intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

34
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu và kết luận, và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương: Chương I - Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; Chương II - Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; Chương III - Kết quả Nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HOÀNG MINH TUẤN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƢỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG THÁI NGUYÊN – 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HOÀNG MINH TUẤN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƢỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 8850101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Lƣu Thu Thủy THÁI NGUYÊN – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hoàng Minh Tuấn, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Hoàng Lƣu Thu Thủy không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Hoàng Minh Tuấn i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Lƣu Thu Thủy đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Quản lý đào tạo, Khoa Tài nguyên & Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh, Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2020 Học viên Hoàng Minh Tuấn ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3 1.1. Đa dạng sinh học ............................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................................... 3 1.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học........................................................................................ 3 1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ...................................................................................................... 4 1.2.1. Biến đổi khí hậu .......................................................................................................... 4 1.2.2. Các tác động của biến đổi khí hậu lên các hệ sinh thái .............................................. 6 1.3. Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học............... 7 1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học ............................................................................................. 9 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................................... 9 1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................... 10 1.4.3. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tại Quảng Ninh và Bái Tử Long ................................................................................................. 10 1.5. Đặc điểm khu vực nghiên cứu Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long ...................... 11 1.5.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................ 11 1.5.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ...................................................................................... 12 1.5.3. Đặc điểm khí hậu ...................................................................................................... 14 1.5.4. Chế độ thủy văn, hải văn .......................................................................................... 15 CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 18 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 18 2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .................................................................. 18 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 18 2.4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 18 2.4.1. Phƣơng pháp luận ..................................................................................................... 18 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 19 CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN................................ 22 3.1. Hiện trạng đa dạng sinh học tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long ................... 22 3.1.1. Hệ sinh thái rừng ....................................................................................................... 22 iii
