intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, góp phần xây dựng nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CAO MINH KHÁNH QUẢN LÝ THU CHI THỎA THUẬN TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CAO MINH KHÁNH QUẢN LÝ THU CHI THỎA THUẬN TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM BẢO DƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được ghi trong lời cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019 Tác giả luận văn Cao Minh Khánh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,giúp đỡ, động viên tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, các Khoa, của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh-Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Phạm Bảo Dương. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng nghiệp cùng cơ quan nơi tôi công tác.Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp đã hỗ trợ và cung cấp thông tin cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của bạn bè, gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Cao Minh Khánh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...............................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ........................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU CHI THỎA THUẬN CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP ........................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5 1.1.2. Vai trò của thu chi thỏa thuận đối với ngân sách Nhà trường ................ 8 1.1.3. Nội dung quản lý thu chi thỏa thuận ..................................................... 10 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi thỏa thuận .......................... 13 1.2. Cơ sở thực tiễn - Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu chi thỏa thuận .. 17 1.2.1. Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố khác về quản lý thu chi thỏa thuận ......................................................................................................................... 17 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 23 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 25 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 25
  6. iv 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 25 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 25 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 28 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 31 2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn ........................................................................... 31 2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn ........................................................................... 31 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn ....................................................................................... 32 2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn ................................................... 32 2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn ................................................... 32 Chương 3:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI THỎA THUẬN CỦA CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................................... 34 3.1. Khái quát chung về công tác thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ ........................................................ 34 3.1.1. Tình hình phát triển của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ ...................................................................................... 34 3.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ ...................................................................................... 35 3.2. Thực trạng quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ............................................................. 36 3.2.1. Xây dựng quy định về quản lý thu chi thỏa thuận ................................ 36 3.2.2. Quy trình quản lý thu chi thỏa thuận..................................................... 37
  7. v 3.2.3. Lập kế hoạch về quản lý thu chi thỏa thuận.......................................... 40 3.2.4. Thực hiện quản lý thu chi thỏa thuận .................................................... 47 3.2.5. Quản lý công tác quyết toán thu chi thỏa thuận .................................... 60 3.2.6. Thanh tra, kiểm tra quản lý thu chi thỏa thuận ..................................... 63 3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ....................................................... 65 3.3.1. Quy định về việc thu chi thỏa thuận ..................................................... 65 3.3.2. Năng lực kế toán trường học, lãnh đạo nhà trường .............................. 65 3.3.3. Công tác kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và của cộng đồng ................................................................................................................. 68 3.3.4. Yếu tố thu nhập và dân trí của cư dân trên địa bàn............................... 70 3.3.5. Nhu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trong nhà trường .............................................................................................................. 72 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ................................. 73 3.4.1. Những thành tựu.................................................................................... 73 3.4.2. Hạn chế, tồn tại ..................................................................................... 74 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 74 Chương 4:GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI THỎA THUẬN CỦA CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................. 76 4.1. Quan điểm, phương hướng nâng cao công tác quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ......... 76 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 76 4.1.2. Phương hướng ....................................................................................... 77 4.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ................................. 78 4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản lý thu chi thoả thuận các trường
