intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

50
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát triển tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN QUỐC HỒNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN TẠI VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ – HẢI PHÒNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 8850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Duy Bách Hà Nội, 2018
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Ngô Duy Bách Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đóng góp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2018 Học viên Trần Quốc Hồng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa Sau Đại học - những người đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – TS. Ngô Duy Bách, người đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Vườn quốc gia, Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, Phòng VHTT-TT và du lịch huyện Cát Hải, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cát Hải, Chi cục Thống kê huyện Cát Hải đã cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết, giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn để tôi hoàn thành luận văn. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Trần Quốc Hồng
  4. iii MỤC LỤC Lời cam đoan……………………………………………………………...…..i Lời cảm ơn………………………………………………………………..…..ii Mục lục………………………………………………………………………iii Danh mục các từ viết tắt………………………………………………………v Danh mục các bảng………………………………………………………….vii Danh mục các hình……………………...…………………………………..viii ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 3 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa DLST và VQG .............................. 6 1.3. Tác động của du lịch sinh thái tới kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên .............................................................................................................. 9 1.3.1. Tác động đến môi trường tự nhiên…………………………………9 1.3.2. Tác động tới kinh tế…………………………………………….…..11 1.3.3. Tác động du lịch đến vãn hóa - xã hội…………………….……..12 1.3.4. Các nguyên tắc cơ bản của DLST .................................................. 12 1.4. Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động du lịch sinh thái ............................ 13 1.4.1. Quản lý du lịch sinh thái của các nước trên thế giới .................... 13 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý và khai thác hoạt động du lịch sinh thái của các VQG ở Việt Nam………………………………………………………...16 1.4.3. Du lịch tại VQG Cát Bà .................................................................. 19 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU………………………...…………………………………….20 2.1. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………….....20 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 20 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 20
  5. iv 2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 21 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 30 3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 30 3.1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................ 30 3.1.2. Địa hình địa mạo ............................................................................. 30 3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng........................................................................ 31 3.1.4. Khí hậu, thủy văn............................................................................. 32 3.1.5. Thảm thực vật rừng ......................................................................... 34 3.1.6. Khu hệ động vật ............................................................................... 34 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 35 3.2.1. Thực trạng về dân số và lao động .................................................. 35 3.2.2. Cơ cấu sử dụng đất.......................................................................... 35 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38 4.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà ........................................ 38 4.1.1. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ du lịch ...................................... 38 4.1.2. Lượng du khách ............................................................................... 40 4.1.3. Các tác động tích cực ...................................................................... 43 4.2. Tác động của du lịch đến tài nguyên môi trường VQG Cát Bà ............. 51 4.2.1. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường…….51 4.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến kinh tế, sức khỏe và an ninh trật tự địa phương…………………………………………….75 4.2.3. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến văn hóa xã hội...77 4.2.4. Đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà ................................................................................................................ 85 4.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà.......................................................................................................... 86