  6. 3.1.2. Hệ thực vật trên các đảo nổi ...................................................................................... 23 3.1.3. Hệ thực vật biển........................................................................................................ 24 3.1.4. Khu hệ động vật trên các đảo nổi .............................................................................. 26 3.1.5. Khu hệ động vật biển ................................................................................................. 27 3.1.6. Đánh giá chung về hiện trạng đa dạng sinh học ........................................................ 27 3.2. Biến đổi khí hậu ở Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long......................................... 28 3.2.1. Biến đổi của nhiệt độ ................................................................................................. 28 Biến đổi của ............................................................................................................... 30 3.2.2. lƣợng mƣa.................................................................................................................. 30 3.2.3. Nƣớc biển dâng ......................................................................................................... 32 3.2.4. Bão, áp thấp nhiệt đới ................................................................................................ 33 3.2.5. Một số hiện tƣợng thời tiết đặc biệt........................................................................... 35 3.3. Kịch bản Biến đổi khí hậu cho khu vực Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long ....... 36 3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long ................................................................................................................... 40 3.4.1. Các tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rạn san hô ................................. 40 3.4.2. Các tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rừng ngập mặn .......................... 42 3.4.3. Các tác động của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái trên cạn .............................. 43 3.5. Thực trạng quản lý tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long ................................... 47 3.5.1. Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................................... 47 3.5.2. Tồn tại, hạn chế ......................................................................................................... 47 3.6. Đề xuất một số giải pháp, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học....................... 48 3.6.1. Mục tiêu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long .......... 48 3.6.2. Các nhóm giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến tính ĐDSH tại VQG Bái Tử Long .................................................................................... 48 3.6.3. Các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ............................................................................................................................. 50 KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 52 Kết luận ............................................................................................................... 52 Khuyến nghị ........................................................................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54 HỤ LỤC I ............................................................................................................ 56 PHỤ LỤC II ........................................................................................................ 58 iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BQL Ban quản lý ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IPCC Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu PTBV Phát triển bền vững UBND Ủy ban Nhân dân VQG Vƣờn Quốc gia v
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vị trí địa lý Vƣờn quốc gia Bái Tử Long............................................ 11 Hình 3.1. Biểu đồ diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại VQG Bái Tử Long....... 22 Hình 3.2. Biểu đồ hiện trạng các loại rừng tại VQG Bái Tử Long ..................... 22 Hình 3.3. Biến trình năm của nhiệt độ không khí trung bình ............................. 28 Hình 3.4. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình tại các trạm khí tƣợng giai đoạn 1960-2018 ................................... 30 Hình 3.5. Biến trình năm của lƣợng mƣa tại các trạm khí tƣợng ....................... 30 Hình 3.6. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của tổng lƣợng mƣa năm tại các trạm khí tƣợng giai đoạn 1960-2018 ................................................ 32 Hình 3.7. Xu thế diễn biến của mực nƣớc biển trong giai đoạn 2008-2017 ....... 33 Hình 3.8. Số lƣợng, tần suất bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng tới Bắc Bộ giai đoạn 1956 – 2015 .................................................................................... 34 Hình 3.9. Mức tăng nhiệt độ của Quảng Ninh qua từ năm 2000 – 2100 ............ 37 Hình 3.10. Lƣợng mƣa TB của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2020 ÷ 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản (B2) .................................................. 39 Hình 3.11. Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Quảng Ninh với kịch bản (B2) vào năm 2100 ........................................................................... 