intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) của WB tại tỉnh Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đi sâu tìm hiểu thực trạng thu hút và sử dụng ODA của WB tại tỉnh Cần Thơ thời gian qua, chỉ ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của hoạt động này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả ODA của WB tại tỉnh Cần Thơ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) của WB tại tỉnh Cần Thơ

  1. ĐẠ I HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Style Definition: Body Text,bảng: Line spacing: single TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN MẠNH QUYỀN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI TỈNH CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
  2. ĐẠ I HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN MẠNH QUYỀN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI TỈNH CẦN THƠ Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hội
  3. Hà Nội – 2020
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Văn Hội. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Những số liệu trong các bảng biểu, đồ thị, phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2020 Tác giả Trần Mạnh Quyền
  5. LỜI CÁM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Trường: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với PGS.TS Hà Văn Hội đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn thạc sĩ này. Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm Luận văn, do trình độ lý luận và khả năng thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giúp em có thể nghiên cứu sâu hơn những nội dung đã học tập cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn công việc. Trân trọng!
  6. MỤC LỤC DA NH MỤC TỪ VIẾT TẮ T.............................................................................................. i DA NH MỤC BẢ NG ........................................................................................................... ii DA NH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... iii MỞ ĐẦ U .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4 4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 4 5. Kết cấu luận văn .............................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUA N TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬ N, THỰC TIỄN LIÊN QUA N TỚI NGHIÊN CỨU............................................................ 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 6 1.2. Cơ sở lý luận về thu hút ODA của Ngân hàng thế giới ........................................ 11 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm ODA .................................................................................... 11 1.2.4. Tổng quan về Ngân hàng Thế giới và vốn ODA của W B tại Việt Nam ......... 20 1.2.5. Nội dung và vai trò thu hút vốn ODA của W B................................................... 24 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút ODA nói chung và ODA của W B nói riêng..................................................................................................................................... 27 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn ODA của W B................................................................. 28 1.4.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới ..................................................................... 28 1.4.2. Kinh nghiệm sử dụng vốn ODA của một số tỉnh Việt Nam ............................. 31 1.4.3. Kinh nghiệm cho tỉnh Cần Thơ............................................................................. 33 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨU........................................................... 34
  7. 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .......................................................................................... 34 2.1.1. Tiếp cận hệ thống.................................................................................................... 34 2.1.2. Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng...................................................... 34 2.2. Khung khổ phân tích.................................................................................................. 34 .............................................................................................................................................. 35 2.3. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 36 2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ......................................................................... 36 2.3.2. Phương pháp thống kê............................................................................................ 38 2.3.3. Phương pháp so sánh.............................................................................................. 38 2.3.4. Phương pháp chuyên gia........................................................................................ 40 2.3.5. Phương pháp kế thừa .............................................................................................. 41 2.3.6. Phương pháp case- study ....................................................................................... 41 2.3.7. Phương pháp điều tra, khảo sát ............................................................................. 41 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠ NG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA W B TẠ I TỈNH CẦ N THƠ ............................................................................................................... 