intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

36
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới. Những giải pháp này sẽ được đề xuất dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM HỒNG TRƯỜNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM HỒNG TRƯỜNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đình Thiên THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn "Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc" là hoàn toàn trung thực và đó là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu trung thực và có nguồn gốc rõ ràng tôi đã thu thập trong các tài liệu của cơ quan thuế các cấp. Vĩnh Phúc, ngày 09 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Hồng Trường
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập, nghiên cứu chương trình Cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy, cô, gia đình, bè bạn và đồng nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy, cô trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu, phương pháp nghiên cứu khoa học cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Đình Thiên, người đã định hướng cho tôi chủ đề nghiên cứu; nghiêm túc về mặt khoa học và tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo và cán bộ, công chức Chi Cục Thuế huyện Vĩnh Tường, các Đội nghiệp vụ chức năng thuộc Chi Cục Thuế huyện Vĩnh Tường đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn./. Vĩnh Phúc, ngày 09 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Hồng Trường
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ ........................................................... 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế................................................... 5 1.1.1. Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế .................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của nợ thuế .............................................................................. 7 1.1.3. Phân loại nợ thuế ..................................................................................... 9 1.1.4. Vai trò của công tác quản lý nợ thuế .................................................... 17 1.1.5. Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế .................................................. 17 1.2. Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế nợ thuế ............................................ 18 1.2.1. Khái niệm cưỡng chế nợ thuế ............................................................... 18 1.2.2. Đặc điểm cưỡng chế nợ thuế................................................................. 19 1.2.3. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế ................................................ 20 1.2.4.Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế ......................................... 21 1.3. Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ........................ 23
  6. iv 1.4. Nôi dung quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ............................................. 24 1.4.1 Nội dung quản lý nợ thuế ....................................................................... 24 1.4.2. Nội dung áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế hiện hành ........... 33 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ... 36 1.5.1. Nhóm yếu tố chủ quan .......................................................................... 36 1.5.2. Nhóm yếu tố khách quan....................................................................... 37 1.6. Kinh nghiệm về quản lý nợ thuế của một số địa phương và vận dụng cho Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường ............................................................. 38 1.6.1. Kinh nghiệm về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của một số Chi cục Thuế trong nước........................................................................................ 38 1.6.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường .................................................................................................... 41 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 42 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và cách tiếp cận .......................... 42 2.2.2. Cơ sở phương pháp luận ....................................................................... 43 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 44 2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 44 2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu.............................................. 44 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 46 2.3.1. Nguyên tắc thiết lập chỉ tiêu ................................................................. 47 2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường ........................................... 47 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH TƯỜNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 ........................................................................................... 50 3.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Vĩnh Tường .............................................. 50
  7. v 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 50 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường.................. 50 3.2. Tình hình cơ bản của Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc ..... 52 3.2.1. Vị trí, chức năng .................................................................................... 52 3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn ............................................................................ 52 3.2.3. Tổ chức hoạt động của Chi cục thuế Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc .... 53 3.3. Tổng quan các doanh nghiệp NQD tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường.... 55 3.4. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2014 - 2016 ............................................... 56 3.4.1. Việc áp dụng quy trình quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường .................................................................................................... 56 3.4.2. Công tác lập kế hoạch thu nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường ... 59 3.4.3. Đánh giá thành tựu và hạn chế của hoạt động quản lý nợ thuế, tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường ..................................................................... 77 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH TƯỜNG .........88 4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2015 -2020 .... 88 4.1.1. Mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội .............................................. 88 4.1.2. Mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế..................................................... 88 4.2. Yêu cầu và quan điểm về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại huyện Vĩnh Tường ..................................................................................... 89 4.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cuc Thuế Vĩnh Tường .............................................................................. 90 4.4. Các giải pháp điều kiện ............................................................................ 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BP QLN : Biện pháp quản lý nợ BPCC : Biện pháp cưỡng chế CBCNV : Cán bộ công nhân viên DN NQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ĐTNT : Đối tượng nộp thuế GDP : Tổng sản phẩm nội địa/Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GTGT : Giá trị gia tăng NĐ-CP : Nghị Định - Chính Phủ NSNN : Ngân sách Nhà nước PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh QH : Quốc Hội TN : Thu nhập TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp USD : Đô La Mỹ
