intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Phân tích hiệu quả các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới điện 110kV tại Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng "Phân tích hiệu quả các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới điện 110kV tại Hà Nội" với mục đích nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư tương ứng với mỗi giải pháp kỹ thuật nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới điện đề xuất lựa chọn giải pháp tối ưu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Phân tích hiệu quả các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới điện 110kV tại Hà Nội

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC NGUYỄN HỮU MINH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN LƯỚI ĐIỆN 110kV TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC NGUYỄN HỮU MINH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN LƯỚI ĐIỆN 110kV TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý Năng lượng Mã số : 8510602 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đàm Khánh Linh HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích hiệu quả các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới điện 110kV tại Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Đàm Khánh Linh. Tôi cũng xin cam đoan: mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận văn này đã được cám ơn; và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Minh
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đến nay luận văn “Phân tích hiệu quả các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới điện 110kV tại Hà Nội” đã được hoàn thành. Trong quá trình làm đề tài này Tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của Cô TS. Đàm Khánh Linh. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Cô TS. Đàm Khánh Linh và các thầy, cô giáo của Trường Đại học Điện Lực Hà Nội đã tận tình truyền đạt cho Tôi đầy đủ những kiến thức cần thiết sau đại học, hướng dẫn Tôi những vấn đề khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng chức năng của Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn của mình theo đúng chương trình nghiên cứu đã đề ra. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Minh i
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................... vii I. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 29 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 29 2. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 29 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 29 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................................... 30 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 30 6. Đóng góp mới của đề tài luận văn:................................................................. 30 7. Kết cấu nội dung luận văn: ............................................................................ 30 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CỦA LƯỚI ĐIỆN ........................................................................................ 31 1.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư: ......................................................................... 31 1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư: ................................................... 31 1.2.1. Đánh giá về mặt kỹ thuật và kinh tế kỹ thuật:......................................... 31 1.2.2. Đánh giá về mặt kinh tế xã hội: .............................................................. 32 1.2.3. Đánh giá về mặt tài chính: ..................................................................... 33 1.3. Phân tích hiệu quả các giải pháp đề xuất đầu tư: ...................................... 37 1.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp đã thực hiện: .......................... 37 1.3.2. Đề xuất đầu tư:....................................................................................... 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN LƯỚI ĐIỆN 110KV TẠI HÀ NỘI .......................................................................... 41 2.1. Tổng quan về lưới phân phối 110kV tại Thành phố Hà Nội: .................... 41 2.1.1. Giới thiệu chung: ................................................................................... 41 2.1.2. Hiện trạng lưới điện khu vực TP Hà Nội: ............................................... 41 2.1.3. Cấu trúc và đặc điểm lưới điện phân phối 110kV: .................................. 50 ii
