intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

42
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ những tác động đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo ở Xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài là những chỉ báo về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo và là nguồn để tham khảo để hoạch định chính sách giảm nghèo cho địa phương trong giai đoạn tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THẾ VINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THANH, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THẾ VINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THANH, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu nêu trong luận văn này là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Huỳnh Thế Vinh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn học và đồng nghiệp. Nhân dịp này cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tham gia giảng dạy, công tác tại Học viện Khoa học xã hội – nơi tôi đã học tập; cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp, những người đã cung cấp nhiều số liệu cho tôi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới thầy giáo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chiến Thắng đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện Luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Huỳnh Thế Vinh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ............... 9 1.1. Một số khái niệm về nghèo .....................................................................9 1.2. Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo .............................................14 1.3. Đặc điểm và nội dung của quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững ...............................................................................................................15 1.3.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững15 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................... 16 1.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững ...............................................................................................................17 1.4.1. Nghề nghiệp .................................................................................... 17 1.4.2. Trình độ học vấn ............................................................................. 17 1.4.3. Giới tính của chủ hộ. ...................................................................... 18 1.4.4. Quy mô hộ gia đình ........................................................................ 18 1.4.5. Quy mô diện tích đất ....................................................................... 18 1.4.6. Thành phần dân tộc ........................................................................ 18 1.4.7. Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức ............................... 19 1.4.8. Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng .................................................... 20 1.4.9. Các yếu tố ....................................................................................... 20 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo ...................................21 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo của các phường ở quận 6, thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 21 1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo từ tỉnh Bình Dương ....................................................................................................... 22 1.5.3. Kinh nghiệm rút ra cho hoạt động giảm nghèo bền vững đối với Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai ...................................... 23
  6. Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THANH 25 2.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội Xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai ................................................................................25 2.1.1. Giới thiệu về Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai . 25 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................ 25 2.2. Kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh27 2.2.1. Công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh ........ 27 2.2.2. Công tác điều tra, bình xét hộ nghèo, hộ thoát nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2018-2020 ....................................................................... 29 2.2.3. Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều ........................ 30 2.2.4. Công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai ...................................................................... 