intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu phương pháp đánh giá chất lượng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở thu nhập,điều tra,phân tích,đánh giá thực tế hiện trạng công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, xây dựng cơ sở khoa học đánh giá an toàn hệ thống đê sông trong công tác phòng chống lũ Trên khung cơ sở đánh giá chất lượng công trình đê sông đã được xây dựng ,đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đê sông tỉnh Bắc Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu phương pháp đánh giá chất lượng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

  1. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Hà Nội, ngày ......tháng...... năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thăng i
  2. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn cao học, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Quang Cường sự tham gia góp ý của các nhà khoa học ban lãnh đạo, đồng nghiệp trong Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang cùng sự nỗ lực bản thân đến này tác giả đã hoàn thành luận văn” Nghiên cứu phương pháp đánh giá chất lượng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” chuyên ngành quản lý xây dựng. Bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Quang Cường đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong bộ môn Quản lý xây dựng phòng đào tạo Đại học và sau Đại học trường Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô. Xin chân thành cám ơn./. ii
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÊ ĐIỀU VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÊ SÔNG TỈNH BẮC GIANG........................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về hệ thống đê điều .................................................................................4 1.1.1 Tổng quan tình hình chung hệ thống đê sông trên thế giới ...................................4 1.1.2 Tổng quan về hệ thống đê sông ở Việt Nam.......................................................... 8 1.1.3 Tổng quan về hệ thống đê sông tỉnh Bắc Giang[2]. ............................................10 1.2 Tổng quan về chất lượng công trình Đê sông ......................................................... 13 1.2.1 Tổng quan về chất lượng công trình đê sông trên thế giới ..................................13 1.2.2 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình đê sông ở Việt Nam. ..................... 14 1.2.3 Tầm quan trọng của hệ thống đê sông trong sự phát triển kinh tế,xã hội. ...........14 1.3 Những sự cố đê sông trong thời gian qua ............................................................... 15 1.3.1 Khái quát những hư hỏng đê sông .......................................................................15 1.3.2 Đánh giá một số những hư hỏng đê sông hiện nay thường gặp [3] ..................... 18 1.4 Công tác quản lý chất lượng đê sông của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang. .........25 1.4.1 Công tác quản lý bảo vệ đê sông : .......................................................................27 1.4.2 Công tác đầu tư, tu bổ đê sông .............................................................................30 1.4.3 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện. ...................................................30 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐÊ SÔNG .......................................................................................... 