  6. 2.1.4. Giới thiệu Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội: .................................. 53 2.2. Phương pháp đánh giá độ tin cậy cung cấp điện lưới điện 110 kV tại Hà Nội: ...................................................................................................................... 58 2.2.1. Định nghĩa độ tin cậy ............................................................................. 58 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của hệ thống điện và quan điểm về độ tin cậy:.................................................................................................................. 59 2.2.3. Tổn thất kinh tế do mất điện và ảnh hưởng của độ tin cậy đến cấu trúc của hệ thống điện: .................................................................................................. 60 2.2.4. Bài toán độ tin cậy và phương pháp giải: ............................................... 63 2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của lưới phân phối................................ 65 2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng độ tin cậy cung cấp điện lưới điện 110kV tại Hà Nội: ........................................................................................................... 68 2.3.1. Các yếu tố ảnh hướng đến độ tin cậy...................................................... 68 2.3.2. Các nguyên nhân làm giảm độ tin cậy: ................................................... 69 2.3.3. Các số liệu thống kê về các nguyên nhân sự cố: ..................................... 70 2.3.4. Nhóm giải pháp quản lý: ........................................................................ 73 2.3.5. Nhóm giải pháp kỹ thuật, công nghệ ...................................................... 75 2.3.6. Nhóm giải pháp ứng dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại để phát hiện sớm nguy cơ sự cố: .................................................................................. 84 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO MBA 110KV DO CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ TP HÀ NỘI QUẢN LÝ ....................................................................... 89 3.1. Sự cần thiết phải đầu tư: ............................................................................. 89 3.2. Tên dự án và hình thức đầu tư:................................................................... 89 3.3. Giải pháp kỹ thuật và phạm vị đầu tư: ....................................................... 89 3.3.1. Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị giám sát MBA online................................ 89 3.3.2. Phạm vi đầu tư ....................................................................................... 93 3.4. Vốn đầu tư và nguồn vốn: ........................................................................... 93 3.4.1. Cơ sở lập dự toán: .................................................................................. 93 3.4.2. Tổng mức đầu tư: ................................................................................... 93 3.4.3. Nguồn vốn đầu tư: ................................................................................. 93 3.5. Phân tích kinh tế - tài chính: ....................................................................... 94 3.5.1. Phương pháp phân tích: ......................................................................... 94 iii
  7. 3.5.2. Các điều kiện tính toán: ......................................................................... 94 3.5.3. Phân tích tài chính: ................................................................................ 94 3.5.4. Ảnh hưởng của dự án đối với Tổng Công ty Điện Lực TP. Hà Nội ........ 96 3.5.5. Kết luận ................................................................................................. 96 iv