40 vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C) ............................ 14 Bảng 1.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm) ...................................... 15 Bảng 1.3. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) ........................................ 15 Bảng 3.1. Hiện trạng hệ thực vật rừng VQG Bái Tử Long ................................ 24 Bảng 3.2. Nhiệt độ không khí trung bình trong các thập kỷ .............................. 29 Bảng 3.3. Lƣợng mƣa trung bình trong các thập kỷ .......................................... 31 Bảng 3.4. Mức nhiệt đột trung bình tăng qua mỗi thập kỷ ................................ 37 Bảng 3.5. Mức thay đổi lƣợngmƣa so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............................... 38 Bảng 3.6. Mực nƣớc biển dân so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản (B2) khu vực tỉnh Quảng Ninh ....................................................................... 39 Bảng 3.7. Tác động của BĐKH đến tính ĐDSH Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long 44 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Vào thế kỷ 21, chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Những báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu đang diễn ra và gây nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trƣờng tại nhiều nƣớc trên thế giới.Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Quảng Ninh nằm phía Đông Bắc Việt Nam, đƣợc ví nhƣ là “một nƣớc Việt Nam thu nhỏ”, với đa dạng các loại điều kiện tự nhiên tạo nên tính đa dạng, phong phú nhƣng cũng đặc thù về sinh học. Vƣờn quốc gia Bái Tử Long là một trong 03 KBTTN của tỉnh Quảng Ninh và là một trong 07 vƣờn quốc gia của Việt Nam. Nơi đây có tổng diện tích tự nhiên là 15.783 ha, vừa có diện tích trên cạn vừa có diện tích biển, lƣu giữ những đặc trƣng của hệ sinh thái biển - đảo vùng Đông Bắc với đa dạng nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm theo các thang phân loại bảo tồn đƣợc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thế giới công nhận... Dƣới tác động của BĐKH, tính ĐDSH tại VQG Bái Tử Long đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cho đến nay, các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung, ở Bái Tử Long nói riêng vẫn còn ít đƣợc nghiên cứu. Nhằm góp phần vào nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học của Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu, học viên đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” và đề xuất mô số định hƣớng về giải pháp thích ứng, giảm thiểu nhằm bảo vệ các hệ sinh thái. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích, đánh giá tác động của BĐKH đến tính ĐDSH tại VQG Bái Tử Long. 1
  11. - Đề xuất đƣợc hƣớng quản lý, bảo tồn tính ĐDSH tại VQG Bái Tử Long trong bối cảnh BĐKH. 3. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chƣơng II: Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng III: Kết quả Nghiên cứu. 2
  12. CHƢƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đa dạng sinh học 1.1.1. Khái niệm Theo Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008: Đa dạng sinh học là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các thể sống, loài và quần thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của chúng thành các quần xã và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Trong khi đa dạng di truyền đƣợc cho là sự khác biệt của các đặc tính di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần thể thì đa dạng loài chỉ mức độ phong phú về số lƣợng loài hoặc loài phụ trên trái đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay trong một sinh cảnh nào đó. Về đa dạng hệ sinh thái, hiện nay vẫn chƣa có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào ở mức toàn cầu. Đa dạng hệ sinh thái thƣờng đƣợc đánh giá thông qua tính đa dạng của các loài thành viên; nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tƣơng đối của các loài khác nhau cũng nhƣ các kiểu dạng của loài. 1.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học Các nghiên cứu trong thời gian gần đây chứng minh đƣợc giá trị to lớn của đa dạng sinh học, có thể khái quát nhƣ sau: Đa dạng sinh học góp phần rất quan trọng trong duy trì sự sống trên trái đất, ổn định khí hậu, giảm nhẹ thiên tai. Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài ngƣời. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình sinh địa hoá, đảm bảo sự liên tục của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, giảm các ảnh hƣởng xấu do các tai biến thiên nhiên..., góp phần ứng phó với biến đối khí hậu, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trƣờng. Các quần xã sinh vật trong tự nhiên cũng góp phần rất quan trọng trong việc phân hủy các chất ô nhiễm nhƣ kim loại nặng, thuốc trừ sâu, và các chất thải sinh hoạt... Đa dạng sinh học cung cấp giá trị sử dụng cho tiêu thụ: ĐDSH là yếu tố cơ bản để hình thành thực phẩm, dƣợc phẩm, nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh…. Các hoạt động phát triển của con ngƣời, đặc biệt là tại các nƣớc đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên. Việc phát huy, sử dụng, 3