31 2.3. Đặc điểm về hộ nghèo trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh ...........................33 2.4. Nguyên nhân nghèo ...............................................................................38 2.5. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Thanh ........................................................................................39 2.5.1. Thực trạng về xây dựng chương trình, lập quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo bền vững ................................................................................ 39 2.5.2. Thực trạng về ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật .................................................................................. 40 2.5.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh ........................................... 42 2.5.4. Thực trạng đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững ................................................... 43 2.5.5. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững .................................. 45 2.6. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo ở xã Vĩnh Thanh ..................49
  7. 2.7. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Thanh ........................................................................................51 2.7.1. Ưu điểm........................................................................................... 51 2.7.2. Hạn chế ........................................................................................... 52 2.7.3. Nguyên nhân của hạn chế............................................................... 53 Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THANH ................... 55 3.1. Quan điểm và mục tiêu của giảm nghèo bền vững ở xã Vĩnh Thanh 55 3.1.1. Quan điểm về giảm nghèo bền vững .............................................. 55 3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững....................................................... 57 3.1.3. Cách tiếp cận để đưa ra giải pháp ................................................. 57 3.1.4. Một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững tại xã Vĩnh Thanh . 59 3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh .............................................................................................65 3.2.1. Hoàn thiện chương trình, quy hoạch và kế hoạch về công tác giảm nghèo bền vững ......................................................................................... 65 3.2.2. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật ............................................................................................................ 66 3.2.3. Chính sách hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm.............................. 66 3.2.4. Nâng cao chính sách tuyên truyền.................................................. 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CNH Công nghiệp hóa CSXH Chính sách xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KT – XH Kinh tế - xã hội LĐTB VÀ XH Lao động thương binh và xã hội MTTQ Mặt trận tổ quốc NSNN Ngân sách nhà nước NXB Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói, giảm nghèo XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng hộ nghèo và cận nghèo giai đoạn 2016-2019 ................ 30 Bảng 2.2. Trình độ học vấn bình quân của chủ hộ theo nhóm nghèo và khoảng nghèo ................................................................................................. 35 Bảng 2.3. Tỷ lệ thu nhập hộ nghèo, hộ cận nghèo ........................................ 36 Bảng 2.4. Tỷ lệ nhân khẩu trong độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tình trạng việc làm ....................................................................... 37
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công tác giảm nghèo là chương trình chiến lược của các quốc gia và đối với Việt Nam, giảm nghèo bền vững là một trong những biện pháp cơ bản để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhằm thực hiện thành công công cuộc giảm nghèo, chính phủ các nước đã thực hiện nhiều chính sách và chương trình hành động cụ thể, đồng thời các nghiên cứu sâu về nguyên nhân nghèo đói cũng như các giải pháp xóa đói giảm nghèo cũng được các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu. Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đây là một trong hai chương trình trọng điểm theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã phát triển toàn diện trên tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đối với xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, công cuộc xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu. Từ 113 hộ nghèo năm 2015, giảm 77 hộ nghèo xuống còn 36 hộ nghèo năm 2018 đạt tỷ lệ 68,14% so với hộ nghèo đầu năm 2015. Đến cuối năm 2019, Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình giảm nghèo bền vững. Nhìn chung, qua thời gian thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 (theo phương pháp tiếp cận đa chiều) đã đạt được những kết quả khả quang. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Thanh còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về công tác Giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam. 1