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 HTĐ Hệ thống điện 2 QLNL Quản lý năng lượng 3 EVN Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam 4 EVN HANOI Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội 5 EVN NPT Tổng Công ty truyền tải điện Quốc Gia 6 TBA Trạm biến áp 7 MBA Máy biến áp 8 PD Partial Discharge 9 10 10 v
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1. Danh mục các trạm 500kV cấp điện cho TP Hà Nội 41 Bảng 1-2. Danh mục các trạm 220kV cấp điện cho TP Hà Nội 42 Bảng 1-3: Thống kê mang tải đường dây 220kV cấp điện cho TP Hà Nội (Bổ sung thời gian) 43 Bảng 1-4: Thống kê các TBA và MBA 110kV do EVNHANOI quản lý 44 Bảng 1-5: Thống kê các đường dây 110kV do EVNHANOI quản lý 47 Bảng 2-1: Bảng chỉ tiêu độ tin cậy 59 Bảng 3-1: Tổng hợp thiết bị quản lý 55 Bảng 3-2 Kết quả thực hiện sự cố lưới điện 110kV 2016 - 2018 56 Bảng 3-3: Kết quả thực hiện chỉ số độ tin cậy cung cấp điện 2016 - 2018 57 Bảng 3-4: Phân loại sự cố đường dây 110kV tại Hà Nội 2013-2019 70 Bảng 3-5: Phân loại sự cố trạm biến áp 110kV tại Hà Nội 2013-2019 71 Bảng 3-6: Tình hình cung ứng điện 1/7 – 5/7/2019 76 Bảng 3-7: Số lượng máy biến áp quá tải 1/7 – 5/7/2019 77 Bảng 3-8: Tổng hợp các giải pháp nâng công suất của các TBA 78 Bảng 3-9: Tổng hợp các giải pháp nâng công suất của các TBA 85 Bảng 3-10: Loại hình sự cố và các khí phát sinh 88 Bảng 4-1: Các tính thay đổi vốn lưu động hàng năm của dự án Error! Bookmark not defined. Bảng 4-2: Các thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán Error! Bookmark not defined. Bảng 4-3: Bảng dòng tiền dự án Error! Bookmark not defined. Bảng 4-4: Bảng thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán Error! Bookmark not defined. Bảng 4-5: Bảng dòng tiền của dự án Error! Bookmark not defined. Bảng 4-6: Bảng yêu cầu kỹ thuật của thiết bị giám sát MBA online 89 vi
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1: Mạch hình tia không dự phòng ................................................ Error! Bookmark not defined. Hình 1-2: Mạch hình tia có dự phòng ...................................................... Error! Bookmark not defined. Hình 1-3: Mạch vòng đơn giản có 2 mạch vòng và có 1 nguồn cung cấpError! Bookmark not defined. Hình 1-4: Mạch vòng có 2 mạch vòng và có 2 nguồn cung cấp .............. Error! Bookmark not defined. Hình 1-5: Sơ đồ nối điện kiểm cầu ........................................................... Error! Bookmark not defined. Hình 1-6: Sơ đồ nối điện 2 thanh cái ....................................................... Error! Bookmark not defined. Hình 2-1: Cấu trúc độ tin cậy của hệ thống điện. ..................................................................................63 Hình 3-1: Sơ đồ mô hình tổ chức Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội Error! Bookmark not defined. Hình 3-2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cố ..................................71 Hình 3-3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % các nguyên nhân gây ra sự cố đối với thiết bị nhất thứ ..................72 Hình 3-4: Vệ sinh sứ bằng nước áp lực cao ...........................................................................................83 Hình 3-5: Ảnh thi công Hotline ..............................................................................................................84 vii
  11. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điện năng là một loại sản phẩm có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: là năng lượng đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, là năng lượng được sử dụng nhiều nhất so với các dạng năng lượng khác trong lĩnh vực sản xuất, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong quá trình sản xuất để thực hiện nhiều phương pháp công nghệ khác nhau trong quá trình chế tạo sản phẩm và các hoạt động dịch vụ khác. Điện năng còn là sản phẩm tiêu dùng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực sinh hoạt của con người, do đó vấn đề an ninh năng lượng luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Trong