intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là đánh giá được thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Từ đó đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN KIM QUANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUẾ 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN KIM QUANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN MINH HIẾU HUẾ 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Kim Quang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế; Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Minh Hiếu người hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND huyện Hải Lăng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát tiển quỹ đất, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng khu vực huyện Hải Lăng và UBND các xã Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, thị trấn Hải Lăng; Cán bộ và nhân dân trong vùng nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu. Xin cảm ơn quý anh chị em đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành luận văn này. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Huế, ngày 17 tháng 04 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Kim Quang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu thì việc phát triển đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu công nghiệp để phát triển đất nước là điều tất yếu. Tuy nhiên, công tác GPMB để đầu tư xây dựng các công trình mổi nơi mổi lúc lại khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân trong vùng dự án từ đó phát sinh những khó khăn vướng mắc trong GPMB làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước trong đầu tư xây dựng. Để có cách nhìn nhận tổng thể về tiến độ thực hiện GPMB xây dựng công trình từ đó, đề xuất được một số giải pháp nhằm giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” Mục đích của đề tài đánh giá được thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Từ đó đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Với mục tiêu đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như điều tra thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp, tham vấn các chuyên gia, phỏng vấn các hộ dân, phương pháp bản đồ, phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích, xử lý số liệu, điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy địa bàn nghiên cứu gồm các loại đất bị ảnh hưởng chính gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng rừng sản xuất, đất ở tại đô thị và đất vườn liền kề đất ở, vật kiến trúc là nhà ở và các công trình phụ trợ, cây cối hoa màu của các hộ dân, chính sách bồi thường, hỗ trợ của UBND tỉnh Quảng Trị. Từ những kết nghiên cứu, tôi xin đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB tại vùng nghiên cứu gồm: Giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện; giải pháp giải quyết việc làm, đánh giá quỹ đất còn lại sau thực hiện dự án để sử dụng mang lại hiệu quả chống lãng phí đất đai để triển khai đồng bộ góp phần tháo gỡ vướng mắc trong GPMB. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 2.1. MỤC TIÊU CHUNG ............................................................................................ 1 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ............................................................................................ 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai .............................................................................. 3 1.1.2. Các khái niệm về bồi thường và chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.............................................................................................. 7 1.1.3. Những nội dung cơ bản của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư............... 9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 18 1.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số nước trên thế giới ............ 18 1.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư ở Việt Nam ................................. 23 1.2.3. Thực tiễn công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam ... 28 1.2.4. Thực tiễn công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở tỉnh Quảng Trị .... 30 1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.............. 31 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 32 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 32 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 32 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 32 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 32 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 32 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu ............................................... 32 2.3.2. Phương pháp kế thừa........................................................................................ 33 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 34 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG ................. 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ....................................................... 34 3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .................................................................................. 38 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng ........... 41 3.1.4. Đánh giá chung về những ưu thế và hạn chế của vùng nghiên cứu ................... 43 3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN HẢI LĂNG ................................................................................................................ 45 3.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. ................................................................................................. 45 3.2.2. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ............................................................................................... 46 3.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................................................ 47 3.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. ..... 48 3.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.................................... 49 3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................................. 51 3.3.1. Khái quát về các dự án nghiên cứu ................................................................... 51 3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện Hải Lăng đến người dân ........................................................ 67 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ. ......... 76 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 78 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 78 2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 80 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 82 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GPMB : Giải phóng mặt bằng GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng UBND : Ủy ban nhân dân ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á THCS : Trung học cơ sở WB : Ngân hàng thế giới FAO : Tổ chức Liên Hợp Quốc về lương thực và nông nghiệp ĐVT : Đơn vị tính HĐND : Hội đồng nhân dân KV : ki lô vôn TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên GTVT : Giao thông vận tải QLDA : Quản lý dự án ĐT&XD : Đầu tư và xây dựng HTX : Hợp tác xã VSIP : Khu công nghiệp và đô thị PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả cấp GCNQSD đất cho các cá nhân, hộ gia đình ........................... 