intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Conan Edowa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:84

256
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ: Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nhằm mục đích đánh giá thực trạng vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm vượt qua những rào cản đó đối với hàng dệt may Việt Nam đến 2010 và các năm tiếp theo khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. ­ 1 ­ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng   đột biến cả về chất và lượng. Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ này,   các khu vực và quốc gia trên thế  giới cũng đã và đang tích cực mở  cửa thị  trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại ­  một xu thế khách quan, là nền tảng của sự phát triển, đưa các quốc gia xích  lại gần nhau, thân thiện hơn trong quan hệ sản xuất, kinh doanh và chia sẻ  thịnh vượng chung. Tuy nhiên, càng thực hiện tự do hoá thương mại, càng   mở  cửa, thì cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực cũng theo đó càng  gay gắt. Với thực tế đó và để  giữ  vững quyền lợi của mình, các quốc gia  đồng thời thực hiện các chính sách theo hai xu thế trái ngược: một mặt tăng  cường đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ  năng quản lý, tăng chất lượng,  giảm giá thành; mặt khác tăng cường bảo hộ trong nước thông qua những  hàng rào thương mại. Thực tế  cho thấy, không một quốc gia nào, dù là   nước có nền kinh tế  hùng mạnh như  Mỹ  hay Nhật Bản lại không có nhu  cầu bảo hộ  nền sản xuất trong nước cũng như  tăng cường xâm nhập thị  trường nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi ích. Tổ chức Thương mại thế giới   (WTO), kể  từ  khi được thành lập, đã có những nỗ  lực rất lớn trong việc   điều chỉnh các rào cản thương mại quốc tế thông qua việc khuyến khích và  ép buộc các thành viên giảm thuế, xoá bỏ hàng rào phi thuế. Tuy nhiên, lợi  ích kinh tế lại là một điều rất hấp dẫn đối với con người, ở mọi chế độ và  thời đại. Vì vậy, bất chấp những nỗ lực của WTO, song song với việc xoá   bỏ những rào cản thương mại hữu hình, dễ phát hiện, các nước ngày càng  có xu thế tạo nên những rào cản vô hình mà thoạt nhìn qua, nhiều người sẽ 
  2. ­ 2 ­ lầm tưởng đó là những chính sách, quy định, yêu cầu có vẻ  hợp lý nhưng   thực chất đó là những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.  Với tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối  đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan  hệ quốc tế, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực và quốc tế  như:   Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế  châu Á ­ Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Á ­ Âu (ASEM), Hiệp định  Thương mại tự do ASEAN­Trung Quốc (ACFTA)... và mới đây nhất là gia  nhập WTO. Việc gia nhập WTO đã mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi  trong việc đưa các mặt hàng xuất khẩu chủ lực – trong đó có hàng dệt may  ­ xâm nhập vào các thị  trường rộng lớn, nhất là thị  trường đầy tiềm năng   như  Hoa Kỳ.   Tuy nhiên, thị  trường Hoa Kỳ  cũng lại là thị  trường chứa   đựng nhiều rào cản thương mại phức tạp và đa dạng nhất. Việc nhận biết,   hiểu rõ những rào cản thương mại này là điều kiện tiên quyết để các doanh  nghiệp dệt may Việt Nam có đối sách phù hợp trong quá trình mở rộng thị  trường tại Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, hiện nay mới chỉ có những đề  tài nghiên  cứu về rào cản thương mại trên thế giới nói chung chứ chưa có một đề  tài   nào tập trung nghiên cứu các rào cản thương mại đối với một mặt hàng  xuất khẩu chủ lực như dệt may tại một thị trường khó tính như thị trường  Mỹ. Chính vì vậy, tôi chọn đề  tài “Rào cản thương mại của Mỹ  đối với   hàng dệt may Việt Nam  ­ Thực trạng và giải pháp” làm đề  tài nghiên cứu  hoàn thành luận văn thạc sỹ  của mình. Đề  tài sẽ  đề  cập đến những kiến   thức cơ bản và mới nhất về  các rào cản thương mại mà Hoa Kỳ  áp dụng  đối với các sản phẩm dệt may, đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị với   chính phủ và các giải pháp thực tiễn, cụ thể cho các doanh nghiệp dệt may   Việt Nam.
