intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá thực trạng công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRIỆU HỒNG NHUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, HẢI QUAN VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRIỆU HỒNG NHUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, HẢI QUAN VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Phương THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Triệu Hồng Nhung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo của Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Phương - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình làm Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả Triệu Hồng Nhung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 2 4. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................. 3 5. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, HẢI QUAN VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu .................................. 5 1.1.1. Một số khái niệm chung ......................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu .. 7 1.1.3. Sự cần thiết của công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước ................. 9 1.1.4. Nguyên tắc phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu ..................................... 10 1.1.5. Nội dung phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại............................................................... 11 1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại .............. 16 1.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện cơ chế phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại ............................... 18 1.2.1. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại của một số Kho bạc nhà nước ở Việt Nam ..................................................................................... 18
  6. iv 1.2.2. Bài học kinh nghiệm phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và NHTM đối với Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................................ 21 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 23 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 23 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 23 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................ 26 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ......................................................... 26 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................ 27 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, HẢI QUAN VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN......... 29 3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước, Chi cục Hải Quan và các Ngân hàng thương mại trong công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................... 29 3.1.1. Khái quát về Kho bạc nhà nước Thái Nguyên ..................................... 29 3.1.2. Khái quát về Chi cục Hải Quan Thái Nguyên ..................................... 37 3.1.3. Khái quát về một số ngân hàng thương mại phối hợp thu ................... 40 3.2. Thực trạng công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ... 47 3.2.1. Tình hình thu và phối hợp thu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............. 47 3.2.2. Tình hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................... 53 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................... 73 3.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật .................................................................. 73 3.3.2. Thông tin chung về đối tượng nộp thuế và năng lực của cán bộ chuyên trách thu ngân sách nhà nước ......................................................................... 80 3.3.3. Mối quan hệ giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và NHTM ................. 78
  7. v 3.3.4. Cơ sở vật chất phục vụ việc truyền nhận công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại tại Thái Nguyên ................................................................................................... 76 3.4. Đánh giá chung về công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............... 84 3.4.1.Kết quả đạt được ................................................................................... 84 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................. 85 Chương 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, HẢI QUAN VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN......... 91 4.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa KBNN, Hải quan và NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........ 91 4.1.1. Định hướng hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....... 94 4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....... 91 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............... 97 4.2.1. Giải pháp về sử dụng thông tin và truyền/nhận dữ liệu ....................... 97 4.2.2. Giải pháp về tinh thần phối hợp thu và công nghệ máy móc ............... 98 4.2.3. Giải pháp về khối lượng công việc và biên chế nhân sự ................... 100 4.2.4. Giải pháp về hạch toán kế toán .......................................................... 100 4.2.5. Giải pháp về quy trình giải quyết vướng mắc .................................... 101 4.3. Kiến nghị đối với các bên có liên quan ................................................. 101 4.3.1. Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính ................................................... 101 4.3.2. Đối với cơ quan Hải Quan, Ngân hàng thương mại .......................... 102 4.3.3. Đối với Kho bạc nhà nước ................................................................. 103 4.3.4. Đối với người nộp thuế ...................................................................... 105 KẾT LUẬN ................................................................................................. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 109 PHỤ LỤC .................................................................................................... 112
  8. vi
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSDL : Cơ sở dữ liệu KBNN : Kho bạc nhà nước KTKB : Kế toán kho bạc KTT : Kế toán trưởng MLNS : Mục lục ngân sách MST : Mã số thuế NĐ-CP : Nghị định chính phủ NHTM : Ngân hàng thương mại NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước QĐ - KBNN : Quyết định Kho bạc nhà nước QĐ_KBNNTN : Quyết định Kho bạc nhà nước Thái Nguyên QĐ - TTg : Quyết định thủ tướng. TCS_TT : Thu ngân sách tập trung TCS-NHTM : Chương trình thu ngân sách tập trung với ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần TXK : Thuế xuất khẩu TNK : Thuế nhập khẩu
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng công chức tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 ..................................................................................... 33 Bảng 3.2: Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên Kho bạc nhà nước Thái Nguyên, giai đoạn 2014 - 2016 ..................................... 34 Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Kho bạc nhà nước Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 ............................................................................ 36 Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 ..................................................................... 48 Bảng 3.5: Tình hình phối hợp thu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 .............................................................................................. 51 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát ý kiến đối tượng nộp thuế về cơ sở vật chất tại các điểm phối hợp thu ........................................................................... 63 Bảng 3.7: Một số đề xuất của các đối tượng nộp thuế về cải tiến chất lượng hoạt động phối hợp thu ........................................................................... 64 Bảng 3.8: Kết quả thực hiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải Quan và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 -2016 ................................. 66 Bảng 3.9: Kết quả thực hiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Thái Nguyên năm 2016 .................................................................. 69 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát ý kiến các đối tượng nộp thuế về chất lượng công tác phối hợp thu .............................................................................. 72 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát ý kiến các đối tượng nộp thuế về đội ngũ cán bộ thu thuế ........................................................................................... 82
