intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nước dưới đất thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

37
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là đánh giá được hiện trạng khai thác nước dưới đất tại thành phố Tuyên Quang. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn nước dưới đất một cách hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của thành phố Tuyên Quang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nước dưới đất thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Vũ Trọng Huấn ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NƢỚC DƢỚI ĐẤT THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Vũ Trọng Huấn ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NƢỚC DƢỚI ĐẤT THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 8850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Văn Hữu Tập Thái Nguyên – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Trọng Huấn, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Văn Hữu Tập. Các số liệu, kết quả chính nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả luận văn Vũ Trọng Huấn i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành tại Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng- Trƣờng Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên với dự hƣớng dẫn khoa học của tiến sĩ Văn Hữu Tập. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hƣớng dẫn đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời học viên cũng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên; sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong đƣợc sự góp ý của các thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 6/2020 Học viên Vũ Trọng Huấn ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2 5. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3 1.1. Nƣớc dƣới đất ................................................................................................. 3 1.1.1. Khái quát chung về nƣớc dƣới đất .......................................................... 3 1.1.2. Công tác quản lý nƣớc dƣới đất .............................................................. 7 1.1.3. Thăm dò, khai thác nƣớc dƣới đất ........................................................ 11 1.1.4. Cơ sở pháp lý cho việc quy hoạch, quản lý nƣớc dƣới đất ................... 12 1.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên nƣớc dƣới đất tại Việt Nam và Tuyên Quang .................................................................................................................. 14 1.2.1. Hiện trạng tài nguyên nƣớc dƣới đất tại Việt Nam ............................... 14 1.2.2. Hiện trạng tài nguyên nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .. 15 1.2.3. Hiện trạng khai thác, quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........................................................................ 22 1.3. Các nghiên cứu về hiện trạng khai thác và quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất ...... 25 1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ........................... 26 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26 1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 33 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 38 iii
  6. 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 38 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 38 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 38 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 38 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 38 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích, xử lý thông tin ................................. 38 2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 40 2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 41 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 42 3.1. Hiện trạng khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ........ 42 3.1.1. Đặc điểm nguồn nƣớc dƣới đất tại thành phố Tuyên Quang ................ 42 3.1.2. Hiện trạng khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang . 49 3.1.3. Diễn biến lƣu lƣợng nƣớc và chất lƣợng nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang .................................................................................. 54 3.1.