intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tiểu Ngư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

61
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở khái quát những vấn đề chung về quản lý thu BHXH và phân tích, đánh giá thực trạng công tác đó tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đề tài nhằm hướng tới mục tiêu đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH của huyện trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN TRIỀU DƢƠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN TRIỀU DƢƠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Thị Hồng Điệp - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các số liệu, những nội dung nghiên cứu, kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
  4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế Chính trị, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Hồng Điệp đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn !
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................................ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ...................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN ........................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................. 6 1.2. Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội................................................. 8 1.2.1. Thu bảo hiểm xã hội............................................................................................. 8 1.2.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện .......................................... 11 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 26 2.1. Khung phân tích ........................................................................................................ 26 2.2. Nguồn tài liệu và số liệu sử dụng.............................................................................. 28 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................................ 28 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 28 2.3.2. Phương pháp quan sát ....................................................................................... 29 2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin.............................................................................. 29 2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp ...................................................................... 29 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 31 3.1. Giới thiệu sơ lƣợc cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .... 31 3.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình .............................................. 34 3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình .......................... 35 3.1.4. Tình hình hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình trong những năm qua ..................................................................................................................................... 36 3.2. Tình hình thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 ............................................................................................................................... 41 3.2.1. Kết quả chung .................................................................................................... 41 3.2.2. Kết quả thu bảo hiểm xã hội theo khối loại hình ............................................... 43 3.2.3. Kết quả thu bảo hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ..... 44
  6. 3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................................... 46 3.3.1. Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ...................................... 46 3.3.2. Công tác quản lý mức thu và phương thức thu BHXH ...................................... 49 3.3.3. Công tác tổ chức thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình ..... 56 3.3.4. Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu ......................................................................... 57 3.4. Đánh giá công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................................. 57 3.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................... 57 3.4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................... 59 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 60 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH , TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI ....... 63 4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................. 63 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 64 4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội ........................................ 64 4.2.2. Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu và tăng cường thu quỹ bảo hiểm xã hội ...... 65 4.2.3. Ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý .................................. 66 4.2.4. Bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội................................................... 67 4.2.5. Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi tác phong phục vụ ................................. 67 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 71