50 Bảng 3.2: Tổng diện tích thu hồi đất và phí bồi thường, hỗ trợ................................... 56 Bảng 3.3: Tổng diện tích thu hồi đất và phí bồi thường, hỗ trợ................................... 61 Bảng 3.4: Tổng diện tích thu hồi đất và phí bồi thường, hỗ trợ................................... 66 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát ý kiến của người dân trong các dự án nghiên cứu đối với đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất ............................................................................... 67 Bảng 3.6. Tổng hợp đơn giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản, vật kiến trúc thuộc 3 dự án nghiên cứu ................................................................................................................. 71 Bảng 3.7. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ....................... 73 Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá về việc làm và thu nhập của người dân thuộc 3 dự án nghiên cứu ................................................................................................................. 75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị............................................... 34 Hình 3.2. Sơ đồ vị trí dự án triển khai ........................................................................ 52 Hình 3.3. Đại diện Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Trị và các nhà thầu cắt băng thông xe 53 Hình 3.4. Sơ đồ dự án Khu đô thị Nguyễn Huệ thị trấn Hải Lăng .............................. 57 Hình 3.5. Khu đô thị Nguyễn Huệ thị trấn Hải Lăng .................................................. 58 Hình 3.6.Sơ đồ vị trí dự án Xây dựng các đường dây 220 KV mạch 2 Đồng Hới - Đông Hà và Đông Hà – Huế ...................................................................................... 62 Hình 3.7. Xây dựng các đường dây 220 KV mạch 2 Đồng Hới - Đông Hà và Đông Hà – Huế ......................................................................................................................... 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, là cơ sở xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, thì công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) là một trong những thành phần cần thiết gắn liền với tiến trình đi lên giàu mạnh của đất nước. Công tác này giải quyết các vấn đề về quỹ đất để phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng, giao thông, công trình phúc lợi, khu dân cư …để đất nước không những giàu mạnh mà an ninh chính trị còn được giữ vững, góp phần đưa Việt Nam hội nhập với thế giới. Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá đất ngày càng cao, nhịp độ phát triển ngày càng lớn thì nhu cầu GPMB càng trở nên cấp thiết và trở thành một thách thức lớn đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính trị - xã hội trên phạm vi quốc gia. Vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trở thành điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án phát triển, nếu không được xử lý tốt thì sẽ trở thành vật cản của sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để. Việc GPMB, thu hồi đất đang diễn ra ở mọi nơi, song gặp phải không ít khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công công trình, gây nhiều thiệt hại cho nhà nước. Trong những năm qua, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng, nhiều dự án đầu tư phát triển như: khu công nghiệp, khu đô thị, các cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, các tuyến điện …đã thu hồi một phần diện tích lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận người dân trong vùng dự án. Để có cách nhìn nhận tổng thể về tiến độ thực hiện GPMB xây dựng công trình từ đó, đề xuất được một số giải pháp nhằm giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. MỤC TIÊU CHUNG Đánh giá được thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Từ đó đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ * Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Hải Lăng. * Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Hải Lăng. * Đánh giá được ảnh hưởng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến người dân có đất bị thu hồi. * Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thời gian tới. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN a. Ý nghĩa khoa học * Góp phần làm rõ các chính sách, quy trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá trình thực hiện thu hồi đất xây dựng các công trình, các dự án đầu tư. * Đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. b. Ý nghĩa thực tiễn * Thấy rõ được công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. * Đề xuất một số giải pháp quyết vướng mắc, tồn đọng trong quá trình triển khai GPMB của dự án, trên cơ sở đưa ra được các biện pháp để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai * Các quan niệm về đất đai - Khái niệm về đất (soil) và đất đai (land): Theo V. V Đôccutraiep (1846 - 1903): Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương. Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) - V. R Villiam (1863 - 1939) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng [2]. Theo Dale và Mc. Laughin (1988), đất là “bề mặt của Trái đất, vật chất phía dưới, không khí phía trên và tất cả những thứ gắn với nền đất”. Còn theo Stephen Hauking (nhà vật lý người Anh), lớp mặt của Trái đất gọi là thổ nhưỡng (soil), được hình thành là do tác động lẫn nhau của khí quyển, nước, sinh vật, đá mẹ qua thời gian lâu dài. Theo Lucreotit (Triết gia La Mã): “Đất là mẹ của muôn loài, không có cái gì không từ lòng mẹ Đất mà ra”. Nhà kinh tế học người Italia - Williams Petty có quan điểm: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra mọi của cải vật chất của thế giới này” [8]. Theo quan điểm của C. Mác: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp [3]. Trong nền sản xuất đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng, đất đai là điều kiện vật chất mà tất cả hoạt động sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đề được xây dựng trên nền tảng cơ bản là đất đai. Theo quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Vì vậy, đất được hiểu như là một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm khí hậu, địa hình địa mạo, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do con người tác động [7]. Hiện nay khi nói đến đất người ta thường dùng hai khái niệm là đất (soil) và đất đai (land). Đất (soil) là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là thổ nhưỡng, thổ nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển), nước (thủy quyển), sinh vật (sinh quyển) và đá mẹ (thạch quyển) qua thời gian lâu dài. Khái niệm đất theo nghĩa đất đai PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 (land) có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, đất như là không gian, cộng đồng lãnh thổ, vị trí địa lý, nguồn vốn, môi trường, tài sản [5]. Như vậy, tùy theo quan điểm trong từng lĩnh vực về chuyên môn mà đất đai được các tác giả nhìn nhận trên các phương diện khác nhau và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất về đất đai như sau: “Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,....) [9]. - Phân loại đất (land/soil classification): Hiện nay, trên thế giới tùy theo mục đích phân loại mà có nhiều cách phân loại đất khác nhau, ở Việt Nam, đất thường được phân loại theo hai cách: Phân loại đất theo thổ nhưỡng và phân loại đất theo mục đích sử dụng. - Phân loại đất theo thổ nhưỡng (soil classification): Phân loại đất