm hộ năm 2015 ................................. 55 Bảng 3.2: Tình hình đất đai của hộ năm 2015........................................ 56 Bảng 3.4. Tài sản phục vụ sản xuất của hộ năm 2015 ............................ 59 Bảng 3.5. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 ............................ 61 Bảng 3.6. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 ........................... 63 Bảng 3.7: Chi phí ngành trồng trọt năm 2015 ........................................ 64 Bảng 3.8: Chi phí ngành chăn nuôi năm 2015 ....................................... 65 Bảng 3.9: Nguồn thu và cơ cấu nguồn thu của nhóm hộ nghiên cứu năm 2015 66 Bảng 3.10: Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của hộ năm 2015 ........................ 68 Bảng 3.11: Mô hình Logit về nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ở huyện Mường Tè................................................. 69 Bảng 3.12: Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố ...........71
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Biểu đồ nghèo các khu vực trên toàn quốc giai đoạn 2010 - 2013 ...... 21 Biểu đồ 1.2. Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giai đoạn từ 2001 - 2011................. 25 HÌNH Hình 1.1: Tỷ lệ nghèo (%) nghèo tính cho nhóm dân tộc thiểu số năm 2009 23
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nước ta có 54 dân tộc cùng sinh sống trong đó người Kinh chiếm hơn 90% dân số. Các dân tộc còn lại có tỷ lệ dân số thấp nên gọi là dân tộc thiểu số (hay dân tộc ít người). Các dân tộc thiểu số sống rải rác khắp mọi miền đất nước nhưng tập trung nhiều ở một số tỉnh ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đại bộ phận dân tộc thiểu số sống ở vùng nông thôn là chủ yếu. Cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn do những điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Do đó, thu nhập của họ còn thấp, đại đa số vẫn còn nghèo đói. Vì vậy, việc cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao thu nhập cho các đồng bào thiểu số là vấn đề cần giải quyết. Và là mục tiêu chiến lược trong kế hoạch phát triển nền kinh tế đất nước. Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới xa xôi cách trở ở khu vực Tây Bắc. Năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu tiếp tục được duy trì phát triển ổn định, đạt kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực; tăng trưởng kinh tế đạt 8,05%, thu nhập bình quân đầu người 18,2 triệu đồng; thu ngân sách địa phương đạt hơn 7.900 tỷ đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 6.700 lao động... Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác xoá đói giảm nghèo. Với những giải pháp cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 46,78% (năm 2011) giảm xuống còn 18,75% (năm 2015). Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh đã giảm dần, một số hộ nghèo đã tự nguyện xin thoát nghèo. Đời sống của người dân ở các xã nghèo từng bước được nâng lên. Bình quân thu nhập đầu người toàn tỉnh nói chung đặc biệt là vùng khó khăn nói riêng đều có tốc độ tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người từ 8,2 triệu đồng (năm 2010) lên 18,2 triệu đồng (năm 2015).
  12. 2 Đối với huyện Mường Tè - Lai Châu, một trong 64 huyện nghèo nhất nước với xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, là vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống: Mảng, Cống, La Hủ,... đời sống kinh tế và thu nhập của người dân tộc thiểu số này còn thấp so với các dân tộc còn lại. Địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc cao, hiểm trở có nhiều khe suối, vực sâu, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Bên cạnh đó, trình độ dân trí không đồng đều, phương thức sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, một bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của chính quyền. Trong những năm qua, nhằm cải thiện đời sống, giảm đói nghèo, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho miền núi nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mường Tè nói riêng như các chương trình 134, 135... Tuy nhiên, việc tiếp cận những lợi ích từ các chương trình đó còn nhiều bất cập. Do đó, những hộ nơi đây gặp nhiều khó khăn về vốn, đất sản xuất, phương tiện sản xuất, trình độ học vấn… dẫn đến các hộ gia đình vẫn rơi vào tình trạng nghèo đói. Trước những khó khăn trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” là rất cần thiết và thiết thực trong bối cảnh cả nước chung tay chăm lo nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho dân tộc thiểu số. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao đời sống, giảm nghèo đói cho dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình phân tích nghèo đói.
  13. 3 - Đánh giá thực trạng nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. - Đề xuất giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1. Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu sơ cấp năm 2015 và số liệu thứ cấp giai đoạn 2012 - 2015. 3.2.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phân tích tình hình sản xuất và thu nhập của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, đồng thời chỉ ra được các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói. 4. Đóng góp mới của luận văn - Xây dựng khung phân tích dựa trên nền tảng lý thuyết vững chắc và kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan. - Đề tài sử dụng mô hình hồi quy logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Mặc dù mô hình hồi quy logistic đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhưng việc áp dụng mô hình này vào điều kiện thực tiễn của tỉnh Lai Châu là một bước phát triển mới.
