intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá được thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại các khu vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ THANH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG, ĐẤT SAN LẤP VÀ ĐẤT SÉT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai HUẾ - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ THANH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG, ĐẤT SAN LẤP VÀ ĐẤT SÉT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HOÀNG THỊ THÁI HÒA HUẾ - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu sử dụng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa bàn nghiên cứu. Các kết quả này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, ngày 25 tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Thanh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp cùng những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Huế. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hoà - Trường Đại học Nông Lâm Huế, người trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy giáo, cô giáo, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tận tình giúp đỡ, tạo những điều kiện tốt nhất để cho tôi thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, các sở, ban ngành, các xã trên địa bàn huyện Thạch Hà và các tổ chức, cá nhân có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi gặp gỡ, điều tra khảo sát, thu thập số liệu và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đã cộng tác, đóng góp những thông tin quý báu, cùng những ý kiến xác đáng để hoàn thành luận văn này. Huế, ngày 25 tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Thanh
  5. iii TÓM TẮT Thạch Hà là một huyện duyên hải, nằm về 2 phía của thành phố Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 5 km với nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, phong phú. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội của huyện, trong thời gian qua thì khai thác khoáng sản lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đất đai, môi trường. Với mục đích đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất tại một số mỏ khai thác đá xây dựng, đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất trong hoạt động khai thác khoáng sản, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” bằng các phương pháp nghiên cứu như: Điều tra, thu thập số liệu (số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo, tài liệu từ các phòng, ban thuộc huyện Thạch Hà và Sở, ban ngành tỉnh Hà Tĩnh; số liệu sơ cấp từ quá trình điều tra khảo sát, quan sát và phỏng vấn tại 06 xã Thạch Hải, Thạch Bàn, Ngọc Sơn, Phù Việt, Thạch Kênh, Thạch Điền - nơi diễn ra nhiều hoạt động khai thác đá xây dựng, đất đồi, đất sét trên địa bàn); phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được qua đó thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu, phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong huyện nhằm đưa ra những đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp cũng như tình hình sử dụng đất hiện nay. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả chủ yếu đó là: - Xác định được đặc điểm điều kiện tự nhiên, phát triển KT-XH, đặc điểm phân bố, hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện: Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện Thạch Hà chủ yếu là vật liệu xây dựng thông thường như đá xây dựng, đất san lấp, đất sét, cát sỏi, ngoài ra còn có các khoáng sản kim loại khác như sắt, mangan, titan. Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn huyện đã có 30 mỏ khoáng sản được UBND tỉnh cấp phép khai thác (14 mỏ đã hoàn thành khai thác và 16 mỏ còn hiệu lực đang khai thác), trong đó đất san lấp chủ yếu phân bố ở các xã Ngọc Sơn, Thạch Ngọc, Thạch Điền, đất sét chủ yếu ở xã Phù Việt, Thạch Kênh, Thạch Điền, đá xây dựng chủ yếu ở xã Thạch Bàn, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, cát xây dựng và cát san lấp phân bố ở xã Thạch Hải, Thạch Vĩnh. Bên cạnh các mỏ được cấp phép, trên địa bàn huyện cũng diễn ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép tại một số khu vực. - Phân tích được thực trạng công tác quản lý đất đai trong khai thác đá xây dựng, đất sét, đất san lấp trên địa bàn huyện:
  6. iv Công tác quản lý đất đai trong khai thác đá xây dựng, đất sét, đất san lấp trên địa bàn huyện Thạch Hà chưa được quan tâm đúng mức, các cơ quan quản lý chủ yếu quan tâm đến công tác quản lý khai thác khoáng sản hơn là công tác quản lý đất đai trong khai thác khoáng sản. Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản chiếm 1,45% tổng diện tích đất tự nhiên và 5,41% tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện. Công tác thu hồi đất trước khi cho thuê đất để khai thác khoáng sản chỉ mới thực hiện nghiêm túc từ năm 2013 trở về sau. Hoạt động khai thác khoáng sản đã tác động tiêu cực đến tài nguyên đất đai, làm suy giảm diện tích đất nông lâm nghiệp, suy giảm chất lượng đất, đất mất khả năng canh tác, tác động xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Công tác hoàn thổ, phục hồi môi trường sau khai thác chưa được quan tâm, phần lớn các khu vực mỏ chưa hoàn thành việc hoàn thổ, đất sau khai thác bị bỏ hoang không đưa vào sử dụng, gây lãng phí tài nguyên đất đai, tác động xấu đến cảnh quan môi trường và vô hình chung làm giảm nhu cầu sử dụng đất của người dân. - Đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thạch Hà: Cần triển khai đồng bộ các giải pháp: Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Nâng cao chất lượng công tác điều tra, thăm dò địa chất về tài nguyên khoáng sản; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch khoáng sản; Chấn chỉnh việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và tổ chức tốt việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Tăng cường công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................................ x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 3 1.1.1. Tài nguyên đất và tầm quan trọng của đất đai đối với phát triển kinh tế xã hội ........ 3 1.1.2. Tài nguyên khoáng sản và tác động của khai thác khoáng sản đến tài nguyên đất và sự phát triển kinh tế xã hội ...................................................................................... 6 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 24 1.2.1. Khái quát tình hình hoạt động khai thác và sử dụng các loại tài nguyên trên cả nước ...................................................................................................................... 24 1.2.2. Tình hình khai thác khoáng sản, quản lý khai thác khoáng sản và quản lý sử dụng đất trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .................................. 27 2.2. HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG .............................................................. 32 1.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................ 33 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 33 1.3.2. Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................... 35 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 37 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 37 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 37