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang .................................................................................. 62 3.1.5. Hiện trạng công tác quản lý .................................................................. 63 3.1.6. Đánh giá chung về hiện trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với nƣớc dƣới đất và khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............. 67 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ................................................................................................ 68 3.2.1. Các giải pháp chung .............................................................................. 68 3.2.2. Một số giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề còn tồn tại .................... 70 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 77 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 79 iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân TNMT: Tài Nguyên môi trƣờng v
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số đặc điểm khác nhau giữa nƣớc dƣới đất và nƣớc mặt .............. 6 Bảng 3.1. Chiều dày tầng chứa nƣớc qp ............................................................. 43 Bảng 3.2. Kết quả hút nƣớc thí nghiệm các lỗ khoan trong tầng chứa nƣớc qp ....... 44 Bảng 3.3. Hàm lƣợng các ion (mg/l) ................................................................... 45 Bảng 3.4. Chiều dày tầng chứa nƣớc ε2 .............................................................. 47 Bảng 3.5. Kết quả hút nƣớc thí nghiệm trong tầng chứa nƣớc ε2 ....................... 48 Bảng 3.6. Hiện trạng các công trình khai thác trong khu vực thành phố Tuyên Quang .................................................................................................................. 51 Bảng 3.7. Nhu cầu sử dụng nƣớc phục vụ ăn uống sinh hoạt của ngƣời dân tại thành phố Tuyên Quang dự kiến đến năm 2024 ................................................. 52 Bảng 3.8. Tổng hợp các giá trị đặc trƣng mực nƣớc động, lƣu lƣợng khai thác tại các giếng khai thác nƣớc Công ty Cổ phần Cấp thoát nƣớc Tuyên Quang .................... 56 Bảng 3.9. Kết quả phân tích mẫu nƣớc tại các giếng khoan năm 2009 .............. 59 Bảng 3.10. Kết quả phân tích vi lƣợng tại các lỗ khoan năm 2016 .................... 60 Bảng 3.11. Kết quả phân tích vi lƣợng tại các lỗ khoan từ năm 2017 đến năm 2018 ..................................................................................................................... 61 vi
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. ản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang ................................................ 28 Hình 3.1. Vị trí các giếng khoan khai thác nƣớc dƣới đất Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc Tuyên Quang ..................................................................................... 50 Hình 3.2. Khảo sát tình hình khai thác tại giếng khoan N1 ................................ 52 Hình 3.3. Khảo sát hiện trạng môi trƣờng nƣớc sông Lô phục vụ khai thác cung cấp nƣớc sinh hoạt ............................................................................................... 54 Hình 3.4. Khảo sát lƣu lƣợng khai thác tại giếng khoan N2 ............................... 58 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đồ thị dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc trung bình tại thành phố Tuyên Quang theo từng tháng trong năm từ năm 2019 đến năm 2024 (m3/ngày).................53 Biểu đồ 3.2. Đồ thị diễn biến lƣu lƣợng khai thác từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2019 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ......................................................... 55 Biểu đồ 3.3. Diễn biến mực nƣớc theo thời gian khai thác so với mực nƣớc động cho phép (từ năm 2016 đến tháng 8/2019) tại lỗ khoan N1, N2, N3 .................. 56 Biểu đồ 3.4. Diễn biến mực nƣớc theo thời gian khai thác so với mực nƣớc động cho phép (từ năm 2016 đến tháng 8/2019) tại lỗ khoan N4, N5, N6 .................. 57 Biểu đồ 3.5. Diễn biến mực nƣớc theo thời gian khai thác so với mực nƣớc động cho phép (từ năm 2016 đến tháng 8/2019) tại lỗ khoan N7, N10, N11 .............. 