  11. 2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghèo đa chiều, các đề tài đã tiếp cận các chiều và các chỉ số đo lường nghèo, cũng như đưa ra một số gợi ý chính sách và giải pháp nhằm giảm nghèo đa chiều bền vững: NĐC được nhóm tác giả Lộ Thi Đức (tổng cục thống kê), Nguyễn Bùi Linh (UNDP), Nguyễn Việt Cường (MDRI), Phạm Minh Thu (Bộ lao động thương binh và xã hội), Vũ Hoàng Đạt (CAF) tiến hành nghiên cứu. Công trình này được hỗ trợ bởi dự án “hỗ trợ cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội (PRPP), Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH). Nghiên cứu đã tập trung xây dựng đề cương tổng quan cho phương pháp luận đo lường NĐC ở Việt Nam, dự thảo 2, UNDP, 14/5/2013 với nội dung tiếp cận NĐC ở Việt Nam đã tổng hợp các phương pháp đo lường NĐC. Trong đó, một vài cách tiếp cận như Alkier Foster (2011) hay Maasoumi Logu (2008) đã sử dụng các chỉ số đa chiều vô hướng tìm kiếm để kết hợp các thông tin từ nhiều chiều thiếu hụt. Thuận lợi lớn nhất của các phương pháp “chỉ số đa chiều” là giúp chúng ta so sánh và xếp hạng nghèo qua nhiều giai đoạn, vùng miền, quốc gia. Một cách tiếp cận khác của Ravallion đề xuất một phương pháp “bảng điều khiển” hay chính là một bộ chỉ số đo lường và phân tích NĐC. Cách tiếp cận này cho phép người dùng xem xét một chiều nào đó quan trọng nhiều hơn hay ít hơn tùy theo mong muốn của họ. Tuy nhiên, cách tiếp cận “bảng điều khiển” nghiên cứu và báo cáo các chỉ số nghèo cho các chiều riêng lẻ, cung cấp thông tin theo phân phối biên mà không phải phân phối có điều kiện hoặc tương quan giữa các chiều. Điều này có thể làm cho phân tích NĐC ít hấp dẫn hơn do phân phối có điều kiện bao hàm nhiều thông tin hơn và có thể cung cấp một bức tranh khác so với phân phối biên. Một số phương pháp tiếp cận 2
  12. cũng đã được xây dựng và có thể dùng như phương pháp thay thế hoặc bổ sung cho các chỉ số vô hướng và cách tiếp cận “bảng điều khiển”. Các kỹ thuật thống trị ngẫu nhiên đa biến, đại diện trực tiếp của cấu trúc phụ thuộc sử dụng biểu đồ Venn, và chức năng copula cũng nằm trong số các cách tiếp cận thay thế khác. Cũng với cách tiếp cận NĐC, Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tư vấn kỹ thuật từ trường Đại học Maastrict (Hà Lan): “Báo cáo tình trạng nghèo đa chiều của trẻ em Việt Nam”. Báo cáo ứng dụng phương pháp tiếp cận đa chiều để đo nghèo ở trẻ em do Bộ LĐTB&XH và UNICEF đề xuất với nội dung: Sử dụng khái niệm trẻ em nghèo đa chiều, dựa trên 8 nhu cầu cơ bản của trẻ trên các lĩnh vực là: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, vui chơi giải trí, sự thừa nhận và bảo trợ xã hội. Theo quan điểm đa chiều, một trẻ em được xác định là nghèo khi không được đảm bảo ít nhất 2 trong 8 nhu cầu trên. Bên cạnh đó, NĐC cũng được Chris de Neubourgh, Franciska Gassman và Keetie Roelen của Trường Quản Trị, Đại Học Maastricht, Hà Lan đề cập với nghiên cứu “Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em” (2008). Các tác giả tiếp cận, phân tích các yếu tố liên quan đến nghèo ở trẻ em, các chiều nghèo ở trẻ em Việt Nam. Phương pháp đo lường nghèo trẻ em được đề xuất trong báo cáo này đã được xây dựng đặc biệt để đo lường và phân tích tình hình nghèo trẻ em ở Việt Nam. Phương pháp này được xây dựng riêng cho Việt Nam, khoanh vùng cụ thể vào vấn đề trẻ em, tập trung vào kết quả cụ thể, và xem xét cả các khía cạnh phi tài chính của nghèo có ảnh hưởng quan trọng đối với trẻ em. Bản chất đa chiều của phương pháp này được thể hiện thông qua việc 3
  13. bao quát nhiều mặt như giáo dục, y tế, lao động trẻ em, nước và vệ sinh. Sau quá trình tiến hành tham vấn, thảo luận kỹ lưỡng, một khung khái niệm cho việc nghiên cứu tình hình nghèo trẻ em ở Việt Nam đã được xây dựng. Các bên liên quan cũng đã thống nhất các lĩnh vực và chỉ số phục vụ hoạt động đánh giá để phản ánh một cách thích hợp tình hình nghèo của trẻ em Việt Nam. Một công trình nghiên cứu liên quan đến NĐC rất có ý nghĩa nữa là nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Thanh, Đỗ ngọc Khải và Nguyễn Bùi Linh, Jonathan Haugton (Đại học Suffolk- Hoa kỳ),… về “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ” với nội dung: phân tích mô tả các kết quả và phát hiện chính của cuộc điều tra về đặc điểm