intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN MẬU THẾ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN MẬU THẾ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số: 8-58-03-02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS NGUYỄN TRỌNG TƯ HÀ NỘI, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Chữ ký Nguyễn Mậu Thế i
  4. LỜI CÁM ƠN Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để hoàn thành tốt nhiệm vụ của luận văn đặt ra. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Thủy Lợi, các Thầy, cô Khoa Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp và cơ quan công tác, các sở ban ngành và đặc biệt là Ủy ban Nhân dân huyện Đức Trọng đã giúp đỡ, động viên khích lệ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng, nhiệt tình cũng như năng lực của bản thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và đồng nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tác giả mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Trân trọng cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ........................................................................................... 6 1.1Khái quát chung về công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng ............6 1.2Kinh nghiệm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng ngoài nước .........8 1.3Thực trạng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng ở Việt Nam. ....................14 1.4Thực trạng công tác lập và quản lý quy hoạch ở tỉnh Lâm Đồng ............................ 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 25 CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG 26 2.1Cơ sở pháp lý về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng ............................... 26 2.2Cơ sở lý luận về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng ................................ 30 2.3Nguyên tắc và yêu cầu lập và quản lý quy hoạch xây dựng ...................................33 2.4Nội dung công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng ...........................................38 2.5Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập và quản lý quy hoạch ................................ 45 2.6Các tiêu chí đánh giá công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng ......................... 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 51 CHƯƠNG 3:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ............................................................... 52 3.1Khái quát đặc điểm tình hình huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng............................ 52 3.1.1Vị trí địa lý .............................................................................................................52 3.1.2Hành chính – Dân số ............................................................................................. 52 3.1.3Điều kiện tự nhiên và tiềm năng thế mạnh ............................................................ 56 3.1.3.1 Địa hình: ............................................................................................. 56 3.1.3.2 Khí hậu ............................................................................................... 56 3.1.3.3 Thủy văn ............................................................................................. 57 3.1.4Kinh tế 58 iii
  6. 3.1.5Văn hóa – xã hội ....................................................................................................59 3.1.6Hạ tầng và mối liên hệ kinh tế vùng ......................................................................60 3.1.6.1 Giao thông .......................................................................................... 60 3.1.6.2 Điện nước và bưu chính viễn thông ...................................................60 3.2Thực trạng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ................................................................................61 3.3Đánh giá công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ...................................................................................................................... 85 3.4Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng xây dựng tại địa phương trong thời gian tới thuộc thẩm quyền huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. .......................................................................................... 