intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được hiện trạng phân bố, đặc tính sinh học và sinh thái học của các loài thực vật Hạt trần tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Đề xuất giải pháp bảo tồn loài các loài thực vật Hạt trần. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ PHÙNG DIỆU NGHIÊN CỨU BẢO TỒN CÁC LOÀI THỰC VẬT HẠT TRẦN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên rừng Mã số: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VƢƠNG DUY HƢNG Hà Nội, 2018
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Người cam đoan Lê Phùng Diệu
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vương Duy Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Tỉnh Nghệ An và các hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và điều tra hiện trường. Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 2018 Tác giả Lê Phùng Diệu
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3 1.1 Nghiên cứu về thực vật Hạt trần trên thế giới ....................................... 3 1.2 Nghiên cứu về thực vật Hạt trần ở Việt Nam ........................................ 6 1.3 Các nghiên cứu c liên quan tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...... 8 Chƣơng 2 . MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 10 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 10 2.1.1 Mục tiêu chung ............................................................................... 10 2.1.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 10 2.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu ............................................................ 10 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 10 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 10 2.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................ 10 2.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 11 2 .4 1 P hươngp hápxácđịnhiệntrạngp hânbốcácloàithựcvậtHạtrần........................................................................ 11 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học ...... 13 2.4.3 Xác định các mối đe dọa đến các loài thực vật Hạt trần .............. 18 2.4.4 Đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật Hạt trần ................... 19
  5. iv Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20 3.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................ 20 3.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................... 20 3.1.2 Địa hình, địa thế ............................................................................ 20 3.1.3 Đặc điểm khí hậu ........................................................................... 20 3.1.4 Sông suối, thuỷ văn ........................................................................ 21 3.1.5 Địa chất .......................................................................................... 21 3.1.6 Thổ nhưỡng .................................................................................... 22 3.2 Dân sinh kinh tế - xã hội ...................................................................... 22 3.2.1 Dân tộc, dân số và lao động .......................................................... 22 3.2.2 Các hoạt động kinh tế .................................................................... 23 3.2.3 Hạ tầng cơ sở ................................................................................. 25 3.2.4 Đánh giá chung về điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội................. 26 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 28 4.1 Thành phần thực vật Hạt trần tại KBT Pù Hoạt .................................. 28 4.2 Đặc tính sinh học và sinh thái học thực vật Hạt trần tại Pù Hoạt ........ 30 4.2.1. Pơ mu (Fokienia hodginsii) ........................................................... 30 4.2.2. Bách xanh (Calocedrus macrolepis).............................................. 32 4.2.3 Tuế lá dài (Cycas dolichophylla) ................................................... 34 4.2.4. Gắm núi (Gnetum montanum) ....................................................... 36 4.2.5. Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana) ........................................ 37 4.2.6. Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) ......................................... 40 4.2.7. Kim giao (Nageia fleuryi) .............................................................. 42 4.2.8. Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) ..................................... 45 4.2.9. Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis) ............................... 47 4.2.10 .Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii)........................................... 50
  6. v 4.3. Nguyên nhân gây ra nguy cấp đến thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu .............................................................................................................. 53 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn thực vật Hạt trần cho KBT Pù Hoạt .............................................................................................................. 54 4.4.1. Bảo tồn tại chỗ ............................................................................... 54 4.4.2. Bảo tồn chuyển chỗ ........................................................................ 55 4.4.3. Giải pháp xã hội............................................................................. 56 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải BTTN Bảo tồn thiên nhiên CTTT Công thức tổ thành K Khoảnh KBT Khu bảo tồn OTC Ô tiêu chuẩn TK Tiểu khu UBND Ủy ban nhân dân