43 3.1. Khái quát về ODA của W B tại Việt Nam ............................................................... 43 3.1.1. Nguồn vốn ODA của W B ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 ........................ 43 3.2. Tình hình thu hút vốn ODA của W B trên địa bàn tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2015 – 2019.................................................................................................................................. 49 3.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Cần Thơ........................................................ 49 3.2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 49 3.2.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Cần Thơ ............................................................................. 49 3.2.3. Đặc điểm về xã hội tỉnh Cần Thơ ......................................................................... 51 3.2.4. Những tồn tại hạn chế ............................................................................................ 54 3.3. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) của wb tại tỉnh cần thơ ............................................................................................................. 55 3.3.1 Tình hình thu hút vốn ODA của W B trên địa bàn tỉnh Cần Thơ....................... 55 3.3.2. Tình hình phân bổ, giải ngân vốn OA D của W B trên địa bàn tỉnh Cần Thơ .. 57 3.3.3. Tình hình ký kết vốn ODA của W B so với các nhà tài trợ khác ...................... 62
  8. 3.3.4. Đánh giá các dự án trọng điểm của WB trên địa bàn tỉnh Cần Thơ ....................... 62 3.4. Kết quả điều tra .......................................................................................................... 67 3.4.1. Về vị trí công tác..................................................................................................... 67 3.4.2. Về trình độ chuyên môn của mẫu điều tra ........................................................... 68 3.4.3. Kênh tiếp cận vốn ODA của mẫu điều tra ........................................................... 68 3.4.4. Lĩnh vực mà nhà tài trợ ODA quan tâm .............................................................. 69 3.5. Đánh giá chung kết quả cam kết, ký kết, giải ngân nguồn vốn ODA của W B trên địa bàn tỉnh Cần Thơ ................................................................................................. 69 3.5.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................... 69 3.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................................. 73 3.5.3. Những vấn đề đặt ra ............................................................................................... 75 CHƯƠNG 4: GIẢ I PHÁ P THÚC ĐẨ Y THU HÚT ODA CỦA W B TẠ I TỈNH CẦ N THƠ .......................................................................................................................... 77 4.1. Định hướng thu hút ODA trên địa bàn tỉnh Cần Thơ............................................ 77 4.1.1. Cơ hội – thách thức................................................................................................. 77 4.1.2 Định hướng tăng cường hoạt động cam kết và giải ngân vốn ODA và vốn W B của tỉnh Cần Thơ đến năm 2022 ...................................................................................... 78 4.1.3. Nhu cầu sử dụng vốn ODA và vốn ODA của W B giai đoạn 2019 – 2022 ..... 83 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút hiệu quả vốn ODA của W B .............................................................................................................................................. 84 4.3. Kiến nghị..................................................................................................................... 89 KẾT LUẬ N ........................................................................................................................ 93 TÀ I LIỆU THA M KHẢ O ................................................................................................ 94 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 A DB Ngân hàng phát triển Châu Á 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 4 IBRD Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển 5 ICSID Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư 6 IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế 7 IFC Công ty Tài chính Quốc tế 8 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 9 MIGA Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên 10 NCĐT Nâng cấp đô thị 11 NĐ - CP Nghị định – Chính phủ 12 NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn 13 NXB Nhà xuất bản 14 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 15 PTNT Phát triển nông thôn 16 TP Thành phố 17 WB Ngân hàng thế giới 18 XDCTGT Xây dựng công trình giao thông i
  10. DANH MỤC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang Tình hình thu hút và giải ngân vốn W B của Việt Nam 1 Bảng 3.1 36 giai đoạn 2000 – 2018 2 Bảng 3.2 Phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018 37 Quy mô diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố 3 Bảng 3.3 43 Cần Thơ Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia trong các 4 Bảng 3.4 44 ngành kinh tế Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh Cần Thơ phân theo 5 Bảng 3.5 44 ngành kinh tế Thu nhập và chi tiêu theo bình quân người/tháng tại các 6 Bảng 3.6 45 Phường Tình hình ký kết các dự án ODA của W B trên địa bàn 7 Bảng 3.7 47 tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2018 Phân bổ ODA của W B theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh 8 Bảng 3.8 47 Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2018 