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHXH BB Bảo hiểm xã hội bắt buộc 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 DN Doanh nghiệp 5 HCSN Hành chính - Sự nghiệp 6 KCB Bệnh nghề nghiệp 7 NLĐ Ngƣời lao động 8 NSDLĐ Ngƣời sử dụng lao động 9 TNLĐ-BNN Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 10 UBND Ủy ban nhân dân i
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng biểu Nội dung Trang Kết quả thu BHXH của BHXH huyện 1 Bảng 3.1 Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 42 2012 – 2014 Kết quả thu BHXH theo khối loại hình 2 Bảng 3.2 44 giai đoạn 2012 - 2014 Kết quả thu BHXH các doanh nghiệp 3 Bảng 3.3 ngoài quốc doanh tại huyện Phú Bình giai 46 đoạn 2012 – 2014 Đối tƣợng tham gia BHXH giai đoạn 4 Bảng 3.4 48 2011 – 2014 ii
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang Khung phân tích các giải pháp nâng cao 1 Sơ đồ 2.1. hiệu quả quản lý thu BHXH tại huyện 27 Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Phú 2 Sơ đồ 3.1. 34 Bình iii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây rất lâu. Ngày nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con ngƣời vƣợt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và trong quá trình lao động nhƣ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết. Vì thế, BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nƣớc và đƣợc thực hiện ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Đối với Việt Nam, Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH, BHYT, BHXHTN) bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho ngƣời lao động và nhân dân trên phạm vi cả nƣớc. Vì vậy trong những năm qua Nhà nƣớc có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm. Có thể nói chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề an sinh xã hội. Thực hiện Bộ Luật Lao động, trong đó có Chƣơng XII về BHXH, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ - CP ngày 26/01/1995; sau này đã đƣợc sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 thì các đối tƣợng tham gia đóng, hƣởng BHXH đã đƣợc mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH hàng năm, số thu BHXH hàng năm và nguồn quỹ BHXH hàng năm độc lập với ngân sách đều có sự gia tăng. Đây là bƣớc chuyển đổi căn bản về sự nghiệp BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc sang cơ chế 1
  11. quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do ngƣời lao động, ngƣời chủ sử dụng lao động đóng góp,… để chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội. Tính đến hết năm 2014, cả nƣớc có trên 11,4 triệu ngƣời tham gia BHXH bắt buộc đạt trên 85% số đối tƣợng phải tham gia. Số lao động còn lại chƣa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nƣớc nhƣ: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, ngƣời buôn bán nhỏ,… đã trốn tránh không tham gia BHXH cho ngƣời lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH; mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của ngƣời lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh,… đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho ngƣời lao động nói chung và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh hƣởng đến việc thu, nộp BHXH và nguồn quỹ BHXH. Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình là cơ quan chuyên môn do BHXH tỉnh Thái Nguyên trực tiếp quản lý về ngành dọc, đóng trên địa bàn huyện Phú Bình và chịu sự quản lý hành chính của Đảng bộ, UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện có 36 cơ quan hành chính sự nghiệp; 21 UBND xã, thị trấn; 46 trƣờng THPT, THCS và tiểu học; 57 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã; 113 hộ cá thể với tổng số 4.840 ngƣời lao động tham gia BHXH, so với tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động thì mới chỉ đạt 13,12%. Trong những năm gần đây, việc thu nộp BHXH đã và đang phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn có một số chủ doanh nghiệp trên địa bàn còn chƣa hiểu đúng, đủ về chế độ BHXH nên vẫn còn xảy ra tình trạng trốn đóng, chậm đóng, đóng chƣa đủ dẫn đến việc ngƣời lao động không đƣợc tham gia BHXH hoặc đƣợc tham gia nhƣng đơn vị sử dụng lao động không nộp tiền cho cơ quan BHXH huyện, do vậy các chế độ ngắn hạn nhƣ ốm đau, thai sản 2
  12. của ngƣời lao động không đƣợc giải quyết. Thêm vào đó, số lao động tham gia BHXH trong các đơn vị đã đăng ký tham gia đóng BHXH cũng còn chƣa đầy đủ, chƣa đúng quy định. Có một số lƣợng không nhỏ các doanh nghiệp còn nợ tiền đóng BHXH cho NLĐ. Công tác tuyên truyền về BHXH hiệu quả giáo dục đối với ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động còn chƣa cao, chƣa tạo đƣợc chuyển biến rõ rệt,... Câu hỏi đặt ra là: Cần phải thực hiện những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian tới? Nhằm góp phần trả lời câu hỏi trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khái quát những vấn đề chung về quản lý thu BHXH và phân tích, đánh giá thực trạng công tác đó tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đề tài nhằm hƣớng tới mục tiêu đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH của huyện trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hóa những vấn đề chung về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội. - Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH, từ đó đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, xác định nguyên nhân của những nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3