  8. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thành phần loài Hạt trần tại KBT Pù Hoạt .................................... 28 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Thân cành lá Pơ mu và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...................................................................... 31 Hình 4.2. Cành lá Bách xanh và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ............................................................................... 33 Hình 4.3. Thân cành lá Tuế lá dài và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...................................................................... 35 Hình 4.4. Thân cành lá Gắm núi và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...................................................................... 36 Hình 4.5. Cành lá Du sam núi đất và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...................................................................... 38 Hình 4.6. Cành lá Thông nàng và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...................................................................... 41 Hình 4.7. Cành lá Kim giao và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ............................................................................... 43 Hình 4.8. Cành lá Thông tre lá dài và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...................................................................... 46 Hình 4.9. Thân cành lá Dẻ tùng vân nam và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ......................................................... 48 Hình 4.10. Cành lá Sa mộc dầu và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...................................................................... 51
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.000 loài thực vật Hạt trần thuộc 85 chi, 15 họ, đa số trong chúng đều là những loài thực vật quý hiếm. Các loài thực vật Hạt trần không những có giá trị to lớn trong việc cung cấp cho con người các sản phẩm từ gỗ và ngoài gỗ, chúng còn có tác dụng to lớn trong cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước... Hiện nay con người mới chỉ khai thác sử dụng thực vật Hạt trần ở một phạm vi nhỏ, chúng còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị mà chúng ta chưa khám phá hết như: đa dạng về nguồn gen, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho công nghiệp, điều hoà hậu toàn cầu. Rừng Việt Nam phong phú và đa dạng là nơi sinh tồn của hàng trăm, hàng nghìn loài động, thực vật nhưng một thực trạng đáng buồn là trong những năm gần đây dưới áp lực của sự phát triển kinh tế và bùng nổ dân số lên nguồn tài nguyên rừng làm những cây gỗ, cây thuốc có giá trị bị thương mại hóa do vậy chúng đang bị khai thác cạn kiệt. Những cây ít giá trị hoặc chưa được nghiên cứu cũng đang bị tàn phá nhường chỗ cho việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp làm cho rừng không những bị suy thoái về số lượng mà cả chất lượng, bên cạnh đ việc nghiên cứu gây trồng còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường cũng là nguy cơ rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của những loài cây quý hiếm trong tự nhiên. Số loài Hạt trần của Việt Nam hiện nay khoảng 73 loài, đa số các loài trong nhóm này cũng đều là thực vật quý hiếm, có giá trị về kinh tế, sinh thái, cũng như văn hoá của các đồng bào dân tộc Việt Nam. Một vài loài đối với người dân địa phương là tài nguyên không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nhưng hiện nay do chính các hoạt động của con người làm gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của các loài thực vật Hạt trần.
  10. 2 Do bị khai thác tàn bạo, bị mất sinh cảnh sống hoặc do biến đổi khí hậu… đã làm cho nhiều loài thực vật Hạt trần của Việt Nam hiện nay lâm vào tình trạng nguy cấp, một số loài nếu không có các biện pháp bảo vệ cấp bách thì trong tương lai gần sẽ bị tuyệt chủng. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt là một trong những khu bảo tồn có giá trị cao về đa dạng sinh học của Việt Nam, thành phần động, thực vật phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng khai thác gỗ, săn bắt trái phép làm cho số lượng các loài giảm sút nghiêm trọng trong đ c nhưng loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng. Riêng về thực vật đã c hơn 30 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và danh sách thực vật bị đe dọa trên thế giới cần được bảo tồn. Nhằm xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp quản lý loài thực vật quý hiếm, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật Hạt trần tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu bổ sung các thông tin khoa học về hiện trạng phân bố các loài Hạt trần tại khu vực Bắc Trung bộ nói chung và tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt nói riêng; là cơ sở dữ liệu khoa học về Hạt trần cho các nghiên cứu tiếp theo tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là căn cứ để Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt quản lý bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thực vật Hạt trần tại khu vực đơn vị quản lý.