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng biểu hiện trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế hiện hành ở Việt Nam ............................................................. 34 ̀ h hình thực hiêṇ kế hoa ̣ch thu và thu nợ huyê ̣n Tam Dương Bảng 1.2. Tin giai đoa ̣n 2014 - 2016 ..................................................................... 39 Bảng 1.3. Tình hình thực hiêṇ kế hoa ̣ch thu và thu nợ tiền thuế huyêṇ Quang Bình giai đoa ̣n 2014 - 2016 ................................................. 40 Bảng 3.1. Tố c đô ̣ tăng trưởng kinh tế giai đoa ̣n 2010 - 2015 ......................... 51 Bảng 3.2. Cơ cấu công chức theo Đội chức năng của Chi cu ̣c Thuế Vĩnh Tường năm 2016 ............................................................................. 53 Bảng 3.3. Thống kê doanh nghiệp NQD đang hoạt động tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường .......................................................................... 55 Bảng 3.4. Tổng hợp số thu ngân sách năm 2014 - 2016 ................................. 56 Bảng 3.5. Tổng hợp số thu NS theo sắc thuế năm 2014 - 2016...................... 57 Bảng 3.6. Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2014 - 2016 ....................................... 57 Bảng 3.7. Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2014-2016 ........................ 61 Bảng 3.8. Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2014-2016 ................ 62 Bảng 3.9. Tổng hợp nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2014 - 2016 ................. 64 Bảng 3.10. Cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2014 - 2016 .................... 65 Bảng 3.11. Nợ thuế qua các năm phân loại theo tính chất nợ ........................ 68 Bảng 3.12. Tỷ lệ các khoản nợ thuế năm 2014 - 2016 phân loại theo tính chất nợ ............................................................................................. 68 Bảng 3.13. Kết quả thu nợ đọng giai đoạn 2014 - 2016 ................................. 70 Bảng 3.14. Biện pháp đôn đốc thu nợ ............................................................. 71 Bảng 3.15. Các biện pháp cưỡng chế đã được thực hiện ................................ 85
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình quản lý nợ thuế tại các cơ quan thuế ..................... 25 Hình 3.1. Cơ cấ u bô ̣ máy quản lý Chi cu ̣c thuế Vĩnh Tường ........................ 52
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, việc quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường nói riêng đã có nhiều thành tựu, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Công tác quản lý nợ thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế, quản lý được nợ thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế. Đồng thời, công tác quản lý nợ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho NSNN nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, vấn đề nợ thuế còn nhiều tồn tại nguyên nhân phát sinh nợ thuế là do một số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn nợ tiền thuế nhưng không thông báo với cơ quan thuế. Một nguyên nhân khác là do, thực tế tình hình kinh tế khó khăn, chịu sự tác động của khủng hoảng kéo dài trong nhiều năm gần đây, nên nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn, trong khi vẫn phải trả các chi phí lưu kho, lưu bãi, vay vốn ngân hàng, lãi suất cao, dẫn đến làm ăn thua lỗ kéo dài và cả tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa doanh nghiệp với bạn hàng và doanh nghiệp cố tình chây ì, chiếm dụng tiền thuế của NSNN, từ đó dẫn đến nợ thuế gia tăng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn, nên trong nhiều năm qua Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường luôn quan tâm chú trong đến các biện pháp quản lý nợ thuế, đôn đốc thu nợ thuế và cả các biện pháp cứng rắn là cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Cụ thể, cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế như: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà
  12. 2 nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân nợ thuế; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào NSNN. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Trên cơ sở đó, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường đã tiến hành ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế về thuế. Thế nhưng, quá trình tổ chức thực hiện đã nảy sinh không ít tồn tại, bất cập đáng được quan tâm. Đứng trước thực trạng đó, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường đang là vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải có những biện pháp khả thi để thực hiện tốt công tác này. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường-Tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm giảm thiểu tình trạng nợ thuế của người nộp thuế, tăng số thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện Luật quản lý thuế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới. Những giải pháp này sẽ được đề xuất dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
  13. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiện cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đối với các loại thuế : Thuế giá trị gia tăng, thuế thu thập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền phạt, tiền chậm nộp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế tài nguyên, phí môn bài và các loại thuế, phí, lệ phí khác do Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường quản lý trên địa bàn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, đề ra những giải pháp thực hiện thu nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường. - Về không gian: Nghiên cứu tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trong giai đoạn từ 2014 đến hết năm 2016. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.
  14. 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn của luận văn nằm ở vấn đề phân tích và đánh giá được thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường. Căn cứ trên những phân tích đó và nhìn nhận thực tiễn khách quan tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường, tác giả sẽ đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị tăng cường công tác này trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đứng trước tình hình hiện nay có nhiều khó khăn trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, việc đưa ra những đánh giá về thực trạng và những giải pháp kèm theo là điều rất cần thiết đối với Chi cục thuế và có ý nghĩa thực tiễn đối với đơn vị nghiên cứu của luận văn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường.