  6. v 4.3.1. Đánh giá SWOT trong công tác phát triển du lịch ở VQG Cát Bà...86 4.3.2. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà ......................................................................................... 88 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 97 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQLDA Ban quản lý dự án DL Du lịch DLST Du lịch sinh thái DLBV Du lịch bền vững KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên VQG Vườn quốc gia
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn.............. 35 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà ............... 36 Bảng 4.1: Hiện trạng khách du lịch đến thăm quan tuyến rừng tại khu trung tâm Vườn…………………………………………………………………….40 Bảng 4.2: Hiện trạng khách du lịch đến thăm quan tuyến biển……………...41 Bảng 4.3: Hiện trạng khách du lịch đến vườn Quốc gia Cát Bà và huyện Cát Bà…………………………………………………………………………….42 Bảng 4.2: Doanh thu từ du lịch - dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu ...................... 44 Bảng 4.5: Ý kiến của người dân địa phương về lợi ích của hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà ............................................................................................................ 45 Bảng 4.6: Tỉ lệ hộ gia đình tham gia du lịch và đóng góp trong tổng thu nhập của hộ ...................................................................................................................... 47 Bảng 4.7: Kết quả điều tra ý thức của khách du lịch trong việc bảo vệ cảnh quan VQG Cát Bà ............................................................................................................ 51 Bảng 4.8: Nhu cầu của khách du lịch đối với lâm sản ngoài gỗ .......................... 52 Bảng 4.7: Hiện trạng săn bắn động vật hoang dã tại VQG Cát Bà...................... 53 Bảng 4.10: Các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, du lịch trên đảo Cát Bà 2013 đến nay .............................. 56 Bảng 4.11: Sự suy giảm số lượng một số loài động vật quý hiếm ...................... 59 Bảng 4.12. Cơ hội nhìn thấy động vật hoang dã tại VQG Cát Bà ....................... 61 Bảng 4.13: Cơ sở lưu trú và nhà hàng phục vụ du lịch ........................................ 63 Bảng 4.14: Vị trí các điểm lấy mẫu ....................................................................... 63 Bảng 4.15: Kết quả xác định chất lượng nước của khu du lịch Cát Bà............... 64 Bảng 4.16: So sánh chất lượng nước ở khu du lịch Cát Bà với QCVN 10-MT: 2015/BTNMT.......................................................................................................... 66
  9. viii Bảng 4.17: Số lượng phương tiện giao thông đến Cát Bà .................................... 67 Bảng 4.18: Chất lượng nước ở khu du lịch Cát Bà ............................................... 68 Bảng 4.19: Chất lượng nước ở khu du lịch Cát Bà ............................................... 68 Bảng 4.20: Tổng lượng phát thải dự báo đến năm 2020 về việc sử dụng phương tiện giao thông đến VQG Cát Bà ........................................................................... 69 Bảng 4.21: Ý kiến của khách du lịch ..................................................................... 69 Bảng 4.22: Ý kiến của du khách về chất lượng không khí tại VQG Cát Bà....... 71 Bảng 4.23: Lượng rác thải tại VQG Cát Bà vào mùa du lịch .............................. 72 Bảng 4.242: Ý kiến về khách du lịch vứt rác bừa bãi ........................................... 74 Bảng 4.25: Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ........................... 77 Bảng 4.26: Ý kiến của cán bộ xã về tình hình an ninh trật tự tại địa phương 76 Bảng 4.27: Ý kiến của người dân về tác động của hoạt động du lịch tới lối sống, phong tục tập quán………………….…………………………………77 Bảng 4.28: Đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch ........................... 85 Bảng 4.29: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác phát triển du lịch ở VQG Cát Bà ............................................................................................ 86
  10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Trung tâm cứu hộ của VQG .................................................................. 39 Hình 4.2: Bảng tin giáo dục môi trường ................................................................ 39 Hình 4.3: Lượng khách du lịch trong và ngoài nước ............................................ 41 Hình 4.4: Biểu đồ ý kiến của người dân địa phương ............................................ 46 Hình 4.5: Biểu đồ mong muốn tham gia của người dân vào hoạt động du lịch .48 Hình 4.6: Nhũ đá bị đập ở động Trung Trang....................................................... 51 Hình 4.7: Nhu cầu của khách du lịch đối với lâm sản ngoài gỗ .......................... 53 Hình 4.8: Hình ảnh các sản phẩm rừng được bày bán công khai ........................ 55 Hình 4.9: Tuyến Trung tâm vườn - rừng Kim Giao - đỉnh Ngự Lâm - động Trung Trang............................................................................................................. 57 Hình 4.10: Tuyến động Trung Trang - hang Ủy ban - suối Treo Cơm ............... 