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH 1. Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Thái Nguyên .......................... 29 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên ...................................................................... 41 Sơ đồ 3.3: Bộ máy tổ chức và quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên .......................... 43 Sơ đồ 3.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên ......................................................................................... 44 Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Lưu Xá ......................................... 46 Sơ đồ 3.6: Quy trình truyền, nhận thông tin giữa cơ quan Hải quan, Kho bạc nhà nước và các Ngân hàng thương mại ............................................. 56 2. Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu trình độ lao động của Kho bạc nhà nước Thái Nguyên, giai đoạn 2014 - 2016 .......................................................................... 35 Biểu đồ 3.2: Các hình thức thu thuế ................................................................. 52 Biểu đồ 3.3: Lượt thu và số thuế xuất nhập khẩu thu qua Kho bạc nhà nước từ năm 2014 đến năm 2016............................................................... 68 Biểu đồ 3.4: Kết quả công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước từ năm 2014 đến năm 2016 ............................................................................... 69 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ truyền tin thành công của một tờ khai thuế năm 2016 ....... 70 Biểu đồ 3.6: Thời gian truyền tin trung bình của một tờ khai thuế năm 2016 . 71
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sánh bước cùng các cường quốc trên thế giới. Và để làm được điều đó thì nhà nước ta cần có một nguồn lực tài chính ổn định cùng với việc sử dụng, quản lý nguồn lực đó như thế nào để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước - chủ yếu là thuế đã đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước và đó là công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế đang trên đà phát triển. Theo cơ chế mới thì tất cả các khoản thu ngân sách nhà nước đều được nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước. Việc này đã khắc phục được khiếm khuyết trong thu thuế tại ngân hàng. Việc thu nộp vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước được thực hiện nhanh chóng, kịp thời chính xác hơn. Số liệu tại Kho bạc nhà nước sau đó sẽ được truyền nhận cho các cơ quan liên quan. Đó luôn là cơ sở vững chắc cho các cơ quan quản lý nắm được tình hình thực hiện các nghĩa vụ thuế của các đối tượng trên địa bàn. Ngoài ra, với việc Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và nguồn thu ngân sách nhà nước nói riêng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguồn thu thuế của ngân sách nhà nước được hưởng lợi nhiều nhất về thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề tham nhũng, suy thoái đạo đức gây khó khăn phiền hà trong việc thu ngân sách và cung cấp truyền nhận số liệu thu với các cơ quan liên quan của một số cán bộ, công chức đảm nhận nhiệm vụ này làm mất lòng tin ở dân, ở Đảng là một vấn đề hết sức lo ngại. Trong quá trình thực hiện công tác phối hợp thu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ, sự phối hợp đôi khi còn chưa nhịp nhàng. Một số trường hợp người khai Hải quan đã nộp thuế nhưng dữ liệu không truyền được đến cơ quan Hải quan, ảnh hưởng đến việc thông quan hàng hóa…Vì vậy, vấn đề hết sức cấp bách hiện nay là phải tìm hiểu công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước, đặc biệt thu thuế xuất nhập khẩu đã đáp ứng được nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó hay chưa, thông qua việc tìm hiểu hiệu quả phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn làm việc của tỉnh Thái Nguyên.
  13. 2 Được phân công nhiệm vụ kế toán thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Với mục đích tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại, đồng thời chỉ ra được nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước và công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  14. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu hoạt động công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên. Về thời gian: Nghiên cứu số liệu và tình hình hoạt động công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, vận dụng nhằm nâng cao công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Những đóng góp mới của luận văn Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về một số nội dung liên quan đến các vấn đề chung về thu ngân sách nhà nước, về công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại. Từ đó, sẽ chỉ ra cho các nhà lãnh đạo nhân tố nào có ảnh hưởng đối với công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại, có cơ sở để cung cấp các thông tin giúp các nhà quản lý tìm ra giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại một cách khoa học, góp phần to lớn vào sự ổn định và phát triển trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  15. 4 Chương 4: Hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  16. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, HẢI QUAN VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu 1.1.1. Một số khái niệm chung  Ngân sách nhà nước Có rất nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Nhưng nhìn chung, ngân sách nhà nước đều được hiểu là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong vòng một năm nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.  Thu ngân sách nhà nước Xét về bản chất, thu ngân sách nhà nước chứa đựng các mối quan hệ nhiều mặt như quan hệ quyền lực chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ quản lý. Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo hai hình thức tự nguyện và bắt buộc. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản. Đối tượng tác động của thu ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu được lập kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước là quá trình Kho bạc nhà nước tiến hành xây dựng kế hoạch, quy trình, phương thức thu ngân sách nhà nước và quản lý nguồn thu phù hợp với chính sách, chế độ của nhà nước quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân kể cả tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước qua tài khoản của Kho bạc nhà nước tại Ngân hàng thương mại
  17. 6 hoặc nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Trường hợp nộp chậm hay không nộp mà không được pháp luật cho phép thì bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật. Quy trình thu ngân sách nhà nước bao gồm từ việc xây dựng kế hoạch thu ngân sách nhà nước, tổ chức thu, nộp các khoản thu ngân sách nhà nước. Hàng ngày và hàng tháng phối hợp với các cơ quan thu trong việc xác định các khoản nộp của đối tượng nộp thuế đã đúng, đủ, chính xác chưa. Kho bạc nhà nước hàng ngày sẽ đối chiếu và truyền dữ liệu sang cho các cơ quan thu. Thực hiện hoàn trả các lệnh hoàn thừa của cơ quan thu và điều chỉnh các khoản nộp sai, nộp nhầm của đối tượng nộp thuế. [15]  Nguyên tắc thu ngân sách nhà nước Quá trình thu ngân sách nhà nước phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc ổn định, lâu dài - Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, tập trung dân chủ - Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn - Nguyên tắc đơn giản Ngoài ra, việc thu ngân sách nhà nước còn cần phải tuân theo một số nguyên tắc khác, ví dụ như: Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, nguyên tắc phù hợp,…  Khái niệm thuế xuất nhập khẩu - Thuế xuất khẩu: Là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu qua biên giới. Mục đích của loại thuế này là nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, có thể hạn chế kim ngạch xuất khẩu, từ đó giảm xung đột thương mại với các nước khác. Ngoài ra, thuế xuất khẩu còn có thể nhằm nâng giá một hoặc một số mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó), việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.