  3. ­ 3 ­ 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ  đối với  hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm vượt   qua những rào cản đó đối với hàng dệt may Việt Nam đến 2010 và các năm  tiếp theo khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO 2.2Nhiệm vụ nghiên cứu Để  thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, cần thực hiện các  nhiệm vụ cơ bản sau: ­ Nghiên cứu sự hình thành, khái niệm cơ bản về rào cản thương mại;  phân   loại   các   loại   rào   cản;   chỉ   ra   xu   thế   phát   triển   của   rào   cản  thương mại trên thế  giới; sự  cần thiết phải vượt qua các rào cản  thương mại và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua  rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ.  ­ Phân tích thực trạng các rào cản nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ;   ảnh hưởng của các rào cản thương mại Mỹ  đối với hàng dệt may  Việt Nam; đánh giá những  ưu điểm và những tồn tại, hạn chế  của  những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện để vượt qua các rào cản;  nguyên nhân của những tồn tại đó. ­ Đề  xuất những giải pháp từ  phía chính phủ, Hiệp hội dệt may và  doanh  nghiệp  nhằm  vượt  qua  các   rào  cản  thương   mại  khi  doanh  nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang thị  trường Mỹ  đến năm 2010  trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rào cản thương mại của Mỹ đối 
  4. ­ 4 ­ với hàng dệt may nhập khẩu từ  Việt Nam và các biện pháp vượt qua các  rào cản thương mại đó. 3.2Phạm vi nghiên cứu Do những hạn chế  về  mặt kiến thức, kinh phí cũng như  thời gian nên  phạm vi nghiên cứu của đề  tài mới chỉ dừng lại  ở nghiên cứu các rào cản   thương mại đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập  khẩu vào thị trường Mỹ từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan  hệ ngoại giao năm 1995 đến nay. Đề tài cũng được nghiên cứu trên giác độ  vĩ mô, tức là nghiên cứu các rào cản thương mại của Mỹ đối với các doanh   nghiệp dệt may nói chung chứ  không nghiên cứu cụ  thể  rào cản đối với   một doanh nghiệp dệt may nào. 4. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử  của chủ  nghĩa  Mác­Lênin được vận dụng xuyên suốt đề  tài để  đảm bảo tính liên  kết về  mặt thời gian và nội dung giữa các chương, các mục và tính   hệ thống của đề tài. ­ Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh: dùng để tiếp cận từng loại  rào cản thương mại cụ thể, sau đó so sánh tác động, ảnh hưởng của  các loại rào cản với sự phát triển thương mại hàng hoá nói chung và   hàng dệt may nói riêng. ­ Phương pháp phân tích và tổng hợp. 5. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu   của luận văn gồm 3 chương: ­ Chương 1: Lý luận chung về rào cản trong thương mại quốc tế   và kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt  
  5. ­ 5 ­ may của một số nước ­ Chương 2: Thực trạng vượt qua rào cản thương mại đối với   hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ ­ Chương 3: Các giải pháp vượt qua rào cản thương mại đối với   hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ                                                                                                LÝ LUẬN  CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH  NGHIỆM VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG  DỆT MAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC Chương này trình bày khái niệm và các loại rào cản nói chung trong   thương mại quốc tế. Trên cơ  sở  đó, trình bày những rào cản cụ  thể  trong   ngành dệt may và tổng kết một số  kinh nghiệm