intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở sở nghiên cứu đánh giá thực trạng NLCT dịch vụ truyền hình trả tiền – đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)

  1.     BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH CÁP SAIGONTOURIST (SCTV) Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh NGUYỄN THỊ THU HẰNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
  2.     BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH CÁP SAIGONTOURIST (SCTV) Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng Người hướng dẫn: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
  3.   LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Thu Hằng, học viên lớp cao học CH22 của Trường Đại học Ngoại Thương, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, mã số 60340102 với đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)”, xin cam đoan: - Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Tăng Văn Nghĩa - Các thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy, được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định. - Nội dung nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố. TP. HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2017 Người cam đoan Nguyễn Thị Thu Hằng
  4.   LỜI CẢM ƠN   Đề tài luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tác giả. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý số liệu, định hướng và sắp xếp nội dung cũng như những áp lực về thời gian nghiên cứu và giới hạn về chuyên môn. Để có thể vượt qua những khó khăn đó, tác giả đã may mắn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của PGS, TS Tăng Văn Nghĩa. Thông qua đề tài, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến quý thầy cô của Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức vô cùng giá trị trong năm học vừa qua, đặc biệt là PGS, TS Tăng Văn Nghĩa đã dành thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên cao học Nguyễn Thị Thu Hằng
  5.   MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN (THTT) VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ......................................................................................................................9 1.1. Khái niệm về truyền hình trả tiền, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .............9 1.1.1. Khái niệm về truyền hình trả tiền ...............................................................9 1.1.2. Khái niệm cạnh tranh ...............................................................................10 1.1.3. Khái niệm lợi thế cạnh tranh ....................................................................11 1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh ................................................................13 1.2. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ............................................14 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh ..........................15 1.2.1.1. Môi trường vĩ mô ...............................................................................15 1.2.1.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành) ..............................................18 1.2.2. Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cốt lõi để xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.......................................................................................23 1.2.2.1. Các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp ...................................23 1.2.2.2. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp ..........................................................25 1.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ .....................................28 1.3.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ .................28 1.3.1.1. Duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường...28 1.3.1.2. Nâng cao uy tín và thương hiệu của dịch vụ trên thị trường .............29 1.3.1.3. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ ngày càng được nâng cao ..................29 1.3.1.4. Giá cả dịch sản phẩm/dịch vụ hợp lý .................................................30 1.3.1.5. Dịch vụ khách hàng đảm bảo yêu cầu của khách hàng .....................30
  6.   1.3.1.6. Các chương trình khuyến mãi thu hút được khách hàng ...................31 1.3.1.7. Khả năng liên kết với doanh nghiệp khác ..........................................31 1.3.2. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền ..32 1.3.3. Công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh và định hướng giải pháp .............34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH CÁP SAIGONTOURIST (SCTV)...................................................................................37 2.1. Tổng quan về hoạt động tại Công ty SCTV ...................................................37 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty .....................................................................37 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................37 2.1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ..................................................37 2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty..............................................39 2.1.2.1 Sản phẩm và Thị Trường ....................................................................39 2.1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh ...............................................................41 