  13. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộc, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu, số liệu từ năm 2012 - 2014, định hƣớng và giải pháp đến năm 2020. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý thu BHXH. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú Bình, qua đó tìm ra những mặt đạt đƣợc và tồn tại cũng nhƣ các nguyên nhân của những tồn tại đó. Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và BHXH tỉnh Thái Nguyên nói chung. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo thuộc ngành BHXH, cán bộ lãnh đạo tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị áp dụng để bảo đảm quyền lợi của ngƣời lao động. Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế và cho các công trình nghiên cứu liên quan. 4
  14. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 5
  15. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ năm 1995, sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong ngành và ngoài ngành, từ đề tài cấp bộ, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu cứu những vấn đề chung, cũng nhƣ từng lĩnh vực cụ thể về BHXH và quản lý thu BHXH. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu về quản lý thu BHXH còn khá hạn chế, mới có một số đề tài trong lĩnh vực này đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là: - "Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Nguyễn Văn Châu, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 1996. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nƣớc trên thế giới và tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam trƣớc năm 1995 và đến năm 1996; tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH đặc biệt là công tác thu BHXH trong thời gian qua, nhằm phân tích khả năng thu BHXH để bù đắp các chế độ BHXH, thay thế dần các nguồn chi lấy từ Ngân sách nhà nƣớc, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam [1]. - "Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội“, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Dƣơng Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999. Trên cơ sở nghiên cứu 5 mô hình quản lý thu BHXH của các nƣớc trong khu vực và thế 6
  16. giới, tác giả đã làm rõ một số khái niệm xung quang vấn đề thu BHXH, thực trạng quản lý thu BHXH, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tƣợng ở Việt Nam [2]. - “Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, đề tài luận văn Thạc sĩ của Trần Ngọc Tuấn, bảo vệ năm 2003. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu về công tác thu và quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện Quản lý thu BHXH tại tỉnh này, cũng là cơ sở cho các tỉnh khác trong cả nƣớc nghiên cứu và áp dụng [3]. - “Hoàn thiện công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Tuấn Linh, bảo vệ năm 2014. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu BHXH tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2009 - 2013, tác giả đã làm rõ những điểm mạnh, cũng nhƣ phân tích những hạn chế trong công tác thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang, qua đó rút ra những bài học để trên cơ sở đó đƣa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng công tác thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tiếp theo [4]. Nhƣ vậy, đã có rất nhiều những nghiên cứu trên nhiều phƣơng diện khác nhau, với nhiều nội dung và cách thức tiếp cận khác nhau. Những đề tài đó đã phần nào nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản nhất về BHXH và những vấn đề liên quan đến BHXH - trong đó có thu BHXH. Đây sẽ là những nền tảng ban đầu để tác giả liên hệ, tiếp thu và làm mới theo từng thời kỳ để đƣa vào luận văn “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. Tuy nhiên, với quan điểm không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác thu và quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tác giả sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu mang tính tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu để có thể làm rõ hơn về quản lý thu BHXH tại 7
  17. huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và công tác quản lý thu BHXH tại các cơ quan BHXH tại Việt Nam nói chung. 1.2. Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội 1.2.1. Thu bảo hiểm xã hội 1.2.1.1. Khái niệm * Bảo hiểm xã hội Cuộc sống con ngƣời luôn phấn đấu cho an sinh hạnh phúc, nhƣng quy luật của tạo hoá là sinh ra, lớn lên và già yếu; đi theo đó là những rủi ro, ốm đau, hoạn nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Với trí óc thiên phú, con ngƣời luôn có những phát kiến khoa học cả về tự nhiên và xã hội để chế ngự thiên nhiên, khắc phục những diễn biến bất thƣờng của quy luật, làm cho xã hội không ngừng phát triển. BHXH nhƣ là một phát kiến văn minh của nhân loại về khoa học xã hội kết hợp với khoa học tự nhiên để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ cho con ngƣời. Thực tế cuộc sống có nhiều rủi ro xảy ra mà không thể phòng trƣớc đƣợc, để khắc phục hậu quả của nó thì mỗi cá nhân có thể dự phòng ở những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng ngƣời. Nhƣng, dù