vượt qua các rào cản này   của hai quốc gia xuất khẩu dệt may lớn là Trung Quốc và Ấn Độ và rút ra   bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Một số vấn đề chung về rào cản trong thương mại quốc tế Khái niệm rào cản thương mại quốc tế ­ Khái niệm về  rào cản trong Hiệp định về  hàng rào kỹ  thuật trong   thương mại của tổ chức thương mại thế giới ­ Khái niệm về rào cản trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa  Kỳ ­ Khái niệm chung về rào cản thương mại Sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc tế ­ Ban đầu, khi cung hàng hoá chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thương mại  quốc tế diễn ra tự do, các rào cản hầu như không tồn tại. ­ Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, cung hàng hoá lớn hơn   cầu hàng hoá thì bắt đầu xuất hiện các rào cản thương mại nhằm 
  6. ­ 6 ­ hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. ­ Rào cản sẽ mang lại lợi ích cho một nhóm người nhất định. Xét về  khía cạnh này, sự  hình thành các loại rào cản trong thương mại   quốc tế xuất phát từ một trong ba chủ thể chính: các doanh nghiệp,  người lao động và người tiêu dùng, chính phủ. Phân tích sự  hình  thành các rào cản xuất phát từ nhu cầu của ba chủ thể này. Phân loại các loại rào cản 1.1.1.1 Rào cản thuế quan ­ Khái niệm thuế quan ­ Các loại thuế quan: thuế phần trăm, thuế đặc định, thuế hỗn hợp 1.1.1.2 Rào cản phi thuế quan ­ Khái niệm rào cản phi thuế quan ­ Các loại rào cản phi thuế quan  Các   rào   cản   phi   thuế   quan   truyền   thống:   hạn   chế   định  lượng, cấp phép nhập khẩu, định giá hải quan để tính thuế  Các rào cản phi thuế  quan mới: trợ  cấp, rào cản về  chống   bán phá giá, các rào cản kỹ  thuật (TBT), các biện pháp đầu   tư  liên quan đến thương mại, rào cản về  bảo hộ  quyền sở  hữu trí tuệ ­ Phân tích các loại rào cản phi thuế quan trên các khía cạnh:  Định nghĩa các loại rào cản  Đặc điểm và xu hướng áp dụng của từng loại rào cản  Tác động của các rào cản đến thương mại quốc tế Xu thế phát triển của các loại rào cản thương mại ­ Các rào cản được mở  rộng từ  thương mại hàng hoá sang thương   mại dịch vụ
  7. ­ 7 ­ ­ Các biện pháp kỹ thuật không chỉ được áp dụng đối với sản phẩm  như  nhãn mác, chất lượng, bao bì.. mà được mở  rộng sang cả  quá   trình chế biến sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp ­ Xuất hiện các hiệu ứng lan truyền, mở rộng ảnh hưởng từ một sản   phẩm sang nhiều sản phẩm liên quan, từ  một quốc gia sang một   loạt các quốc gia và thậm chí là toàn thế giới ­ Nhiều rào cản kỹ  thuật đang không ngừng được sửa đổi nâng cao  tiêu chuẩn, mức độ chặt chẽ để phù hợp với mức sống xã hội ngày  càng cao và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. ­ Xu hướng sử dụng kết hợp các rào cản kỹ thuật và các rào cản về  bằng sáng chế đang tăng lên ­ Các nước đang phát triển ngày càng chú trọng hơn tới các rào cản   thương mại. Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế Phần 1 đã nghiên cứu về rào cản thương mại quốc tế nói chung. Trên cơ sở   đó, phần 2 sẽ phân tích sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt   may, và sự  khác biệt của các rào cản này với rào cản thương mại nói   chung. Sự hình thành  rào cản thương mại đối với hàng dệt may ­ Trước 1974, chưa  hình thành các rào cản đối với hàng dệt may   trong thương mại quốc tế. ­ Sau 1974, các nước bắt đầu hạn chế nhập khẩu hàng dệt may bằng  các biện pháp thuế  quan và phi thuế  quan. Cùng với sự  phát triển   của xu hướng tự do hoá thương mại quốc tế, thương mại hàng dệt  may được điều chỉnh bởi các Hiệp định thương mại song phương  và đa phương. Trong đó, thương mại hàng dệt may giữa các nước   thành viên GATT trước đây (hiện nay là WTO) được điều chỉnh  