  8. vi công lập ........................................................................................................... 78 4.2.2. Giải pháp về khai thác nguồn thu.......................................................... 78 4.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán về thu chi thỏa thuận các trường công lập .................................................................................................................... 80 4.2.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập ............................................................................................... 81 4.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường .... 83 4.2.6. Giải pháp đối với kế toán và Ban giám hiệu nhà trường ...................... 83 4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 84 4.3.1. Đối với UBND thành phố Việt Trì ....................................................... 84 4.3.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước các cấp ........................................... 85 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 88 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 90
  9. vii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BGDDT Bộ giáo dục và Đào tạo CSVC Cơ sở vật chất GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo NĐ-CP Nghị định - Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước QĐ Quyết định THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP Thành phố TT thông tư UBND Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê đối tượng và nội dung khảo sát ...................................... 26 Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert .................................................................... 28 Bảng 3.1: Kết quả đánh giá quy trình thực hiện quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .............. 38 Bảng 3.2: Số kế hoạch thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 .................................. 44 Bảng 3.3: Kết quả đánh giá khảo sát về công tác lập kế hoạch thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ..... 45 Bảng 3.4: Kết quả thực hiện thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ........................... 48 Bảng 3.5: Thu thỏa thuận khối mầm non năm học 2015-2016/2016-2017 .... 49 Bảng 3.6: Thu thỏa thuận khối tiểu học năm học 2015-2016/2016-2017 ...... 51 Bảng 3.7: Thu thỏa thuận khối THCS năm học 2015-2016/2016-2017 ......... 52 Bảng 3.8: Chi thỏa thuận khối mầm non năm học 2015-2016/2016-2017 ..... 53 Bảng 3.9: Chi thỏa thuận khối tiểu học năm học 2015-2016/2016-2017 ....... 55 Bảng 3.10: Chi thỏa thuận khối THCS năm học 2015-2016/2016-2017 ....... 56 Bảng 3.11: Chênh lệch thu chi thỏa thuận năm học 2015-2016/2016-2017 .. 58 Bảng 3.12: Tình hình quyết toán thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ..................... 61 Bảng 3.13: Kết quả đánh giá công tác quyết toán thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ...................... 61 Bảng 3.14: Hình thức thực hiện thanh tra, kiểm tra quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017........................................................................................................ 64 Bảng 3.15: Trình độ của cán bộ kế toán tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .................................................................... 66 Bảng 3.16: Kết quả đánh giá về năng lực kế toán trường học, lãnh đạo nhà
  11. ix trường trong quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .................................................................... 67 Bảng 3.17: Kết quả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, ........................... 68 Bảng 3.18: Kết quả đánh giá nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trong nhà trường trên địa bàn thành phố Việt Trì,tỉnh Phú Thọ ............. 72
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Quy trình quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ............................................................. 37 Biểu đồ 3.1: Chênh lệch thu chi thỏa thuận khối mầm non ............................ 58 Biểu đồ 3.2: Chênh lệch thu chi thỏa thuận khối tiểu học .............................. 59 Biểu đồ 3.3: Chênh lệch thu chi thỏa thuận khối THCS ................................. 60 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017........................................................................................................ 71
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội hoá giáo dục đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập, là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục đào tạo đổi mới và phát triển. Sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các cơ sở đào tạo không những giúp cho giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội, mà còn tự kiểm định được toàn bộ hoạt động của mình dựa vào việc khai thác nguồn lực tiềm năng đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển. Trên địa bàn thành phố Việt Trì gồm các trường công lập từ trường mầm non, các trường tiểu học, trường trung học cơ sở cho đến các trường trung học phổ thông… Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, kinh phí của các trường công lập ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, phần còn lại là nguồn thu học phí, từ đóng góp của người học, từ các dịch vụ giáo dục đào tạo khác theo quy định của Pháp luật và theo quy định của Tỉnh Phú Thọ cũng như quy định của thành phố Việt Trì. Trong những năm gần đây, nguồn thu thỏa thuận từ các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì chiếm khoảng 60% trong thu chi ngân sách của các trường công lập. Nguồn thu này có ý nghĩa rất quan trọng, nó đã góp phần giúp cho Nhà trường đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đào tạo để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu học tập của xã hội hay chính là nhu cầu học tập của con em trên địa bàn thành phố Việt Trì. Hình thức thu chi thỏa thuận xuất phát từ phía phụ huynh và nhà trường như thu chi học thêm, dạy thêm; bảo hiểm y tế, nước uống học sinh, thu chi học phẩm, quần áo đồng phục, quần áo thể thao, phù hiệu; bán trú cho học sinh mầm non, tiểu học,….Tuy nhiên, công tác thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì hiện nay còn nhiều hạn chế: xây dựng mức thu chi còn chưa thỏa mãn bậ phụ huynh, quá trinh quản lý có
  14. 2 phân cấp nhưng giữa các đơn vị chức năng còn chồng chéo nhiệm vụ, công tác lập kế hoạch còn yếu, thực hiện quản lý thu chi chưa chặt chẽ, quyết toán còn nhiều vấn đề tranh cãi,…..điều này đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ tránh dẫn đến những bức xúc của xã hội về mức độ thu thỏa thuận có hợp lý không? Chi thỏa thuận có minh bạch không? Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” để làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, góp phần xây dựng nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập. - Phân tích thực trạng quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. - Nhận diện và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến chất lượng quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là công tác quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ bao gồm các trường mầm non, THCS, THPT trên địa bàn thành phố.