của dân số đô thị, tình hình tiếp cận giáo dục và sử dụng dịch vụ y tế, thực trạng việc làm, thu nhập và chi tiêu, nhà ở, tài sản lâu bền của hộ gia đình, đối phó với các cú sốc, rủi ro v.v… Với cách tiếp cận mới NĐC, công trình đã đưa ra được một số kết luận quan trọng: Ở cả hai thành phố, 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số nghèo đa chiều là thiếu hụt về tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ nhà ở (điện, nước, thoát nước, …) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở; Chỉ số nghèo đa chiều ở TPHCM cao hơn Hà Nội, nông thôn cao hơn thành thị và người di cư cao hơn người có hộ khẩu. Đối với cư dân có hộ khẩu, ba đóng góp lớn nhất vào chỉ số NĐC lần lượt là an sinh xã hội, dịch vụ nhà ở, chất lượng và diện tích nhà ở; chỉ số NĐC rất cao đối với nhóm dân di cư đang có ít nhất một thiếu hụt, trong đó an sinh xã hội cũng là yếu tố đóng góp hàng đầu. Đáng chú ý, người di cư không hộ khẩu đang thực sự gặp phải vấn đề khó khăn trong tham gia các tổ chức và hoạt động xã hội. Ngoài ra, Trần Minh Sang (2012) đã phân tích, đánh giá tình hình NĐC của các hộ gia đình tại các đô thị khu vực Đông Nam Bộ dựa trên số liệu được 4
  14. khảo sát: Đề tài sử dụng 2 phương pháp tiếp cận để nghiên cứu về nghèo là nghèo tiền tệ và NĐC. Trong đó, phương pháp tiếp cận chính là NĐC, còn phương pháp nghèo tiền tệ làm cơ sở so sánh để làm rõ hơn bức tranh nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ. Thứ nhất, theo phương pháp tiếp cận nghiên cứu nghèo tiền tệ: một gia đình gọi là nghèo nếu hộ gia đình có mức chi tiêu bình quân đầu người một tháng dưới chuẩn nghèo. Thứ hai, phương pháp tiếp cận NĐC được xây dựng để đánh giá tình trạng nghèo của các hộ gia đình tại khu vực Đông Nam Bộ trên cơ sở chỉ số NĐC (MPI) do Alkire and Santos xây dựng. Đó là các nhu cầu cơ bản trên 5 lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe, tiêu chuẩn sống, giàu có kinh tế và tỷ lệ lao động. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp MPI như là công cụ chính để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Qua kết quả tổng quan tài liệu nghiên cứu về NĐC, tác giả nhận thấy một vấn đề chung để phân tích NĐC là các nghiên cứu đều sử dụng các chiều nghèo chính như: học vấn, y tế, thu nhập, và quyền tham gia (bình đẳng giới, vốn vay, tham gia Hội, đoàn thể, học nghề, việc làm...). Các tác giả cũng đã đề xuất được các giải pháp giảm nghèo liên quan đến các chỉ số về NĐC: Học tập nâng cao trình độ học vấn (Giáo dục), nâng cao nhận thức về đảm bảo sức khỏe (Y tế), nâng cấp cơ sở hạ tầng (an sinh xã hội), quyền tham gia (vay vốn, tham gia các hoạt động). Bài viết “Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực cho công cuộc giảm nghèo bền vững” của Minh Phước: về việc hoàn thiện các chính sách và tích cực triển khai chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Luận văn thạc sĩ Chính sách công “Chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thành Nhân (2015): nghiên cứu về thực trạng giảm nghèo trên địa bàn thành phố và đưa ra giải pháp hoàn thiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố. Qua các nghiên cứu trên cho thấy, đến nay chưa có công trình nào tập 5
  15. trung nghiên cứu một cách cụ thể và sâu sắc thực tế hoạt động quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn nghiên cứu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 3.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và vận dụng trong quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Luận văn tập trung làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo ở Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Hàm ý chính sách, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thông qua các phương pháp nghiên cứu và phân tích sau đây: - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp quy nạp nhằm hệ thống hóa sở sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng và định hướng cho quá trình nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp thu thập số liệu theo các tiêu thức nghiên cứu, trên cơ sở đó dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tương quan nhằm làm rõ từng vấn đề trong phân tích, đánh giá thực trạng nghèo và quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 6
