intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu tính đa dạng và khả năng phát triển cây thuốc tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được thực trạng về tài nguyên cây thuốc ở khu vực Xã Trung Thành huyện Đà Bắc làm cơ sở đề suất giải pháp bảo tồn và phát triển cây thuốc tạo thu nhập cho người dân địa phương. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu tính đa dạng và khả năng phát triển cây thuốc tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN NGỌC QUỲNH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY THUỐC TẠI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH: 8850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI Hà Nội, 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2020 Học viên Nguyễn Ngọc Quỳnh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến NGƯT.PGS.TS Trần Ngọc Hải - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên và Môi trường, Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn, Ủy ban nhân dân xã Trung Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài ở khu vực nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình thực hiện luận văn do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2020 Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng cây thuốc trên thế giới ........................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ............................ 5 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 10 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................... 10 2.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 10 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 10 2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 10 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 10 2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 10 2.5.1. Kế thừa tài liệu .............................................................................. 10 2.5.2. Chuẩn bị và điều tra sơ thám ........................................................ 11 2.5.3. Điều tra thành phần loài, việc khai thác, gây trồng cây thuốc tại Xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ..................................... 11 2.6. Tình hình sử dụng cây thuốc tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc , tỉnh Hòa Bình .................................................................................... 19 2.6.1. Công tác chuẩn bị .......................................................................... 19 2.6.2. Ngoại nghiệp.................................................................................. 19
  5. iv 2.6.3. Nội nghiệp...................................................................................... 19 2.6.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ........................................... 19 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................................................................. 21 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21 3.1.1. Vị trí ranh giới ............................................................................... 21 3.1.2. Địa hình, địa thế ............................................................................ 22 3.1.3.Khí hậu - Thủy văn ......................................................................... 22 3.1.4. Địa chất và Đất.............................................................................. 23 3.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã tại khu vực nghiên cứu ..................... 24 3.2.1. Dân tộc........................................................................................... 24 3.2.2. Dân số, lao động và giới ............................................................... 24 3.2.3. Hiện trạng sản xuất ....................................................................... 24 3.2.4. Cơ sở hạ tầng ................................................................................. 25 3.2.5. Văn hóa - xã hội............................................................................. 26 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 28 4.1. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ..................... 28 4.1.1. Đa dạng về bậc ngành ................................................................... 28 4.1.2. Đa dạng về số lượng loài trong các họ ......................................... 30 4.1.3. Đa dạng về bậc chi ........................................................................ 32 4.1.4. Đa dạng về bộ phận sử dụng ......................................................... 33 4.1.5. Đa dạng về công dụng chữa bệnh của cây thuốc .......................... 35 4.1.6. Đa dạng về giá trị bảo tồn ............................................................. 37 4.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của cây thuốc tại khu xã Trung Thành. 39 4.3. Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu .......................................................................................... 43 4.3.1. Tình hình khai thác cây thuốc để sử dụng tại cộng đồng .............. 43
  6. v 4.3.2. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng xã Trung Thành . 45 4.3.3. Các tác động ảnh hưởng đến tài nguyên cây thuốc ...................... 47 4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc cho xã Trung Thành ................................................................................................. 48 4.4.1. Các giải pháp về kỹ thuật .............................................................. 48 4.4.2. Các giải pháp về chính sách, xã hội .............................................. 49 KẾT LUẬN,TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 53 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học GACP Thực hành tốt trồng trọt và thu hái Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt GACP-WHO và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới HST Hệ sinh thái OTC Ô tiêu chuẩn SCN Sau công nguyên TCN Trước công nguyên TNTN Tài nguyên thiên nhiên TTg Thủ tướng Chính phủ TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ WHO Tổ chức y tế thế giới