cá nhân có chủ động và dự phòng những rủi ro khi xảy ra thì cũng không thể nào đáp ứng đƣợc mọi rủi ro xảy ra trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Vì vậy, cần phải có biện pháp khắc phục tổng thể và lâu dài mang tính cộng đồng xã hội, do đó ngoài dự phòng cá nhân, còn cần có dự phòng của cộng đồng. Trong tất cả các biện pháp phòng chống và khắc phục rủi ro, bảo hiểm là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Bảo hiểm là chế độ bồi thƣờng kinh tế, chia nhỏ rủi ro, tổn thất của một ngƣời hay một số ít ngƣời cho nhiều ngƣời có cùng khả năng xảy ra rủi ro, tổn thất nào đó, theo những nguyên tắc, chuẩn mực đƣợc thống nhất và quy định trong khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia. Bảo hiểm không những đảm bảo cho ngƣời tham gia về kinh tế mà còn góp phần ổn 8
  18. định xã hội. Trên thế giới, BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm và trở thành giải pháp hữu hiệu giúp con ngƣời vƣợt qua những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống và trong quá trình lao động. BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, đƣợc thực hiện ở hầu hết các nƣớc trên thế giới và ngày càng phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cơ bản cho ngƣời lao động trên toàn thế giới và an toàn xã hội, ILO ban hành Công ƣớc số 102 ngày 04/6/1952 về quy phạm tối thiểu an toàn xã hội, có quy định 09 chế độ trợ cấp gồm: chế độ chăm sóc y tế; chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN; chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp thất nghiệp; chế độ trợ cấp tàn tật; chế độ trợ cấp tuổi già; chế độ trợ cấp tiền tuất và chế độ trợ cấp gia đình. Ở nƣớc ta, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về BHXH đã đƣợc thể hiện trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959. Điều 32 Hiến pháp 1959 quy định: "ngƣời lao động đƣợc giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Nhà nƣớc mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho mọi ngƣời đƣợc hƣởng quyền đó". Khái niệm về BHXH được khái quát một cách cao nhất, đầy đủ nhất khi có Luật BHXH, đó là: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của nguời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo biểm xã hội" [5]. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Nhƣ vậy có thể khái quát về BHXH nhƣ sau: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần cho ngƣời lao động, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, 9
  19. chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung đƣợc hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân ngƣời lao động và những ngƣời ruột thịt (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của ngƣời lao động trực tiếp phải nuôi dƣỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. * Thu Bảo hiểm xã hội Thu BHXH là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tƣợng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tƣợng đƣợc tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động BHXH. 1.2.1.2 . Yêu cầu đối với thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện Thứ nhất: Thu đúng, đủ, kịp thời - Thu đúng là đúng đối tƣợng, đúng mức, đúng tiền lƣơng, tiền công và đúng thời gian quy định. Mọi ngƣời lao động khi có hợp đồng lao động hoặc giao kết lao động theo quy định, đƣợc trả công bằng tiền đều là đối tƣợng đóng BHXH bắt buộc. Việc xác định đúng đối tƣợng, đúng tiền lƣơng, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của ngƣời lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng, việc thu đúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao động để xác định đúng đối tƣợng, mức thu, phƣơng thức thu. - Thu đủ, là thu đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động. - Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lƣơng mà những quan hệ đó thuộc đối tƣợng, phạm vi tham gia BHXH. Chế độ BHXH thƣờng xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH. Chế độ BHXH thƣờng xuyên thay đổi để phù hợp với phát 10
  20. triển kinh tế xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH. Thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai. Cơ chế thu BHXH đƣợc quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ƣơng là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nƣớc và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Tính công bằng đƣợc thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH nhƣ nhau. Thứ ba: An toàn, hiệu quả Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc và sử dụng nguồn đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do đƣợc tồn tích cộng đồng, nên thƣờng có khối lƣợng tiền nhàn rỗi tƣơng đối lớn chƣa sử dụng, cần đƣợc đầu tƣ tăng trƣởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trƣợt giá. Vì vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tƣ để đảm bảo thu hồi đƣợc vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu. 1.2.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện 1.2.2.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội Trƣớc hết chúng ta cần hiểu khái niệm về quản lý. Quản lý là những hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý vào một đối tƣợng quản lý nhất định để điều chỉnh các quá trình xã 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2