57 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nƣớc khá phong phú, chất lƣợng tốt, nhƣng do tác động của biến đổi khí hậu, tốc độ gia tăng dân số, sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội cũng đã tạo sức ép đến tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc hiệu quả, hợp lý và bền vững. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Tuyên Quang, thành phố Tuyên Quang có nhu cầu sử dụng nƣớc trên 15.000 m3/ngày [1], trong đó chủ yếu là khai thác nƣớc dƣới đất nên các tầng chứa nƣớc khu vực thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang cần phải đƣợc bảo vệ, khai thác hiệu quả và bền vững. Trong những năm qua, công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc đã tạo nên nguồn nƣớc sạch cho ngƣời dân ở thành phố Tuyên Quang. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc cũng còn một số hạn chế nhƣ việc xả thải chất ô nhiễm vào nguồn nƣớc, nhận thức của ngƣời dân chƣa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên nƣớc; dẫn đến nguồn nƣớc đã có những biểu hiện suy giảm và cạn kiệt. Chất lƣợng nguồn nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất một số nơi bị ô nhiễm cục bộ. Nƣớc thải từ đô thị, bệnh viện và các khu vực dịch vụ thƣơng mại, du lịch chƣa đƣợc thu gom, xử lý triệt để. Công tác khoan thăm dò và khai thác nƣớc dƣới đất vẫn diễn ra ở các địa phƣơng. Việc khai thác nƣớc ở một số nơi chƣa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, một số nơi đã xảy ra tình trạng sụt, lún đất ảnh hƣởng đến đời sống, sinh hoạt của ngƣời dân. Để công tác quản lý tài nguyên nƣớc trên địa bàn đảm bảo quy định của uật Tài nguyên nƣớc năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã chỉ đạo tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả thải vào nguồn nƣớc trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Do vậy, việc đánh giá hiện trạng nƣớc dƣới đất sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hiện trạng nguồn nƣớc và dự báo xu thế biến động trong tƣơng lai. 1
  11. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng của Trƣờng Đại học Khoa học – Đai học Thái nguyên, đƣợc sự hƣớng dẫn của TS. Văn Hữu Tập và Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng, tôi đã lựa chọn Đề tài “Đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nước dưới đất thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” để làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài luận văn tốt nghiêp Cao học đã đƣợc Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Khoa học phê duyệt tại Quyết định số 931/QĐ-ĐHKH ngày 14/10/2019. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá đƣợc hiện trạng khai thác nƣớc dƣới đất tại thành phố Tuyên Quang. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn nƣớc dƣới đất một cách hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của thành phố Tuyên Quang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng khai thác, quản lý nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. - Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lƣợng nguồn nƣớc dƣới đất. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần tạo cơ sở dữ liệu về hiện trạng khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo giúp cho địa phƣơng có cơ sở ban hành các quy định quản lý việc khai thác và sử dụng nƣớc dƣới đất hiệu quả và bền vững. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu nào trƣớc đó. Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. 2
  12. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nƣớc dƣới đất 1.1.1. Khái quát chung về nước dưới đất “Nƣớc dƣới đất là nƣớc chứa trong các tầng nƣớc dƣới đất” (Khoản 4, Điều 2 - uật Tài nguyên nƣớc 2012) [5]. Nƣớc dƣới đất là nƣớc tồn tại trong các tầng chứa nƣớc dƣới đất. Nƣớc dƣới đất hay còn gọi là nƣớc ngầm đƣợc tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời nhƣ cặn, sạn, cát, bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dƣới bề mặt trái đất. Nƣớc dƣới đất là một bộ phận của chu trình thủy văn xâm nhập vào các hệ đất đá từ mặt đất hoặc bộ phận nƣớc mặt, tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa. Nƣớc dƣới đất có một số đặc tính chung: độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hoá học ít thay đổi theo thời gian, nước không có oxy hóa trong môi trƣờng khép kín là chủ yếu, thành phần của nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ô nhiễm khác nhau. Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi lƣu lƣợng của lớp nƣớc sinh ra do nƣớc mƣa. Thành phần, tính chất nƣớc ngầm phụ thuộc vào nguồn gốc, cấu trúc địa tầng của khu vực và chiều sâu của lớp nƣớc ngầm. Trong nƣớc ngầm không chứa rong, tảo là yếu tố dễ gây ô nhiễm nguồn nƣớc nhƣng chúng lại chứa các tạp chất hoà tan do ảnh hƣởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, mƣa nhiều hoặc bị ảnh hƣởng của nguồn thải thì trong nƣớc ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ. ản chất địa chất của khu vực ảnh hƣởng lớn đến thành phần hoá học của nƣớc ngầm vì nƣớc luôn tiếp xúc với đất đá có thể lƣu thông hoặc bị giữ lại. Giữa nƣớc và đất luôn hình thành nên sự cân bằng về thành phần hoá học, vì vậy thành phần của nƣớc thể hiện thành phần của địa tầng khu vực đó [4]. 3
  13. Các đặc tính của nƣớc ngầm: - Nhiệt độ của nƣớc ngầm tƣơng đối ổn định. - Độ đục thƣờng thay đổi theo mùa. - Độ màu: Thƣờng thì không có màu, độ màu gây ra do chứa các chất của axít humic. - Độ khoáng hoá thƣờng không thay đổi. - Sắt và mangan thƣờng có mặt với các hàm lƣợng khác nhau. - CO2 thƣờng xâm thực với hàm lƣợng lớn. - Không có ôxi hoà tan. - H2S ít khi có mặt trong nƣớc ngầm. - NH4+ thƣờng có mặt trong nƣớc ngầm. - Nitrat, Silic có hàm lƣợng đôi khi cao. - Ít bị ảnh hƣởng bởi các chất vô cơ và hữu cơ. - Clo có thể bị ảnh hƣởng hoặc không bị ảnh hƣởng tuỳ theo khu vực. - Vi sinh vật: Thƣờng có vi khuẩn [4] Nƣớc ngầm có 5 đặc điểm chính: - Nƣớc ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham thạch: nƣớc ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ bé của đất, nham thạch; là chất lỏng đƣợc chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt đất, đá; nƣớc ngầm có thể tạo ra các tia nƣớc nhỏ trong các tầng ngấm nƣớc; thậm chí nó có thể tạo ra khối nƣớc ngầm dày trong các tầng đất, nham thạch. Thời gian tiếp xúc của nƣớc ngầm với đất và nham thạch lại rất dài nên tạo điều kiện cho các chất trong đất và nham thạch tan trong nƣớc ngầm. Nhƣ vậy thành phần hoá học của nƣớc ngầm chủ yếu phụ thuộc vào thành phần hoá học của các tầng đất, nham thạch chứa nó. 4
  14. - Các loại đất, nham thạch của vỏ quả đất chia thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng, lớp đó có thành phần hoá học khác nhau. Giữa các tầng, lớp đất, nham thạch thƣờng có các lớp không thấm nƣớc. Vì vậy nƣớc ngầm cũng đƣợc chia thành các tầng, lớp khác nhau và thành phần hoá học của các tầng lớp đó cũng khác nhau. - Ảnh hƣởng của khí hậu đối với nƣớc ngầm không đồng đều. Nƣớc ngầm ở tầng trên cùng, sát mặt đất chịu ảnh hƣởng của khí hậu. Các khí hoà tan trong tầng nƣớc ngầm này do nƣớc mƣa, nƣớc sông, nƣớc hồ mang đến. Thành phần hoá học của nƣớc ngầm của tầng này chịu ảnh hƣởng nhiều của thành phần hoá học nƣớc mặt do đó cũng chịu ảnh hƣởng nhiều của khí hậu. Trái lại, nƣớc ngầm ở tầng sâu lại ít hoặc không chịu ảnh hƣởng của khí hậu. Thành phần hoá học của nƣớc ngầm thuộc tầng này chịu ảnh hƣởng trực tiếp của thành phần hoá học tầng nham thạch chứa nó. - Thành phần của nƣớc ngầm không những chịu ảnh hƣởng về thành phần hoá học của tầng nham thạch chứa nó mà còn phụ thuộc vào tính chất vật lý của các tầng nham thạch đó. Ở các tầng sâu khác nhau, nham thạch có nhiệt độ và áp suất khác nhau nên chứa trong các tầng nham thạch đó cũng có nhiệt độ và áp suất khác nhau. Vì vậy nƣớc ngầm ở các tầng rất sâu có thể có áp suất hàng ngàn N/m2 và nhiệt độ có thể lớn hơn 3730K. - Nƣớc ngầm ít chịu ảnh hƣởng của sinh vật nhƣng chịu ảnh hƣởng nhiều của vi sinh vật. Ở các tầng sâu do không có Oxy và ánh sáng nên vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh, chi phối nhiều nên thành phần hóa học của nƣớc ngầm. Vì vậy thành phần hoá học của nƣớc ngầm chứa nhiều chất có nguồn gốc vi sinh vật. Nƣớc ngầm và nƣớc mặt đều là những nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho con ngƣời. Tuy nhiên, có nhiều sự khác nhau về đặc điểm của 2 loại nƣớc này cần hiểu rõ khi khai thác sử dụng cho các hoạt động sống của con ngƣời (bảng 1.1). 5