  11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nghiên cứu về thực vật Hạt trần trên thế giới Hạt trần có lịch sử phát sinh, phát triển rất lâu đời, chúng xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 34500 vạn năm trước, chúng tồn tại và phát triển phồn thịnh ở các kỷ Đề von, kỷ Thạch thán, kỷ Nhị điệp ở đại Cổ sinh; kỷ Nhị điệp, kỷ Jura, kỷ Bạch phấn của đại Trung sinh; kỷ Đệ tam, kỷ Đệ tứ của đại Tân sinh. Từ lúc phát sinh đến nay, do khí hậu của trái đất có những biến đổi rất lớn, nên thành phần loài Hạt trần cũng nhiều lần bị thay đổi, diễn thế. Các loài Hạt trần nguyên thuỷ dần dần bị tuyệt chủng, thay vào đ là những loài Hạt trần mới có khả năng thích nghi hơn với môi trường và chúng phát triển đông đúc đến ngày nay. Những loài Hạt trần còn lại hiện nay chủ yếu ở giai đoạn cách đây 6500 vạn năm đến 250 vạn năm của kỷ Đệ tam đại Tân sinh sống sót qua thời kỳ Băng hà của kỷ Đệ tứ còn sót lại. Hiện nay thực vật Hạt trần có khoảng trên 1.000 loài thuộc 85 chi 15 họ (gồm: Araucariaceae, Cephalotaxaceae, Cupressaceae (đã bao gồm Taxodiaceae), Cycadaceae, Ephedraceae, Gnetaceae, Ginkgoaceae, Phyllocladaceae, Pinaceae, Podocarpaceae, Sciadopityaceae, Stangeriaceae, Taxaceae, Welwitschiaceae, Zamiaceae), những loài này có giá trị rất lớn về sinh thái và kinh tế, là nguồn gen thực vật quý hiếm từ kỷ Đệ tam, là những “tiêu bản hoá thạch sống” của thế giới thực vật. Trên thế giới, thực vật Hạt trần có phân bố rộng và trở thành thực vật ưu thế ở nhiều nơi, số lượng loài tương đối đa dạng. Ngoài châu Nam cực còn lại trên trái đất đều có thực vật Hạt trần phân bố. Chúng đã tạo nên những quần xã thực vật có kết cấu và động thái rất đặc trưng. Trên thế giới, thực vật Hạt trần được coi là đối tượng quan trọng trong kinh doanh rừng lấy gỗ, ngoài gỗ ra chúng còn cung cấp các nguyên liệu như: sợi gỗ, nhựa, tanin... làm cây trồng cải tạo cảnh quan môi trường ở các đô thị,
  12. 4 cây phòng hộ bảo vệ đất, nước, sinh thái, một vài loài có thể sử dụng cành lá, n n đực, nón cái, hạt để làm thuốc. Tại Trung Quốc, diện tích rừng cây lá kim chiếm 50.66% tổng diện tích rừng của cả nước, trữ lượng gỗ chiếm 56.26%, nếu như chỉ xét những diện tích rừng đã thành thục trở lên thì Hạt trần chiếm đến 66.27% tổng trữ lượng gỗ của Trung Quốc. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân từ phía con người và tự nhiên đã làm cho rất nhiều loài Hạt trần bị tuyệt chủng cũng hoặc c nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Căn cứ vào số liệu thống kê trong danh lục đỏ của IUCN năm 2007, số loài Hạt trần quý hiếm cần được bảo vệ chiếm tỷ lệ rất cao, cũng như những nhóm thực vật khác, số lượng các loài Hạt trần c xu hướng tăng từ các vùng ôn đới lạnh đến vùng nhiệt đới. Mặt khác khu vực nhiệt đới là nơi c tốc độ và tỷ lệ loài bị nguy cấp, tuyệt chủng cao hơn nhiều so với các vùng khác. Do vậy điểm nóng của công tác bảo tồn Hạt trần hiện nay nằm ở những vùng nhiệt đới. Trung Quốc là quốc gia có số lượng loài Hạt trần nhiều nhất thế giới, các công trình nghiên cứu về nhóm thực vật Hạt trần cũng khá chi tiết. Từ năm 1949 đến nay c : “Thực vật Hạt trần chí Trung Quốc” năm 1958; năm 1978 xuất bản “Quyển 7-Thực vật chí Trung