  16. Phương pháp so sánh, đối chiếu: thực hiện việc so sánh hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai của từng năm trong giai đoạn 2018 – 2020 để đánh giá thực trạng thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn nghiên cứu. 5. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước đối với các hộ nghèo ở Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Phạm vi thời gian: phân tích,đánh giá thực trạng sử dụng số liệu từ năm 2018 đến năm 2020 và đề xuất giải pháp giai đoạn 2020 – 2025. Về nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững. 6. Kết quả và những đóng góp kỳ vọng đạt được của nghiên cứu Làm rõ những tác động đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo ở Xã Vĩnh Thanh. huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài là những chỉ báo về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo và là nguồn để tham khảo để hoạch định chính sách giửm nghèo cho địa phương trong giai đoạn tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững 7
  17. Chương 2: Thực trạng giảm nghèo và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Thanh Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Thanh 8
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm về nghèo + Khái niệm nghèo Nghèo vẫn là vấn đề luôn được xã hội quan tâm, hay nói cách khác nghèo là gánh nặng của xã hội. Nhưng để có một định nghĩa đúng về nghèo thì chưa có một định nghĩa nào là chính xác. Nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đưa ra những khái niệm khác nhau về nghèo. Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Tại Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Nghèo được nhận diện trên 2 khía cạnh: nghèo tuyệt đối (Absolute Poverty) và nghèo tương đối (Relative Poverty). Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống; nhu cầu cơ bản, tối thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trường; Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới 9
  19. mức trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xóa dần nghèo tuyệt đối là việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo, khái niệm nghèo tuyệt đối được sử dụng để so sánh mức độ nghèo khổ giữa các quốc gia. Trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm quốc gia nghèo là đất nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém, vị trí không thuận lợi cho giao lưu với cộng đồng quốc tế. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen- Đan Mạch (tháng 3/1995 đưa ra một quan niệm cụ thể hơn về đói, nghèo: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày, số tiền này được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” (Hoài, 2005). Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (2004), nghèo là một khái niệm đa chiều và vượt khỏi phạm vi túng thiếu của vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như: dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục, khả năng dễ tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực. Tuy nhiên, cũng có quan điểm khác về nghèo đói mang tính kinh triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông Abapia Sen, người được giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và của người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội tiếp cận, lựa chon của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội tiếp cận, lựa chon nhiều hơn, người nghèo ít có cơ hội hơn. Cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Úc (AusAID) định nghĩa: sự nghèo đói là mức độ thiếu hụt mà ở đó một người không thể đạt đến sự đầy đủ 10
  20. ở mức chuẩn tối thiểu, trong đó sự đầy đủ ở đây được hiểu như: có đủ tài nguyên để có thể phục vụ những nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nước uống, nơi ở và quần áo; có khả năng tiếp cận y tế, giáo dục ở mức độ chấp nhận được; có quyền tự chủ do hiến pháp nhà nước quy định và xã hội văn minh. Tuy nhiên, các quan điểm tập trung nhất vào khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực nghèo do bộ LĐTB&XH ban hành. + Khái niệm về nghèo theo bộ LĐTB&XH Theo Báo cáo phát triển Việt Nam (2004), đã đưa ra định nghĩa nghèo như sau: “Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, có ít khả năng truyền đạt nhu cầu về những khó khăn đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng”. Nghèo là tình trạng sống không được no ấm, những người thiếu khả năng hoạt động trong xã hội, có thể phát triển kém đi hoặc trở lên dễ bị tổn thương, gặp rủi ro trong thu nhập và thiên tai dẫn đến nghèo; như vậy có thể nói, nghèo là thiếu sự làm chủ đối với hàng hóa hoặc một loại tiêu dùng thiết yếu (ví dụ lương thực, thực phẩm) cấu thành chuẩn mực về mức sống trong xã hội hay thiếu khả năng hoạt động trong xã hội (Trương Văn Tuyển, 2007). Theo Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN giai đoạn 1998-2000, các khái niệm hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo…được hiểu như sau: hộ nghèo là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất; xã nghèo là xã có tỷ lệ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, nước sạch, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao; vùng nghèo là địa bàn nằm ở những khu vực khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2