  15. Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập và các tài liệu hiện có về đặc điểm địa chất - địa chất thuỷ văn nhƣ: tính thấm, dạng tồn tại, mức độ chứa nƣớc, các đặc tính thuỷ động lực, có thể phân chia địa tầng địa chất thuỷ văn khu vực nghiên cứu thành 04 đơn vị chứa nƣớc là: - Tầng chứa nƣớc lỗ hổng trong các trầm tích bở rời Holocen (qh) - Tầng chứa nƣớc lỗ hổng trong các trầm tích bở rời Pleistocen (qp); - Tầng chứa nƣớc khe nứt- karst trong các trầm tích lục nguyên - carbonat hệ Ocdovic, thống trên - hệ Silur, thống dƣới (o3 - s1); - Tầng chứa nƣớc khe nứt, khe nứt-karst trong các trầm tích lục nguyên - carbonat hệ Cambri, thống giữa (2) Hệ tầng Hà Giang. Bảng 1.1. Một số đặc điểm khác nhau giữa nƣớc dƣới đất và nƣớc mặt Thông số Nƣớc dƣới đất Nƣớc bề mặt Nhiệt độ Tƣơng đối ổn định Thay đổi theo mùa Chất rắn lơ lửng Rất thấp, hầu nhƣ không có Thƣờng cao và thay đổi theo mùa Chất khoáng hoà tan Ít thay đổi, cao hơn so với Thay đổi tuỳ thuộc chất lƣợng nƣớc mặt. đất, lƣợng mƣa. Hàm lƣợng Fe2+, Thƣờng xuyên có trong nƣớc Rất thấp, chỉ có khi nƣớc ở sát Mn2+ dƣới đáy hồ. Khí CO2 hòa tan Có nồng độ cao Rất thấp hoặc bằng 0 Khí O2 hòa tan Thƣờng không tồn tại Gần nhƣ bão hoà Khí NH3 Thƣờng có Có khi nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn Khí H2S Thƣờng có Không có SiO2 Thƣờng có ở nồng độ cao Có ở nồng độ trung bình NO3- Có ở nồng độ cao, do bị nhiễm Thƣờng rất thấp bởi phân bón hoá học Vi sinh vật Chủ yếu là các vi trùng do sắt Nhiều loại vi trùng, virut gây gây ra. bệnh và tảo. Nguồn: [14] 6
  16. 1.1.2. Công tác quản lý nước dưới đất Hiện nay, ở Việt Nam, Chính phủ quy định cụ thể việc điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra; quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức lƣu vực sông, trong đó: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc. - ộ Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc, quản lý lƣu vực sông trong phạm vi cả nƣớc, có trách nhiệm: + an hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc; + ập, trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc, quy hoạch tài nguyên nƣớc; quy trình vận hành liên hồ chứa, danh mục lƣu vực sông, danh mục nguồn nƣớc; kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nƣớc, phục hồi các nguồn nƣớc bị ô nhiễm, cạn kiệt; + Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nƣớc dƣới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nƣớc dƣới đất; công bố dòng chảy tối thiểu, ngƣỡng khai thác nƣớc dƣới đất; thông báo tình hình hạn hán, thiếu nƣớc; + Tổ chức thẩm định các dự án chuyển nƣớc lƣu vực sông, cho ý kiến về quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc theo thẩm quyền; + Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nƣớc; đào tạo nguồn nhân lực về tài nguyên nƣớc; + Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nƣớc và cho phép chuyển nhƣợng quyền khai thác tài nguyên nƣớc theo thẩm quyền; 7
  17. + Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nƣớc; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra; tổ chức quan trắc cảnh báo, dự báo và thông báo về mƣa, lũ, lụt, hạn hán, thiếu nƣớc, ô nhiễm, xâm nhập mặn và các hiện tƣợng bất thƣờng về tài nguyên nƣớc; + Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tài nguyên nƣớc; quản lý, lƣu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nƣớc; công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin về tài nguyên nƣớc; + Trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ phƣơng án giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn nƣớc liên quốc gia, việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế về tài nguyên nƣớc; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nƣớc; + Thƣờng trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nƣớc, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các tổ chức lƣu vực sông; + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc theo thẩm quyền. Các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng trong quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc. Trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc của Uỷ ban nhân dân các cấp đƣợc quy định nhƣ sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc; Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nƣớc, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nƣớc, phục hồi nguồn nƣớc bị ô nhiễm, cạn kiệt; Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nƣớc dƣới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo 8