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................107 KẾT LUẬN .................................................................................................................108 KIẾN NGHỊ .................................................................................................................110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ...................................................................113 PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................................1 PHỤ LỤC 2 .....................................................................................................................3 PHỤ LỤC 3 .....................................................................................................................5 PHỤ LỤC 4 .....................................................................................................................8 iv
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 3.1 Bản đồ ranh giới hành chính Huyện Đức Trọng ............................................53 Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Đức Trọng .............................................54 Hình 3.3 Phạm vi nghiên cứu mở rộng trong thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận........62 Hình 3.4 Sơ đồ định hướng phát triển không gian thị trấn Liên Nghĩa đến năm 2020 .63 Hình 3.5 Các đơn vị liên quan đến CSDL QHXD. ....................................................... 88 Hình 3.6 Mô hình quản lý dữ liệu QHXD .....................................................................89 Hình 3.7 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ trong vùng quốc gia ............................................94 v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Bảng thống kê mật độ Dân số từ năm 2010-2017 .........................................55 Bảng 3.2 Thống kê việc cấp phép xây dựng tại huyện Đức Trọng từ 2011 - 2018 ......78 Bảng 3.3 Bảng thống kê số liệu cấp giấy phép xây dựng tại đô thị và nông thôn ........79 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện tình trạng cấp phép xây dựng tại huyện Đức Trọng từ 2011 - 2018 ....................................................................................................................79 vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐTXD Đầu tư xây dựng HDB Uỷ ban phát triển nhà đất NĐ-CP Nghị định - Chính phủ QHĐT Quy hoạch đầu tư QHĐT Quy hoạch đầu tư QHXD Quy hoạch xây dựng QL Quốc lộ TKĐT Thiết kế đầu tư TT – BKH Thông tư Bộ Kế Hoạch vii
  10. Mở đầu: 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời nằm tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1500m so với mặt nước biển. Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn. Với diện tích tự nhiên 9.765 km2, Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối liền tỉnh Lâm Đồng với vùng Đông Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ. Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, trên cao nguyên Lâm Viên thuộc vùng Nam Tây Nguyên, nằm ở trung tâm các vùng kinh tế động lực quốc gia như vùng Hồ Chí Minh, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Tp. Đà Lạt và vùng phụ cận gồm Tp. Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban, xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà), có tổng diện tích đất tự nhiên là 335.930 ha. Huyện Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trong vùng phụ cận của TP. Đà Lạt, cách thành phố Đà Lạt 30km về phía Nam, cách TP. Hồ Chí Minh 270 km. Có diện tích tự nhiên 901,79km2, dân số năm 2017 là 181.009 người, gồm 15 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn (Liên Nghĩa) và 14 xã. Có sân bay quốc tế Liên Khương, và nằm trên các trục đường bộ (QL20, QL27, QL28B, Cao tốc Liên Khương - Prenn) đi Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột, Phan Rang, Bình Thuận nên huyện Đức Trọng có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế -xã hội. Hiện nay, Thị trấn Liên Nghĩa là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện Đức Trọng, có tổng diện tích tự nhiên 3.788,82 ha, dân số 46.060 người (năm 2015), thị trấn Liên Nghĩa được công nhận là xây dựng loại IV vào năm 2009. Theo quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 tầm nhìn 2050, khu vực Đức Trọng bao gồm ba xây dựng là xây dựng Liên Nghĩa – Liên Khương, xây dựng 1