những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa nhanh, tốc độ tăng trưởng của phụ tải điện hằng năm đều đạt ngưỡng xấp xỉ 10%, với tốc độ tăng trưởng của phụ tải như vậy, nếu ngành điện không được đầu tư, cải tạo kịp thời, thì hầu hết lưới điện sẽ bị quá tải, không thể đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của phụ tải điện, thì yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện nói riêng và chất lượng điện năng nói chung đòi hỏi ngày một khắt khe hơn, việc đầu tư, cải tạo nâng cấp hoàn thiện hệ thống điện càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, việc đầu tư, áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ đạt nhiều lợi ích nhưng cũng không ít chông gai. Nếu đầu tư dàn trải, không phân kỳ sẽ dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách của ngành điện nói chung và của đơn vị nói riêng. Do vậy, cần nghiên cứu xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện, sau đó nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu hiệu quả đầu tư tương ứng với mỗi giải pháp kỹ thuật đề xuất để lựa chọn giải pháp tối ưu. Căn cứ kết quả nghiên cứu lựa chọn giải pháp tối ưu, xây quy hoạch lưới điện và phân kỳ triển khai thực hiện đầu tư, cải tạo, nâng cấp để hoàn thiện lưới điện đáp ứng yêu cầu nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu hiệu quả đầu tư tương ứng với mỗi giải pháp kỹ thuật nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện đề xuất để lựa chọn giải pháp tối ưu Phân tích hiệu quả kinh tế kỹ thuật, quản lý dự án đầu tư các giải pháp đã được nêu trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế của các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện. 29
  12. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện tại các Trạm biến áp và đường dây 110 kV tại thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Số liệu, dữ liệu thu thập từ năm 2013 – 2018 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, lý luận khoa học về cơ sở lý thuyết về lưới phân phối 110kV, các phương pháp đánh giá độ tin cậy cung cấp điện. Nêu các giải pháp giảm sự cố nâng cao độ tin cậy của lưới phân phối và áp dụng các phương pháp vào lưới điện thành phối Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu về lưới điện 110kV. - Thu thập, thống kê, phân tích các số liệu thực tế vận hành trên lưới điện cần nghiên cứu. - Khảo sát hiện trạng vận hành của các thiết bị trên lưới. - Đánh giá các nguyên nhân gây sự cố dẫn đến giảm độ tin cậy cung cấp điện. - Phân tích, đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. - Phân tích hiệu quả đầu tư thực hiện giải pháp. - Vận dụng kết quả nghiên cứu, các giải pháp vào lưới điện 110kV thành phố Hà Nội. 6. Đóng góp mới của đề tài luận văn: - Đưa ra được các giải pháp giảm sự cố nâng cao độ tin cậy của lưới phân phối - Chủ động trong công tác tiếp cận được với các thiết bị được sử dụng khoa học công nghệ mới, áp dụng khoa học công nghệ, triển khai nhiều hệ thống tự động hóa 7. Kết cấu nội dung luận văn: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện. Chương 2: Thực trạng độ tin cậy cung cấp điện lưới điện 110 kV tại Hà Nội Chương 3: Áp dụng đầu tư giải pháp cho các MBA110kV do Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội quản lý. 30
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CỦA LƯỚI ĐIỆN 1.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư: Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kì nhất định. Việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn dự án đầu tư, giúp phân bổ nguồn vốn phù hợp, nâng cao hiệu quả đầu tư. Từ đó mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ và mức độ hài lòng của khách hàng, đảm bảo an sinh xã hội. Để đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây: - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kĩ thuật hiệu quả quốc phòng. - Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội .Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp cũng hiệu quả kinh tế-xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. - Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối .Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Cũng hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. 1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư: 1.2.1. Đánh giá về mặt kỹ thuật và kinh tế kỹ thuật: - SAIDI: Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối Đã được nêu rõ trong mục 2.2.1.1 luận văn này. - SAIFI: Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối Đã được nêu rõ trong mục 2.2.1.2 luận văn này. - MAIFI: Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối Đã được nêu rõ trong mục 2.2.1.3 luận văn này. 31