34 2.1 Hệ thống các văn bản pháp quy áp dụng trong đánh giá và quản lý chất lượng công trình đê sông. .................................................................................................................34 2.1.1 Các tài liệu có tính chất pháp quy ........................................................................34 2.1.2 Các tài liệu có tính chất tiêu chuẩn ......................................................................37 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình đê sông. .....................................38 2.2.1 Yếu tố tự nhiên .....................................................................................................38 2.2.2 Mặt cắt đê chưa đảm bảo cao trình chống lũ ....................................................... 41 2.2.3 Ảnh hưởng của phát triển kinh tế-xã hội đến công trình đê sông ........................ 41 2.2.4 Công tác quản lý trong thi công ...........................................................................42 2.3 Phương pháp sử dụng trong đánh giá chất lượng công trình đê sông.....................43 iii
  4. 2.3.1 Phương pháp đánh giá ......................................................................................... 43 2.3.2 Phương pháp cho điểm theo thang điểm trước của các chỉ tiêu đánh giá ........... 46 2.3.3 Tiêu chí đánh giá.................................................................................................. 48 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐÊ SÔNG TỈNH BẮC GIANG ………………………………………………………………………………62 3.1 Thu thập thông tin phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng công trình đê sông.62 3.2 Phân loại, phân cấp theo mức độ nguy hiểm .......................................................... 62 3.3 Kết quả đánh giá chất lượng công trình đê sông tỉnh Bắc Giang ........................... 63 3.4 Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý chất lượng công trình đê sông...66 3.4.1 Giải pháp quản lý dữ liệu ..................................................................................... 67 3.4.2 Giải pháp quan trắc, theo dõi sự làm việc của công trình.................................... 67 3.4.3 Giải pháp tổ chức thực hiện ................................................................................. 68 3.4.4 Giải pháp về cơ sở vật chất .................................................................................. 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 85 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….86 iv
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Một nửa đất nước Hà Lan ( màu nhạt ) sẽ chìm trong nước biển nếu không có đê .....................................................................................................................................6 Hình 1.2 Hệ thống đê tư động Maeslant [1] ....................................................................7 Hình 1.3 Đê Afsluitdijk ở Tây Bắc Hà Lan [1] ............................................................... 7 Hình 1.4 Bản đồ hệ thống đê sông tỉnh Bắc Giang ....................................................... 10 Hình 1.5 Đoạn đê kết hợp với giao thông K22+000-K26+100 (Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bắc Giang)................................................................................................................11 Hình 1.6 Kè Đại Mão Km9+270 đến Km10+200 đê tả Cầu .........................................12 Hình 1.7 Vỡ đê sông Bui Chương Mỹ và vùng ngập lụt năm 2017 .............................. 16 Hình 1.8 Nước sông dâng cao tràn qua đê các hộ dân ở huyện Chương Mỹ ngập trong biển nước năm 2018 ......................................................................................................16 Hình 1.9 Sự cố nước tràn qua đê và lũ khoan thủng thân năm 2017 ............................ 