  18. nƣớc dƣới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngƣỡng khai thác nƣớc dƣới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không đƣợc san lấp; Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nƣớc, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nƣớc sinh hoạt; bảo đảm nƣớc sinh hoạt trong trƣờng hợp hạn hán, thiếu nƣớc hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nƣớc; Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nƣớc và cho phép chuyển nhƣợng quyền khai thác tài nguyên nƣớc theo thẩm quyền; hƣớng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc; Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nƣớc theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra trên địa bàn; Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lƣu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nƣớc; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc. Nguyên tắc quản lý tài nguyên nƣớc nói chung và quản lý nƣớc dƣới đất nói riêng đƣợc quy định tại điều 3, Luật Tài nguyên nƣớc 2012 nhƣ sau: 1. Việc quản lý tài nguyên nƣớc phải bảo đảm thống nhất theo lƣu vực sông, theo nguồn nƣớc, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính. 2. Tài nguyên nƣớc phải đƣợc quản lý tổng hợp, thống nhất về số lƣợng và chất lƣợng nƣớc; giữa nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất; nƣớc trên đất liền và nƣớc vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thƣợng lƣu và hạ lƣu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. 3. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra phải tuân theo chiến lƣợc, quy hoạch tài nguyên nƣớc đã đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam 9
  19. thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 4. Bảo vệ tài nguyên nƣớc là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nƣớc, kết hợp với bảo vệ chất lƣợng nƣớc và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc. 5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân. 6. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cả nƣớc, các vùng, ngành; kết hợp giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. 7. Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cƣ, quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và môi trƣờng. 8. Các quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nƣớc, bảo vệ tài nguyên nƣớc; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vƣợt quá ngƣỡng khai thác đối với các tầng chứa nƣớc và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cƣ. 9. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra đối với các nguồn nƣớc liên quốc gia. Nhƣ vậy, công tác quản lý tài nguyên nƣớc nói chung và nƣớc dƣới đất ở Việt Nam đã có căn cứ pháp lý rõ ràng, đầy đủ, thuận lợi cho việc quản lý, lập kế hoạch khai thác, sử dụng một cách hợp lý, theo hƣớng bền vững. Tài nguyên nƣớc và nƣớc dƣới đất đƣợc quản lý, giám sát bởi Phòng tài nguyên nƣớc và 10
  20. khoáng sản, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng – đơn vị trực tiếp tham mƣu cho U ND các tỉnh, thành phố về việc quản lý tài nguyên và môi trƣờng trên địa bàn. Nhƣ vậy, ở Việt Nam hiện nay, công tác quản lý nƣớc dƣới đất đã có văn bản pháplý quy định khá rõ ràng và chi tiết. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc, trong đó có nƣớc dƣới đất dần đƣợc hoàn thiện từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với tài nguyên nƣớc nói chung và nƣớc dƣới đất nói riêng đã dần đƣợc nâng cao. 1.1.3. Thăm dò, khai thác nước dưới đất Chính phủ quy định cụ thể việc thăm dò, khai thác nƣớc dƣới đất. Luật Tài nguyên nƣớc quy định:Tổ chức, cá nhân thăm dò nƣớc dƣới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; Tổ chức, cá nhân khai thác nƣớc dƣới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 của Luật này. Việc cấp giấy phép khai thác nƣớc dƣới đất phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nƣớc, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nƣớc dƣới đất, tiềm năng, trữ lƣợng nƣớc dƣới đất và các quy định tại khoản 4 Điều 52. Đặc biệt, hạn chế khai thác nƣớc dƣới đất tại các khu vực sau đây: - Khu vực có nguồn nƣớc mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nƣớc; - Khu vực có mực nƣớc dƣới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức; - Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nƣớc dƣới đất; - Khu vực có nguồn nƣớc dƣới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhƣng chƣa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lƣợng; 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0