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của truyền hình trả tiền của SCTV ..............42 2.2.1. Tác động của nhân tố bên ngoài ...............................................................42 2.2.1.1. Tác động của nhân tố vĩ mô ...............................................................42 2.2.1.2. Tác động của nhân tố vi mô ...............................................................47 2.2.2. Tác động của các nhân tố bên trong .........................................................54 2.2.2.1. Nguồn lực...........................................................................................54 2.2.2.2. Các hoạt động chính...........................................................................55 2.2.2.3. Các hoạt động bổ trợ ..........................................................................59 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của SCTV ......................................63 2.3.1. Kết quả nghiên cứu mô hình ....................................................................63 2.3.1.1. Kiểm định thang đo ............................................................................63
  7.   2.3.1.2. Phân tích nhân tố EFA .......................................................................64 2.3.1.3. Phân tích tương quan và hồi quy .......................................................66 2.3.1.4. Kiểm định mô hình hồi quy ...............................................................68 2.3.1.5. Kiểm định giả thuyết..........................................................................70 2.3.2. Cơ hội và thách thức đối với SCTV .........................................................71 2.3.2. Điểm mạnh và điểm yếu của SCTV .........................................................72 2.3.3. Hình thành giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phân tích SWOT .................................................................................................................73 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP SAIGONTOUSRIST (SCTV) .......................76 3.1. Định hướng phát triển của Công ty ................................................................76 3.2. Mục tiêu phát triển của Công ty .....................................................................77 3.3. Xu hướng phát triển, sử dụng dịch vụ truyền hình và xu thế cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam ......................................................................78 3.3.1. Xu hướng phát triển và sử dụng dịch vụ truyền hình ...............................78 3.3.2. Xu thế cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam ...................80 3.4. Các giải pháp cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty SCTV ..........81 3.4.1. Nâng cao chất lượng kỹ thuật, dịch vụ khách hàng và đa dạng hóa nội dung .................................................................................................................81 3.4.2. Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ....................................85 3.4.3. Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng....................................................86 3.4.4. Gia tăng các chương trình khuyến mãi .................................................87 3.4.5. Mở rộng và phát triển thị trường, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối .........................................................................................................................88 3.4.6. Hoàn thiện cơ cấu và hệ thống quản lý tổ chức ....................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
  8.   DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 CNTB Chủ bản tư nghĩa 2 GTGT Giá trị gia tăng 3 LĐLĐ Liên đoàn Lao Động 5 THTT Truyền hình trả tiền 6 THVN Truyền hình Việt Nam 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 TT&TT Thông tin và Truyền thông 9 TV Television Tivi 10 UBND Ủy ban nhân dân Truyền hình trả tiền và Community Access 11 CATV cung cấp tín hiệu qua dây Television dẫn Trực tiếp đến tận nhà bằng 12 DTH Direct - To - Home truyền hình kỹ thuật số vệ tinh Digital Terrestrial Truyền hình kỹ thuật số 13 DTT Television mặt đất EthernetPassive Optical Mạng truy cập quang tự 14 EPON Networks động Ethernet 15 FTTH Fiber - To - The - Home cáp quang đến tận nhà 16 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 17 GPON Gigabit-capable Passive Mạng quang thụ động tốc
  9.   STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Optical Networks độ Gigabit Độ nét cao hay Độ phân 18 HD High Definition giải cao Hybrid - Fiber - Coaxial phức hợp cáp quang - cáp 19 HFC Cable đồng trục Internet Protocol Truyền hình giao thức 20 IPTV Television Internet Multichannel Multipoint Dịch vụ phân phối đa kênh 21 MMDS Distribution Service – đa điểm 22 SD Standard Definition Độ nét tiêu chuẩn 23 SMS Short Message Services Dịch vụ tin nhắn ngắn 24 VOD Video on demand chương trình theo yêu cầu Voice over Internet Truyền giọng nói trên giao 25 VoIP Protocol thức IP