Bảng 3.9 Tình hình giải ngân vốn ODA so với tổng vốn ODA của 9 50 tỉnh Cần Thơ Bảng 3.10 Tỷ lệ giải ngân các dự án ODA kết thúc trên địa bàn tỉnh 10 51 Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2018 11 Bảng 3.11 Tình hình ký kết vốn ODA của tỉnh Cần Thơ theo nhà tài trợ 52 12 Bảng 3.12 Vị trí công tác của mẫu điều tra 57 13 Bảng 3.13 Trình độ chuyên môn của mẫu điều tra 58 14 Bảng 3.14 Kênh tiếp cận vốn ODA của W B của mẫu điều tra 58 15 Bảng 3.15 Lĩnh vực mà nhà tài trợ ODA của W B quan tâm 59 Nhu cầu vốn ODA và đối ứng của tỉnh Cần Thơ giai 16 Bảng 4.1 72 đoạn 2019 – 2022 17 Bảng 4.2 Tổng nhu cầu vốn W B khu vực Nam Bộ và tỉnh Cần Thơ 72 ii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu lao động dự trữ Cần Thơ 43 2 Sơ đồ 3.2 Cơ cấu các lĩnh vực sử dụng vốn W B 48 3 Sơ đồ 3.3 Tổng vốn W B của Cần Thơ và khu vực lân cận 59 iii
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam xuất phát điểm là một đất nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Đảng và Nhà nước đang tiếp tục đổi mới và huy động tất cả nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đạt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong hoàn cảnh nguồn vốn cho đầu tư ở trong nước còn hạn hẹp, tốc độ tích lũy chưa cao, nên để đáp ứng lượng vốn rất lớn cho nhu cầu tái thiết xây dựng nền kinh tế thì nguồn vốn từ bên ngoài có ý nghĩa rất to lớn đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Trong đó, có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) đã đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, cho nên Nhà nước ta đã và đang quan tâm sâu sắc trong việc vận động thu hút nguồn vốn này cho phát triển nền kinh tế - xã hội. Việt Nam chính thức được nhận vốn ODA từ các nhà tài trợ trên thế giới bắt đầu từ năm 1993. Sau 25 năm thực hiện, vốn ODA đã đóng góp phần quan trọng cùng với nguồn trong nước trong lĩnh vực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam được các nhà tài trợ đánh giá là điểm sáng trong thu hút và sử dụng vốn ODA và đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ trên thế giới, bao gồm cả các nhà tài trợ song phương, đa phương và cả các tổ chức phi chính phủ. Trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam thì W B đã có nhiều đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nước ta theo đà phát triển quan hệ song phương giữa hai bên. Số vốn ODA mà W B viện trợ đã và đang đóng góp một phần quý giá trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam, đem lại nhiều kết quả khả quan mà chúng ta có thể thấy được. Tuy nhiên, Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình thu hút và nhận viện trợ từ W B như tỷ lệ giải ngân ODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được ký kết, xảy ra tình trạng lãng phí, dùng vốn sai mục đích... 1
  13. Cần Thơ là một trong những công trình tiêu biểu được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản đầu tư trên địa bàn thành phố. Cầu Cần Thơ đưa vào sử dụng từ năm 2010 đã phát huy hiệu quả về kinh tế - xã hội rất rõ nét không chỉ cho Cần Thơ mà phục vụ cho sự phát triển của các tỉnh miền Tây. Thu hút đầu tư, thương mại dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu toàn vùng tăng lên theo từng năm; giao thông đi lại từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh Nam sông Hậu thuận lợi nhanh chóng, rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân vùng ĐBSCL, hệ thống y tế, giáo dục đào tạo theo đó cũng phát triển nhanh và đồng đều ở các tỉnh, thành trong vùng.. Vậy làm thế nào để tiếp tục thu hút và sử dụng nguồn vốn này phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Namtỉnh Cần Thơ trong những năm tới? Cần Thơ là một trong những công trình tiêu biểu được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản đầu tư trên địa bàn thành phố. Cầu Cần Thơ đưa vào sử dụng từ năm 2010 đã phát huy hiệu quả về kinh tế - xã hội rất rõ nét không chỉ cho Cần Thơ mà phục vụ cho sự phát triển của các tỉnh miền Tây. Thu hút đầu tư, thương mại dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu toàn vùng tăng lên theo từng năm; giao thông đi lại từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh Nam sông Hậu thuận lợi nhanh chóng, rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân vùng ĐBSCL, hệ thống y tế, giáo dục đào tạo theo đó cũng phát triển nhanh và đồng đều ở các tỉnh, thành trong vùng.. hiện nay khi mà quan hệ Việt Nam – W B đã và đang có những bước tiến đáng kể. Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) của WB tại tỉnh Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp cho mình chuyên ngành Kinh tế quốc tế. Việc nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA nói chung và ODA của 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đi sâu tìm hiểu thực trạng thu hút và sử dụng ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ thời gian qua, chỉ ra những thành công, tồn tại 2
  14. và nguyên nhân của những tồn tại của hoạt động này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thu hút và sử dụng ODA . - Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2010-2017; chỉ ra những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Thế giới tại tỉnh Cần Thơ 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Luận văn nghiên cứu về ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng thu hút và sử dụng ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018. Luận văn lựa chọn mốc thời gian từ 2010 là do : năm 2010 là năm Cần Thơ ký kết và thực hiện các các dự án W B5, W B6 của Ngân hàng Thế giới (W B) và gần đây nhất là 2 dự án Nâng cấp đô thị tại TP Cần Thơ đã và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển thành phố trong tiến trình hội nhập trong khu vực và quốc tế... - Về nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ trong một số lĩnh vực nổi bật như: kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường, phát triển hành lang và quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. 3