  14. - Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối bao gồm: Tổn thất điện năng kỹ thuật là tổn thất điện năng gây ra do bản chất vật lý của đường dây dẫn điện, trang thiết bị điện trên lưới điện phân phối. Tổn thất điện năng phi kỹ thuật là tổn thất điện năng do ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình quản lý kinh doanh điện mà không phải do bản chất vật lý của đường dây dẫn điện, trang thiết bị điện trên lưới điện phân phối gây ra. 1.2.2. Đánh giá về mặt kinh tế xã hội: Việc phân tích hiệu quả về mặt kinh tế xã hội nhằm đánh giá được hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế quốc dân.  Các thông số chính trong phân tích kinh tế xã hội: - Dòng thu (B) bao gồm: • Doanh thu bán điện và các khoản thu khác (ví dụ như thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động...); • Các lợi ích khác thu được từ dự án (nếu có); • Các lợi ích khác thu được do công trình đa mục tiêu hoặc lợi dụng tổng hợp (nếu có) mà toàn bộ nền kinh tế quốc dân được hưởng hay các giảm thiểu tác hại đối với nền kinh tế (ví dụ như giảm sự cố cắt điện gây tác hại cho nền kinh tế…). - Dòng chi (C) bao gồm: • Vốn đầu tư ban đầu; • Chi phí mua điện; • Chi phí quản lý và vận hành; • Giá trị còn lại của TSCĐ cũ; • Các loại chi phí khác (nếu có) như chi phí liên quan đến công trình đa mục tiêu, lợi dụng tổng hợp.  Kết quả phân tích kinh tế xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C); - Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (EIRR); - Giá trị hiện tại thuần (NPV). Lãi suất chiết khấu áp dụng cho việc phân tích kinh tế xã hội là 10% (theo Quyết định số 4211/2002/QĐ-BCN ngày 30/9/2002 hướng dẫn tạm thời về nội dung phân tích kinh tế, tài chính các dự án đầu tư các công trình điện). 32
  15. 1.2.3. Đánh giá về mặt tài chính: 1.2.3.1. Phương pháp tính giá trị hiện tại thuần (Net Present Value - NPV) (a) Tổng quan phương pháp Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư (NPV) là khoản tiền chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm trong tương lai với khoản vốn đầu tư ban đầu. Phương pháp NPV là phương pháp đánh giá dự án dựa trên giá trị hiện tại của dự án sau khi chiết khấu các dòng tiền của dự án đầu tư về hiện tại bằng tỷ lệ chiết khấu hợp lý (chi phí sử dụng vốn). Một số điểm cần lưu ý về phương pháp NPV: - Dòng tiền nên được đo lường trên cơ sở tăng thêm do đầu tư đưa lại; - Dòng tiền được tính toán trên cơ sở sau thuế; - Các chi phí chìm (tức các chi phí đã phát sinh trong quá khứ) hoặc chi phí không liên quan (tức các chi phí luôn phát sinh không phụ thuộc vào việc có hay không có dự án) không đưa vào tính toán. Đơn vị cũng nên tính đến các chi phí cơ hội khi đánh giá hiệu quả dự án. (b) Phương pháp tính: Công thức tính toán NPV: Hay Trong đó: - Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thư bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..) - Ci (Cost) - Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (như chi đầu tư, chi bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả thuế và trả lãi vay…) - r – Tỷ lệ chiết khấu. 33