  10.   DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH – SƠ ĐỒ STT Bảng Trang 1 Hình 1.1. Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M-Porter 14 2 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ về nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp 20 Sơ đồ 1.3. Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh 3 hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả 28 tiền của SCTV 4 Bảng 1.4. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng 29 5 Sơ đồ 1.5. Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng 30 6 Hình 1.6. Sơ đồ ma trận SWOT 31 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH truyền hình 7 34 cáp Saigontourist 8 Hình 2.2. Danh sách các kênh truyền hình của SCTV 36 Bảng 2.3. Doanh thu và lợi nhuận của SCTV giai đoạn 9 37 2012 – 2016 Biểu đồ 2.4. Doanh thu và lợi nhuận của SCTV từ năm 10 37 2012 đến 2016 11 Hình 2.5. Cấu trúc mạng HFC 40 12 Bảng 2.6. Sơ bộ giá các gói cước của SCTV 46 13 Bảng 2.7. Sơ bộ giá các gói cước của VTVCab 47 15 Bảng 2.8. Sơ bộ giá các gói cước của Viettel 48 18 Bảng 2.9. Sơ bộ giá các gói cước của K+ 48 19 Bảng 2.10. Thị phần của SCTV giai đoạn 2012 - 2016 51
  11.   STT Bảng Trang 20 Bảng 2.11. Kiểm định thang đo 59 21 Bảng 2.12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's lần 3 60 22 Bảng 2.13. Bảng ma trận xoay các nhân tố lần 3 61 23 Bảng 2.14. Bảng phân loại nhóm nhân tố 62 24 Bảng 2.15. Bảng phân tích tương quan 62 25 Bảng 2.16. Bảng Coefficients 63 26 Bảng 2.17. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 63 27 Bảng 2.18. Kết quả kiểm định ANOVA 64 28 Biểu đồ 2.19. Biểu đồ tần số Histogram 65 29 Bảng 2.20. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình 66 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức mới của SCTV theo đề 30 86 xuất của tác giả
  12. 1   LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ phát triển, đi đôi với nó là sự bùng nổ về thông tin và truyền thông, trong đó đặc biệt là ngành hạ tầng mạng viễn thông – truyền hình đã và đang ngày càng khẳng định vai trò của mình là một phương tiện thông tin đại chúng có sức thuyết phục cao mang thông tin về hình ảnh và âm thanh đến với con người. Thông qua các chương trình phát sóng hàng ngày, truyền hình mang thông tin về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, giúp người dân thể hiện được tiếng nói và thỏa mãn các nhu cầu thông tin của mình. Bên cạnh đó mạng viễn thông – truyền hình còn góp phần vào việc mở rộng quan hệ Đối ngoại của Đất nước, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển. Những năm gần đây, do nhu cầu thưởng thức các chương trình truyền hình của con người ngày càng tăng, cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong khoa học công nghệ, các mạng truyền hình cáp đặc biệt là truyền hình cáp hữu tuyến đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Giờ đây truyền hình cáp không chỉ cung cấp chương trình truyền hình chất lượng cao mà còn cung cấp các dịch vụ truyền số liệu, truy nhập Internet tốc độ cao và các dịch vụ tương tác. SCTV là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu, ứng dụng, thiết kế, đầu tư, thi công khai thác mạng truyền hình cáp hữu tuyến hai chiều (HFC), băng thông rộng, sử dụng đa dịch vụ. Thời kỳ đầu đi vào hoạt động, SCTV chủ yếu phục vụ cho đối tượng là khách du lịch trong nước và quốc tế. Gần 20 năm xây dựng và phát triển, SCTV đã trở thành mạng truyền hình cáp đứng đầu Việt Nam với lượng phủ sóng rộng khắp toàn quốc và cũng là đơn vị đầu tiên đem đến cho người dân cả nước nhu cầu hưởng thụ văn hoá mới mẻ và văn minh: Dịch vụ truyền hình trả tiền với sự lựa chọn cao cấp. Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đang ở giai đoạn đầu và đầy tiềm năng phát triển trong thời gian tới, đặc biệt khi có sự gia nhập ngày càng nhiều của các doanh nghiệp lớn trong ngành viễn thông như Viettel, FPT hay VNPT… Từ đó có thể thấy được mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ ngày càng
  13. 2   khốc liệt khi mà các ông lớn đã vào cuộc. Chính vì thế, việc mở rộng thị trường, ổn định vị thế bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ truyền hình trả tiền, dịch vụ khai thác chính của SCTV là hết sức bức thiết và góp phần quan trọng quyết định sự thành công của SCTV trên thị trường truyền hình và viễn thông của Việt Nam cũng như đang trong quá trình vươn ra quốc tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Theo tìm hiểu của tác giả, trước đây đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về dịch vụ truyền hình trả tiền hay về công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV). Một số đề tài tiêu biểu có thể kể ra như sau: Luận văn Thạc Sĩ với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tại công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh, tác giả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dựa vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua ma trận hình ảnh cạnh tranh và từ đó xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua ma trận SWOT. Đề tài của tác giả có cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist mà chưa đi sâu vào phân tích năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền. Luận văn Thạc Sĩ “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình trả tiền của SCTV tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang. Đề tài đã phân tích và tìm ra mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng truyền hình trả tiền của SCTV từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Nghiên cứu về cạnh tranh nói chung không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào mang tính toàn diện, tổng thể và đầy đủ về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ trả tiền. Điểm mới của đề tài là tác giả phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền thông qua việc xây dựng mô hình hồi quy căn cứ các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ này. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist.