  8. vi 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 37 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 37 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu .................................................. 37 2.4.2. Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 40 2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê so sánh và xử lý số liệu ................ 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 41 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH .................................................................................................................. 41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 41 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ................................................................. 49 3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG, ĐẤT SAN LẤP VÀ ĐẤT SÉT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH................................................................................................. 53 3.2.1. Công tác ban hành văn bản quản lý và tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản ................................................................................................................. 53 3.2.2. Công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản ................................................ 54 3.2.3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản ......................................................... 55 3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản................. 57 3.2.5. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác...................................................... 58 3.2.6. Công tác điều tra, đánh giá địa chất về tài nguyên khoáng sản ......................... 58 3.2.7. Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản ................................. 59 3.2.8. Công tác thu hồi mỏ và đóng cửa mỏ khoáng sản ............................................. 59 3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG, ĐẤT SAN LẤP VÀ ĐẤT SÉT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH ........................................................................................................ 59 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 .............. 59 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất cho hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Thạch Hà năm 2016 ................................................................................................................... 61 3.3.3. Hiệu quả sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh .................................................................... 65
  9. vii 3.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ..................... 74 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH .. 76 3.4.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ................................................................................ 76 3.4.2. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, thăm dò địa chất về tài nguyên khoáng sản ................................................................................................................. 76 3.4.3. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch khoáng sản .......................................................... 77 3.4.4. Chấn chỉnh việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và tổ chức tốt việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản. ...................................................................................... 77 3.4.5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường .......................................................... 78 3.4.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép............................................................. 79 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 82 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 82 4.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 84 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 88
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên kí hiệu viết tắt CPTG Chi phí trung gian CXD Cát xây dựng ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐSL Đất san lấp ĐXD Đá xây dựng GTSX Giá trị sản xuất GTGT Giá trị gia tăng HĐKS Hoạt động khoáng sản KT-XH Kinh tế - Xã hội QCVN Quy chuẩn Việt Nam QL Quốc lộ SGN Sét gạch ngói TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VLXD Vật liệu xây dựng VLXDTT Vật liệu xây dựng thông thường