  16. - n – Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) - i – Thời gian (i = 0,1…n) Kết quả đánh giá hiệu quả dự án: NPV>0 Dòng tiền thu được từ dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn NPV Dự án thu được từ dự nhắc đầu tư vốn NPV=0 Dòng tiền không hiệu quả án lớn bằng chi phí sử dụng => Dự án thu được từ dự vốn. Đơn vị cân nhắc đến các yếu tố khác để xem xét có thực hiện dự án hay không 1.2.3.2. Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – IRR): (a) Tổng quan phương pháp: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với khoản vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án đầu tư bằng không (= 0) Hay Trong đó: - Bi - Giá trị thu nhập (Benefits) năm i - Ci - Giá trị chi phí (Cost) năm i - n- thời gian hoạt động của dự án Tỷ suất hoàn vốn nội bộ cũng là một trong những thước đo mức sinh lời của một khoản đầu tư. IRR đóng vai trò như là điểm ngưỡng tối đa của chi phí sử dụng vốn đối với dự án. Theo đó, trong trường hợp lãi suất chiết khấu đang được áp dụng đối với dự án đánh giá cao hơn IRR, việc đầu tư sẽ được đánh giá là kém hiệu quả. Nhìn chung, tỷ suất hoàn vốn nội bộ càng cao, khả năng thực hiện dự án càng cao. (b) Phương pháp tính: Công thức tính toán IRR: 34
  17. Trong đó: - r1 là lãi suất chiết khấu thấp hơn trong 2 lãi suất chiết khấu - r2 là lãi suất chiết khấu cao hơn trong 2 lãi suất chiết khấu - NPV1 là giá trị hiện tại thuần của dự án sử dụng lãi suất chiết khấu r1 - NPV2 là giá trị hiện tại thuần của dự án sử dụng lãi suất chiết khấu r2 - IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Kết quả đánh giá hiệu quả dự án: IRR>r Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn => Dự án có thể được cân nhắc đầu tư IRR Dự án không hiệu quả IRR=r Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn. Đơn vị cân nhắc đến các yếu tố khác để xem xét có thực hiện dự án hay không 1.2.3.3. Phân tích độ nhạy: (a) Tổng quan phương pháp: Một dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư trong ngành điện nói riêng thường có vòng đời của dự án dài (ví dụ 15 hoặc 20 năm). Việc tính toán giá trị các chỉ tiêu đều dựa trên các giả định không chắc chắn và có thể thay đổi do thực tế có thể diễn biến không đúng như giả định đã đặt ra. Việc phân tích độ nhạy được thực hiện nhằm đánh giá mức độ rủi ro của dự án, xác định liệu dự án có tiếp tục khả thi khi phát sinh các thay đổi bất lợi so với các giả định ban đầu. Phương pháp phân tích độ nhạy dựa trên cơ sở tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - tài chính khi tăng hay giảm một thông số đầu vào nào đó theo chiều ảnh hưởng xấu đến dự án. Từ đó, đơn vị có thể đánh giá độ an toàn của dự án có đảm bảo không nếu thay đổi thông số đầu vào trong dải phân tích và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các thông số đầu vào đối với các chỉ tiêu đầu ra. Bản thân việc phân tích độ nhạy không được xem là thước đo đánh giá nhằm đưa ra quyết định đầu tư đối với dự án. (b) Phương pháp tính: Phân tích độ nhạy theo các kịch bản sau: 35
  18. - Vốn đầu tư dự án tăng 10%; - Sản lượng điện thương phẩm giảm 10%; - Tiến độ dự án đưa vào khai thác chậm từ 1 đến 2 năm; - Vốn đầu tư tăng 10% và sản lượng điện giảm 10%; - Vốn đầu tư tăng 10%, sản lượng điện giảm 10% và tiến độ dự án đưa vào khai thác chậm từ 1 đến 2 năm. 1.2.3.4. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP) (a) Tổng quan phương pháp: Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP) là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai mà dự án đưa lại vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. (b) Phương pháp tính: Lần lượt chiết khấu dòng tiền thuần hàng năm về hiện tại, sau đó trừ cho vốn đầu tư ban đầu cho đến khi toàn bộ vốn đầu tư ban đầu được bù đắp hết và chúng ta sẽ xác định được thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Tiêu chí đánh giá: Thông thường Ban lãnh đạo công ty đưa ra thời gian hoàn vốn tối đa có thể chấp nhận (T). Thời gian hoàn vốn ≥ T Thời gian hoàn vốn lớn hơn dự kiến => Dự án không có hiệu quả Thời gian hoàn vốn < T Thời gian hoàn vốn nhỏ hơn dự kiến => Dự án có thể cân nhắc đầu tư 1.2.3.5. Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C): (a) Tổng quan phương pháp: Tỷ số lợi ích/chi phí: Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra. (b) Phương pháp tính: Công thức tính: 36