  11. Đại Ninh và một phần xây dựng Finom – Thạnh Mỹ, đây là các xây dựng hiện đại tạo nên khu vực xây dựng động lực phía Nam của vùng Tp. Đà Lạt, chia sẻ chức năng với TP. Đà Lạt. Tuy nhiên hiện nay công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Ví dụ như: Bộ máy cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng vẫn còn thiếu và yếu; quy hoạch xây dựng còn thiếu chưa đồng bộ, chất lượng quy hoạch còn thấp; việc triển khai thực hiện theo quy hoạch xây dựng còn chậm, kéo dài; vẫn còn tình trạng vi phạm quy hoạch xây dựng như: tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm đất rừng, đất cây xanh cảnh quan diễn ra còn nhiều chưa được kiểm soát tốt, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng còn tồn đọng nhiều chưa được tổ chức thực hiện nên hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa nghiêm... Đặc biệt quy hoạch hiện tại chưa đáp ứng được điều kiện để nâng cấp huyện Đức Trọng thành thị xã Đức Trọng đến năm 2020. Từ những tồn tại, bất cập nêu trên, để góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý quy hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn huyện Đức Trọng một cách có hiệu quả, với vai trò là Người Lãnh đạo phòng chuyên môn đang công tác tại UBND huyện Đức Trọng, được phân công tham mưu quản lý về lĩnh vực Quản lý đô thị, quản lý xây dựng, tôi quyết định lựa chọn đề tài luận văn có tiêu đề là “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn Thạc sỹ ngành Quản lý xây dựng của mình nhằm mục đích muốn tìm ra giải pháp hoàn thiện về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng. Tôi cũng hy vọng đề tài khi hoàn thành sẽ là tài liệu nghiên cứu tham khảo và có tính khả thi thực hiện cho huyện Đức Trọng hoặc cho các địa phương khác có nhu cầu. Là đề tài mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích của Đề tài: 2
  12. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựngtrên địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh. Phạm vi nghiên cứu: Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2010 cho tới nay (năm 2018). 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận: + Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận quản lý xây dựng theo quy hoạch kết hợp với các văn bản của nhà nước về công tác quản lý quy hoạch cấp trung ương và địa phương; tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu; + Cơ sở thực tiễn của đề tài: Dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác lập và quản lý quy hoạch, kết hợp với thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn huyện Đức Trọng từ trước tới nay (2018) và các chủ trương định hướng của các cấp ủy Đảng và chính quyền về lập và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, cũng như kinh nghiệm nhiều năm thực hiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng của bản thân. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp và phân tích để tiếp cận giải quyết các vấn đề, trong đó có vận dụng cơ sở lý luận của khoa học quản lý. Kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng qua việc sử dụng các thông tin, số liệu, tài liệu thu thập, tập hợp từ các nguồn khác nhau. Một số phương pháp cụ thể được áp dụng: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích định tính kết hợp định lượng; 3
  13. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá; - Phương pháp chuyên gia và hội thảo. 5. Cấu trúc của luận văn Chương 1 Tổng quan về công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng 1.1 Khái quát chung về công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng 1.2 Kinh nghiệm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng ngoài nước 1.3 Thực trạng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng ở Việt Nam. 1.4 Thực trạng công tác lập và quản lý quy hoạch ở tỉnh Lâm Đồng Kết luận chương 1 Chương 2 Cơ sở lý luận về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng 2.1 Cơ sở pháp lý về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng 2.2 Cơ sở lý luận về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng 2.3 Nguyên tắc và yêu cầu lập và quản lý quy hoạch xây dựng 2.4 Nội dung công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập và quản lý quy hoạch 2.6 Các tiêu chí đánh giá công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng Kết luận chương 2 Chương 3 Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. 3.1 Khái quát đặc điểm tình hình huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng 3.2 Thực trạng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng 4
  14. 3.3 Đánh giá công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng 3.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng tại địa phương trong thời gian tới thuộc thẩm quyền huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Kết luận chương 3 Kết luận và kiến nghị về các nghiên cứu tiếp theo Danh sách tài liệu tham khảo 5
  15. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG 1.1 Khái quát chung về công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng Trước hết, cần phải hiểu Quy hoạch xây dựng là gì ? Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. Từ trước đến nay, quy hoạch xây dựng giữ vai trò quan trọng, kết nối quy hoạch các ngành và cụ thể hóa quy hoạch kinh tế xã hội. Đây là quy hoạch duy nhất làm cho đất nước phát triển hợp lý về kinh tế, không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường. Hệ thống các đồ án quy hoạch xây dựng hiện nay bao gồm 4 loại: Quy hoạch xây dựng vùng, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch khu chức năng đặc thù, Quy hoạch xây dựng nông thôn. Để lập quy hoạch xây dựng, các chuyên gia phải dựa trên các quy hoạch khác như sau: 1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, do ngành Kế hoạch Đầu tư chịu trách nhiệm 2. Quy hoạch sử dụng đất, hay là quy hoạch sử dụng tài nguyên đất có tính “tổng thể”, “tính lâu dài” và “tính chiến lược” do ngành Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm. 3. Quy hoạch bảo vệ môi trường do ngành Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm. 4. Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải… do các cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm. 6
  16. Quy hoạch xây dựng phải hợp nhất các quy hoạch ngành nói trên để đảm bảo các đối tượng quy hoạch đáp ứng được yêu cầu của chiến lược phát triển, tạo động lực kinh tế, tạo lập xã hội hài hòa, môi trường lành mạnh, cảnh quan đẹp và có bản sắc. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ngoài quy hoạch xây dựng mang tính tổng hợp nêu trên thì mỗi bộ, ngành đều thực hiện lập quy hoạch chuyên ngành mình. Mỗi quy hoạch trước khi ban hành đều có một hội đồng tham gia đóng góp ý kiến đến từ cơ quan của Chính phủ, các bộ, ngành, các hội nghề nghiệp và các cơ quan địa phương. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nhận định, các bộ ngành không để tâm đến các lĩnh vực của bộ ngành khác. Các kết quả, số liệu của các bộ, ngành không hoàn toàn thống nhất, không đủ điều kiện, không là cơ sở tin cậy để sử dụng cho các nghiên cứu của nhau. Bởi vì, thiếu sự phối kết chặt chẽ giữa các ngành cho nên nhiều quy hoạch chồng chéo, đã có quy hoạch này lại lập quy hoạch khác gây lãng phí và mâu thuẫn khi thực hiện quy hoạch. Đặc biệt là trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai, những quy định sử dụng đất của ngành Tài nguyên môi trường không thống nhất với sử dụng đất của quy hoạch xây dựng tạo điều kiện phát sinh các hành vi trục lợi về đất, thông qua việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Lợi dụng các chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối với chương trình trồng rừng, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân của các khiếu kiện dân sự kéo dài gây bức xúc trong nhân dân. Trong điều kiện của nước ta, khi pháp luật chưa chặt chẽ, đồng bộ và đủ hiệu lực để điều phối tổng thể sẽ tạo điều kiện cho những tổ chức, cá nhân lợi dụng để mưu cầu lợi ích. Quy hoạch là một công cụ pháp lý được các cơ quan nhà nước ưa dùng, do đó, để tránh sự lạm dụng thì cần thu hẹp đối tượng của quy hoạch, giảm số lượng các loại quy hoạch, tích hợp theo hướng đa ngành và liên ngành, đồng thời ban hành hệ thống các quy định tổ chức thực hiện kèm theo cho mọi đối tượng.Vì vậy Luật Quy hoạch 21/2017/QH14 đã ra đời ngày 24 tháng 11 năm 2017. Luật này quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch. 7