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diễn biến sử dụng tài nguyên đất giai đoạn 2000 đến 2016 ........................ 25 Bảng 1.2. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp khai thác mỏ 2007-2016 .................................................................................................................. 26 Bảng 1.3. Tổng hợp tiềm năng tài nguyên các mỏ khoáng sản làm VLXDTT ........... 28 Bảng 2.1. Các mỏ đá xây dựng điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng .................................................................................................... 38 Bảng 2.2. Các mỏ đất đồi điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng ............................................................................................................. 38 Bảng 2.3. Các mỏ đất sét điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng ............................................................................................................. 39 Bảng 3.1. Tổng dân số và cơ cấu dân số phân theo giới tính và khu vực .................... 50 Bảng 3.2. Thuế các loại khoáng sản trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ........ 55 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thạch Hà năm 2016 .............................. 60 Bảng 3.4. Diện tích của các mỏ đất, đá xây dựng điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà được điều tra ........................................................................................................ 62 Bảng 3.5. Sản lượng của một số loại khoáng sản trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2013 đến 2016 ........................................................................................................... 66 Bảng 3.6. Quy mô khai thác khoáng sản của Thạch Hà so với các huyện khác trong tỉnh Hà Tĩnh .............................................................................................................. 67 Bảng 3.7. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản .................................................................................................. 68 Bảng 3.8. Thu nhập bình quân/người ở các loại hình hoạt động khai thác khác nhau . 69 Bảng 3.9. Số lao động sử dụng trong các ngành khai thác khoáng sản ....................... 70 Bảng 3.10. Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường từ các hoạt động khai thác khoáng sản ................................................................................................................. 71 Bảng 3.11. Số tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác ................................. 72 Bảng 3.12. Khảo sát tình trạng phục hồi đất sau khai thác khoáng sản ....................... 72 Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về chất lượng môi trường không khí ở các mỏ khai thác .................................................................................................................................. 73 Bảng 3.14. Tình hình ô nhiễm tiếng ồn tại các mỏ khai thác khoáng sản .................... 73
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ bản đồ quy hoạch sản xuất VLXD tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 ........ 29 Hình 3.1. Vị trí huyện Thạch Hà trong tỉnh Hà Tĩnh .................................................. 41 Hình 3.2. Cơ cấu hiện trạng mục đích sử dụng đất cho khai thác khoáng sản, VLXD trên địa bàn huyện Thạch Hà ..................................................................................... 62 Hình 3.3. Biến động diện tích đất dành cho khai thác khoáng sản giai đoạn 2013 -2016................................................................................................................. 63 Hình 3.4 Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất khai thác khoáng sản kỳ đầu (2011-2015) ............................................................................................................... 64 Hình 3.5. Diện tích đất khai thác khoáng sản đến năm 2020 so với chỉ tiêu cấp trên phân bổ ...................................................................................................................... 65
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn để phân bố khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Không những thế trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đai tạo nguồn vốn và thu hút cho đầu tư phát triển. Thực tế cho thấy nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội được thay đổi diện mạo mới mẻ hơn cho đất nước, thu dần khoảng cách đối với các nước phát triển. Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định nước ta chỉ có một hình thức sở hữu về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Thông qua đó hoạt động của Nhà nước phải nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Đặc biệt là trong vấn đề quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên đất đai quan trọng. Tỉnh Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng quy mô lớn. Trong đó, huyện Thạch Hà là địa phương có nhiều nguồn vật liệu xây dựng, nhất là đá xây dựng, đất san lấp và đất sét làm gạch ngói. Chính việc khai thác những nguồn tài nguyên khoáng sản này đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường, cảnh quan xung quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm. Các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của luật hiện hành, không thực hiện đúng cam kết môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; một số doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận nên chưa thực sự chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, gây bức xúc trong nhân dân. Đặc biệt, sau khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản thường chưa có biện pháp phục hồi môi trường hiệu quả và chưa định hướng sử dụng đất hợp lý sau khai thác dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên đất đai. Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản hiệu quả, vừa thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa bảo vệ được môi trường, hướng đến phát triển bền vững là vấn đề quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
  14. 2 Xuất phát từ lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI a. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại các khu vực này. b. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Đánh giá được thực trạng sử dụng đất của các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất trong khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN a. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất, xây dựng các giải pháp quản lý khai thác khoáng sản gắn với cải tạo sử dụng đất, quản lý đất đai hiệu quả sau quá trình khai thác khoáng sản ở các mỏ đá xây lựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. b. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng đất sau khi khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra những chính sách hỗ trợ hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất, vừa phát triển kinh tế cho địa phương, vừa chú trọng đến bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống người dân trong khu vực. - Sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho các khu vực khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.