  8. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thành phần các loài cây thuốc ở khu vực ...................................... 28 Bảng 4.2. Số lượng họ, chi và loài cây thuốc trong ngành Ngọc lan ............. 29 Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ........................... 30 Bảng 4.4. Các họ có số loài nhiều nhất ........................................................... 31 Bảng 4.5. Các chi có loài cây thuốc nhiều nhất .............................................. 32 Bảng 4.6. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc ................................... 33 Bảng 4.7. Tỷ lệ các loài với bộ phận được sử dụng ........................................ 34 Bảng 4.8. Công dụng chữa bệnh của cây thuốc tại Trung Thành ................... 35 Bảng 4.9. Các loài thuốc nguy cấp quý hiếm trong khu vực .......................... 37 Bảng 4.10. Thành phần loài và cấu trúc tầng thứ theo đai cao ....................... 39 Bảng 4.11. Phân bố cây thuốc trong các sinh cảnh sống ................................ 41 Bảng 4.12. Các hình thức khai thác cây thuốc tại khu vực nghiên cứu .......... 44 Bảng 4.13. Thống kê các loài cây thuốc được trồng ở xã Trung Thành......... 45
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng ở Việt Nam, cây thuốc có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đến nay Việt Nam đã ghi nhận có 5.117 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc [24]. Trong tổng số các loài nguyên liệu tự nhiên đã biết, có tới gần 90% số loài là cây mọc tự nhiên, số còn lại là trồng hay từ các nhóm cây trồng khác cũng có bộ phận dùng làm thuốc. Nguyên liệu tự nhiên mọc tự nhiên chủ yếu trong các quần hệ rừng. Rừng còn là nơi mà trong đó tập trung tất cả các loài có trữ lượng lớn, có giá trị sử dụng và kinh tế cao [18]. Tài nguyên cây thuốc mọc trong tự nhiên và trồng trọt tại Việt Nam, hàng năm đã cung cấp tới vài chục ngàn tấn nguyên liệu, cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do khai thác ít chú ý bảo vệ tái sinh và từ nhiều nguyên nhân khác, đã làm cho nguồn tài nguyên này bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài đã mất dần khả năng khai thác lớn. Các loài vốn hiếm gặp, lại bị tìm kiếm gay gắt đã dẫn tới tình trạng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao [18]. Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nằm trọn trong lưu vực sông Đà; có những điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù như: địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn. Mặc dù có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so với các huyện trong tỉnh nhưng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là đất rừng. Hiện nay, tình trạng chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang canh tác, khai thác khoáng sản, phát triển hạ tầng, thủy điện,... ngày càng làm mất sinh cảnh sống của các loài động, thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng trong tự nhiên [26].Với 3 dân tộc anh em chung sống từ lâu đời ở xã Trung Thành và vùng lân cận người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong khai thác sử dụng cây thuốc, bên cạnh đó nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm do tình trạng khai thác, mua bán diễn ra một cách phức tạp, diện tích
  10. 2 rừng ngày càng bị thu hẹp... và nhiều nguyên nhân tác động khác đã làm cho nguồn cây thuốc tự nhiên trên địa bàn huyện Đà Bắc bị suy giảm nghiêm trọng. Với mục tiêu quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói chung và xã Trung Thành, huyện Đà Bắc nói riêng “Nghiên cứu tính đa dạng và khả năng phát triển cây thuốc tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng cây thuốc trên thế giới Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ [27]. Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và đặc biệt là các loại thuốc dược thảo, thực tế là đã ngày càng gia tăng tại các nước phát triển và đang phát triển trong hơn hai thập kỷ qua. Các thị trường dược thảo quốc gia và toàn cầu đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, và hiện đang mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế. Theo Ban Thư ký Công ước về đa dạng sinh học, doanh số toàn cầu của các sản phẩm dược thảo ước tính tổng cộng có đến 80 tỷ USD vào năm 2002 và chủ yếu ở thị trường Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Vì vậy quốc gia nào cũng có chương trình điều tra và tái điều tra nguồn tài nguyên dược liệu trong kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của đất nước mình. Đối với những nước vốn có nền y học cổ truyền như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á vẫn thường xuyên có những kế hoạch điều tra và tái điều tra với các quy mô, phạm vi và mục tiêu khác nhau. Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc. Khoảng 2.500 cây thuốc được buôn bán trên thế giới. Ở Châu Á có 1.700 loài ở Ấn Độ, 5.000 loài ở Trung Quốc. Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt. Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250 loài ở Trung Quốc, 40 ở Hungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phương pháp trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này [28].