  17. Tuy nhiên đề nghị tích hợp các nội dung về quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù trong nội dung của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh (quy hoạch tổng thể) đồng thời quy định quy hoạch này do Bộ Xây dựng làm, đưa sang Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định phê duyệt thực sự sẽ gây nhiều bất cập. Quy hoạch xây dựng hướng đến tổ chức không gian vật thể trong khi quy hoạch kinh tế xã hội là không gian phi vật thể, thực chất đó là các kế hoạch, những chỉ tiêu kinh tế, xã hội trong những khoảng thời gian nhất định. Việc trao quá nhiều quyền lực cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phê duyệt quy hoạch của các bộ, ngành đã tạo nên những rào cản cho chính các bộ ngành đó. Nhiều năm qua, có thể thấy những chỉ tiêu đề ra trong các quy hoạch kinh tế xã hội phần nhiều mang tính thành tích, chủ quan, rất hiếm khi thực hiện được. Tích hợp và hợp nhất hệ thống quy hoạch là xu hướng tất yếu, đây sẽ là một cuộc “giải phẫu đau đớn”động chạm đến nhiều bộ, ngành mà Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm phải tiến hành với tư cách là nhà quản trị quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam, khi Nhà nước còn là chủ sở hữu đại diện về đất đai, mọi thứ hữu hình của các cá nhân và tổ chức đều tồn tại trên đất. Thống nhất một loại hình quy hoạch, tập trung quy hoạch những gì cần quy hoạch, cần quản lý đó là không gian và đất đai, tránh quy hoạch tràn lan, chồng chéo, lãng phí và cản trở lẫn nhau. Cần phân định cụ thể thẩm quyền của trung ương và địa phương hơn nữa để tránh chồng chéo và lạm quyền. Người dân, các tổ chức xã hội, các nhà chuyên môn phải được tham gia sâu rộng hơn vào quá trình quy hoạch để đảm bảo quy hoạch mang tính thực tiễn, khách quan, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của cuộc sống. 1.2 Kinh nghiệm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng ngoài nước Đổi mới quy hoạch xây dựng về tầm nhìn dài hạn sẽ từng bước hạn chế tình trạng phát triển theo xu hướng dàn trải, khai thác quỹ đất không có định hướng rõ ràng dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn đất dự trữ phát triển, đặc biệt quỹ đất dành cho các lĩnh vực giáo dục, cây xanh, thể thao, vui chơi giải trí và các phúc lợi xã hội. Ở các quốc gia phát triển trên thế giới và một số nước trong khu vực có tính tương đồng với hoàn cảnh và điều kiện phát triển của Việt Nam, vẫn luôn quy định tồn tại song song hai lĩnh vực quy hoạch là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch 8
  18. xây dựng. Ở một số quốc gia phát triển, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn bị loại bỏ, trở thành một nội dung lồng ghép trong quy hoạch xây dựng. Chính vì vậy, rất hiếm có một quy hoạch gộp tổng thể. Khái niệm “Comprehensive planning” hay “quy hoạch tổng thể” là một thuật ngữ được các nhà quy hoạch không gian xây dựng Mỹ hay Canada thường dùng, bắt nguồn từ quy hoạch đô thị, được tham khảo rộng rãi trên toàn thế giới. Các nội hàm để lập quy hoạch xây dựng (quy hoạch không gian) bao gồm các vấn đề về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Khảo sát việc lập quy hoạch một số nước trên thế giới đã chỉ ra rằng do sự khác biệt giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, nên tại các nước phát triển (phương Tây) chỉ có Luật về quy hoạch xây dựng hoặc phân vùng đô thị, quy hoạch sử dụng đất hoặc phân vùng sử dụng đất; trong quy hoạch xây dựng hay quy hoạch sử dụng đất đã có các nội hàm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Liên Xô cũ trước đây, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước đang phát triển, có vị trí địa lý gần gũi, quy mô kinh tế giống Việt Nam như Thái Lan, Philippines có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, các bản kế hoạch quy hoạch này được làm song hành và có sự phối hợp… 1.2.1 Công tác quản lý của Singapore Quốc đảo Sư tử từng được vinh danh là TP có quy hoạch “ tỉ mỉ, sâu sắc” nhất trên thế giới nhờ những bước tiến vượt bậc trong quy hoạch, đặc biệt là sự ra đời của Ủy ban phát triển nhà đất (HDB) năm 1960, một nhánh của Bộ phát triển Quốc gia chuyên biệt về phát triển nhà. Kể từ khi bắt đầu hoạt động, HDB đã gây dựng thêm hàng triệu căn hộ, nâng tầm vượt bậc về khái niệm nhà ở xã hội lên mức cao hơn bất kỳ xây dựng nào trên thế giới. Tới nay, hơn 80% dân số Singapore sống trong những tòa nhà HDB xây dựng. Để đạt được kết quả này, HDB phải xử lý hơn 240 nghìn hộ gia đình nhập cư vẫn còn sống trong các khu nhà tạm mà các nhà quy hoạch nhận thấy cần thiết xóa bỏ những căn hộ ổ chuột làm mất mỹ quan xây dựng như thế. Không chỉ nhà ở, các không gian giành cho phát triển kinh tế, giao thông và môi trường xanh cũng được chính quyền Singapore đặc biệt quan tâm. Ưu tiên phát triển 9