  13. bảo tồn các giá trị của đa dạng sinh học đang ngày càng đƣợc quan tâm, nghiên cứu, phát triển. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp: ĐDSH cung cấp nguồn gen để nâng cao chất lƣợng vật nuôi cây trồng. Một trong những giá trị của ĐDSH đƣợc thể hiện rõ ràng là đa dạng di truyền trong nông nghiệp. Năng suất đạt đƣợc trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật (các hợp chất hoá học và máy móc) và yếu tố di truyền (nhƣ sức chống chịu, chất lƣợng, năng suất...). Phục vụ đời sống tinh thần, nghệ thuật, thẩm mỹ và văn hoá: các yếu tố thiên nhiên, ĐDSH rất phổ biến trong các tác phẩm điêu khắc, văn học, thần thoại, tín ngƣỡng và thể hiện những ý nghĩa thân thuộc, sâu sắc trong đời sống thƣờng ngày của nhân dân. Những giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH nhƣ các quá trình xảy ra trong môi trƣờng và các chức năng của HST là những lợi ích không đo đếm đƣợc và là vô giá. Do những lợi ích này không phải là hàng hoá hay là dịch vụ nên thƣờng không tính đến trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các sản phẩm tự nhiên của quốc gia đó. 1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái 1.2.1. Biến đổi khí hậu Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hƣởng đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời” (Liên Hiệp Quốc, 2012). Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây ra những tác hại theo hƣớng nóng lên toàn cầu nhƣ: gia tăng mực nƣớc biển, bão tố, lũ lụt, khô hạn, 4
  14. gây ra suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này đƣợc biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây nhƣ (Liên Hiệp Quốc, 2016): Có khoảng 250 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nƣớc Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa. Các nƣớc Tây Âu thì đang bị đe dọa bởi những trậnlũ lụt lớn có thể xảy ra do mực nƣớc biển dâng cao cũng nhƣ những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa diễn ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...nguyên nhân là do hiện tƣợng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu đƣợc qua vệ tinh từng năm cho thấy số lƣợng các trận bãokhông thay đổi, nhƣng bão, lốc với cƣờng độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, Tây nam Thái Bình Dƣơng, Ấn Độ Dƣơng, Bắc Đại Tây Dƣơng. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dƣơng cƣớp đi sinh mạng 225.000 ngƣời thuộc 11 quốc gia; hay cơn bão Katryna đổ bộ vào nƣớc Mỹ (2005) gây thƣơng vong lên đến hàng ngàn ngƣời và thiệt hại kinh tế ƣƣớc tính 25 tỷ USD; và gần đây nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmƣar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thâp kỷ qua tính theo số lƣợng ngƣời thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 ngƣời và đẩy hơn một triệu ngƣời vào cảnh không nhà cửa. Các yếu tố về biến đổi khí hậu * Các thành tố biến đổi thƣờng xuyên: - Nhiệt độ - Lƣợng mƣa (cƣờng độ, dòng chảy, ...) - Gió - Thủy triều - Sóng - Sự thay đổi mùa của các thành tố trên (mƣa trái mùa, hạn hán và lũ lụt...). * Thời tiết cực đoan: Bão lốc, mƣa lớn, nắng nóng… 5
  15. 1.2.2. Các tác động của biến đổi khí hậu lên các hệ sinh thái Nếu nhiệt độ tăng 2°C, mực nƣớc biển dâng 1m, có thể làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cƣ trú của 23 % dân số (khoảng 17 triệu ngƣời). Riêng với đồng bằng sông Cửu Long, nếu mực nƣớc biển dâng nhƣ dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn cực độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và úng và thiệt hại tài sản ƣƣớc tính lên tới 17 tỷ USD. Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST: các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và có xu hƣớng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn. Trong các HST trên cạn, các loài ôn đới sẽ giảm đi, cấu trúc chuỗi và lƣới thức ăn cũng thay đổi. BĐKH còn ảnh hƣởng đến các thuỷ vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy...) qua sự thay đổi nhiệt độ nƣớc và mực nƣớc làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mƣa, bão,hạn hán, cháy rừng, elino…), tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn sẽ làm giảm sản lƣợng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bão, lũ lụt, hỏa họan và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các thảm họa chết ngƣời, ốm đau, thƣơng tích, suy dinh dƣỡng và các bệnh dịch mới, nhất là các bệnh do virus vectơ truyền có tỷ lệ tử vong cao. Đối với Việt Nam, có lẽ vùng ven biển, tài nguyên nƣớc ngọt và sau đấy là ĐDSH (nhất là ĐDSH nông nghiệp và lâm nghiệp) sẽ là vùng/ lĩnh vực chịu hậu quả nặng nề nhất của BĐKH và đây chính là những thách thức lớn trong quá trình phát triển bền vững. Theo dự báo thì biến đổi khí hậu sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam thƣờng xuyên xảy ra hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Nƣớc biển dâng sẽ ảnh hƣởng đến vùng đất ngập nƣớc của bờ biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Định. Hai vùng đồng bằng và các vùng ven biển nƣớc ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nƣớc rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thƣơng. Mựcnƣớc biển dâng lên cùng với cƣờng độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nƣớc, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập 6