  18. 7 - Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải bằng đường bộ hoặc đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã được quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan hàng hóa để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế đánh vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hay thuế xuất nhập khẩu (thuế quan) là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thuế quan được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách là Hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính thuế và giám sát hoạt động thu thuế. [3] 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1.1.2.1. Đặc điểm của thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Các loại thuế xuất nhập khẩu trước hết đều có đặc điểm chung của thuế. Đó là tính bắt buộc, tính không hoàn trả trực tiếp và tính pháp lý. Ngoài ra, chúng còn có cùng một số đặc điểm như sau: - Các loại thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều là thuế gián thu. Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa khi bán ra. - Đối tượng chịu thuế là hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hóa, không đánh vào dịch vụ [23].
  19. 8 1.1.2.2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu Cũng giống như hệ thống thuế nói chung, thuế xuất nhập khẩu có những vai trò rất quan trọng: - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Thuế xuất nhập khẩu có tỷ trọng không nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước từ thuế, góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài; - Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước; - Góp phần điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; - Bảo hộ nền sản xuất trong nước; - Là cơ sở để Nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam; - Là một công cụ điều hành, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ thông qua điều chỉnh thuế suất. - Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; - Giúp cân bằng cán cân thanh toán; - Góp phần thúc đẩy cải cách, đổi mới công nghệ, hạn chế tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm. 1.1.2.3. Cách tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu  Công thức tính số tiền thuế phải nộp đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối: Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Mức thuế tuyệt đối  Công thức tính số tiền thuế nhập khẩu phải nộp đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Giá tính thuế x Thuế suất Thuế suất được áp dụng đối với từng mặt hàng theo quy định trong biểu thuế xuất nhập khẩu. [23] Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định một mức thuế suất cụ thể trong biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
  20. 9 Đối với thuế nhập khẩu: Bởi vì hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt nam có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau nên tùy thuộc vào mối quan hệ song phương hay đa phương mà pháp luật Việt Nam áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Về cơ bản có ba loại thuế suất thuế nhập khẩu là: Thuế suất ưu đãi, Thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. *Mục lục quy định thuế xuất nhập khẩu Mã 1851 : Thuế xuất khẩu Mã 1901: Thuế nhập khẩu Mã 1950: Thuế nhập khẩu bổ sung với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam Mã 1951: Thuế chống bán phá giá Mã 1952: Thuế chống trợ cấp Mã 1953: Thuế chống phân biệt đối xử Mã 1954: Thuế tự vệ Mã 1999: Thuế phòng vệ khác [33] 1.1.3. Sự cần thiết của công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước - Xuất phát từ sự gia tăng của các đối tương nộp thuế. Trong những năm gần đây, Nhà nước liên tục tăng cường các chủ trương, chính sách nhằm mở cửa hội nhập kinh tế thế giới nên lượng giao dịch quốc tế ngày càng tăng, khối lượng giao dịch ngày càng lớn, từ đó tổng thu ngân sách nhà nước của Việt nam hàng năm cũng tăng lên đáng kể, cả về số lượng người nộp lẫn doanh số thu nộp. Điều này đã dẫn tới nhu cầu rất lớn trong việc thực hiện phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan Kho bạc, Thuế, Hải quan và Ngân hàng thương mại trong hoạt động bố trí các điểm thu, phương thức thu hợp lý, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp. Nếu thực hiện tốt, chương trình sẽ giúp giảm áp lực về khối lượng giao dịch hàng ngày của Kho bạc nhà nước, đồng thời hỗ trợ Ngân hàng thương mại hoàn thành kế hoạch kinh doanh và tăng lượng khách hàng giao dịch. Đối với khách hàng, chương trình này sẽ góp phần giảm thời gian và chi phí đi lại cho họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2