  19. không gian xây dựng cho các hoạt động phát triển kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng mà trục đường Orchard trung tâm mua sắm phát triển nhất Singapore. Mạng lưới giao thông được quy hoạch đồng bộ đáp ứng yêu cầu sử dụng trong vòng 40 năm tiếp theo. Khu công nghệ cao, công nghệ sinh học được xây dựng gần các trường đại học lớn nhằm gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Hệ thống giao thông của Singapore khá phong phú và hiệu quả. Hệ thống tàu điện ngầm (MRT) có 84 ga với chiều dài 130km là hệ thống giao thông trọng yếu của Singapore, phục vụ 2 triệu lượt khách mỗi ngày. Phương tiện giao thông công cộng thuận tiện đến mức luôn thu hút người dân Singapore, vì thế giảm bớt sự phụ thuộc vào phương tiện di chuyển cá nhân. Ít lệ thuộc vào phương tiện cá nhân đồng nghĩa áp lực áp lực hạ tầng giao thông sẽ giảm bớt, đồng thời, chất lượng môi trường cũng sẽ được cải thiện. 1.2.2 Công tác quản lý của Úc Bài học kinh nghiệm của Úc trong quy hoạch xây dựng là dựa trên những tiêu chí: Bền vững về xã hội; Bền vững về tự nhiên; Bền vững về kỹ thuật; Bền vững về tài chính. Bền vững về xã hội. Các chuyên gia Úc luôn đánh giá bền vững về xã hội là tiêu chí quan trọng nhất. Quy hoạch xây dựng ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội. Quy hoạch chỉ có thể được xem là tốt khi nó phục vụ con người, vì con người, vì chất lượng sống nhân văn của con người, cân bằng được mọi giá trị văn hóa, tôn giáo, bảo đảm các yếu tố xã hội như giáo dục, y tế, việc làm, thu nhập, giao thông và các dịch vụ cần thiết khác. Công tác truyền thông được phát huy hết tác dụng. Công khai quy hoạch, lấy ý kiến người dân, kết hợp với công nghệ hiện đại để mục đích cuối cùng là làm sao quy hoạch phải là vì lợi ích của đông đảo nhân dân. Công tác truyền thông được tiến hành trong nhiều giai đoạn của quy hoạch. Sở Quy hoạch thành phố có bộ phận tiếp nhận ý kiến công chúng cùng đường dây điện thoại miễn phí để lĩnh hội tất cả ý kiến đóng góp của nhân dân, đảm bảo ý kiến người dân phải được tôn trọng và xem xét. Bền vững về tự nhiên “Tất cả mọi cấu phần của đồ án quy hoạch phải tồn tại thân thiện với môi trường sinh thái” - đó là tiêu chí quan trọng thứ hai được đặt ra. Người Úc quý 10
  20. trọng từng giọt nước và bảo vệ nước như nguồn tài nguyên quý giá nhất. Nếu một đồ án quy hoạch có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mà không thể khắc phục được thì quy hoạch đó sẽ không thể được phê duyệt. Bên cạnh đó, quy hoạch ưu tiên không gian xanh. Cây xanh ở Úc cũng có quyền pháp lý và được bảo vệ như những công dân. Mỗi cây đều có hồ sơ lý lịch và được quản lý bằng công nghệ số. Chỉ điều đơn giản này thôi cũng đủ thấy vì sao quy hoạch của Úc lại bền vững đến thế! Tài nguyên khoáng sản của Úc khá phong phú được bảo vệ và gìn giữ cho thế hệ mai sau. Thổ nhưỡng cũng rất được coi trọng, đặc biệt là những vùng có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất những sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao trở thành lợi thế cạnh tranh của Úc trên thị trường thế giới. Bền vững về kỹ thuật. Quy hoạch tích hợp mọi yêu cầu hạ tầng kỹ thuật một cách đầy đủ và đồng bộ với các phương án hợp lý bảo đảm cho cuộc sống văn minh lâu dài. Khi quy hoạch một tuyến đường, tất cả các công trình phụ trợ (điện, nước, thoát nước, viễn thông, cây xanh, chiếu sáng v.v...) được đưa vào một dự án. Tiến độ thi công được thiết lập cụ thể chi tiết và đồng bộ tránh đào đi đào lại. Bền vững về tài chính. Các chuyên gia lập mô hình tài chính đầy đủ cho toàn bộ vòng đời của công trình. Chuyên gia được phân công trách nhiệm phân tích kinh tế - xã hội và tài chính một cách nghiêm ngặt. Công tác này thực hiện ở giai đoạn quy hoạch sơ bộ và thẩm định lại ở giai đoạn cuối cùng. Mục đích là nhằm tính toán mọi chi phí cần thiết trong đầu tư, vận hành, bảo dưỡng và quản lý công trình. 1.2.3 Công tác quản lý của Nhật Bản Tại Nhật Bản, quy hoạch được xem là một chương trình quảng bá xúc tiến đầu tư nghiêm túc. Quy hoạch sau khi hoàn chỉnh sẽ được công bố rộng rãi trước công chúng, đặc biệt về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng. Mục đích của việc này là để các nhà đầu tư và nhân dân cùng tham gia thực hiện. Điểm đặc biệt nhất trong quy hoạch xây dựng Nhật Bản là trong các chương trình phát triển xây dựng có quy định tối thiểu 40% dự án phải ưu tiên cho địa phương quản lý thực hiện. Khi quy hoạch được lập nên, cần lấy ý kiến cộng đồng rất nhiều lần, đảm bảo 70% tự nguyện chấp thuận thì quy hoạch đó mới được phê chuẩn. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2