57 Hình 4.11: Tuyến Du lịch giáo dục môi trường - động Trung Trang.................. 58 Hình 4.12: Tuyến Trung tâm Vườn - Ao Ếch - Việt Hải ..................................... 58 Hình 4.13: Tuyến Việt Hải - Trà Báu .................................................................... 58 Hình 4.14: Tuyến Trung Trang - Áng Xum - Liên Minh - Suối Gôi .................. 58 Hình 4.15: Cơ hội quan sát động vật hoang dã tại VQG Cát Bà ......................... 62 Hình 4.16: Biểu đồ ý kiến của khách du lịch về việc sử dụng phương tiện giao thông đến VQG Cát Bà........................................................................................... 70 Hình 4.17: Biểu đồ ý kiến của khách du lịch ........................................................ 71 về chất lượng không khí tại VQG Cát Bà ............................................................. 71 Hình 4.18: Biểu đồ tổng hợp ý kiến về rác thải tại VQG Cát Bà ........................ 74 Hình 4.19: Rác thải vứt bừa bãi tại VQG Cát Bà ................................................. 75 Hình 4.20: Nơi tập kết rác thải ở các tuyến tại VQG Cát Bà ............................... 75 Hình 4.21: Nơi tập kết và xử lý rác thải tại VQG Cát Bà..................................... 78
  11. x Hình 4.22: Bản đồ tọa độ các điểm đã bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở trên tuyến Trung tâm vườn - rừng Kim Giao - đỉnh Ngự Lâm - động Trung Trang ........... 79 Hình 4.23: Một số điểm bị sạt lở tuyến du lịch Trung tâm vườn, rừng Kim Giao, đỉnh Ngự Lâm, động Trung Trang - VQG Cát Bà ............................................... 79 Hình 4.24: Bản đồ tọa độ các điểm đã bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở trên tuyến Giáo dục môi trường - động Trung Trang ............................................................. 80 Hình 4.25: Một số điểm bị sạt lở tuyến Du lịch giáo dục môi trường và động Trung Trang - Vườn Quốc gia Cát Bà ................................................................... 80 Hình 4.26: Bản đồ tọa độ các điểm đã bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở trên tuyến Trung tâm vườn - Ao Ếch - Việt Hải ..................................................................... 81 Hình 4.27: Một số điểm bị sạt lở tuyến du lịch Trung tâm vườn ........................ 81 Hình 4.28: Mô hình xử lý rác thải.......................................................................... 89
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng điển hình. Đây chính là tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, du lịch ở nước ta mới dừng lại ở du lịch đại chúng, chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức và tầm nhìn vĩ mô của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, những năm gần đây, đi đôi với những nguồn lợi kinh tế mà du lịch mang lại, là sự suy thoái về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Do đó, vấn đề đặt ra với chính quyền các cấp là hướng hoạt động du lịch theo hình thức du lịch sinh thái, phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ tài nguyên và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng xã hội. Hải Phòng là thành phố du lịch nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ làm say đắm lòng người. Với lợi thế có biển đảo, núi đồi, rừng tự nhiên trên núi đá vôi, rừng trồng trên núi đất, rừng ngập mặn ven sông biển, với khu dự trữ sinh quyển Cát Bà và Vườn quốc gia Cát Bà… có thể khẳng định Hải Phòng chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Nói đến du lịch sinh thái ở Hải Phòng phải kể đến Cát Bà - khu du lịch sinh thái bậc nhất với hàng trăm núi đảo lớn nhỏ nổi lên giữa biển cả mênh mông sóng nước, đặc biệt hơn cả ở địa danh du lịch này là Vườn quốc gia Cát Bà. Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên quần đảo Cát Bà. Nơi đây có mưa rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm dong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, và nhiều loài động vật quý hiếm. Đây là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học. Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đảo Cát Bà nằm trong tổng thể của quần thể vinh Hạ Long tạo nên khu du lịch sinh thái cảnh quan thiên nhiên rừng - biển - đảo đẹp, kỳ vĩ, thơ mộng. Hàng năm nơi đây thu hút một
  13. 2 lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho phát triển kinh tế tại Hải Phòng. Tuy nhiên, với chức năng chính của Vườn quốc gia Cát Bà là bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học nên việc quản lý, đầu tư cho mục đích phát triển du lịch bền vững chưa thực sự được quan tâm, khai thác một cách hợp lý các tiềm năng sẵn có, chưa phát huy được vai trò của du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Lượng khách du lịch tăng nhanh hàng năm gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên tại vườn quốc gia Cát Bà. Cần có những nghiên cứu đánh giá về tác động của du lịch đến tài nguyên thiên nhiên, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến khu bảo tồn, giúp phát triển du lịch Cát Bà theo hướng bền vững. Đồng thời chia sẻ lợi ích với cộng đồng để thu hút cộng đồng tích cực tham gia vào bảo vệ tài nguyên. Những lý do trên chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà”.