  8. ­ 8 ­ theo một số Hiệp định sau qua các thời kỳ:  Từ  01/01/1974 đến 31/12/1994: Thương mại hàng dệt may  được điều chỉnh bởi Hiệp định đa sợi – MFA: cho phép các  thành   viên   ký   kết   GATT   đàm   phán   các   hiệp   định   song   phương nhằm hạn chế  về  số  lượng  đối với hàng dệt và  quần áo nhập khẩu  Từ  01/01/1995 đến 31/12/2004: Các rào cản về  hạn ngạch   đối với hàng dệt may được dỡ  bỏ  dần theo một lịch trình  gồm ba giai đoạn của Hiệp định dệt may – ATC.  Từ 01/01/2005: Thương mại hàng dệt may được điều chỉnh  theo   khung   khổ   pháp   lý   chung   của   WTO   về   thương   mại   hàng hoá. Các nước thành viên WTO sẽ không được phép áp  đặt hạn ngạch hàng dệt may với nhau và hàng dệt may được   hưởng mức thuế MFN. Ngoài ra, các rào cản phi thuế  quan khác cũng được các quốc gia  xây dựng dựa trên một số  Hiệp định của WTO như  Hiệp định về  định giá hải quan, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng,  Hiệp định về  các rào cản kỹ  thuật (TBT), Hiệp định về  các biện  pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS),...  Đặc điểm của các rào cản đối với hàng dệt may trong thương   mại quốc tế Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế cũng có đầy   đủ  các đặc điểm của rào cản thương mại nói chung như: Ngày càng  giảm bớt các rào cản thuế quan và gia tăng các rào cản phi thuế quan,   các rào cản phi thuế  quan ngày càng đa dạng và phức tạp, các nước  đang phát triển ngày càng quan tâm hơn đến các rào cản trong thương  
  9. ­ 9 ­ mại quốc tế,... Ngoài ra, do dệt may là ngành truyền thống của hầu hết các nước và   sử   dụng   nhiều   lao   động   nên   rào   cản   đối   với   hàng   dệt   may   trong   thương mại quốc tế cũng có một số đặc điểm riêng như: ­ Các rào cản về  thuế  quan  được dựng lên sớm và được loại bỏ  chậm hơn ­ Các rào cản phi thuế quan dưới dạng các tiêu chuẩn về môi trường,  về  trách nhiệm xã hội,... thường cao quá mức cần thiết, khó tuân   thủ đối với các nước đang phát triển ­ Ngoài các rào cản hàng dệt may phổ biến dựa trên các cam kết của  WTO, một số  thị  trường nhập khẩu hàng dệt may lớn như  Mỹ,  EU,... còn có nhiều rào cản khác dưới dạng các quy định riêng. Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại nói chung và rào cản   đối với hàng dệt may nói riêng Khái niệm vượt qua rào cản thương mại Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại 1.1.1.3 Ý nghĩa của việc vượt qua rào cản đối với các quốc gia và  doanh nghiệp 1.1.1.4 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp  phải vượt qua các rào cản thương mại để hội nhập có hiệu  quả 1.1.1.5 Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng vượt qua  các rào cản thương mại 1.1.1.6 Dệt may là mặt hàng truyền thống của Việt Nam nên các doanh   nghiệp dệt may Việt Nam đã vượt qua các rào cản thương mại  và sẽ tiếp tục vượt qua các rào cản thương mại khác để hội 