theo thổ nhưỡng (theo Khoa học đất) mục đích nhằm xây dựng bản đồ thổ nhưỡng. Trên thế giới có 3 trường phái chủ yếu: + Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh. + Phân loại đất theo định lượng các tầng đất. + Phân loại đất theo FAO - UNESCO. Ở Việt Nam, năm 1976, Bộ Nông nghiệp đã xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/1.000.000, bảng phân loại đất, chia đất của nước ta thành 13 nhóm với 30 loại đất theo phát sinh. Từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, ở nước ta đã sử dụng hệ thống phân loại đất theo định lượng FAO - UNESCO, bảng phân loại đất theo phương pháp FAO - UNESCO gồm 19 nhóm và 54 loại đất [2]. - Phân loại đất theo mục đích sử dụng (land classification): Ở Việt Nam, Luật Đất đai đầu tiên (1987) quy định đất đai được phân làm 5 loại theo mục đích sử dụng, gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Luật Đất đai 1993 quy định đất đai được phân thành 6 loại theo mục đích sử dụng, gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng [15]. Cách phân loại đất theo Luật Đất đai 1987 và Luật Đất đai 1993 vừa theo mục đích sử dụng, lại theo địa bàn gây nên sự chồng chéo. Để khắc phục tình trạng này, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 Luật Đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 quy định căn cứ theo mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 3 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Loại đất, mục đích sử dụng đất của mỗi thửa đất được xác định theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất hoặc theo hiện trạng sử dụng đất [3]. + Nhóm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Nhóm đất nông nghiệp được phân ra các nhóm gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [12]. + Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác. Trong các phân nhóm của nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp lại được chia thành nhiều loại đất khác nhau [12]. + Nhóm đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng. Đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây [12]. Như vậy, theo mục đích sử dụng đất, ở nước ta đất được chia làm 3 loại: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Với tốc độ công nghiệp hóa - đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, đất nông nghiệp luôn có xu hướng chuyển sang đất phi nông nghiệp với diện tích lớn. * Đặc điểm của đất đai Diện tích đất đai có hạn, sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên người ta không thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được. Đặc điểm này đặc ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế,...và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta diện tích bình quân đầu người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp,...đều phải sử dụng đất đai. Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước, cây trồng...) và các điều kiện kinh tế như kết cấu hạ tầng, kinh tế, công nghiệp trên các vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chất lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để kích thích việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, Nhà nước đề ra những chính sách đầu tư, thuế,... cho phù hợp với điều kiện đất đai ở các vùng trong nước. Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó không ngừng được nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức thâm canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất đai. Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năng suất đất đai tăng lên. * Vai trò của đất đai trong sản xuất và đời sống Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người. Vì vậy, đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao động của con người. Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Sự khẳng định vai trò của đất đai như trên là hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 của động -thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy, việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Do đó, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. 1.1.2. Các khái niệm về bồi thường và chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất * Bồi thường - Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất do việc thu hồi đất gây ra [12]. Việc bồi thường cho người bị thu hồi đất có thể bằng đất, bằng tiền, hoặc bằng các hình thức bồi thường khác cho người bị thu hồi đối với thiệt hại do việc Nhà nước lấy đi diện tích đất cùng với tài sản gắn liền với đất và các chi phí mà người sử dụng đã đầu tư vào diện tích đất bị thu hồi [12]. * Hỗ trợ - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. Hay nói cách khác, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua các hình thức đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, hỗ trợ kinh phí để di dời đến địa điểm mới nhằm tạo điều kiện nhanh chóng phục hồi lại điều kiện sản xuất, đời sống của người bị thu hồi đất [12]. Hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ khác (Khoản 2, điều 83 Luật đất đai) [12]. * Tái định cư - Tái định cư là quá trình thiết lập lại cuộc sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới ổn định cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Khu tái PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 định cư là địa bàn được quy hoạch để bố trí các điểm tái định cư, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng và khu vực sản xuất. Trong khu tái định cư có ít nhất một điểm tái định cư [12]. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: + Bồi thường bằng nhà ở + Bồi thường bằng giao đất ở mới + Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới * Thu hồi đất - Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai [12]. * Giải phóng mặt bằng GPMB là một quá trình “làm sạch” mặt bằng thông qua việc thực hiện di dời các công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và một bộ phận dân cư trên một diện tích đất nhất định nhằm thực hiện quy hoạch, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới. Quá trình GPMB được tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng GPMB đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới. Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia và cả của xã hội. Công tác GPMB mang tính quyết định đến tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án. Trong đó đền bù thiệt hại là khâu quan trọng quyết định tiến độ GPMB * Đặc điểm của quá trình giải phóng mặt bằng - Tính đa dạng thể hiện: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng. Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể. - Tính phức tạp thể hiện: Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 trình độ sản xuất của người dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp không cao. Vì vậy mà công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống dân cư sau này. Đối với đất ở phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản cố định có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống sinh hoạt của người dân mà tâm lý tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Nguồn gốc hình thành đất đai khác nhau do tồn tại chế độ cũ để lại và cơ chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà trái phép diễn ra thường xuyên. + Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển. 1.1.3. Những nội dung cơ bản của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư * Điều kiện để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - Điều kiện để được bồi thường về đất: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2