  15. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ 1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế 1.1.1. Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế 1.1.1.1. Khái niệm “Thuế” Thuế ra đời là tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Khi Nhà nước xuất hiện, để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của mình, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để tập trung một phần của cải trong xã hội vào tay nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Việc huy động, tập trung của cải đó có thể được thực hiện bằng các cách khác nhau, trong đó có hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế. Giáo trình Lý thuyết thuế của Học viện Tài chính định nghĩa: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” 1.1.1.2. Khái niệm “Nợ thuế” Về khái niệm nợ thuế, có thể hiểu nợ thuế ở khía cạnh đầy đủ hơn là “Tiền nợ thuế”. Tiền nợ thuế là khoản tiền được xác định là phải nộp vào ngân sách nhà nước đúng theo quy định của pháp luật nhưng hiện nay vẫn chưa được thực hiện và còn tồn đọng ở các cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nộp khoản thuế này cho các cơ quan nhà nước. Theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ngày 28 tháng 7 năm 2015 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế, định nghĩa tiền nợ thuế như sau: “Tiền thuế nợ là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, phạt chậm nộp và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế
  16. 6 đã kê khai, cơ quan thuế đã tính; các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp thuế và đã thông báo cho người nộp thuế nhưng đã hết thời hạn quy định mà chưa nộp vào NSNN”1. Người nợ thuế là các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế còn nợ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật. Mức nợ thuế là số tiền thuế còn nợ của người nợ thuế tại một thời điểm, ở một ngưỡng nào đó khi phân loại nợ thuế. Bên cạnh đó, còn có khái niệm tiền phạt chậm nộp thuế. Tiền phạt chậm nộp thuế là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợ thuế của một khoản nợ, số ngày nợ thuế của một khoản nợ là khoảng thời gian liên tục tính theo ngày kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó được nộp vào ngân sách Nhà nước, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo Bộ Luật lao động. Tiền phạt chậm nộp thuế là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợ thuế của một khoản nợ. Số ngày nợ thuế của một khoản nợ là khoảng thời gian liên tục tính theo ngày kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó được nộp vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, để đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN), công tác quản lý nợ thuế rất quan trọng. Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến công tác này. 1.1.1.3. Khái niệm “Quản lý nợ thuế” Có thể hiểu Quản lý nợ thuế là công tác đảm bảo cho các khoản thuế được thu đúng, đủ và kịp thời đồng thời đảm bảo cho các cơ quan thuế thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao phó. Đó là công việc theo dõi, 1 Theo Quyết định số: 1401/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế của Tổng cục Thuế ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2015 .
  17. 7 nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của người nộp thuế. 1.1.2. Đặc điểm của nợ thuế 1.1.2.1. Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến Đặc điểm đầu tiên của nợ thuế là nợ thuế chính là hành vi tâm lý phổ biến. Tại sao đây là một hành vi tâm lý phổ biến của các cá nhân và đơn vị nộp thuế?. Nội dung dưới đây sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề này. Thứ nhất, hành vi nộp thuế luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế. Điều này được giải thích là do trong hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, tuy nhiên các sắc thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều đánh vào thu nhập của các thể nhân hay pháp nhân trong nền kinh tế. Nói cách khác, thuế là một hình thức phân phối thu nhập có tính chất bắt buộc mà mọi người có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước. Như vậy, điều này giải thích cho lí do tại sao hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế. Thứ hai, tình trạng trốn tránh nộp thuế hiện nay là tình trạng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Điều này là do hành vi nộp thuế ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nộp, việc họ trốn tránh nộp thuế sẽ giúp lợi ích họ có được nhiều hơn và điều này dẫn đến hành vi nộp thuế chậm hoặc trốn nộp thuế ngày càng tăng lên. Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Hay nói cách khác, những người nộp thuế luôn tìm mọi cách để tối thiểu hóa số thuế mà họ phải nộp. Một trong các cách đó là nợ thuế. Thứ ba, đặc biệt ở Việt Nam, trình độ nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của việc nộp thuế, chưa phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu thuế theo đúng pháp luật.