  10. ­ 10 ­ nhập vào thị trường dệt may thế giới Kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của   một số  nước trên thế  giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt   Nam Trung Quốc ­ Những lợi thế về dệt may của Trung Quốc ­ Tình hình xuất khẩu dệt may Trung Quốc trong những năm gần đây ­ Các rào cản mà hàng dệt may Trung Quốc đã gặp phải ­ Một số  biện pháp vượt qua các rào cản hàng dệt may của Trung  Quốc Ấn Độ ­ Những lợi thế về dệt may của Ấn Độ ­ Tình hình xuất khẩu dệt may Ấn Độ trong những năm gần đây  ­ Các rào cản mà hàng dệt may Ấn Độ đã gặp phải ­ Một số biện pháp vượt qua các rào cản hàng dệt may của Ấn Độ Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ­ Tự  kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp  trong nước và áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo hàng dệt  may không bị áp mức thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng. ­ Tích cực tiến hành các biện pháp ngoại giao  ở  cấp Chính phủ  khi  có căng thẳng với các đối tác để tìm ra giải pháp hợp lý. ­ Tích cực chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, nâng  cao trách nhiệm xã hội ­ Tiếp cận, liên kết với các nước lân cận để  giảm bớt chi phí, hạ  thấp các rào cản khi xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn
  11. ­ 11 ­ Tóm lại, chương 1 đã trình bày những vấn đề  khái quát về  rào cản   trong thương mại quốc tế nói chung và rào cản đối với hàng dệt may nói   riêng, sự  cần thiết phải vượt qua các rào cản thương mại, kinh nghiệm   vượt rào cản về dệt may của hai nước xuất khẩu lớn là Trung Quốc và Ấn   Độ. Dựa trên những kiến thức đó, chương 2 sẽ  nghiên cứu cụ thể hơn về   rào cản đối với hàng dệt may trên thị  trường Mỹ, những điểm chung và   đặc trưng riêng có; Việt Nam đã có những biện pháp gì để vượt qua những   rào cản đó và đánh giá hiệu quả của các biện pháp.                                                                                         THỰC TRẠNG  VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY  VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ Sau khi đã nghiên cứu các loại rào cản trong thương mại quốc tế, một   số rào cản cụ thể trong thương mại hàng dệt may ở chương 1, chương này   sẽ  đề  cập  đến các rào cản đối với hàng dệt may vào thị  trường Mỹ  một  
  12. ­ 12 ­ cách cụ thể, tình hình nhập khẩu của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam,   ảnh hưởng của các  rào  cản  đến việc  hàng  dệt may  Việt Nam  vào  thị   trường Mỹ  và các biện pháp vượt qua rào cản hàng dệt may của Mỹ  mà   Việt Nam đã áp dụng. Trên cơ  sở  đó đánh giá những  ưu điểm, những tồn   tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc vượt qua rào cản thương mại   đối với hàng dệt may của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ thời gian   qua Lịch sử hình thành và phát triển các rào cản thương mại đối với hàng  dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ Trước   cuộc   chiến   tranh   thương   mại   1930,   cuộc   chiến   tranh   mà   các  nước cạnh tranh với nhau nhằm tăng thêm các hàng rào mậu dịch để  bảo   vệ  các nhà sản xuất trong nước và trả  đũa rào cản của các nước khác,  Chính phủ  và các doanh nghiệp Mỹ  đã tập trung phát triển nền kinh tế  trong nước mặc cho những diễn biến xảy ra ở bên ngoài. Từ sau cuộc đại khủng hoảng 1929­1933 và nhất là sau chiến tranh thế  giới thứ hai, Mỹ  đã giảm bớt các rào cản thương mại và phối hợp với hệ  thống kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù của Mỹ là thuộc địa của Anh  nên ngành dệt và những sản phẩm len rất phát triển, các rào cản thương   mại đối với ngành dệt may cũng được thiết lập sớm và duy trì lâu hơn so   với hầu hết các ngành khác (trừ  nông nghiệp), ví dụ  Luật nhãn hàng sản  phẩm len (WPLA) ra đời từ năm 1939. Trước năm 1974, Mỹ  căn cứ  vào điều 204 của Luật nông nghiệp năm  1956, uỷ quyền cho tổng thống tham gia đàm phán các hiệp định với nước   ngoài để  hạn chế  xuất khẩu nông sản và hàng dệt sang Mỹ. Từ 1974 đến  hết năm 1994, thương mại hàng dệt may của Mỹ  với các nước khác tuân   theo hiệp định đa sợi (MFA). 