Quốc”, thống kê cả cây bản địa và nhập nội thuộc nhóm Hạt trần của Trung Quốc hiện nay có khoảng 236 loài 47 phân loài thuộc 41 chi 11 họ; tài liệu “Thực vật bậc cao Trung Quốc” năm 2000 thống kê Trung Quốc có khoảng 250 loài Hạt trần bản địa thuộc 34 chi 10 họ. Tỉnh giáp với Việt Nam của Trung Quốc là Vân Nam qua tài liệu “Thực vật chí Vân Nam quyển 4”[16] đã thống kê toàn tỉnh có 92 loài 11 phân loài Hạt trần thuộc 33 chi 11 họ. Tại Trung Quốc ngoài các nghiên cứu về phân loại còn rất nhiều các công trình khác nghiên cứu về công dụng, kỹ thuật gây trồng, bảo tồn, văn hoá, đặc tính sinh học và sinh thái học, tính chất gỗ, chiết xuất hoạt chất chữa
  13. 5 bệnh… của nhóm thực vật Hạt trần. Một số nh m loài điển hình được nghiên cứu khá chi tiết tại Trung Quốc như: Chi Thông (Pinus ssp.), Bạch quả (Ginkgo biloba), Liễu sam (Taiwania flousiana), Thông đỏ (Taxus ssp.), Thông rụng lá (Larix ssp.), Hồng thông (Pinus koraiensis), Vân sam (Abies ssp.), Sa mộc (Cunninghamia lanceolata), Tuế (Cycas ssp.), Bách xanh (Calocedrus macrolepis) vv. Một trong những loài được bảo tồn thành công của Trung Quốc hiện nay là Bạch quả (Ginkgo biloba), loài đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên cách đây vài nghìn năm, nhưng do được gây trồng rộng rãi nên đến nay Bạch quả vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Trong danh lục các loài thực vật hoang dã cần bảo tồn của Trung Quốc (tổng có 472 loài, 224 chi, 127 họ) có 71 loài Hạt trần thuộc 24 chi 7 họ. Các vùng rừng cây Hạt trần tự nhiên nổi tiếng thường được nhắc tới ở Châu Âu với các loài Vân sam (Picea), Thông (Pinus); Bắc Mỹ với các loài Thông (Pinus), Cù tùng (Sequoiadendron) và thiết sam (Pseudotsuga); Đông Á như Trung quốc và Nhật Bản với các loài Tùng bách (Cupressus, Juniperus) và Liễu sam (Cryptomeria). Các loài cây Hạt trần đã đ ng g p một phần không nhỏ vào nên kinh tế của một số nước như Thủy Điển, Na Uy, Phần Lan, New Zealand… Lịch sử lâu dài của Trung Quốc đã ghi lại nguồn gốc các cây Hạt trần cổ thụ hiện còn tồn tại đến ngày nay mà có thể dựa vào nó để đoán tuổi của chúng. Vùng núi Thái Sơn c cây Tùng ngũ đại phu do Tần Thủy Hoàng phong tặng tên; cây Bách Hán tướng quân ở thư viện Tùng Dương (Hà Nam), cây Bạch quả đời Hán trên núi Thanh Thành (Tứ Xuyên); cây Bách nước liêu (còn gọi là Liêu bách) trong công viên Trung Sơn (Băc Kinh)…Đông thời nhiều nơi khác trên thế giới cũng c một số cây cụ thụ nổi tiếng như cây Cù Tùng (Sequoia) c tên “Cụ già thế giới” ở California (Mỹ) đã trên 3.000 năm tuổi, cây Tuyết tùng (Cedrus deodata) trên đảo Kyukyu (Nhật Bản) qua máy đo đã 7.200 năm tuổi. Tại Li băng hiện còn một đám
  14. 6 rừng gồm 400 cây Bách li băng (Cedrus) nổi tiếng từ thời tiền sử, trong đ c 13 cây cổ địa c hàng nghìn năm tuổi. Hiện tại có trên 200 loài cây Hạt trần được xếp là bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn thế giới rất nhiều loài khác bị đe dọa trong một phần phân bố tự nhiên của loài. Hiện nay do nhiều nguyên nhân từ phía con người và tự nhiên đã làm cho rất nhiều loài Hạt trần bị tuyệt chủng hoặc c nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Căn cứ vào số liệu thống kê trong danh lục sách đỏ của IUCN năm 2007 số