  15. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn đã phân tích kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số tổ chức, một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn này. - Luận văn chỉ ra những điểm thành công, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc thu hút và sử dụng ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ. - Đánh giá đúng về thực trạng thu hút và sử dụng ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ trong thời gian tới. 5. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu theo 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng ODA Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2010-2018 Chương 4. Một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả ODA của W B tại tỉnh Cần Thơ đến năm 2022. 4
  16. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN LIÊN QUAN TỚI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nội dung tổng quan Nguồn vốn ODA nói chung và ODA tại Việt Nam nói riêng là đề tài nhận được sự chú ý và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các tổ chức trong và ngoài nước. Chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều công trình, sách báo, đề tài nghiên cứu về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) của các đối tác khác nhau, tập trung theo hai hướng chính như sau: Hướng thứ nhất tập trung vào lĩnh vực thu hút và sử dụng ODA nói chung với một số nghiên cứu nổi bật Tác giả Trần Đình Tuấn và Đặng Văn Nhiên (1993), trong bài Những điều cần biết về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Nxb. Xây dựng, Hà Nội đã trình bày khá chi tiết về sự hình thành của nguồn vốn ODA , cơ quan tài trợ và những điều kiện cơ bản để được vay ODA . Tác giả Vũ Thị Kim Oanh (2002), trong bài Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả ODA tại Việt Nam cho rằng: trong thời gian tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực thu hút và sử dụng ODA để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế cần được coi trọng, trong đó chú trọng tới các khía cạnh như: Xây dựng chiến lược cán bộ chuyên trách quản lý, kết hợp đào tạo tại chỗ với đào tạo lâu dài đội ngũ cán bộ kế cận; Tăng cường đào tạo ở trong và ngoài nước, cả về kỹ năng quản lý, kỹ thuật và ngoại ngữ; Chia sẻ thông tin giữa ban quản lý dự án và tổ chức tài trợ và vối các ban quản lý dự án khác nhau. Tổ chức hội thảo giữa các ban quản lý dự án; Hình thành đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt, chuyên trách về từng mảng nghiệp vụ chuyên môn, tham gia với tư cách là những người quản lý chủ chốt trong các ban quản lý dự án từ Trung ương tới các bộ, ngành, địa phương; Có các quy định tiêu chuẩn tối thiểu đối với các cán bộ làm công tác quản lý dự án về chuyên môn kỹ thuật, về kinh nghiệm quản lý và trình độ ngoại ngữ; Sớm đưa công 5
  17. nghệ thông tin tham gia vào công tác quản lý dự án, tạo nên sự thông suốt từ Trung ương tới các địa phương, bộ, ngành và các ban quản lý, tạo điều kiện cho hoạt động của các dự án hiệu quả hơn. Tác giả Lê Quốc Hội (2007), trong bài Định hướng sử dụng ODA tại Việt Nam đã cho rằng: Lĩnh vực/dự án ưu tiên trong giai đoạn 2018-2020 là ưu tiên thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, cụ thể như sau: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp), phát triển đô thị thông minh, thủy lợi; Nghiên cứu, xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; Phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tri thức và phát triển công nghệ; Giải quyết ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Bên cạnh các bài viêt nêu trên còn có các bài viết của tác giả Vũ Ngọc Uyên (2007), Tác động của ODA đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài (2008), Việt Nam sử dụng minh bạch và hiệu quả vốn ODA ; Hướng thứ hai tập trung nghiên cứu về ODA trong các ngành, lĩnh vực hoặc ODA của một số nước, trong đó có Việt Nam, có một số công trình nổi bật như: Nghiên cứu của tác giả Boone (1996) Vốn ODA và các nước đang phát triển, chủ yếu đi vào đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, đồng thời chỉ ra các tác động tiêu cực (mặt trái) khi tiếp nhận nguồn vốn ODA đối với các nước đang phát triển. Đó chính là nguồn viện trợ không ổn định đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện trợ. Nghiên cứu này cũng khẳng định rằng tác động của ODA còn liên quan đến vấn đề tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình sử dụng. Nguyễn Hữu Dũng (2008), trong bài: Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng: Sau 20 năm tiếp cận dòng vốn ODA lớn và 6