  15. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Tài nguyên đất và tầm quan trọng của đất đai đối với phát triển kinh tế xã hội Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng: "đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)". Học thuyết Mac - Lênin đã khẳng định: "Đất là đối tượng lao động và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được". Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Luật Đất đai 2013 cũng khẳng định: "Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng" [22], [26], [29]. Đất đai là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác nhau trên trái đất. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó tạo nên của cải nuôi sống mình. Đất đai luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có bất kì một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra, không thể có sự tồn tại của loài người [29]. 1.1.1.1. Chức năng của đất đai đối với con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội - Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người. Qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp cho trồng trọt, chăn nuôi [22]. - Chức năng môi trường sống: Đất đai là môi trường sống của hầu hết các sinh vật, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của chúng [22].
  16. 4 - Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai giúp hình thành một trạng thái cân bằng về năng lượng thông qua sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyển địa cầu [22]. - Chức năng chứa đựng và cung cấp các loại tài nguyên khác: Đất đai chứa chuyển đựng các loại tài nguyên như khoáng sản, rừng, nước...Từ đó, nó cung cấp các loại tài nguyên này cho con người khai thác, sử dụng trong quá trình sống [22]. - Chức năng đệm và điều hoà các chất độc hại: Đất đai có khả năng tiếp nhận, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái của các chất độc hại [22]. - Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng tích lịch sử, văn hoá của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về sử dụng đất đai trong quá khứ [22]. - Chức năng vật mang sự sống: Đất đai tạo ra không gian cho sự vận chuyển của con người, cho đầu tư, sản xuất, cho sự dịch chuyển của động, thực vật ở các vùng khác nhau trên trái đất [22]. - Chức năng phân dị lãnh thổ: Sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rất khác nhau ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung nên mỗi phần lãnh thổ sẽ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù [22]. 1.1.1.2. Vai trò của tài nguyên đất đối với con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội Theo Lê Văn Khoa (2004), vai trò của đất đai đối với con người và sinh vật thể hiện ở hai mặt sau [22]: - Mặt trực tiếp: Đất đai là nơi tồn tại và sinh sống của con người và sinh vật, là nền móng, địa bàn cho mọi hoạt động sống, nơi thiết đặt các hệ thống nông, lâm nghiệp để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài. - Mặt gián tiếp: Đất là nơi tạo môi trường sống cho con người và sinh vật trên trái đất. Đồng thời thông qua cơ chế điều hoà của đất, nước, khí hậu, khí quyển,... đã tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau giúp cho con người và sinh vật tồn tại, phát triển. Trên quan điểm sinh thái và môi trường, đất được xem như là một vật thể sống vì nó chứa nhiều loại sinh vật sống, từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao. Cũng vì bản tính "sống" của đất mà đất được xem như nguồn tài nguyên tái tạo và vô cùng quý giá. Đất là một vật thể sống vì vậy nó cũng tuân theo quy luật của sự sống, phát sinh, phát triển, thoái hoá và già cỗi. Cũng như vậy, tùy vào cách ứng xử của con người đối với đất mà làm cho đất có thể trở nên phì nhiêu, màu mỡ, cho năng suất cây trồng cao hoặc ngược lại.