loài Hạt trần quý hiếm cần được bảo vệ chiếm tỷ lệ rất cao. Khu vực nhiệt đới là nơi c tốc độ và tỷ lệ loài bị nguy cấp, tuyệt chủng nhiều hơn hẳn so với các khu vực khác. Do vậy điểm nóng của công tác bảo tồn Hạt trần hiện nay nằm ở những vùng nhiệt đới. 1.2 Nghiên cứu về thực vật Hạt trần ở Việt Nam Tầm quan trọng của Hạt trần Việt Nam đối với thế giới thể hiện ở nhiều điểm. Những phát hiện mới gần đây đã bổ sung một số loài thực vật Hạt trần có giá trị cao cho hệ thực vật Việt Nam. Một số loài Hạt trần mới trên thế giới được phát hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây như: năm 1996 Nguyễn Tiến Hiệp và Vidal công bố phát hiện loài mới: Dẻ tùng sọc nâu rộng (Amentotaxus hatuyenensis), năm 2002 Aljos Farjon và Nguyên Tiến Hiệp phát hiện loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) là chi mới cho thực vật thế giới, năm 2004 Averyanov, Nguyễn Tiến Hiệp và Phan Kế Lộc công bố loài mới: Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris). Một số loài Hạt trần hoặc khu phân mới của loài được phát hiện tại Việt Nam gần đây như: năm 1984 Phan Kế Lộc công bố Việt Nam có Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) phân bố, năm 2004 một quần thể lớn loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis) được phát hiện tại Quảng Bình, năm 2000 phát hiện Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis) và Thiết sam núi đá (Tsuga chinensis) có phân bố tại Việt Nam, năm 2001 phát hiện loài Bách tán đài loan (Taiwania
  15. 7 cryptomerioides) và Thông nước (Glyptostrobus pensilis) có phân bố tại Việt Nam, năm 2002 công bố loài Du sam núi đá (Keteleeria davidiana) có phân bố tại Việt Nam. Thông qua các kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà thực vật học Việt Nam chứng tỏ Việt Nam là trung tâm phân bố của một số chi thực vật Hạt trần trên thế giới như: chi Dẻ tùng (Amentotaxus) Thế giới có 6 loài, Việt Nam c 4 loài trong đ c 2 loài là đặc hữu của Việt Nam (Amentotaxus poilanei, Amentotaxus hatuyenenis); Chi Tuế (Cycas) Việt Nam có số loài nhiều nhất trên thế giới (30 loài) trong đ rất nhiều loài là đặc hữu của Việt Nam. Lịch sử các công trình nghiên cứu về Hạt trần của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây c thể liệt kê những công trình tiêu biểu như: “Thực vật chí Đông Dương” năm 1907-1952 của H. Lecomte; “Cây gỗ rừng Việt Nam” năm 1971-1988 của Bộ Lâm nghiệp Việt Nam; “Cây cỏ Việt Nam” năm 1991-1993 của Phạm Hoàng Hộ; gần đây nhất thống kê tương đối đầy đủ số loài Hạt trần của Việt Nam là tài liệu: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập 1 năm 2002 của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn có một số tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về Cây lá kim như: “Cây lá kim Việt Nam” năm 2004 của Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip Ian Thomas; “Các loài cây lá kim Việt Nam” năm 2004 của Nguyễn Hoàng Nghĩa, tài liệu này đã xác định được hiện nay Việt Nam có khoảng 30 loài, cây nhập nội khoảng 20 loài, tác giả cũng đưa ra kỹ thuật gây giống, trồng rừng và bảo tồn của một số loài đại diện có giá trị; năm 2005 Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự công bố tài liệu “Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn 2004”[4], đây là tài liệu nghiên cứu rất chi tiết về Thông Việt Nam hiện nay, tác giả đã thống kê Thông Việt Nam có: 4 vùng phân bố (vùng Bắc và Đông Bắc; Dãy Hoàng Liên Sơn; Tây Bắc; Tây