  13. ­ 13 ­ Mặc dù ngành công nghiệp dệt may Mỹ liên tục giảm sút do chi phí về  lao động ngày càng tăng, Mỹ vẫn là nước sản xuất hàng dệt may lớn. Năm  2005, giá trị  sản lượng công nghiệp quần áo của nước này đạt 30,2 tỷ  USD, công nghiệp dệt vải đạt 24,3 tỷ USD, công nghiệp xơ sợi đạt 17,2 tỷ  USD và công nghiệp dệt thảm đạt 14 tỷ  USD. Công nghiệp dệt may của   Mỹ tập trung chủ yếu ở các bang phía nam, trong đó Bắc Carolina và Nam  Carolina là hai bang có ngành công nghiệp lớn nhất. Sản phẩm dệt may chủ  yếu được tiêu thụ  trong nước, xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Thị trường   xuất khẩu chủ  yếu là các nước trong khu vực như  Canada, Mêhicô, các   nước vùng Caribê và Trung Mỹ. Vải (kể cả vải đã cắt) được chuyển sang  các nước này để gia công thành quần áo và các sản phẩm khác, sau đó được   nhập khẩu trở lại Mỹ. Chính vì vậy, trong hiệp định về Khu vực mậu dịch   tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực từ 01/01/1994, Mỹ đã miễn thuế nhập  khẩu cho hàng dệt may có xuất xứ từ Mêhicô và Canada.  Theo Hiệp định dệt may ATC có hiệu lực từ năm 1995, Mỹ cũng dỡ bỏ  các rào cản về  thuế  và hạn ngạch đối với hàng dệt may từ  các nước là   thành viên của WTO. Tuy nhiên, để  hạn chế  nhập khẩu từ  các nước đang  phát triển – các nước có lượng xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ tăng   đáng kể trong những năm gần đây ­ Mỹ lại đề ra những quy định khắt khe   về  môi trường, trách nhiệm xã hội,... Những quy định này không có tác  động đáng kể  đến hai nước láng giềng có điều kiện tương tự  như  Mỹ  nhưng lại gây khó khăn rất nhiều cho ngành dệt may của các nước đang  phát triển, các nước có điều kiện sản xuất thấp hơn nhiều so với Mỹ. Thực trạng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu  vào thị trường Mỹ và kết quả nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ 
  14. ­ 14 ­ từ Việt Nam Thực trạng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập   khẩu vào thị trường Mỹ 1.1.1.7 Rào cản thuế quan Mức thuế  suất đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị  trường Mỹ  được căn cứ vào chủng loại hàng hoá dựa trên các Hiệp định song phương  và đa phương mà Mỹ đã ký kết với các quốc gia khác. Mức thuế này được  thể hiện trong Biểu thuế suất hài hoà (HTS) hiện hành của Mỹ, được ban  hành trong Luật thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu  lực từ 01 tháng 01 năm 1989. Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ gồm 21 phần và 96 chương được bố  cục thành 7 cột như mẫu dưới đây:  Bảng 2.1 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2008) Annotated for Statistical Purposes Stat Unit Rate of Duty Heading/  Suf­ Article Description of 1 Subheading 2 fix Quantity General Special 5204 Cotton sewing thread, whether or not put up for retail  sale:       Not put up for retail sale: 5204.11.00 00        Containing 85 percent or more by weight of  kg 4.4% Free (BH,CA, 25.5%           cotton (200) IL,JO,MX,P,SG) 1.3% (MA) 3%(AU) 5204.19.00 00            Other (200) kg 4.4% Free (BH,CA, 25.5% IL,JO,MX,P,SG) 1.3% (MA) 3%(AU) 5204.20.00 00        Put up for retail sale (200) kg 4.4% Free (BH,CA, 25.5% IL,JO,MX,P,SG) 1.3% (MA) 3%(AU)   2008 có nghĩa là mức thuế ghi trong biểu thuế được áp dụng cho năm  2004.