  14. 4 - Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ vững chắc cho việc đề xuất giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Mai Thị Thu Hương (2007) nghiên cứu về “Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai: Những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập cơ sở dữ liệu từ phiếu khảo sát mức sống dân cư năm 2005 theo phương pháp điều tra chọn mẫu trên địa bàn nghiên cứu. Dùng mô hình hồi quy tuyến tính để lượng hoá những nhân tố có tác động trực tiếp đến nghèo ở tỉnh Đồng Nai. Đó là: yếu tố vùng thành thị - nông thôn, trình độ học vấn, quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc, vấn đề dân tộc. Dựa vào những kết quả phân tích đó, tác giả gợi ý một số chính sách để đẩy mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn Đồng Nai như sau: Giảm khoảng cách khu vực thành thị - nông thôn; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học, công tác khuyến nông; chuyển dịch cơ cấu lao động. Nâng cao trình độ học vấn và chất lượng đào tạo chú trọng vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm công tác kế hoạch hoá gia đình. Bùi Quang Minh (2007) trong nghiên cứu về “Những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình Phước và một số giải pháp” cho thấy yếu tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Bình Phước và có ý nghĩa thống kê là quy mô đất của hộ và quy mô hộ qua kết quả phân tích cơ sở dữ liệu thu thập được trên địa bàn tỉnh. Từ đó, gợi ý một số chính sách nhằm làm cho người nghèo được hưởng lợi từ mục tiêu tăng trưởng và tác động trở lại tăng trưởng bền vững trong tương lai. Trương Minh Lễ (2010) trong nghiên cứu về “Thực trạng nghèo ở huyện Tri Tôn: thực trạng và giải pháp” đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng nghèo của hộ gia đình bao gồm: Diện tích đất của hộ, gia đình có người đi làm xa hay không, trình độ học vấn của chủ hộ, tình
  15. 5 trạng làm nông và gia đình có vay ở ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung đưa ra một trong số các giải pháp đó là cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và có sự điều phối thống nhất từ trên xuống dưới để công tác giảm nghèo của huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang ngày càng hiệu quả và bền vững. Hoàng Minh Hiền (2011) nghiên cứu về “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn”. Nghiên cứu đưa ra một số nguyên nhân chính tác động đến nghèo đói của hộ bao gồm đông nhân khẩu, sản xuất thuần nông, thiếu vốn đầu tư, chưa gắn kết được giữa kinh tế rừng với kinh tế hộ nông dân, các ngành nghề tiểu thủ công còn ít. Tác giả đề xuất các giải pháp căn bản để thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững đó là: đầu tư thâm canh tăng năng suất và phát triển mạnh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển kinh tế rừng và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm 4 chương: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói - Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu - Chƣơng 3: Thực trạng nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè , tỉnh Lai Châu - Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
  16. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI 1.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói 1.1.1. Các khái niệm về nghèo đói 1.1.1.1. Định nghĩa về nghèo đói Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 nghèo định nghĩa: “Người là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” (Hoài, 2005). NHTG định nghĩa nghèo đói bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000 và 2001, NHTG đã thêm vào khái niệm tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương. Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ (NHTG, 1990). Như vậy, có thể thấy, khái niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia, vùng hay từng cộng đồng dân cư nhìn chung không có sự phân biệt đáng kể. Hầu hết các tiêu chí xác định nghèo đói đều dùng mức thu nhập hay chi tiêu đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau thường là ở chỗ mức độ thỏa mãn cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia và các tiêu chí để xác định nghèo đói cũng biến đổi theo thời gian.
  17. 7 Tại Việt Nam chính phủ đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, theo đó: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” (Hoài, 2005). Như vậy, tất cả những định nghĩa về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; - Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người trong cộng đồng đó; - Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 1.1.1.2. Phân loại a) Nghèo tuyệt đối "Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta" (theo Robert McNamara - Cựu Giám đốc Ngân hàng thế giới ) (trích dẫn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C3%A8o) b) Nghèo tương đối: Nghèo tương đối có thể được hiểu như là việc những người thuộc về 1 số tầng lớp nhất định so với xã hội, không được cung cấp đầy đủ vật chất và dịch vụ mà đáng lẽ họ phải nhận được so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc.