  16. mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó. Khi mực nƣớc biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hƣởng nặng; nƣớc mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nƣớc ngọt, ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vƣờn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập. Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thƣơng. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nƣớc biển tăng, đồng thời mƣa nhiều làm cho nƣớc bị ô nhiễm cặn lắng và có thể cuốn cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra biển. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm. Mực nƣớc biến dâng lên toàn cầu: là sự tăng thể tích của các đại dƣơng. Vào thế kỷ 20 và 21, sự tăng lên này là do hiện tƣợng nóng lên toàn cầu gây ra băng tan. Những tác động đến hệ thống tự nhiên do nƣớc biến dâng gây ra, bao gồm những tác động sau: - Gia tăng mất mát tài sản và môi trƣờng sống ven biển; - Gia tăng rủi ro lũ lụt và nguy cơ thiệt hại về tính mạng con ngƣời; - Phá hoại những công trình bảo vệ ven biển và những cơ sở hạ tầng khác; - Mất tài nguyên có thể tái sinh và tài nguyên phục vụ cho sinh kế ngƣời dân ven biển; - Mất chức năng giải trí và du lịch tham quan; - Mất những giá trị văn liên quan đến khu vực; - Tác động lên nông nghiệp và nghành nuôi trồng thủy sản ven biển do suy giảm chất lƣợng đất và nƣớc, môi trƣờng sinh sống của sinh vật. 1.3. Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến tính đa dạng sinh học - Làm thay đổi sự phong phú cũng nhƣ phân bố của các loài (di cƣ đến và di cƣ đi). - Làm thay đổi thành phần loài trong các quần xã. - Làm thay đổi quá trình diễn thế của các hệ sinh thái. - Làm mất không gian sống. 7
  17. a. Tính dễ tổn thương Tính bị tổn thƣơng là mức độ/ thƣớc đo/ ƣớc số của độ phơi lộ, tính nhạy cảm và khả năng tự điều chỉnh và thích ứng của hệ sinh thái. Các yếu tố đe dọa của biến đổi khí hậu lên tính đa dạng sinh học bao gồm: - Sự thay đổi về nhiệt độ; - Sự thay đổi về lƣợng mƣa; - Sự thay đổi về bốc hơi nƣớc và bốc thoát hơi nƣớc; - Sự thay đổi dòng chảy và mực nƣớc (cả bề mặt và sông); - Mức ngập lụt và thời gian ngập lụt; - Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (hạn hán, bão tố, triều cƣờng); và mực nƣớc biển dâng. b. Tính thích ứng và tính chống chịu Tính dễ bị tổn thƣơng thƣờng có nghĩa trái ngƣợc với tính chống chịu. Khi tính chống chịu tăng, thì tính dễ bị tổn thƣơng giảm, và ngƣợc lại. Tính thích ứng (Adaptability): là thuộc tính của các HST có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với các thay đổi của môi trƣờng sống. Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh của các HST trong tự nhiên chỉ có giới hạn nhất định. Nếu sự thay đổi vƣợt qua giới hạn này, HST mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị suy thoái, thậm chí bị hủy hoại. Trong các HST tự nhiên, khả năng thích ứng diễn ra ở những mức độ khác nhau: cá thể, quần thể, quần xã và HST theo sơ đồ của quá trình diễn thế thứ cấp: phục hồi – phát triển, tự điều chỉnh và đạt tới trang thái ổn định/cân bằng… Diễn thế là quá trình thay đổi về mặt cấu trúc, các hoạt động chức năng và những mối quan hệ giữa các cá thể, giữa các loài và giữa quần xã sinh vật với môi trƣờng vật lý, trong đó, có sự đóng góp của các quá trình xảy ra, từ mức thấp nhất là quần thể đến mức cả hệ thống, để phát triển và hƣớng tới sự ổn định. Do đó, trong quá trình diễn thế, các hợp phần cấu trúc và các mối quan hệ cũng nhƣ lƣợng thông tin trong HST đều thay đổi một cách có quy lƣuật để toàn hệ thống đạt tới trạng thái cân bằng với môi trƣờng mà nó tồn tại. 8