  12. 4 Những ghi chép đầu tiên về cây thuốc đã được tìm thấy cách đây khoảng hơn 5.000 năm. Đó là những ghi chép bản khắc trên đất sét của người Sumeria, thuộc Mesopotamia cổ xưa (Iraq ngày nay), đề cập tới một toa thuốc sử dụng cây Carum (Carum carvi) và cây Húng tây (Sweet basil). Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rễ cây Thục quỳ (Althaea officinalis), cây Lan dạ hương (Hyacinthus sp.) và cây Cỏ thi (Achillea millefolium) được tìm thấy quanh bộ xương người có niên đại đồ đá ở Iraq [17]. Những kiến thức về thảo mộc của người Hy Lạp và người Roma gắn liền với nền văn minh phát triển từ rất sớm của họ. Hy Lạp cổ đại chịu ảnh hưởng lớn từ Babaylon, Ai Cập và một phần Ấn Độ và Trung Hoa. Hippocrat (460-377 TCN), thầy thuốc nổi tiếng người Hy Lạp vốn được mệnh danh là “cha đẻ của nền y học hiện đại” đã từng là một nhà nghiên cứu về thảo mộc. Ông luôn nhắc đến câu “Hãy để thức ăn của bạn là thuốc và chính thuốc là thức ăn của bạn” [17]. Năm 2735 trước công nguyên, hoàng đế Thần nông của Trung Hoa đã sưu tầm và ghi chép lại 365 vị thuốc đông y trong cuốn “Mục lục thuốc thảo mộc”. Ông cũng đề cập đến một số công dụng của cây Ma hoàng (Ephedra sp.) điển hình là để chống lại chứng suy hô hấp và nhiều cây thuốc vẫn được sử dụng đến ngày nay như: Cây Gai mèo (Cannabis sp.) được sử dụng làm thuốc chống nôn…, cây Đại phong tử (Hydnocarpus kurzii) là thành phần chính trong thuốc chữa bệnh phong và cây Anh túc (Papaver somniferum) có mặt trong một số loại thuốc giảm đau … [17]. Từ lâu, thuật ngữ “Cây thuốc” đã trở nên quen thuộc, gần gũi. Nó rất cần thiết cho con người và được sử dụng để chăm sóc sức khỏe từ lâu đời. Lịch sử sử dụng cây thuốc bắt nguồn từ thời xa xưa. Trong quá trình săn bắt và hái lượm, loài người đã biết tránh thứ gì có độc, biết sử dụng cây cỏ làm lương thực - thực phẩm và biết lựa chọn các loại cây cỏ có tác dụng làm khỏi bệnh tật, ốm đau thì gọi là “Cây thuốc”. Phần lớn các loài cây thuốc được sử
  13. 5 dụng làm thuốc theo cách truyền thống trong các cộng đồng. Bên cạnh đó, hiện đã có hàng trăm hoạt chất tự nhiên từ cây cỏ, được sử dụng để chế tạo ra các thuốc hiện đại có hiệu lực chữa bệnh cao. Xu thế này hiện vẫn đang được nghiên cứu và xúc tiến ở nhiều quốc gia. 1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng cây thuốc ở Việt Nam Việt Nam với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, cộng đồng các dân tộc có nhiều kinh nghiệm sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Từ lâu đời nay, nền y học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều bài thuốc, cây thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả. Qua quá trình phát triển của dân tộc, các kinh nghiệm quý báu đó đã dần được đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân ta. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây thuốc trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về loài (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài được sử dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài được xếp vào nhóm quý hiếm trên thế giới. Mặc dù có tiềm năng to lớn, song việc phát triển và sử dụng dược liệu trong nước vẫn chưa phát huy được thế mạnh này mặc dù các hoạt động nghiên cứu, điều tra, phát hiện cây thuốc đã được tiến hành khắp miền Bắc vào Nam qua nhiều giai đoạn [25]. Ngay từ thời vua Hùng Vương (2900 năm TCN) qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại (Đại Việt sử ký ngoại ký, Lĩnh nam chính qoái liệt chuyện, Long uy bí thư …) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ăn ngon miệng và chữa bệnh. Cùng với sự tiến hóa của lịch sử, nền y học cổ truyền Việt Nam cùng với vốn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của nhân dân cũng dần phát triển, gắn liền với tên tuổi của và sự nghiệp của các danh y nổi tiếng đương thời [15]. Đời nhà Lý (1010-1224) có nhà sư Nguyễn Minh Không (tức Nguyễn Chí Thành) đã dùng nhiều cây cỏ chữa bệnh cho dân và cho nhà Vua, nên