17 Hình 1.10 Hư hỏng đê và các công trình liên quan ....................................................... 18 Hình 1.11 Xử lý sự cố lở mái phía đồng tại K14 + 00 đê hữu sông thương năm 2015 20 Hình 1.12 Sau khi xử lý sự cố sạt lở mái phía sông tại K14 + 000 đê Hữu sông Thương .......................................................................................................................................20 Hình 1.13 Lực lượng vũ trang cùng người dân gia cố lại chỗ đê xung yếu ..................22 Hình 1.14 Xói lở chân đê Hữu sông thương đoạn từ K20 + 100 – K20 + 150 năm 2018 .......................................................................................................................................24 Hình 1.15 Sơ đồ phân cấp quản lý công trình đê sông ..................................................25 Hình 3.1 Khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 64 v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Trọng điểm công trình đê, kè, cống xung yếu năm 2018 .............................. 29 Bảng 2.1 Danh sách thành viên nhóm chuyên gia ........................................................ 46 Bảng 2.2 Tiêu chí cho điểm theo chiều cao đê ............................................................. 48 Bảng 2.3 Tiêu chí cho điểm theo kết cấu công trình ..................................................... 48 Bảng 2.4 Tiêu chí cho điểm theo nền đê ....................................................................... 49 Bảng 2.5 Tiêu chí cho điểm theo tuổi công trình .......................................................... 49 Bảng 2.6 Tiêu chí cho điểm theo bãi sông .................................................................... 50 Bảng 2.7 Tiêu chí cho điểm theo tình trạng công trình ................................................. 50 Bảng 2.8 Tiêu chí cho điểm theo độ tin cậy của các công trình qua đê ........................ 51 Bảng 2.9 Bảng đánh giá tình trạng công trình .............................................................. 53 Bảng 2.10 Tiêu chí cho điểm theo hậu quả của sự cố công trình. ................................ 53 Bảng 2.11 Loại hậu quả của sự cố công trình ( C ) ảnh hưởng. .................................... 54 Bảng 2.12 Tần suất kiểm tra đánh giá công trình ........................................................ 55 Bảng 2.13 Nội dung công tác kiểm tra như sau. ........................................................... 56 Bảng 2.14 Cấp an toàn công trình ................................................................................. 60 Bảng 3.1 Các hạng mục cần được phát hiện đối với công trình đê sông và công trình qua đê. ........................................................................................................................... 74 vi
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATCT An toàn công trình BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BXD Bộ xây dựng CĐT Chủ đầu tư CP Chính phủ GPMB Giải phóng mặt bằng PCLB Phòng chống lụt bão PCTT Phòng chống thiên tai QĐ Quyết định QLCT Quản lý công trình QLĐ Quản lý đê SỞ NN&PTNN Sở Nông nghiệp TVGS Tư vấn giám sát TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Bắc Giang là tỉnh miền núi và trung du đồng bằng Bắc bộ; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh. Ở vị trí chuyển tiếp từ khu vực trung du, miền núi phía Bắc đến đồng bằng Sông Hồng, Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50 km, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km, cảng Hải Phòng hơn 100 km, sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong khu vực quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Với hệ thống 3 sông chính: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; tổng chiều dài các tuyến đê cấp III và đê cấp IV là 236 km; 143 cống qua đê và 42 kè hộ bờ. Trong đó: các tuyến đê tả sông Cầu, tả hữu sông Thương và Cổ Mân thuộc đê cấp III dài 152 km. Các tuyến đê hữu sông Lục Nam (đê Thống Nhất), đê tả Cầu Ba tổng, hữu Thương Ba Tổng, đê Dương Đức, đê tả hữu Lái Nghiên thuộc đê cấp IV dài 84 km. Ngoài ra còn có 23 tuyến đê bối với chiều dài trên 130 km Hệ thống công trình đê sông tỉnh Bắc Giang được xây dựng, tôn tạo qua nhiều thời kỳ, nhằm ngăn nước lũ, bảo vệ sản xuất, tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước, những cơ sở kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh quan trọng. Qua quá trình theo dõi, quản lý về lĩnh vực đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang những năm gần đây cho thấy: Về hệ thống công trình đê sông của tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các Bộ, Ngành và của tỉnh, đã từng bước được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tăng khả năng chống lũ cho công trình. Tuy nhiên do đê được hình thành từ lâu đời, đi qua nhiều vùng sình lầy, tu bổ tôn tạo qua nhiều thời kỳ, đất đắp có hàm lượng pha cát lớn, nên hệ thống đê sông của tỉnh Bắc Giang vẫn còn nhiều tiềm ẩn khó lường, có nguy cơ gây mất an toàn cho đê, đó là: 1
  9. - Một số khu vực nền đê mềm yếu thường xuất hiện sủi, đùn khi có mực nước sông ở mức báo động số 2 trở lên. - Đất đắp đê không đồng nhất, có hàm lượng pha cát lớn, đắp qua nhiều thời kỳ nên tại những vị trí có mặt thoáng lòng sông rộng, khi nước sông lên cao, gặp gió bão mạnh thường xuất hiện sạt lở lớn trên diện rộng. - Một số kè sát đê, tại khu vực lòng sông cong có diễn biến lòng dẫn phức tạp vẫn thường xuất hiện sự cố sạt lở trong mùa lũ uy hiếp đến an toàn của đê. - Một số cống qua đê xây dựng lâu ngày, đã xuống cấp chưa được đầu tư xây mới cần đề phòng sự cố. Để phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Bắc Giang, cũng như nhu cầu sản xuất nông nghiệp, khắc phục và hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai có thể gây ra, việc xây dựng đề tài, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng khả năng chống lũ cho hệ thống công trình đê sông và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng về đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là hết sức cần thiết 2. Mục đích của Đề tài: Trên cơ sở thu nhập,điều tra,phân tích,đánh giá thực tế hiện trạng công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,xây dựng cơ sở khoa học đánh giá an toàn hệ thống đê sông trong công tác phòng chống lũ Trên khung cơ sở đánh giá chất lượng công trình đê sông đã được xây dựng ,đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đê sông tỉnh Bắc Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hệ thống đê sông tỉnh Bắc Giang. Phạm vi nghiên cứu : - Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý chất lượng công trình đê sông. 2
  10. - Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình đê sông .Và đưa ra giải pháp nâng cao quản lý chất lượng công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu -Phương pháp thống kê,khảo sát đánh giá hiện trạng -Phương pháp kế thừa,áp dụng có chọn lọc -Phương pháp điều tra đo đạc,quan sát thực tế,điều tra hiện trường -Phương pháp phân tích tổ hợp -Phương pháp chuyên gia,tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học,các nhà quản lý có kinh nghiệm 5. Ý nghĩa khoa học và thực tế -Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chất