  18. 8 1.1.1.3. Đặc điểm của người nghèo Thứ nhất: Hộ nghèo chủ yếu là các hộ nông dân, chiếm trên 80% số người nghèo. Hộ nghèo với trình độ học vấn thấp, trình độ tay nghề thấp, nguồn vốn bị hạn chế, có rất ít hoặc không có đất canh tác. Thứ hai: Hộ nghèo là những hộ không có khả năng thu nhập ổn định từ công ăn việc làm hay từ các khoản chuyển nhượng của phúc lợi xã hội. Thứ ba: Hộ nghèo là những hộ có trình độ học vấn thấp, do vậy bản thân các hộ nghèo đều hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khóa để thoát nghèo. Thứ tư: Các hộ có nhiều trẻ em và phụ nữ sống độc thân thường là hộ nghèo, vì có ít người tham gia lao động nhưng nhu cầu về dinh dưỡng, ăn uống lại nhiều. Thứ năm: Các hộ nghèo thường là nạn nhân của tình trạng nợ nần Cuối cùng: Hộ nghèo là các hộ rất dễ bị tổn thương, nguy cơ chịu tổn thương là bởi những khó khăn theo thời vụ, bởi những đột biến xảy ra với các hộ gia đình và những cuộc khủng hoảng xảy ra với cộng đồng là một khía cạnh của quá trình nghèo đói. 1.1.1.4. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo a) Quan niệm của thế giới Chỉ tiêu thu nhập: Ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thang đo đói nghèo như sau: - Đối với các nước nghèo, các cá nhân được gọi là nghèo đói khi có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày. - Đối với các nước đang phát triển là 1USD/ngày. - Đối với các nước thuộc châu Mĩ La Tinh và Caribe là 2USD/ngày. - Đối với các nước Đông Âu là 4USD/ngày. Chỉ tiêu HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số tổng hợp (bình quân giản đơn) của ba chỉ số thành phần: chỉ số Tuổi thọ, chỉ số Giáo dục và chỉ số GDP phản ánh về sự phát triển kinh
  19. 9 tế - xã hội của một quốc gia hay một vùng, một tỉnh..., trên các phương diện sức khoẻ, tri thức và mức sống. Giá trị của chỉ số HDI dao động trong phạm vi từ 0,000 đến 1,000. Cơ quan báo cáo con người của Liên Hợp Quốc đã phân chia mức HDI thành 3 nhóm sau: - Mức độ phát triển con người thấp có giá trị HDI từ 0,000 đến 0,499 - Mức độ phát triển con người trung bình có giá trị HDI từ 0,500 đến 0,799. - Mức độ phát triển con người cao có giá trị HDI từ 0,800 đến 1,000 Theo Báo cáo phát triển con người năm 2015 được UNDP công bố ngày 15 tháng 12 năm 2015, Chỉ số phát triển con người của Việt Nam là 0.666 xếp thứ 116 trên tổng 185 nước. Các nước có chỉ số HDI cao nhất là: Norway, Australia; Swizerland, Denmark, Netherlands, Germany, Ireland, Canada, United State, New Zealand. Các nước đứng cuối bảng là: Chad (185); Eritea (186); Central Africa Republic; Niger. Việt Nam xếp ở mức trung bình cùng với các nước South Africa; El Salvado; Philippin ;Uzbekistan. b) Quan điểm của Việt Nam Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện cả vật chất lẫn tinh thần: các điều kiện tối thiểu về chỗ ăn, ở; học hành, chữa bệnh và hưởng thụ đời sống văn hóa, các giá trị tinh thần… Không có một định nghĩa duy nhất về nghèo đói và do đó cũng không có một phương pháp hoàn hảo để đo lường. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của mình, Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tiến hành đánh giá, phân loại hộ nghèo theo những cách thức riêng: - Theo Tổng cục Thống kê: dựa trên kết quả điều tra mức sống dân cư Việt Nam, áp dụng theo cơ sở định nghĩa đói nghèo mà Ngân hàng Thế giới
  20. 10 áp dụng cho các nước đang phát triển. Phương pháp này dựa cả vào thu nhập và chi tiêu theo đầu người và xác định hai ngưỡng nghèo: Ngưỡng nghèo thứ nhất- nghèo về dinh dưỡng: tức là dựa vào mức độ chi tiêu, là số tiền cần thiết để có được một số lượng lương thực hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng. Ngưỡng nghèo thứ hai- ngưỡng nghèo chung: ngưỡng nghèo này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực, chẳng hạn quần áo, thuốc chữa bệnh,... - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Xác định chuẩn nghèo dựa trên thu nhập bình quân của hộ. Chuẩn nghèo này được xây dựng cho từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội với thời kỳ đó. Cụ thể, chuẩn nghèo của Bộ LĐ - TB & XH qua các thời kỳ được thể hiện qua bảng sau (bảng 1.1). Bảng 1.1. Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn Thu nhập bình quân/ ngƣời/tháng qua các giai đoạn Loại Địa bàn 1993- 1995- 1997- 2001- 2006- 2011- hộ 1995 1997 2000 2005 2010 2015
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2