  18. tương đối ổn định từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, tỷ trọng vốn ODA trong tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam đang giảm dần và hiện chiếm chưa đến 2% GDP. Tuy nhiên, các cơ quan hoạch định chính sách bắt đầu cảnh báo: Bên cạnh những mặt tích cực, ODA và vốn vay ưu đãi cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định, nếu không cân nhắc kỹ có thể rơi vào bẫy “ODA và vay ưu đãi”. Trong bài “Định hướng sử dụng ODA” của tác giả Nguyễn Thị Huyền đăng trên Tạp chí Tài chính (2017) đã đưa ra một số định hướng như: Tập trung sử dụng vốn vay vào một số lĩnh vực chủ chốt, các công trình trọng điểm thực sự quan trọng, có tác dụng lan tỏa rộng, có tính chất kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển vùng, miền và cần thẩm định, đánh giá dự án một cách chặt chẽ, khách quan, minh bạch để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài. Chỉ sử dụng vốn vay nước ngoài cho các lĩnh vực/dự án mà vốn đầu tư công trong nước chưa đáp ứng được, khu vực tư nhân không có động lực để đầu tư do không có lợi nhuận hoặc một số lĩnh vực đặc thù cần Nhà nước đầu tư để kiểm soát và quản lý giá nhằm tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác như cảng sông, cảng biển… Khuyến khích tư nhân tham gia cùng nhà nước đầu tư giải quyết các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng. Nguyên tắc sử dụng viện trợ không hoàn lại, ưu tiên sử dụng để xóa đói giảm nghèo; các lĩnh vực xã hội; xây dựng chính sách phát triển thể chế và nguồn nhân lực; chuyển giao kiến thức và công nghệ; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị các dự án kết cấu hạ tầng có kỹ thuật, công nghệ phức tạp, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc đồng tài trợ cho các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay. Vốn vay ODA , ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có quy mô lớn, mang tính lan tỏa cao, có tính chất liên vùng, phù hợp quy hoạch, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền. Đoàn Hùng Cường (2016), trong Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế với chủ đề: Thu hút ODA của Ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng cho 7
  19. rằng Trong điều kiện hiện nay, khi nguồn vốn đầu tư công ngày càng thắt chặt cùng với những quy định khá nghiêm ngặt của Luật Đầu tư Công 2014, Luật Ngân sách Nhà nước 2015; và bị bó buộc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Chính phủ và của tỉnh thì cuộc cạnh tranh để thu hút vốn nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, Quảng Bình là tỉnh nghèo, khả năng tích lũy vốn nội bộ của địa phương còn hạn chế và nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư của tỉnh. Mặt khác, khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, việc các nhà tài trợ, trong đó có W B, nhà tài trợ lớn thứ 2 về nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam sẽ có sự thay đổi chiến lược tài trợ. Để tranh thủ được nguồn vốn vay lãi suất thấp và tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi khác như SUV và IBRD của W B cho đầu tư phát triển, việc thay đổi phương thức thu hút ODA của Ngân hàng Thế giới đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết. Tác giả đánh giá thực trạng công tác thu hút ODA của W B trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA , kinh nghiệm thu hút ODA của các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn vốn ODA của W B trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tác giả Tôn Thành Tâm trong luận án về “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”, đã làm rõ Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ), từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) ở Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA trong thời gian tới (đến năm 2010). Tác giả đã phân tích kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn ODA của các nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA . Tuy nhiên phân tích này chỉ nêu lên kết quả của các nước trong quá trình sử dụng vốn mà không phân tích sâu các nguyên nhân, tác giả cũng không đưa ra các khuyến nghị về chính sách, mô hình quản lý sử dụng ODA ,..của các nước sử dụng và quản lý thành công hay thất bại nguồn vốn ODA . Tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới gồm: thành lập 8
  20. ngân hàng bán buôn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý ODA ; bổ sung, sửa đổi nội dung các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện các chương trình, dự án; và các giải pháp bổ trợ khác nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý về ODA . Tương tự, tác giả Vũ Thị Kim Oanh trong luận án tiến sỹ “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA”, đã phân tích, đánh giá vai trò của vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển; thực trạng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong những năm qua, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian đến 2010 như: cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA , nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm quy hoạch ODA , đẩy nhanh tốc độ giải ngân... Bài nghiên cứu ‘“Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn hiện nay” của Trần Thị Phương Thảo (Học viện Tài chính, 2005) [45] đã chỉ ra một số giải pháp mang tính chất vĩ mô đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, thời gian tác giả đưa các giải pháp là từ năm 2006-2010, trong khi sau năm 2010 qui mô và tính chất hỗ trợ ODA cho Việt Nam có nhiều thay đổi nên việc thu hút nguồn vốn ODA sau năm 2010 mới là một vấn đề vô cùng khó khăn của các nhà quản lý vì Việt Nam không còn là nước nghèo để hưởng các ưu đãi về lãi suất. Hơn nữa, các giải pháp của tác giả không gắn với các đặc điểm của vùng miền mà tiếp cận theo ngành kinh tế (nông nghiệp và phát triển nông thôn). Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khác như: A usA ID (2001), Vietnam – 10 years of A ustralia A id; Bùi Nguyên Khánh (2002), Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành GTVT ở Việt Nam; Phùng Tuệ Phương (2002), Tài trợ phát triển chính thức (ODA ) của Nhật Bản cho Việt Nam; Phạm Thị Túy (2006), Một số kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng, Tạp chí Kinh tế và dự báo; Phạm Thị Túy (2006), Phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam - Vai trò không thể phủ nhận của ODA , 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2