lượng công trình đê sông. -Ý nghĩa thực tế: Kết quả nghiên cứu xây dựng được phương pháp đánh giá hiện trạng đê sông trong công tác phòng chống lũ , chất lượng công trình đê sông và nêu ra các giải pháp quản lý chất lượng công trình đê sông. 6. Kết quả đạt được -Đánh giá hệ thống đê sông có an toàn trong công tác phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang -Xây dựng được phương pháp luận trong đánh giá chất lượng công trình trong giai đoạn khai thác. -Đánh giá thực trạng chất lượng đê sông tỉnh Bắc Giang. -Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 3
  11. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÊ SÔNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÊ SÔNG TỈNH BẮC GIANG 1.1 Tổng quan về hệ thống đê điều 1.1.1 Tổng quan tình hình chung hệ thống đê sông trên thế giới Đê tự nhiên là đê được hình thành do lắng đọng của các lớp trầm tích trong. Đê sông là một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông là công trình phòng lũ được xây dựng hai bên bờ sông, ngăn không cho nước lũ, nước triều gây ngập lụt vùng được bảo vệ tuyến đê.Nhiệm vụ của đê là bảo vệ đất đai,nhà cửa và cơ sở hạ tầng khác chống lại ngập lụt.Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng,đê có thể chống lũ với tần suất xuất hiện cao nhưng cũng có đê chống lũ với tần suất thấp,hoặc cho lũ tràn qua.Đê được phân thành đê tự nhiên và đê nhân tạo. Đê nhân tạo là đê do con người tạo nên. Vai trò chính của đê nhân tạo là ngăn ngập lụt, tuy nhiên, chúng cũng có thể là làm hẹp dòng chảy làm cho dòng nước chảy nhanh hơn và dâng cao hơn. Đê có thể được tìm thấy dọc theo bờ biển, nơ mà các cồn cát không đủ chắc hoặc dọc theo sông, hồ và các vùng đất lấn biển để bảo vệ phía trong bờ khi có các đợt nước dâng cao. Hơn thế nữa, đê được xây dựng còn với mục vây để ngăn không cho nước ngập một khu vực cụ thể (như khu dân cư). Đê nhân tạo có thể là loại vĩnh cửu hoặc tạm thời được xây dựng để chống lũ trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp khẩn cấp loại đê tạm thời được dựng lên trên đỉnh của đê hiện hữu. Đê và các hạng mục công trình qua đê hình thành lên hệ thống công trình phòng chống,bảo vệ vùng nội địa khỏi bị lũ lụt và thiên tai khác từ phía sông.Vì tính chất quan trọng của nó mà công tác nghiên cứu thiết kế,xây dựng đê sông ở trên thế giới,đặc biệt là ở các quốc gia có nhiều hệ thống đê biển,đê sông đã có một lịch sử phát triển rất lâu đời.Tuy hiên tùy thuộc vào các điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển của mỗi quốc gia mà các hệ thống đê biển,đê sông đã được phát triển ở những mức độ khác nhau. 4
  12. ở các nước phát triển: Hà Lan,Đức, Mỹ,Nhật…hệ thống đê điều đã được xây dựng rất kiên cố nhằm phòng chống lũ( triều cường kết hợp với nước dâng) đặc biệt ở Hà Lan là một quốc gia với khoảng 20 % diện tích nằm dưới mực nước biển.Khoảng vài thập niên trước đây quan điểm thiết kế đê sông,đê biển truyền thống ở các nước châu Âu là hạn chế tối đa sóng tràn qua do vậy cao trình đỉnh đê là rất cao,nhưng là lượng sóng tràn qua là rất ít nên mái phía trong đê thường được bảo vệ rất đơn giản như chỉ trồng cỏ bản địa,phù hợp cảnh quan môi trường.Nhìn chung mặt cắt ngang đê điển hình rất rộng,mái thoải,có cơ mái ngoài và trong kết hợp làm đường giao thông dân sinh và bảo dưỡng cứu hộ đê. Ngoài ra,cơ đê phía ngoài còn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là giảm sóng leo sóng tràn qua đê ,góp phần hạ thấp cao trình đỉnh đê thiết kế. - Hệ thống đê sông ở Hà Lan *2 Công trình trị thủy vĩ đại Bí quyết để dẫn đến thành công chính trên là hai công trình quan trọng Zuiderzeewerken (Zuiderzee Works) - hệ thống các đập và các công trình thoát nước ở khu vực Tây Bắc, và Deltawerken (Delta Works) - hệ thống đê biển khổng lồ ở khu vực Tây Nam Hà Lan. Kiểm soát lũ lụt là vấn đề quan trọng với đất nước Hà Lan vì 2/3 lãnh thổ quốc gia nằm ở khu vực dễ ngập lụt trong khi mật độ dân số thuộc nhóm đông đảo bậc nhất. Bản thân tên nước Hà Lan (Nederland - tiếng Hà Lan, The Netherlands - tiếng Anh) cũng có nghĩa là “những vùng đất thấp”, điểm trũng nhất của nước này là -6,76 m so với mực nước biển. Hà lan với diện tích 41.543 km2,dân số 16,5 triệu người,mật độ 486 người/km2 .Hà Lan và vùng đất thấp,châu thổ của 4 con sông Rhine,Maas,Schelde và Ijssel .Lịch sử thủy lợi Hà Lan là đấu tranh với biển và với nước trên 2000 năm đến nay.Các con đê được đắp riêng rẽ cho từng vùng nhỏ,dần dần được liên kết cho từng vùng lớn hơn,dần dần được liên kết thành các vùng lớn hơn,mức độ an toàn không cao nên thường vỡ đê từ năm 1700 đến 1950. 5
  13. Hình 1.1 Một nửa đất nước Hà Lan ( màu nhạt ) sẽ chìm trong nước biển nếu không có đê Dự án Delta Works của Hà Lan kết thúc năm 1997 với 15 hạng mục công trình chính,bao gồm hệ thống đê sông,đê biển với chiều dài 16.439 km,trong đó 2.415 km đê chính và 14.077 km đê phụ,hệ thống cống chắn nước do bão,cống tiêu nước và âu thuyền. Năm 1959 dự luật Châu thổ được ban hành để thực hiện dự án Delta Works.Mục tiêu của dự án Delta Works: -Xây dựng các đập ngăn nước dâng do bão,an toàn chống lũ,ngăn biển thành các hồ nước ngọt. -Đường giao thông ve biển dài 700km,tạo giao thông thủy Sheldt-Rhine. -Nâng cấp cơ sở hạ tầng,phục vụ du lịch và nông nghiệp. Hệ thống các công trình bảo vệ ở Biển Bắc của Hà Lan được coi là một trong Bảy Kì Quan của thế giới hiện đại( theo Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ). 6
  14. Công trình Zuiderzeewerken với rất nhiều hạng mục quan trọng được xây dựng từ năm 1920 - 1975, trong đó quan trọng nhất là con đập có tên Afsluitdijk ở Zuiderzee (vốn là vùng của Biển Bắc ăn sâu vào đất liền thông qua một cửa hẹp), được xây dựng vào năm 1932 - 1933 - công trình minh chứng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người. Đê Afsluitdijk được xây thẳng như một chiếc thước kẻ trên mặt biển, trên mặt đê có 4 làn xe chạy, “tách” Zuiderzee ra khỏi Biển Bắc, biển Zuider đã bị xóa sổ và thay bằng hồ nước ngọt Ijsselmeer rộng 1.100 km2. Công trình Zuiderzeewerken giúp Hà Lan có thêm 1.650 km2. Các làng mạc và đô thị lớn nhỏ bắt đầu được mọc lên ven hồ tạo nên tỉnh mới Flevoland. Thành phố thủ phủ của Flevoland được đặt tên là Lelystad - tên của kỹ sư trưởng dự án Zuider Works (Cornelis Lely), để ghi nhận công lao và sự đóng góp của ông. Hình 1.2 Hệ thống đê tư động Maeslant Hình 1.3 Đê Afsluitdijk ở Tây Bắc Hà [1] Lan [1] Dự án Delta Works của Hà Lan kết thúc năm 1997 với 15 hạng mục công trình chính,bao gồm hệ thống đê sông,đê biển với chiều dài 16.439 km,trong đó 2.415 km đê chính và 14.077 km đê phụ, hệ thống cống chắn nước do bão, cống tiêu nước và âu thuyền. Năm 1959 dự luật Châu thổ được ban hành để thực hiện dự án Delta Works.Mục tiêu của dự án Delta Works: 7
  15. - Xây dựng các đập ngăn nước dâng do bão,an toàn chống lũ,ngăn biển thành các hồ nước ngọt. - Đường giao thông ve biển dài 700km,tạo giao thông thủy Sheldt-Rhine. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng,phục vụ du lịch và nông nghiệp. Hệ thống các công trình bảo vệ ở Biển Bắc của Hà Lan được coi là một trong Bảy Kì Quan của thế giới hiện đại( theo Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ). Công trình Zuiderzeewerken với rất nhiều hạng mục quan trọng được xây dựng từ năm 1920 - 1975, trong đó quan trọng nhất là con đập có tên Afsluitdijk ở Zuiderzee (vốn là vùng của Biển Bắc ăn sâu vào đất liền thông qua một cửa hẹp), được xây dựng vào năm 1932 - 1933 - công trình minh chứng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người. 