  15. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi thời gian: Các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chủ yếu được thu thập từ năm 2015-2017, số liệu sơ cấp khảo sát năm 2018. - Phạm vi nội dung: Phân tích thực trạng quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ bao gồm các trường mầm non, THCS, THPT trên địa bàn thành phố; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến chất lượng quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp công tác quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa về phương diện lý luận trong quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập. Các vấn đền liên quan đến lý thuyết về quản lý thu chi thỏa thuận các trường công lập đã được hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học. Về thực tiễn: Phân tích thực trạng quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến chất lượng quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn, từ đó đề xuất giải pháp công tác quản lý thu chi thỏa thuận của các trường công lập trên địa bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, góp phần nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước về hoạt động này. Bên cạnh đó luận văn là tài liệu có giá trị cung cấp cho Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Việt Trì, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm xem xét trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao quản lý thu chi thỏa thuận tại địa bàn trong thời gian tới.
  16. 4 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3:Thực trạng công tác quản lý thu chi thỏa thuận tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Chương 4: Giải pháp nâng cao công tác quản lý thu chi thỏa thuận công tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
  17. 5 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU CHI THỎA THUẬN CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm thu thỏa thuận Nguồn tài chính là một yếu tố cơ bản trong khái niệm tài chính.Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động độc lập trong quá trình phân phối bộ phận tài sản quốc dân mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xác định. Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang phát triển theo hướng xã hội hóa và đa dạng hóa mục tiêu, chương trình, loại hình trường lớp và các loại hình giáo dục, đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của toàn thể dân cư trong xã hội. Điều này được thể hiện ở chỗ bên cạnh các trường công, đã phát triển trường bán công, trường dân lập, tư thục ở các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, nguồn tài chính trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục bao gồm nhiều nguồn như : ngân sách nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế ; đóng góp của nhân dân ; nguồn tự tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo thông qua nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ; nguồn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thỏa thuận là việc đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận một sự việc nào đó (Từ điển tiếng Việt, 2005) Xuất phát từ nội dung đổi mới trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phần chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước hiện nay được giới hạn trong trách nhiệm của nhà nước cho từng lĩnh vực hoạt động của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội nên ngành giáo dục có nhiều khả năng khai thác và tạo lập vốn.
  18. 6 Trong các trường công lập, nguồn tài chính trong trường ngoài ngân sách nhà nước cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trường bao gồm: - Các khoản thu mang tính chất bắt buộc như: phí, lệ phí hiện hành theo quy định: Học phí, quỹ xây dựng do học sinh đóng góp; các lệ phí tuyển sinh, thi cử, tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc… - Các khoản thu thỏa thuận như: Các khoản thu phục vụ hoạt động dạy thêm học thêm, thu tiền điện, tiền nước uống của học sinh, tiền bảo hiểm thân thể, tiền tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường… - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ… Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo duy trì hoạt động của nhà trường và phục vụ cho công tác nuôi dạy học sinh, nguồn thu từ NSNN không thể đáp ứng đủ. Chính vì vậy, các nhà trường được phép thu thêm các khoản thu thỏa thuận. Đây là nguồn thu thêm của nhà trường bên cạnh các khoản thu mang tính bắt buộc được quy định như học phí, lệ phí thi cử, tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc… Thu thỏa thuận là những khoản đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nôi dạy học sinh (Bùi Tiến Hanh, 2006). Trong thực tế, hầu hết các trường công lập bên cạnh thu học phí đều có thu các khoản thu thỏa thuận. Với điều kiện hoàn cảnh của mỗi trường khác nhau, nội dung các khoản thu thỏa thuận là khác nhau. Thông thường, các khoản thu thỏa thuận bao gồm: - Thu phục vụ bán trú: tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú: - Thu học phí 2 buổi/ngày. - Thu tiền nước uống học sinh. - Thu Bảo hiểm y tế học sinh.