  14. 6 được tấn phong là "Quốc sư" triều Lý. Đời nhà Trần (1225-1399) nổi lên sự kiện Phạm Ngũ Lão phụng mệnh Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, thu thập trồng một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sỹ trên núi gọi là "Dược Sơn", hiện vẫn còn di tích tại xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương [11]. Vào thế kỷ XIII và XIV có hai danh y nổi tiếng là Phạm Công Bân và nhà sư Nguyễn Bá Tĩnh - hiệu Tuệ Tĩnh. Trong nhiều bộ sách quý của ông về sau bị quân Minh thu gần hét, nay chỉ còn sót lại bộ "Nam Dược Thần Hiệu" đề cập 496 vị thuốc nam; "Tuệ Tĩnh y thư", "Tam thập phương gia giảm" và "Thương hàn tam thập thất trùng pháp". Tuệ Tĩnh là bậc danh y kỳ tài trong lịch sử nền y học dân tộc nước ta. Chính ông là người Việt Nam đầu tiên nêu phương châm "Nam dược trị nam nhân" (Thuốc nam chữa bệnh cho người Việt Nam) [11]. Sau Tuệ Tĩnh, mãi đến thời Dụ Tông xuất hiện Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1721-1792). Ông là người am hiểu về y học, sinh lý học, đọc nhiều sách thuốc và đã viết bộ "Lãn Ông tâm lĩnh" gồm 66 quyển đề cập tới nhiều vấn đề về y dược. Ngoài sự kế thừa "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh, Ông đã bổ sung thêm 329 vị thuốc mới. Hải Thượng Lãn Ông cũng đã mở trường đào tạo Y sinh, truyền bá tư tưởng và hiểu biết của mình về y học. Do vậy, Ông được mệnh danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam [15]. Đời Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788-1883) có Nguyễn Quang Tuân với các bộ sách "Nam dược", "Nam dược chỉ danh truyền", "La Khê phương dược".... Trong các bộ sách trên, tác giả đã đề cập đến 500 vị thuốc nam trong dân gian dùng để chữa bệnh. Ngoài ra, trong thời kỳ này còn có Lê Đức Huệ với "Nam thiên Đức Bảo toàn thư", đề cập 511 vị thuốc nam và bệnh học [15]. Đến Thế kỷ 21, công trình đầu tiên phải kể đến là "Produits medicinaux" (1928) của Crevost - nhà thực vật người Pháp, trong đó ông đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa. Đến năm 1952,
  15. 7 Petelot đã bổ sung và xây dựng thành bộ "Les plantes medicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam" gồm 4 tập, đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc ở 3 nước Đông Dương [15]. Các công trình sau này có "Bắc Nam dược tính" (1937) của Vũ Như Lâm; "Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam" (1957) của GS. Đỗ Tất Lợi, mô tả và nêu công dụng của hơn 100 loài cây thuốc nam [15]. Đến năm 1969, GS. Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", trong đó đã giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo dược; qua nhiều lần tái bản, đến năm 2005, số loài cây thuốc được giới thiệu đã lên tới 792 loài. Trong nhiều công trình công bố sau này, đáng chú ý nhất là bộ "Từ điển cây thuốc Việt Nam" (2012) của Võ Văn Chi. Trong công trình này đã mô tả kỹ gần 4700 loài cây thuốc Việt Nam. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn, phục vụ cho ngành Dược và các nhà thực vật học [10]. Trong số đó trên 90% là cây hoang dại và có 144 loài đã được đưa vào “Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” [18]. Điều này cho thấy tiềm năng cây thuốc rất phong phú mà chúng ta vẫn chưa phát hiện hết trong tự nhiên và việc sử dụng chúng trong dân gian cũng như từ những nền y học cổ truyền khác của thế giới. Hơn 20 năm qua với những thay đổi lớn về điều kiện kinh tế - xã hội như: chia tách tỉnh, tốc độ công nghiệp hóa của cả nước, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp do nạn khai thác gỗ bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp (Cà phê, Cao su) hoặc xây dựng các công trình dân sự... Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác đã làm cho nguồn cây thuốc ở nước ta nhanh chóng cạn kiệt là việc phát động khai thác cây thuốc ồ ạt mà không tổ chức bảo vệ tái sinh tự nhiên. Điều đó đã ảnh hưởng đến sự phân bố tự nhiên, thành phần các loài cây thuốc giảm mạnh, trữ lượng các cây thuốc ngày càng cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc quí có nguy cơ tuyệt chủng do không được bảo tồn và khai thác hợp lý. Rừng bị phá hủy sẽ làm cho toàn bộ