  14. 3   3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở sở nghiên cứu đánh giá thực trạng NLCT dịch vụ truyền hình trả tiền – đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist để từ đó rút ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cơ bản cần cải thiện trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ ba, hình thành và đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh của dịch vụ truyền hình trả tiền tại công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: đề tài chỉ tập trung đi sâu và khai thác về năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền của SCTV, các dịch vụ khác mà SCTV cung cấp như dịch vụ internet, VoIP,… không được khai thác cụ thể. - Về không gian: Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực đầu não của SCTV, chiếm hơn 50% doanh thu của SCTV toàn quốc hàng năm, do đó đề tài này chỉ nghiên cứu ở công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist và chỉ làm khảo sát tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh vì đây là thị trường lớn đồng thời tập trung nhiều đối thủ cạnh tranh nhất.
  15. 4   - Về thời gian: đề tài nghiên cứu từ 2011 đến 2025 trên cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh của dịch vụ truyền hình trả tiền tại công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng, dựa trên phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu trước đây, các tài liệu về năng lực cạnh tranh, các nghiên cứu về hoạt động của công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist từ các tạp chí, internet, website và các báo cáo trong giai đoạn 2011 - 2016 của các phòng ban công ty SCTV, đặc biệt là phòng Kế hoạch – Đầu tư và Phòng kế toán. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng khảo sát từ các khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin những yếu tố có thể tác động đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền, qua đó đánh giá được mức độ tác động, điểm mạnh, điểm yếu của dịch vụ truyền hình trả tiền của SCTV. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist. Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích bằng phần mềm… Từ việc đưa ra các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền, tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm định sự phụ thuộc của các nhân tố đó; ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu; đồng thời áp dụng một số phương trình, công cụ để phát hiện và chữa lỗi của mô hình nếu có. Các giai đoạn thực hiện cụ thể: - Giai đoạn 1: Đưa ra các giả thiết nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Lên bảng khảo sát và thực hiện việc khảo sát trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu thu thập 96 phiếu.