  16. 8 Nguyên): 33 loài địa thuộc 19 chi 5 họ, 9 loài đặc hữu và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài Thông quý hiếm, nguy cấp của Việt Nam. Để bảo tồn những loài thực vật quý hiếm nói chung và thực vật Hạt trần nói riêng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số quy định, điều lệ và tài liệu hướng dẫn thi hành, qua đây đã thu được những thành công rất lớn trong bảo tồn các loài Hạt trần quý hiếm của Việt Nam. Năm 2006 Chính phủ công bố nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Theo quy định này động thực vật rừng quý hiếm được chia làm 4 nhóm IA, IIA (nhóm thực vật rừng quý hiếm, nguy cấp) và nh m IB, IIB (nh m động vật rừng quý hiếm, nguy cấp). Trong phần danh lục của Nghị định thực vật Hạt trần có 46 loài thuộc 13 chi, 6 họ (trong tổng số 133 loài, 39 chi 6 họ thực vật). Năm 2008 công bố “Sách đỏ thực vật Việt Nam” tài liệu đã thống kê Việt Nam có 448 loài của 111 họ thực vật thuộc 4 cấp quý hiếm (CR, EN, VU, LR). Trong số đ , thực vật Hạt trần có 27 loài thuộc 6 họ. Các nghiên cứu về thực vật Hạt trần của Việt Nam hiện nay chủ yếu đi sâu về phân loại, bảo tồn ngoại vi, mà chưa đi sâu về nghiên cứu phân tích các đặc trưng về quần thể, đặc tính sinh vật học, sinh thái học của thực vật Hạt trần tại nơi phân bố tự nhiên của loài. Đây là những căn cứ rất quan trọng để bảo tồn nội vi thực vật Hạt trần. 1.3 C c nghiên cứu c iên quan tại hu Bảo tồn thiên nhiên P Hoạt Do khu bảo tồn mới thành lập nên các nghiên cứu thực vật triển khai trực tiếp tại khu BTTN Pù Hoạt còn khá hạn chế. Trong tài liệu "Bảo tồn cảnh quan hệ sinh thái đa dạng loài và gen, đa dạng văn hóa truyền thống" của vùng Tây Nghệ An đã xác định được phân bố và các kiểu thảm thực vật, cũng như các luồng di cư thực vật chủ yếu của Pù Hoạt và đã xây dựng được danh lục thực vật với 763 loài thuộc 427 chi, 124 họ. Trong đ ngành Hạt trần
  17. 9 (Gymnospermae) có 6 họ, 9 chi, 13 loài gồm: Bách tán - Araucaria columnaris (G. Forst.) Hook. (Họ Bách tán – Araucariaceae); Bách xanh - Calocedrus macrolepis Kurz., Pơ mu - Fokienia hodginsii Henry et Thomas, Trắc bách - Platycladus orientalis (L.) Franco (họ Hoàng đàn – Cupressaceae); Thiên tuế đá vôi - Cycas balansae Warb., Thiên tuế lược - Cycas pectinata Griff., Vạn tuế - Cycas revoluta Thunb. (họ Tuế - Cycadaceae); Gắm núi - Gnetum montanum Markgraf (Gắm núi – Gnetaceae); Thông lông gà - Dacrycarpus imbricatus (Blume.) de Laub., Kim giao - Nageia fleuryi (Hiekel) de Laub., Kim giao wallich - Nageia wallichiana (C.Presl) Kuntze, Thông tre lá dài - Podocarpus neriifolius D. Don (Họ Kim giao – Podocarpaceae); Sa mộc dầu - Cunninghamia konishii Hayata (họ Bụt mọc – Taxodiaceae). Ngoài các kết quả nghiên cứu trên, các thông tin về đặc tính sinh học, sinh thái học, phân bố của thực vật Hạt trần ở Pù Hoạt còn thiếu hoặc rất chung chung. Việc làm rõ các thông tin này, nhằm xây dựng các giải pháp bảo tồn thực vật Hạt trần tại Pù Hoạt là việc làm cấp thiết hiện nay.