  16. 8 tài nguyên rừng ở đó bị mất đi, trong đó có cây làm thuốc và còn kéo theo nhiều hậu quả khác [18]. Theo quan điểm chỉ đạo của Ban bí thư TW Đảng về “Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị 24- CT/TW, ngày 4/7/2008) cũng đã đề cập: “Phát triển nền đông y Việt Nam theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa đông y và tây y trên tất cả các khâu: Tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám, chữa bệnh, nuôi trồng dược liệu, bảo tồn các cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuất thuốc [1]. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, trong đó nêu rõ “Tập trung nghiên cứu và hiện đại hoá công nghệ chế biến, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu; quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP của WHO để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất thuốc; khai thác hợp lý dược liệu tự nhiên, bảo đảm lưu giữ tái sinh và phát triển nguồn 7 gen dược liệu; tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu sản xuất trong nước và xuất khẩu” [7]. Quyết định số 61/2007/QĐ- TTg ngày 07/5/2007 phê duyệt “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”, trong đó cũng nêu rõ mục tiêu “Nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp được từ các nguồn dược liệu và tài nguyên thiên nhiên quý báu là thế mạnh của nước ta, phục vụ tốt công nghiệp bào chế một số loại thuốc đặc thù của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và xuất khẩu” [8]. Ngày 30/10/2013 Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1976/QĐ-TTg quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo tinh thần: phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu; phát triển dược liệu theo
  17. 9 hướng sản xuất hàng hóa. Quy hoạch phát triển dược liệu của Chính phủ đã đưa ra 8 vùng khai thác tự nhiên và 8 vùng qui hoạch trồng dược liệu tập trung. Trong số đó có vùng Tây Bắc [9]. Như vậy, có thể nói hệ sinh thái núi đá vôi nước ta rất độc đáo, có tính đa dạng sinh học cao, còn tiềm ẩn nhiều nguồn dược liệu quý. Tuy vậy, với sự phát triển của khoa học và công nghệ hàng loạt các loại thuốc tây y mới được ra đời với tác dụng rất nhanh và tiện lợi. Vì vậy, việc sử dụng thuốc nam đang giảm dần và có xu thế mất dần trong dân gian nhất là với giới trẻ hiện nay. Họ gần như không biết gì về các cây thuốc nam. *Tình hình nghiên cứu cây thuốc tại KBTTN Phu Canh Huyện Đà Bắc, tình Hòa Bình Nguyễn Văn Hưởng (2016) trong luận văn cao học đã bước đầu phản ánh được thành phần các loài cây thuốc, tính đa dạng, tình hình sử dụng cây thuốc, công dụng chữa bệnh của một số loài cây thuốc và đưa ra một số kiến nghị liên quan đến cây thuốc cho KBTTN Phu Canh huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Đoàn Sỹ Võ (2016) Khi nghiên cứu về các loài cây Lâm sản ngoài gỗ ở KBTTN Phu Canh đã đề cập tới các nhóm giá trị sử dụng, trong đó nhóm cây thuốc có nhiều loài nhất.Theo tác giả cây thuốc phân bố rộng ở nhiều sinh cảnh khác nhau. Tuy nhiên tại xã Trung Thành nơi có nhiều người thuộc dân tộc Tày, Mường, Kinh sinh sống với diện tích rừng tự nhiên khá rộng thuộc đai cao từ 200 -1200m chưa có nghiên cứu nào về thành phần cây thuốc,tính đa dạng,phân bố,giá trị sử dụng của cây thuốc. Vì vậy cần triển khai nghiên cứu để đánh giá thực trạng và đề xuất phương pháp phát triển tài nguyên cây thuốc tại khu vực.