  16. 5   - Giai đoạn 3: Nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS và xử lý kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS thông qua các phương pháp kiểm định thang đo Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định mô hình hồi quy và kiểm định giả thiết nghiên cứu. Cụ thể như sau: Phương pháp kiểm định thang đo Cronbach’s alpha: Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là công cụ phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguồn: Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill). Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24): - Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. - Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt. - Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện. Cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Thông thường chúng ta sẽ đánh giá cùng với hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation, nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha và Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F
  17. 6   ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: - Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5 - 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. - Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. - Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %. Phân tích tương quan và hồi quy Tương quan chỉ xét quan hệ giữa hai biến, trong khi đó hồi quy thường xét phương trình gồm nhiều biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, là sự tác động đồng thời của nhiều biến lên 1 biến. Hồi quy và tương quan khác nhau về mục đích và kỹ thuật. Phân tích tương quan trước hết là đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa các biến. Nhưng phân tích hồi quy lại ước lượng hoặc dự báo một biến (biến phụ thuộc) trên cơ sở giá trị đã cho của các biến khác (biến độc lập). Tóm lại, hồi quy thì tương quan (hay nói cách khác điều kiện để chạy hồi quy thì trước hết biến độc lập và phụ thuộc phải tương quan), còn biến độc lập và phụ thuộc có tương quan với nhau thì phụ thuộc kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê. Kiểm định mô hình hồi quy Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): VIF > 10 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
  18. 7   Kiểm định ANOVA là phương pháp phân tích phương sai một yếu tố ( còn gọi là oneway anova) dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là 5%. Ho: “Trung bình bằng nhau”. Sig đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc. Sig >0.05: chấp nhận Ho -> chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc. Kiểm định giả thiết nghiên cứu Từ kết quả chạy SPSS (Bảng Coefficients) mô hình hồi quy: + Sig Chấp nhận H1. + Sig >0.05: chấp nhận Ho -> Bác bỏ H1. Từ kết quả khảo sát, tiến hành so sánh với các dữ liệu thứ cấp và rút ra một số giải pháp cũng như định hướng để nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ truyền hình trả tiền của công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài được thực hiện bao gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist. - Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist. Trong quá trình học tập và tìm hiểu để thực hiện để tài này, tác giả đã nhận được rất sự giúp đỡ vô cùng quý báu. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã tân tình giảng dạy và chỉ bảo trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Tăng Văn Nghĩa, người đã trực tiếp hướng dẫn, gợi ý, phân tích và giúp đỡ tác giả có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Dù tác giả đã có
  19. 8   nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các bạn học viên và những người quan tâm để khóa luận được hoàn thiện hơn. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Hằng
  20. 9   CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN (THTT) VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm về truyền hình trả tiền, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về truyền hình trả tiền Truyền hình trả tiền là dịch vụ truyền hình mà người xem sẽ trả một khoản phí cho các nhà cung cấp dịch vụ để được xem các kênh truyền hình mà họ lựa chọn. Truyền hình trả tiền giúp người xem chủ động hơn chọn lựa những chương trình để xem theo sở thích của mình. Truyền hình trả tiền có một số dạng như: truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất (DTT), truyền hình số vệ tinh (DTH), truyền hình Internet,… Truyền hình trả tiền bắt đầu xuất hiện tháng 10/1972 khi Service Electric cung cấp chương trình HBO (Home Box Office) trên mạng cáp ở Wilkes-Barre, Pennsylvania. Đây là chương trình truyền hình trả tiền đầu tiên trên thế giới thành công khi áp dụng trên mạng truyền hình cáp. Mặc dù trong buổi tối đầu tiên chỉ có vài trăm người xem nhưng HBO vẫn được đánh giá sẽ trở thành dịch vụ truyền hình trả tiền lớn nhất thế giới. Với sự thành công của HBO đã mở đường cho sự phát triển các chương trình truyền hình trả tiền truyền hình sau này. HBO cũng là chương trình đầu tiên sử dụng hệ thống vệ tinh để phân phối tín hiệu truyền hình tới các thuê bao. Trên thế giới, truyền hình trả tiền đã xuất hiện tại Zurich, Thụy Sỹvào năm 1982. Năm 1986, truyền hình trả tiền có mặt tại Đức. Cuối năm 1987, tại Mỹ có 30% số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền. Ngày 20 tháng 9 năm 1995, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Cáp MMDS được Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) thành lập trên cơ sở được tách ra từ Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là phát triển hệ thống truyền hình viba nhiều kênh MMDS, trở thành hệ thống truyền hình trả tiền nhiều kênh đầu tiên tại Việt Nam. Tháng 12 năm 1995, Công ty truyền hình cáp Sài Gòn Tourist (SCTV) (liên doanh giữa Công ty Du lịch Sài Gòn và Đài THVN) được chuyển giao quyền quản lý về Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Cáp MMDS. Tính đến hết năm 2016, số thuê bao truyền hình trả tiền đạt 12,5 triệu thuê bao. Doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2