  18. 8 1.1.2.2. Nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế Đặc điểm thứ hai của nợ thuế nằm ở vấn đề đây là hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Vì việc nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp lên tình hình kinh tế, tài chính của người nộp nên việc nợ thuế, nộp thuế chậm đã thường xuyên xảy ra. Các quy phạm pháp luật về thuế cũng như các vấn đề pháp luật liên quan khác đến thuế ở tất cả các nước trên thế giới quy định rõ đây là hành vi vi phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Việc chậm nộp hoặc nợ, trốn thuế là hành vi được cho là hành vi vi phạm những quy định bắt buộc này trong pháp luật liên quan đến Thuế. Những quy định này luôn luôn đề cập đến các phạm vi điều chỉnh như: mức nộp thuế, người nộp thuế và thời gian phải nộp thuế, tuy nhiên không phải cá nhân/tổ chức nào cũng thực hiện tốt những điều này. Như vậy, hành vi nợ thuế là hành vi vi phạm luật thuế của người nộp thuế bằng cách chậm nộp hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế. 1.1.2.3. Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế Đặc điểm thứ ba của hành vi nợ thuế nằm ở nội dung nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế. Như đã đề cập ở đặc điểm trên, nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, đây còn là hành vi dẫn đến việc đánh giá hành vi trốn thuế của người nộp thuế. Về hành vi trốn thuế, đây là hành vi cố ý vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế bằng mọi hình thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN. Hành vi trốn thuế khác với hành vi nợ thuế vì nợ thuế chỉ mới là hành vi chậm nộp của các cá nhân/tổ chức nộp thuế, còn hành vi trốn thuế
  19. 9 được coi là hành vi cố ý vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hành vi nợ thuế cũng nằm trong chuỗi hành vi nhằm đến mục đích trốn thuế của người nộp. Đặc biệt đối với các tổ chức là doanh nghiệp, khi số tiền thuế quá lớn, hành vi trốn thuế rất dễ dàng nảy sinh và điều này xuất phát từ hành vi ban đầu là nợ thuế, chậm nộp thuế. 1.1.2.4. Nợ thuế khác với hành vi tránh thuế Khác với hành vi trốn thuế, tránh thuế là hành vi lợi dụng sơ hở của luật thuế để giảm nghĩa vụ thuế. Đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật mà là hành vi lợi dụng những yếu điểm trong pháp luật về thuế để làm lợi cho mình và nó xuất phát từ những nhược điểm trong hệ thống pháp luật về thuế của quốc gia đó. Nợ thuế về bản chất là nghĩa vụ đã được luật pháp xác định nhưng cố tình dây dưa, chậm nộp cho các cơ quan quản lý thu thuế, còn tránh thuế là hành vi cố ý lợi dụng để giảm nghĩa vụ nộp thuế. Chính vì vậy đặc điểm tiếp theo của nợ thuế chính là nó khác với hành vi tránh thuế. 1.1.3. Phân loại nợ thuế Về phân loại nợ thuế, hiện nay có các căn cứ sau để tiến hành phân loại: - Khả năng thu hồi nợ thuế - Nội dung nợ của người nộp thuế - Thời gian nợ thuế - Đối tượng nợ thuế Nội dung phân loại cụ thể như sau: 1.1.3.1. Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ thuế Căn cứ thứ nhất để phân loại nợ thuế là khả năng thu hồi nợ. Khả năng thu hồi nợ chính là phần trăm thành công trong việc thu hồi lại các khoản nợ. Đối với các khoản nợ thuế, với tình trạng nợ thuế xảy ra liên tục như hiện nay, việc đánh giá khả năng thu hồi nợ thuế là rất quan trọng. Dựa vào điều này, nợ thuế được phân thành ba loại: Nợ có khả năng thu, Nợ khó thu và Nợ không có khả năng thu.
  20. 10 - Nợ có khả năng thu. Nợ có khả năng thu được hiểu là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào ngân sách Nhà nước nhưng còn trong thời hạn nộp thuế hoặc đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật mà chưa nộp và không thuộc các trường hợp nợ thuộc nhóm nợ khó thu và nợ không có khả năng thu hồi. Thuộc nhóm này là nợ thuế của những người nộp thuế vẫn đang lao động hoặc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, không có dấu hiệu bất thường trong chấp hành pháp luật thuế, không lâm vào tình trạng quá khó khăn dẫn đến không có khả năng nộp thuế. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, cơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: Nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày, Nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày. Mốc nợ thuế 90 ngày là mốc quan trọng vì có liên quan đến thời điểm xác định một trong những dấu hiệu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế. - Nợ khó thu. Nợ khó thu là nợ thuế của những người nộp thuế đang rất khó khăn về tài chính chẳng hạn như đang bị đình trệ SXKD trong một thời gian dài, đang phải tạm ngừng nghỉ kinh doanh do gặp khó khăn, đang lâm vào tình trạng phá sản, bị thua lỗ kéo dài... hoặc không phải gặp khó khăn tài chính nhưng là đối tượng có ý thức chấp hành pháp luật rất kém, nợ thuế dây dưa kéo dài, có nhiều thủ đoạn đối phó, trốn tránh nghĩa vụ thuế và việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế với những đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Thuộc về nợ khó thu còn có loại nợ thuế của những đối tượng thực tế không còn tồn tại nhưng không làm thủ tục chấm dứt hoạt động và quyết toán thuế với cơ quan thuế. Đó là nợ thuế của các doanh nghiệp bỏ trốn. Hầu hết đây là các trường hợp cố tình nợ để trốn thuế. Việc truy tìm và xử lý theo pháp luật các trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, khoản nợ thuế của những đối tượng này không chỉ dừng lại ở mức khó thu mà có thể nói là rất khó thu. Xét về lý thuyết thì nợ khó thu, còn xét về thực tế quản lý có thể xếp vào nhóm không thể thu hồi, vì trên thực tế có thể các cơ quan pháp luật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2