  18. Tính chống chịu (Resilience): theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu tính chống chịu là khả năng phục hồi/trở về trạng thái/hình dạng/kích thƣƣớc ban đầu của một vật, một hệ thống, một tính trạng, sau khi bị tác động từ bên ngoài. Tính chống chịu của hệ thống (System Resilience) là khả năng của hệ thống hóa giải các tác động/can thiệp từ bên ngoài và tổ chức lại những thay đổi xảy ra để bảo tồn đƣợc các chức năng, cấu trúc, thuộc tính, và những hồi tiếp/hoàn ngƣợc. Tính chống chịu của hệ thống có các trạng thái khác nhau: 1. Tính chống chịu vật lý; 2. Tính chống chịu sinh thái; 3. Tính chống chịu-thích ứng; 4. Tính chống chịu xã hội; 5. Tính chống chịu sinh thái - xã hội, Bên cạnh đó, nhiều hoạt động của con ngƣời, đặc biệt là về thể chế, khoa học – công nghệ có thể có tác động mạnh mẽ làm tăng/giảm tính chống chịu của toàn hệ. Trong HST, ngoài gia tăng tính chống chịu của toàn hệ thống, ngƣời ta còn rất chú ý tới tính chống chịu của các hợp phần, cụ thể nhƣ tuyển chọn các giống vật nuôi và cây trồng có tính chống chịu với các yếu tố môi trƣờng (tính chống chịu khô hạn, tính chống chịu mặn, tính chống chịu ngập hoàn toàn, tính chống chịu thiếu lân,tính chống chịu lạnh), phù hợp với hoàn cảnh BĐKH của từng địa phƣơng. 1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới hiện nay, chủ đề về BĐKH và ĐDSH không còn là một chủ đề mới nữa mà càng ngày càng trở lên nóng bỏng hơn trƣớc, BĐKH diễn ra phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu, báo cáo, hội thảo về ảnh hƣởng của BĐKH tới ĐDSH: + Báo cáo của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) 2015; + Ý kiến của các nhà khoa học hàng đầu thế giới tại hội Hội thảo quốc tế GEA 05 (Global Environmental Action) về Biến đổi Khí hậu toàn cầu và Tác động của nó đến Phát triển Bền vững. Những phát biểu này đã đƣợc rút ra từ kết quả của hàng nghìn công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia về các lĩnh vực 9
  19. có liên quan, trong nhiều năm và trên nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Sau đây là một số kết luận chính: - Vùng phân bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên vùng cao hơn; - Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cƣ sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng mới đã xuất hiện ở Bắc bán cầu. - San hô bị chết trắng ngày càng nhiều. 1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu và bài viết của các chuyên gia về ảnh hƣởng của BĐKH đến ĐDSH tại Việt Nam, cụ thể: Theo tài liệu Hội thảo của hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng Việt Nam, 2009 (Trƣơng Quang Học, 2009), hiện nay chúng ta không những đang sống trong hoàn cảnh mà khí hậu Trái đất đang tăng lên một cách đột ngột do sự thay đổi của thành phần khí quyển, mà còn trong tình trạng mất đa dạng sinh học (ĐDSH) và suy thoái nghiêm trọng của các hệ sinh thái (HST). Sự suy thoái ĐDSH và BĐKH đã trở thành hai trong số những vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng nhất, có ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống và sự phát triển của con ngƣời trên phạm vi toàn cầu. 1.4.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Quảng Ninh và Bái Tử Long Cho đến nay, còn rất ít các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực Bái Tử Long nói riêng. Một số công trình có thể kể đến là: - Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Quảng Ninh chủ trì; - Ảnh hƣởng của BĐKH lên hệ sinh thái Đất ngập nƣớcVƣờn Quốc gia Bái Tử Long - Hội thảo Khoa học Quốc gia "Nâng cao sức chống chịu trƣƣớc biến đổi khí hậu". - Báo cáo về Công tác bảo tồn Đa dạng sinh học của BQL Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long – 2017. 10
  20. Có thế thấy các ảnh hƣởng của BĐKH đến các hệ sinh thái Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long bƣớc đầu đã nhận đƣợc sự quan tâm từ các chuyên gia trong nƣớc và các cấp chính quyền, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, các nghiên cứu trƣƣớc đây đã chƣa đề cập rõ nét những tác động tiêu cực, nguy cơ từ BĐKH tới các hệ sinh thái tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long. Chính vì vậy, trong nội dung của luận văn này sẽ tổng hợp một cách cơ bản nhất các ảnh hƣởng của BĐKH đến các hệ sinh thái trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc, các điều tra cá nhân và các kiến thức tích lũy đƣợc từ các chuyên gia trong lĩnh vực BĐKH để rút ra một cái nhìn đúng đắn hơn về các nguy cơ mà các Hệ sinh thái Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long phải đối mặt trƣớc tình hình BĐKH tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp khả thi để có thể ứng phó với BĐKH trong một tƣơng lai gần. 1.5. Đặc điểm khu vực nghiên cứu Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long 1.5.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý Vƣờn quốc gia Bái Tử Long có vị trí đƣợc đánh dấu trong Hình 1 (nằm trong phần diện tích đƣợc khoanh), tọa độ địa lý: 20o55'05'' – 21o5'10'' vĩ độ Bắc, 107030'10'' - 107o46'20'' kinh độ Đông. Hình 1.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Bái Tử Long Nguồn: Google map,2019 Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long có tổng diện tích tự nhiên 15.283 ha, nằm trong địa giới hành chính của 3 xã Minh Châu, Vạn Yên và xã Hạ Long thuộc huyện Vân Đồn, bao gồm hệ thống các đảo nổi và một phần biển thuộc thềm 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2