  19. Trong đó: - Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thư bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..) - Ci (Cost) - Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (như chi đầu tư, chi bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả thuế và trả lãi vay…) - r – Tỷ lệ chiết khấu. - n – Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) - i – Thời gian (i = 0,1…n) Theo đó, nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. 1.3. Phân tích hiệu quả các giải pháp đề xuất đầu tư: 1.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp đã thực hiện: 1.3.1.1. Triển khai thiết bị giám sát khi online trong dầu MBA Hiện tại, Công ty được trang bị tổng cộng 75 bộ (69 bộ lắp đặt năm 2015 và 06 bộ lắp bổ sung năm 2016) thiết bị giám sát khí H2 online trong dầu MBA, loại TM1 của hãng Serveron/Qualitrol (sau đây gọi tắt là thiết bị TM1). Các thiết bị TM1 được lắp đặt đã nâng cao khả năng giám sát tổng thể tình trạng vận hành, hỗ trợ phát hiện sớm các hiện tượng bất thường của MBA, phát hiện sớm tình trạng già hoá, suy hao cách điện của vật liệu thông qua việc mức tăng đột biến hàm lượng khí trong dầu từ đó đưa ra cảnh báo trên thiết bị giúp cho công tác QLVH được thuận lợi, đặc biệt là trong giai đoạn nắng nóng cao điểm, góp phần nâng cao độ tin cậy và an toàn trong vận hành TBA nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Thiết bị giám sát khí H2 online trong dầu MBA được đưa vào vận hành từ tháng 9 năm 2015, quá trình vận hành ghi nhận hàm lượng khí H2 trong dầu tại một số MBA tăng cao. Qua đó, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội đã kịp thời triển khai thực hiện các giải pháp nhằm ngăn ngừa sự cố: - Đo kiểm tra phóng điện cục bộ các MBA - Thực hiện lọc lại dầu các MBA có hàm lượng khí hòa tan trong dầu ở mức cao để tiếp tục theo dõi, tổng số trong năm 2016, 2017 đã lọc dầu 17 MBA, dự kiến năm 2018 sẽ tiến hành lọc dầu 06 MBA. - Tách khỏi vận hành 03 MBA để tiến hành kiểm tra, sửa chữa T2 E10.6, T2 E1.2, T2 E1.9 sau khi tách khỏi vận hành rút ruột MBA phát hiện: + MBA T2 E10.6: cách điện đầu cuộn dây 35kV MBA kém gây phóng điện; 37
  20. + MBA T2 E1.9: mạch từ không đạt tiêu chuẩn do nhiệt độ tại các góc cao, có phát nhiệt cục bộ; + MBA T2 E1.2: bị xô lệch bối dây phía 35kV 3 pha A, B, C. - Hiện trên lưới điện còn 04 MBA đang được theo dõi theo chế độ đặc biệt: MBA T1 E10.6, MBA T1 E1.39, MBA T3 E1.17, MBA T3 E1.44. 1.3.1.2. Triển khai công nghệ đo phóng điện cục bộ Hiện Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội được trang bị các thiết bị đo phóng điện cục bộ, cụ thể như sau: - 03 bộ đo phóng điện cục bộ trung thế UltraTEV Locator/Hãng EA Technology. Công ty đang giao cho 08 Đội TT&QLVH luân chuyển sử dụng đo PD các tủ hợp bộ MC, cáp ngầm trung thế và các thiết bị trung thế ngoài trời tại 46 trạm 110kV và TBA 220kV. Theo kế hoạch, Công ty sẽ thực hiện đo PD đầu cáp trung thế tại các TBA (Cáp tổng MBA, cáp tự dùng, tụ bù ...) tối thiểu 01 tháng/lần, thực hiện đo PD tủ trung thế 02 tháng/lần. (Tăng cường thêm theo chỉ đạo của BGĐ vào các kỳ Đảm bảo điện). - 01 hợp bộ đo và phân tích PD MBA, cáp ngầm 110kV: Thiết bị đo chính MPD 600 kết hợp với các phụ kiện mở rộng: HFCT (đo theo nguyên lý cảm ứng điện từ qua tiếp địa hoặc trung tính MBA); CPL 542+ Coupling Capacitor (đo theo phương pháp điện theo IEC 60270 qua sứ đầu vào hoặc tụ ngoài); UHF 620/UHF 608 + UVS 610 (đo theo nguyên lý sóng siêu cao tần qua van dầu). Theo kế hoạch, Công ty sẽ thực hiện đo PD MBA tối thiểu 01 lần/máy/năm. - Trong năm 2018, Công ty thực hiện thuê 01 bộ thiết bị đo PD UltraTEV Plus 2 (đo PD trung thế) và thiết bị PD Hawk (đo tổng thể PD các thiết bị ngoài trời trung-cao thế), giao cho Tổ cao áp Đội Sữa chữa thiết bị vận hành. Thiết bị UltraTEV Plus 2 sẽ giúp bổ sung phục vụ đo kiểm tra khối lượng lớn các thiết bị điện tại các TBA, đặc biệt tăng cường trong các kỳ cuộc đảm bảo điện và cho các TBA có vị trí quan trọng; Đo kiểm tra các vị trí có nghi ngờ PD theo kết quả của Đội TT&QLVH TBA báo cáo. - Ngoài ra trong quá trình vận hành, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội cũng thực hiện hỗ trợ siêu âm phóng điện các tủ hợp bộ, tủ RMU và đầu cáp trung thế giúp các đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội như: Truyền tải điện Hà Nội (trạm Mai Động, Hà Đông, Thành Công, Chèm, Vân Trì,…), PC Đông Anh, PC Ba Đình, PC Hoàn Kiếm, PC Phúc Thọ, PC Nam Từ Liêm,... 38
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2