1.1.2 Tổng quan về hệ thống đê sông ở Việt Nam Các khu dân cư,thành phố và vùng nông nghiệp thường phát triển dọc theo vùng ven sông và thường chịu ảnh hưởng từ các yếu tố lũ và nguy cơ ngập lụt.Trải qua quá trình phát triển,hệ thống đê hiện nay trên cả nước là một hệ thống thống công trình quy mô lớn với khoảng 13.200 km đê,trong đó có khoảng 10.600 km đê sông và 2.600 km đê biển.Các hệ thống đê sông chính với trên 2.500 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn lại là đê dưới cấp III và đê chưa được phân cấp. Trong đó có hệ thống đê có quy mô sau : -Hệ thống đê Bắc bộ và Bắc trung bộ :dài 5.620 km, có nhiệm vụ bảo vệ chống lũ triệt để,đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ. -Hệ thống đê sông,cửa sông khu vục Trung Trung bộ,và Nam Trung bộ có tổng chiều dài 904 km. -Hệ thống đê sông,bờ bao khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có chiều dài 4.075 km. Hầu hết các hệ thống đê sông và phòng chống lụt bão tồn tại hiện nay ở nước ta được thiết kế xây dựng dựa theo kinh nghiệm tích cóp từ nhiều thế hệ và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn phù hợp với tình hình thực tế của một vài thập kỷ trước. Trong điều kiện 8
  16. các hình thái thời tiết và thiên nhiên ngày càng gia tăng do hiệu ứng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu,các quy luật khí tượng thủy văn lưu vực có những diễn biến bất thường so với thời điểm thiết kế,cần phải đánh giá an toàn của hệ thống đê hiện tại ở Việt Nam Hàng năm hệ thống đê điều ở nước ta được Trung ương và địa phương quan tâm đầu tư tu bổ, nâng cấp tăng cường ổn định và loại trừ dần các trọng điểm đê điều xung yếu. Tuy vậy, do tác động của thiên nhiên như sóng, gió, thuỷ triều, dòng chảy và các tác động trực tiếp của con người, quy mô và chất lượng công trình đê điều luôn bị biến động theo thời gian. Đối với các tuyến đê sông, các đoạn đê tu bổ thường xuyên đã được thiết kế theo chỉ tiêu hoàn thiện mặt cắt với cao độ đảm bảo yêu cầu chống lũ thiết kế, bề rộng mặt đê phổ thông 5m, độ dốc mái m=2 và mặt đê được gia cố đá dăm hoặc bê tông để kết hợp giao thông nên khả năng phòng chống lũ bão thiết kế. Song do chiều dài đê lớn, tốc độ bào mòn xuống cấp nhanh trong khi khả năng đầu tư còn hạn chế nên vẫn còn nhiều đoạn đê còn thấp, nhỏ so với tiêu chuẩn đê thiết kế. Phân tích chất lượng hiện trạng đê của Viêṭ Nam cho kết quả: - 66,4% km đê ổn định đảm bảo an toàn; - 28,0% km đê kém ổn định chưa đảm bảo an toàn; - 5,6% km đê xung yếu. Do được bồi trúc qua nhiều năm nên nhìn chung chất lượng thân các tuyến đê không đồng đều, trong thân đê tiềm ẩn nhiều khiếm khuyết như xói ngầm, tổ mối, hang động vật... Vì vậy khi có bão, lũ mực nước sông dâng cao, độ chênh lệch với mực nước trong đồng lớn, do đó nhiều đoạn đê xuất hiện các sự cố mạch đùn, sủi, thẩm lậu, sạt trượt mái đê phía sông và phía đồng. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới an toàn của đê Các loại hình vi phạm Luật đê điều và Pháp lệnh Phòng chống lụt bão như: xây dựng bất hợp pháp các công trình, tập kết vật liệu xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê và bãi sông, san lấp mở rộng mặt bằng lấn chiếm dòng chảy, khai thác bất hợp lý các bãi bồi 9