  18. 10 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được thực trạng về tài nguyên cây thuốc ở khu vực Xã Trung Thành huyện Đà Bắc làm cơ sở đề suất giải pháp bảo tồn và phát triển cây thuốc tạo thu nhập cho người dân địa phương. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá được hiện trạng về thành phần loài, phân bố và tình hình khai thác sử dụng, phát triển cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất được giải pháp để bảo tồn và phát triển cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Các loài cây thuốc tự nhiên và trồng trên địa bàn xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở các quần thể rừng trong khu vực rừng của các Xóm Bay, Búa, Hạ, Sổ, Trung Tằm, Trung Thượng thuộc xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi thời gian: Từ tháng 6 đến tháng 10/2020. 2.4. Nội dung nghiên cứu -.Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc tại Xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Kế thừa tài liệu - Kế thừa những tư liệu về điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, tài nguyên rừng.
  19. 11 - Điều kiện kinh tế; điều kiện xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán. - Kế thừa số liệu từ các công trình nghiên cứu khác. 2.5.2. Chuẩn bị và điều tra sơ thám + Chuẩn bị đầy đủ các mẫu biểu phỏng vấn, điều tra tuyến, OTC. + Liên hệ trực tiếp với cán bộ cấp xã báo cáo xin phép để được đến khu vực xã đi thực địa và xin số liệu về khu vực nghiên cứu. + Chuẩn bị phương tiện, câu hỏi phỏng vấn, biểu ghi chép điều tra tuyến, máy chụp ảnh, dao, thước 30cm, đồ đựng mẫu vật, bản đồ hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu. + Khảo sát, làm quen với người dân trong khu vực để tìm hiểu về khả năng và tình hình sử dụng cây thuốc của người dân tại xã. + Tiến hành phỏng vấn người dân và cán bộ xã để tìm hiểu khu vực có nhiều cây thuốc và nhờ người dân được phỏng vấn dẫn đi nhận mặt cây, để thu mẫu và chụp ảnh. + Mục đích của việc điều tra sơ thám: - Nắm được địa hình khu vực nghiên cứu và thông tin sơ bộ phân bố của các loài ngoài thực địa. - Định ra các hướng đi của các tuyên điều tra, ước tính khối lượng công việc ngoại nghiệp để xây dựng kế hoạch điều tra. 2.5.3. Điều tra thành phần loài, việc khai thác, gây trồng cây thuốc tại Xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 2.5.3.1. Ngoại nghiệp Qua điều tra khảo sát thì chọn được 03 tuyến điều tra qua các xóm trong xã từ các dân khác nhau kết quả điều tra được nghi vào các biểu mẫu. Nghiên cứu và tìm hiểu đã xác định được 3 tuyến điều tra đại diện cho khu vực nghiên cứu: Tuyến điều tra số 01: Từ xóm Trung Thượng đi đến xóm Trung Tằm;
  20. 12 Tuyến điều tra số 02: Từ xóm Trung Tằm đi đến xóm Hạ; Tuyến điều tra số 03: Từ xóm Hạ đi đến xóm Búa, đi theo tuyến, tiến hành lập 1OTC tại khu rừng phòng hộ xóm Búa và quay lại xóm Trung Thượng. Kết hợp với phỏng vấn các hộ dân. Sau đó tiến hành lập một OTC tại khu vực này kết hợp phỏng vấn các hộ dân, kết thúc tuyến tại kết thúc UBND Xã Trung Thành. Phỏng vấn người dân, các hộ gia đình đại diện tại xã Trung Thượng của các tuyến qua các xóm trong xã. Ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu biểu, ghi đầy đủ tất cả các cây thuốc mà người dân được phỏng vấn liệt kê, đặc điểm của loài, dạng sống, bộ phận sử dụng làm thuốc và có thể nhờ người dân dẫn đi khu vực có cây thuốc mà người dân liệt kê (tại vườn và khu vực xung quanh nhà), tiến hành nhận mặt cây và xác định tên loài, những loài nào chưa xác định được tên loài thì ghi tên địa phương, tiến hành thu mẫu và chụp ảnh về để giám định lại tên loài. Biểu điều tra phỏng vấn: khai thác, chế biến sử dụng cây thuốc Đối tượng phỏng vấn: Họ và tên:..............................Tuổi:.................................... Giới tính: ………….............Dân tộc:............................... Trình độ văn hoá:..................Địa chỉ:................................ Ngày điều tra:..................................................................... Tên địa Công Nơi Bộ phận Ra hoa, Ghi TT Tên loài phương dụng mọc dùng quả chú
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2