  18. 10 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 Heading 1_Tran Ngoc The_Chuyển sang chữ trắng trƣớc khi in 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Xây dựng cơ sở khoa học nhằm bảo tồn các loài thực vật Hạt trần. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định được hiện trạng phân bố, đặc tính sinh học và sinh thái học của các loài thực vật Hạt trần tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. - Đề xuất giải pháp bảo tồn loài các loài thực vật Hạt trần. 2.2 Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật Hạt trần ở rừng tự nhiên của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Nghiên cứu về phân bố, đặc tính sinh học, sinh thái học, các mối đe dọa cũng như giải pháp bảo tồn của các loài Hạt trần tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An. Phạm vi về không gian Nghiên cứu được tiến hành trên các tuyến và ô tiêu chuẩn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An. Phạm vi về thời gian Từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018. 2.3 Nội dung nghiên cứu - Thành phần loài Hạt trần tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
  19. 11 - Đặc điểm sinh học và sinh thái học của các loài Hạt trần tại khu vực nghiên cứu. - Nguyên nhân đe dọa đến thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn thực vật Hạt trần tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. 2.4 Phƣơng ph p nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp xác định hiện trạng phân bố các loài thực vật Hạt trần 2.4.1.1 Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn - Trong quá trình thực hiện đề tài đã kế thừa các tài liệu sau: + Các văn bản liên quan đến thực vật Hạt trần: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP[3], Sách đỏ Việt Nam 2007[1],…. + Những kết quả nghiên cứu liên quan đến các loài thực vật Hạt trần. + Các tài liệu khác liên quan đến nội dung nghiên cứu như sách, giáo trình, báo trí, luận văn tốt nghiệp … + Các tài liệu nghiên cứu về thực vật n i chung Hạt trần n i riêng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. - Phỏng vấn cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và người dân địa phương về vị trí từng ghi nhận xuất hiện các loài thực vật Hạt trần làm cơ sở để xác định vùng phân bố của loài. 2.4.1.2 Phương pháp điều tra thực địa a. Chuẩn bị: Máy định vị GPS, máy ảnh, bút chì, giấy ghi chép Tra cứu tài liệu: Thu thập tất cả các tài liệu c liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu trước khi điều tra thực địa, để công tác điều tra ngoại nghiệp được hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí và sức lực nhất. Các tài liệu thu thập được sẽ là cơ sở quan trọng để so sánh với các kết quả nghiên cứu của đề tài. Phỏng vấn: Phỏng vấn và ghi chép ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ Khu bảo tồn, người dân địa phương về vấn đề nghiên cứu. Qua đ nắm rõ hơn
  20. 12 đặc điểm Hạt trần của khu vực nghiên cứu, lựa chọn được những hướng và phương pháp điều tra tối ưu. b. Điều tra trên tuyến - Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến cần được lựa chọn dựa trên các đường mòn c sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn. Các tuyến điều tra c chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các sinh cảnh, trạng thái rừng đại diện cho Khu bảo tồn. Số lượng tuyến điều tra: Điều tra trên 21 tuyến, tuyến c chiều dài 5-10 km. Trên các tuyến điều tra, ngoài bản thân, dự kiến sẽ c hỗ trợ thêm của 5-6 cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An thông thạo địa hình, thực vật tại khu vực nghiên cứu dẫn đường và hỗ trợ thu mẫu. Sử dụng bản đồ của khu bảo tồn kết hợp với máy GPS điều tra theo từng tuyến nhằm xác định vị trí phân bố các loài để xây dựng lên bản đồ khu vực phân bố các loài thực vật Hạt trần. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon c màu dễ nhận biết. Xác định các tuyến điều tra chính để điều tra xác định tất cả các loài cây ngành Hạt trần theo các nội dung đề ra. Nội dung điều tra theo mẫu biểu 01. Mẫu biểu 01. Biểu điều tra tuyến Số hiệu Tuyến............................ Tờ số:................... Kiểu rừng:.................. Đá mẹ, đất:................................. Địa hình:.............. Độ rộng tuyến............. GPS Điểm đầu: .......................................................... Độ cao:....................... GPS Điểm kết thúc: ................................................... Độ cao:........................ Địa điểm:.................................Ngày ĐT.................... Người ĐT:................... D₁.₃ Doo Số Ghi TT Tên loài Hvn Sinh cảnh GPS cm cm ƣợng chú
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2