  17. ven sông, ven biển, chặt phá rừng cây chắn sóng… gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng lực phòng chống lũ, bão của đê điều. 1.1.3 Tổng quan về hệ thống đê sông tỉnh Bắc Giang[2] Hệ thống đê sông tỉnh Bắc Giang hiện có 3 sông chính: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; tổng chiều dài các tuyến đê cấp III và đê cấp II là 236 km; 143 cống qua đê và 47 kè hộ bờ. Trong đó: Tuyến đê Tả Thương có tổng chiều dài 27,3 km thuộc đê cấp II ,các tuyến đê tả sông Cầu, hữu sông Thương và Cổ Mân thuộc đê cấp III dài 152 km. Các tuyến đê hữu sông Lục Nam (đê Thống Nhất), đê tả Cầu Ba tổng, hữu Thương Ba Tổng, đê Dương Đức, đê tả hữu Lái Nghiên thuộc đê cấp IV dài 84 km. Ngoài ra còn có 23 tuyến đê bối với chiều dài trên 130 km. Hình 1.4 Bản đồ hệ thống đê sông tỉnh Bắc Giang -Về cao trình và mặt cắt ngang đê: + Đối với tuyến đê Tả sông Thương đê sông cấp cấp II : Về cơ bản cao trình đỉnh đê trên toàn tuyến đê tả Thương đều đủ so với cao trình đỉnh đê thiết kế, đảm bảo yêu cầu chống lũ, một số đoạn có cao trình thấp hơn so với yêu cầu thiết kế như đoạn 10
  18. K18+000-K19+000; K21+000-K22+000; K22+400-K23+000… mặt đê toàn tuyến rộng trung bình từ (5-6) m + Tuyến đê Tả Thương Dương Đức và Hữu Sông Thương đê cấp III : Về cao trình đỉnh đê hiện tại cơ bản đủ so với yêu cầu thiết kế, mặt cắt ngang đê trung bình rộng từ (4-5) m. Tuyến đê này kết hợp đường giao thông, mặc dù hàng năm được đầu tư sửa chữa nhưng do mật độ và tải trọng phương tiện giao thông qua lại lớn nên mặt đê đã bị xuống cấp, hư hỏng. Tuy nhiên có 1 số đoạn đê có cao độ còn thấp so với yêu cầu như K22+100-K26+100 (thấp hơn so với yêu cầu thiết kế 0,2-0,6 m)… Một số đoạn đê trùng đường Quốc lộ như đoạn K22+100-K26+100…; một số đoạn đi qua khu dân cư như K33+950-K34+345; K36+150-K36+300...Ngoài ra còn một số đoạn chưa có cơ hoặc cơ nhỏ. Hình 1.5 Đoạn đê kết hợp với giao thông K22+000-K26+100 (Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bắc Giang) -Về công trình kè bảo vệ bờ: Đê tả Thương hiện có 12 kè với tổng chiều dài 5,9 km kè. Tuyến đê hữu Thương có 14 kè, với tổng chiều dài 7,8 km. Tuyến đê tả Cầu có 14 kè, tổng chiều dài 4,77 km. Kè đê hữu Lục Nam có 3 đoạn với chiều dài 9,05 km. Đê Ba Tổng có gần 17,3 km kè bảo vệ mái, chống sạt lở do sóng trong đó tuyến đê hữu Thương Ba Tổng có 12,2 km, còn tuyến đê tả cầu Ba Tổng có 5,1 km. 11
  19. Hình 1.6 Kè Đại Mão Km9+270 đến Km10+200 đê tả Cầu (Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bắc Giang) -Về địa chất nền đê: Trên tuyến đê tả Thương và hữu Thương một số đoạn có nền đê yếu, khi lũ lên cao từ trên báo động III trở lên có một số đoạn xuất hiện mạch đùn, mạch sủi như khu vực đoạn K7+700 đã được xử lý qua theo dõi thấy hiện tại đê đã ổn định; một số đoạn thấy hiện tượng thẩm lậu nhỏ, thẩm lậu nước trong làm ướt mái đê phía đồng cần được theo dõi chặt chẽ như đoạn K2+900-K3+ 050; K5+155-K5+500; K11+500-K12+400;K16+700-K17+300; K18+800 - K19+023; K20+700 -:- K21+400; K21+600 -:- K21+700; K26+550 - K26+600…; một số đoạn đê có hiện tượng sạt trượt mái đê cần được sửa chữa, tu bổ và theo dõi như đoạn K2+100-:-K2+150; K17+650-K17+900; K19+150-K19+600; K22+200-K22+400. nền đê tả Thương Dương Đức tương đối ổn định, đáp ứng được yêu cầu chống lũ. Một số đoạn đê có đầm, ao ven sát chân đê phía đồng khi vào mùa mưa lũ mực nước dân cao nhiều ngày cần chú ý theo dõi như đoạn K0+980-:-K1+000; K4+500-:- K4+550 có thể gây mất an toàn cho đê. -Về hiện trạng lòng sông: Do Bắc Giang năm ở phía Đông Bắc Bộ các sông bắt nguồn từ Lạng Sơn và Bắc Cạn, tuy là những sông nhỏ nhưng lại độ dốc lớn, sông quanh co uốn khúc, lòng sông hẹp, khoảng cách trung bình 2 đê bình quân 150 – 200 m, có nhiều đoạn mặt cắt bị thu hẹp đột ngột, khoảng cách giữa 2 đê < 100 m, dẫn đến chế 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2