  19. 7 - Thu dạy thêm, học thêm trong nhà trường. - Thu viện trợ, quà biếu, tặng, cho. - Thu tài trợ. - Thu khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. - Thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu. 1.1.1.2. Khái niệm chi thỏa thuận Từ những khoản thu thỏa thuận huy động được, nhà trường sử dụng các khoản tiền huy động được để thực hiện các khoản chi thỏa thuận. Hầu hết các khoản thu thỏa thuận khi được các nhà trường động viên từ cha mẹ học sinh đều đã được xác định rõ mục đích sử dụng. Vì vậy, chi thỏa thuận là các khoản chi được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nôi dạy học sinh, được đáp ứng bằng nguồn thu thỏa thuận của nhà trường (Bùi Tiến Hanh, 2006). Tương ứng với các nội dung thu thỏa thuận, nội dung của các khoản chi thỏa thuận trong các trường công lập hiện nay thông thường gồm các khoản: - Chi học 2 buổi/ngày. - Chi tiền nước uống học sinh. - Chi bảo hiểm y tế học sinh. - Chi dạy thêm, học thêm trong nhà trường. - Chi viện trợ, quà biếu, tặng, cho. - Chi tài trợ. - Chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. - Chi về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu. 1.1.1.3. Đặc điểm của thu chi thỏa thuận Dựa trên nhu cầu của nhà trường và học sinh Mức thu, chi do nhà trường thực hiện nhưng được thực hiện dựa trên quy định của nhà nước (Bộ tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo)
  20. 8 Các khoản thu, chi thỏa thuận được công khai hàng năm giữa nhà trường và phụ huynh Các khoản thu, chi phục vụ cho học tập của học sinh. 1.1.1.4. Khái niệm quản lý thu chi thỏa thuận - Quản lý thu thỏa thuận là quá trình các nhà trường sử dụng hệ thống các công cụ chính sách,pháp luật để tiến hành quản lý thu các khoản thu thỏa thuận nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch, tạo điều kiện cho sự hoạt động và phát triển của nhà trường. - Quản lý chi thỏa thuận là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung được tạo lập từ nguồn thu thỏa thuận của nhà trường một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà trường trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà trường và tuân thủ hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước. 1.1.2. Vai trò của thu chi thỏa thuận đối với ngân sách Nhà trường - Vai trò trong việc đầu tư cơ sở vật chất Bên cạnh yếu tố về đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiện bảo đảm chất lượng GD của các nhà trường. Theo Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển, ước chi ngân sách nhà nước cho toàn Ngành GD-ĐT hàng năm đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước như mục tiêu đề ra, nhưng theo báo cáo từ nhiều địa phương thì kinh phí chi thực tế chủ yếu là cho con người, phần kinh phí để chi cho các điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng GD, nhất là trong điều kiện thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo định hướng GD toàn diện, coi trọng rèn kỹ năng cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu. Thực tế cho thấy các trường công lập không có đủ nguồn tài chính, để bù đắp chi phí đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo và tái đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo, cho nên phần lớn đều không đáp ứng đủ tiêu chí về cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, do bị khống chế về trần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2