  17. 5 Cũng trên quan điểm nhìn nhận vấn đề các nhà khoa học cũng cho rằng đất là vật mang. Đất luôn mang trên nó các hệ sinh thái, khi con người tác động vào đất là khi các hệ sinh thái này bị tác động. Do đó muốn đất có khả năng sản xuất cao thì hệ sinh thái trong nó phải bền vững, muốn vậy con người phải có cách khai thác nguồn lực đất đai một cách hợp lý. Đất là một vật mang, lại được đặc trưng bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất được thể hiện qua hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong đất (NPK, các hợp chất mùn, khả năng giữ nước của đất...), đây là các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Đối với các hệ sinh thái, độ phì nhiêu giúp cho chúng tồn tại và phát triển. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên đất cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng [23], [24]: - Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt: Trong những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người thì đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kì một quá trình sản xuất nào. Đất là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Mác cho rằng, đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể. - Đất đai là nguồn nguyên liệu của một số ngành: Đất đai là nguyên liệu sản xuất của một số ngành như làm gạch ngói, đồ gốm, xi măng...Đất đai là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng và là chỗ đứng cho người công nhân trong sản xuất công nghiệp. - Đất đai là môi trường sống: Đối với đời sống, đất là nơi trên đó con người xây dựng nhà cửa, các công trình làm chỗ ở và nơi tiến hành các hoạt động văn hoá, là nơi phân bố các vùng kinh tế, khu dân cư....hầu hết mọi của cải của con người đều lấy từ đất. - Đất đai là một bộ phận quốc gia: Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời khỏi lãnh thổ quốc gia, gắn liền với lãnh thổ quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết thể hiện ở tôn trọng lãnh thổ quốc gia [29]. Như vậy, đất đai có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống của con người và sinh vật, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và gián tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Do đó, chúng ta phải có những giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hiện nay. (Nguồn: Nguyễn Xuân Lý, Luận văn Thạc sĩ, 2016)
  18. 6 1.1.2. Tài nguyên khoáng sản và tác động của khai thác khoáng sản đến tài nguyên đất và sự phát triển kinh tế xã hội 1.1.2.1. Khái niệm khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày [27]. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v...) [27]. Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách: - Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng). - Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất). - Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy) [27], [28]. 1.1.2.2. Khái niệm về khai thác khoáng sản Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước) [2] Khoảng 40.000 năm trước công nguyên, con người đã biết sử dụng mọi thứ xung quanh mình, kể cả đá cũng được dùng làm công cụ khai thác các khoáng sản. Sau một thời gian sử dụng hết những đá tốt trên bề mặt trái đất, con người bắt đầu đào bới để tìm những thứ họ cần. Những cái mỏ đầu tiên chỉ là những cái hố nông nhưng rồi những người khai mỏ sau buộc phải đào sâu thêm để tìm kiếm. Một trong những khoáng sản họ cần lúc bấy giờ là Hoàng Thổ, được dùng như sắc tố cho các mục đích
  19. 7 lễ nghi và vẽ tranh trong hang động. Khu mỏ Hoàng Thổ được khai thác xưa nhất được tìm thấy là ở Bomvu Ridge thuộc Swaziland, châu Phi [21]. Quá trình khai thác mỏ bắt đầu từ giai đoạn phát hiện thân quặng đến khâu chiết tách khoáng sản và cuối cùng là trả lại hiện trạng của mặt đất gần với tự nhiên nhất gồm một số bước nhất định. Đầu tiên là phát hiện thân quặng, khâu này được tiến hành thông qua việc thăm dò để tìm kiếm và sau đó là xác định quy mô, vị trí và giá trị của thân quặng. Khâu này cung cấp những số liệu để đánh giá tính trữ lượng tài nguyên để xác định kích thước và phân cấp quặng. Việc đánh giá này là để nghiên cứu tiền khả thi và xác định tính kinh tế của quặng. Bước tiếp theo là nghiên cứu khả thi để đánh giá khả năng tài chính để đầu tư, kỹ thuật và rủi ro đầu tư của dự án. Đây là căn cứ để