  14. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Từ giữa thế kỷ XIX, du lịch đã bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phố biến. Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đấ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia: trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau. Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điếm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống... Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ. Theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
  15. 4 trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá. Ngoài ra du lịch còn đưọc định nghĩa nhìn từ góc độ du khách; nhìn từ góc độ kinh tế; từ góc độ thị trường du lịch; Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du 1.1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thuật ngữ du lịch xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh, vào những năm 1800. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều các quan niệm khác nhau về du lịch. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO, 1994): “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức,...và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống”. DLST bắt đầu được bàn đến từ những năm đầu của thập kỉ 80. Những người nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos - Lascurain, Boo, Buckley. Định nghĩa DLST, do Ceballos - Lascurain đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987, mới chỉ đơn thuần coi DLST là du lịch đến với vùng thiên nhiên còn hoang sơ, thưởng thức một cái gì đó một cách thụ động, ít gây tác động đến môi trường. Sau đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST, đã được các nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra như: Lindberg và Hawkins, Boo, Buckley, Western,.. .DLST có thể coi như một sự liên kết chiến lược, giữa du lịch và môi trường: du lịch hỗ ừợ bảo tồn (Buckley, 1999) và bảo tồn hỗ trợ du lịch (Vanosterzee, 1999). Sự hỗ trợ này có thể là về mặt tài chính, kinh tế hoặc kết họp cả hai mặt đó (Driml và Common, 1995; Read Sturgess, 1999). Đề có
  16. 5 hiệu quả, nó thường phải có sự tham gia của các thành phần thuộc Nhà nước, tư nhân và lực lượng tình nguyện. 1.1.2. Du lịch tại Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia VQG là một khái niệm phổ biến trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, khái niệm VQG được đưa ra trong quyết định số 186/2006QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ [16]. Trên thế giới, tại các nước đang phát triển như Thụy Điển, Nhật Bản, Mỹ,... các KBT được xây dựng dựa trên sự bảo tồn và phát triển du lịch, nhiều loại hình du lịch được hình thành như leo núi, dùng xe xem động vật hoang dã; bảo vệ, theo dõi cuộc sống của các loài linh trựởng, ngắm nhìn các loài động thực vật biển... Du lịch đã mang lại nhiều hiệu quả cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triên bên vững. Ở Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng và họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ du lịch tại đảo Galapago để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới Vườn Quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch. Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến khích du lịch và gần đây đã thiết lập một số vùng thiên nhiên và du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Tại Úc và Niuziland, du lịch là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước.
  17. 6 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa DLST và VQG Khái niệm VQG: Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau: * Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. * Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. * Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn Theo đó nhiệm vụ của VQG là: - Bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên quan trọng của các VQG và quốc tế nhằm phục vụ cho mục đích khoa học, giáo dục và DLST. - Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên hay gần tự nhiên, các vùng văn hóa điển hình, các quần thể sinh vật, nguồn gen của các loài nhằm đảm bảo tính đa dạng và bền vững. - Duy trì các cảnh quan thiên nhiên, các sinh cảnh của các loài động thực vật hoang dã, các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục. - Phát triển du lịch sinh thái. Như vậy, các VQG có chức năng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh
  18. 7 thái. Tuy nhiên, sự phát triển DLST tại các VQG cũng là mối đe dọa thực sự cho công tác bảo tồn tài nguyên, nếu các hoạt động DLST ở đây không được quản lý một cách nghiêm túc. * Mối quan hệ giữa DLST và VQG Rõ ràng sự quan tâm về DLST nảy sinh từ nhu cầu tham quan học hỏi từ tự nhiên của con người. Tính hấp dẫn của tự nhiên là động lực chính hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, sẽ là một áp lực lớn lên tài nguyên VQG khi số lượng khách du lịch tăng lên quá đông. ELIzabeth Boo (4): “Sự thăm thú đang tăng lên ở các KBTTN, trong khi nhiều khu này chưa đủ điều kiện cho du lịch, các nhân viên không được đào tạo cho hoạt động du lịch”. 1.2.2. Du lịch tại các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia Tính đến năm 2015 cả nước ta đã có 30 VQG và 115 KBT thiên nhiên được thành lập và trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các KBT được thành lập trong cả nước. Các KBT và các VQG ra đời là điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm trước các hiểm hoạ bị tuyệt chủng. Mặt khác, các KBT cũng đang chứa đựng một tiềm năng rất lớn về du lịch mà chưa được khai thác họp lý. ơ Việt Nam, từ lâu đã có những chuyến thăm quan, cắm trại tại các khu rừng tự nhiên (Cúc Phương, Nam- Cát Tiên) nhưng các chuyến thăm quan này thường chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Các KBT và VQG có nhiều tiềm năng và lợi thế cho hoạt động du lịch phát triển: * Tiềm năng: - Tính đa dạng sinh học tại các KBT là rất cao, tại đây có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. - Tại hầu hết các KBT, địa hình đều chia cắt rất phức tạp là điều kiện tốt cho các hoạt động du lịch mạo hiểm. - Không khí ở các KBT hoàn toàn trong lành giúp cho du khách có cảm
  19. 8 giác thoải mái, giảm căng thẳng. - Sống xen kẽ hoặc xung quanh KBT chủ yếu là người dân tộc, đây là những nơi rất đa dạng về văn hoá và ngành nghề truyền thống là nơi lý tưởng cho du khách dừng chân. - Các hình thức bảo tồn tại các khu bảo vệ sẽ đáp ứng được thị hiếu đa dạng của du khách; ví dụ như nếu du khách thích biển có thể thăm các KBT như Côn Đảo, Cát Bà, Bình Châu - Phước Bửu; du khách leo núi và thích tham khảo truyền thống văn hoá của dân tộc miền núi phía Bắc thì có thể thăm các KBT như Pù Luông và nếu du khách thích thăm các khu rừng khộp rộng lớn và truyền thống văn hoá của đồng bào Tây Nguyên thì có thể thăm các KBT như KonCharang... * Lợi thế: - Các KBT được bảo vệ chặt chẽ bằng hệ thống luật pháp và lực lượng bảo vệ, do vậy mà các tiềm năng về du lịch sinh thái sẽ tồn tại lâu dài. - Các chi phí cơ bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho du lịch không lớn. - Du lịch là cơ hội tốt nhất để phổ biến và thông tin đến mọi người về vai trò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên. - Gắn liền với các KBT là truyền thống văn hoá và tập quán canh tác đa dạng của bà con dân tộc thiểu số, bên cạnh đó là sự thân thiện và mến khách của người dân, đây sẽ là một trong những lợi thế lớn nhất trong phát triển du lịch. Hiện tại ở Việt Nam, VQG Cúc Phương, VQG Bạch Mã là các Vườn Quốc gia thành công trong việc tổ chức các chương trình Du lịch đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. Du lịch tại VQG Bạch Mã được tổ chức theo mô hình đường mòn diễn giải: 1. Đường mòn trĩ sao
  20. 9 2. Đường mòn thác Đỗ Quyên 3. Đường mòn thác Ngũ Hồ 4. Đường mòn khám phá thiên nhiên 5. Đường mòn đỉnh Bạch Mấ 6. Tuyến tham quan làng Khe Su Du lịch VQG Cúc Phương được tổ chức tuyến du lịch theo chuyên đề: 1. Tuyến khám phá bí ẩn thiên nhiên Cúc Phương 2. Tuyến tìm hiểu các giá trị khảo cổ Cúc Phương 3. Tuyến tìm hiểu văn hoá Cúc Phương 4. Tuyến tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá và lịch sử Cúc Phương Du lịch giúp cả cộng đồng địa phương và các KBT thiền nhiên & VQG. bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy thu hút khách du lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực. Là một công cụ quan trọng trong quản lý các KBT thiên nhiên & VQG. Vì vậy phát triển du lịch phải đảm bảo phù họp với từng khu vực cụ thế. 1.3. Tác động của du lịch sinh thái tới kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên 1.3.1. Tác động đến môi trường tự nhiên *Tác động tích cực: - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường: + Các nguồn thu từ du lịch, nếu được sử dụng hợp lý, có khả năng tạo ra một cơ chế tự hoạch toán tài chính cho VQG, trong đó có việc duy trì các giá trị của VQG, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch. + Du lịch tạo cơ hội để khách du lịch được thăm quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trường thiên nhiên, để từ đó có thể làm thay đổi thái độ của họ và ủng hộ tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + Các lợi ích từ du lịch ở các VQG hoặc các KBTTN, nhất là những vùng đất ít có giá trị cho nông nghiệp, tạo cho các vùng đó trở nên có giá trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2