công ty khai thác mỏ ra quyết định phát triển mỏ hoặc từ bỏ dự án. Khâu này bao gồm cả quy hoạch mỏ để đánh giá tỷ lệ quặng có thể thu hồi, khả năng tiêu thụ, và khả năng chi trả để mang lại lợi nhuận, chi phí cho kỹ thuật sử dụng, nhà máy và cơ sở hạ tầng, các yêu cầu về tài chính và equity và các phân tích về mỏ như đã đề xuất từ khâu khai đào cho đến hoàn thổ. Khi việc phân tích xác định một mỏ có giá trị thu hồi, phát triển mỏ mới bắt đầu và tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ và nhà máy xử lý. Vận hành mỏ để thu hồi quặng bắt đầu và tiếp tục dự án khi mà công ty khai thác mỏ vẫn còn thu được lợi nhuận (khoáng sản vẫn còn). Sau khi tất cả quặng được thu hồi sẽ tiến hành công tác hoàn thổ để làm cho đất của khu mỏ có thể được sử dụng vào mục đích khác trong tương lai [21]. Công nghệ khai thác mỏ chủ yếu gồm 2 nhóm là khai thác mỏ lộ thiên và khai thác hầm lò. Đối tượng khai thác cũng được chia thành 2 nhóm tùy theo loại vật liệu: sa khoáng bao gồm các khoáng vật có giá trị nằm lẫn trong cuội lòng sông, cát bãi biển và các vật liệu bở rời khác; và quặng mạch hay còn gọi là quặng trong đá gốc, ở đây các khoáng vật có giá trị được tìm thấy trong các mạch, các lớp hoặc các hạt khoáng vật phân bố rải rác trong khối đá. Cả hai loại này đều có thể khai thác theo phương pháp lộ thiên và hầm lò [21]. 1.1.2.3. Các giai đoạn của dự án khai thác a) Thăm dò [1], [2]. Một dự án khai thác mỏ chỉ có thể bắt đầu khi hiểu biết đầy đủ về qui mô và giá trị của quặng. Thông tin về vị trí, giá trị của quặng được thu thập thông qua khảo sát, nghiên cứu thực địa, khoan kiểm tra và khai đào. Trước tiên phải loại bỏ thực vật để cho các xe cơ giới có giàn khoan có thể tiến vào. Nhiều nước yêu cầu thành lập một báo cáo ĐTM riêng cho giai đoạn thăm dò. Vì các tác động của giai đoạn này có thể là đáng kể và vì các giai đoạn tiếp theo của khai thác có thể không được thực hiện khi việc thăm dò cho thấy lượng quặng không đáp ứng cho khai thác.
  20. 8 b) Giai đoạn phát triển [2], [3]. Nếu giai đoạn thăm dò cho thấy một lượng quặng đủ lớn thì có thể bắt đầu lên kế hoạch cho giai đoạn phát triển khai thác mỏ gồm: i) Xây dựng đường vào mỏ Đường vào mỏ để đưa các thiết bị nặng, vật tư cho khu mỏ hoặc để vận chuyển kim loại và quặng đã được xử lý ra bên ngoài. Việc này có những tác động môi trường đáng kể, đặc biệt nếu đường giao thông đi qua khu vực sinh thái nhạy cảm hoặc gần các cộng đồng đã có trước đó. Đánh giá tác động môi trường đường vào mỏ phải thực hiện đầy đủ khi đánh giá tác động dự án khai thác mỏ. ii) Chuẩn bị mặt bằng Dự án phải bắt đầu với việc giải phóng mặt bằng cho diện tích khai thác, tập kết thiết bị, khu hành chính. Hoạt động này có những tác động môi trường đáng kể, đặc biệt nếu dự án ở trong hoặc lân cận với khu vực sinh thái nhạy cảm. ĐTM phải được đánh giá một cách riêng rẽ cho các tác động liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng. iii) Hoạt động khai thác Tất cả các loại hoạt động khai thác đều có chung một qui trình: khai thác và làm giàu quặng kim loại. Thông thường, các thân quặng nằm dưới dưới một lớp đất hoặc đá phủ, chúng phải được lấy đi trước khi khai thác. - Khai thác mỏ lộ thiên Là loại hình khai thác dải (strip mining), trong đó quặng phân bố sâu xuống lòng đất, đòi hỏi phải loại bỏ lớp phủ bên trên quặng. Việc sử dụng các máy móc cơ giới nặng, thường là xe ủi đất và xe tải, để đổ đất đá thải. Khai thác lộ thiên thường liên quan đến việc loại bỏ thảm thực vật bản địa, việc này được xem là một trong những hoạt động hủy hoại môi trường lớn nhất của khai thác quặng, đặc biệt là đối với các khu rừng nhiệt đới. - Khai thác mỏ sa khoáng Xe ủi đất, thiết bị nạo vét, hoặc bơm thủy lực được dùng để khai thác quặng. Khai thác mỏ sa khoáng thông thường nhằm mục đích tách vàng từ trầm tích sông, suối và đồng bằng ngập lụt. Khai thác sa khoáng thường ở lòng suối, phải loại bỏ một lượng lớn trầm tích nên có thể ảnh hưởng đến nước mặt ở hạ lưu các mỏ. - Khai thác hầm lò Trong khai thác ngầm, một lượng tối thiểu lớp đất phủ được lấy đi để tiếp cận thân quặng. Các đường hầm hoặc giếng được thực hiện để tới thân quặng. Một trong các phương pháp khai thác ngầm được gọi là cắt tầng (stoping) và phá sập toàn khối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2