  15. ­ 15 ­ Cột Heading/Sub­heading là mã số hàng hoá đến 4 số, 6 số hoặc 8 số. Cột Stat­Suf­Fix là mã số  đuôi phục vụ  cho mục đích thống kê của   Hoa Kỳ. Những mặt hàng không có mã số  đuôi này thì hai số  không  (00) sẽ được thêm vào sau mã số 8 số. Article Decription là mô tả hàng hóa. Unit of Quantity là đơn vị số lượng (có thể là trọng lượng, hoặc khối   lượng hoặc chiếc). Mức thuế phi tối huệ quốc (Non­MFN) được ghi ở cột 2. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) được ghi ở cột “General” thuộc cột 1.  Mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam hiện nay là   mức thuế MFN ghi ở cột này. Mức thuế   ưu đãi được ghi  ở  cột “Special” thuộc cột 1. Trong mẫu  biểu thuế  trên ta thấy mức thuế phi tối huệ  quốc năm 2008 đối với  vải cotton là 25,5%, trong khi đó mức thuế tối huệ quốc đối với mặt  hàng này chỉ là 4,4%. Cột “Special” trong mẫu biểu thuế trên ghi Free (BH, CA, CL, IL, JO,   MX, P, SG); 1,3% (MA); 3% (AU) có nghĩa là hàng nhập từ các nước   có ký hiệu BH, CA, CL, IL, JO, M, P và SG được miễn thuế  hoàn  toàn, hàng nhập từ  Malaysia chịu mức thuế  1,3%, hàng nhập từ  Áo   chịu mức thuế 3%. Hàng dệt may đa số  tính thuế  theo trị  giá, tức là bằng một tỷ  lệ  phần  trăm trị  giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ: mức thuế  tối huệ  quốc (MFN) đối với thảm nhung chất liệu nhân tạo là 8%. Một số  loại  phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Ví dụ thuế  suất đối với  các loại vải cotton không chải sợi là 4,4 cent/kg. Thuế suất đánh vào dệt may cũng có nhiều mức thuế:
  16. ­ 16 ­  Mức   thuế   phi   tối   huệ   quốc   (Non­MFN)   được   áp   dụng   đối   với   những nước chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định  song phương với Mỹ  như  Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế  suất  Non­MFN đối với hàng dệt may nằm trong khoảng từ  20%  đến  50%. Mức thuế Non­MFN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS   của Hoa Kỳ.   Mức thuế tối huệ quốc (MFN) đối với hàng dệt may thường ở mức  từ  2% đến 15%, đa số  mặt hàng chịu mức thuế  từ  7% đến 10%.  Mức thuế  MFN được ghi trong cột “General” của cột 1 trong biểu  thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ.   Chế   độ   ưu   đãi   thuế   quan   phổ   cập   (Generalized   System   of  Preferences – GSP) của Mỹ  được áp dụng đối với hàng dệt may  nhập khẩu từ một số nước đang phát triển.  Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA):   hàng dệt may nhập khẩu từ  Canada và Mexico được miễn thuế  nhập khẩu. Thuế  suất  ưu đãi đối với hàng nhập từ  Canada hoặc   Mexico được ghi  ở  cột “Special” của cột 1 trong biểu thuế  HTS   trong đó CA là ký hiệu dành cho Canada và MX là ký hiệu dành cho   Mexico. Ngoài ra, mức thuế  đối với hàng dệt may của từng quốc gia cũng phụ  thuộc vào các Hiệp định song phương và đa phương khác như  Sáng kiến  khu   vực   lòng   chảo   Caribe   (CBI);   luật   ưu   đãi   thương   mại   Andean  (ATPDEA) đối với các nước Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru; luật hỗ  trợ  phát triển châu Phi (AGOA); các hiệp định thương mại song phương   với Israel, Jordan, Singapore, Chile, Australia. 1.1.1.8 Rào cản phi thuế quan
  17. ­ 17 ­ Dựa trên các điều khoản cam kết trong các Hiệp định WTO, chính phủ  Mỹ  đã ban hành nhiều luật riêng để  điều chỉnh thương mại hàng hoá nói  chung và một số  quy định đối với hàng dệt may nói riêng. Những luật lệ,   quy định này lại trở thành rào cản đối với những nước xuất khẩu dệt may   vào thị trường Mỹ. ­ Hạn ngạch dệt may: Trong khuôn khổ của ATC, các hạn ngạch và  hạn chế  đối với việc buôn bán hàng dệt may được dỡ  bỏ  dần trong 3 giai   đoạn và hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2005. Sau đó, tất cả  các nước là   thành viên WTO sẽ  được xoá bỏ  hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất  khẩu vào thị trường Mỹ  (trừ Trung Quốc do bị áp dụng điều khoản tự  vệ  theo thoả  thuận với Mỹ  khi gia nhập WTO). Những nước không phải là  thành viên WTO sẽ  tiếp tục là  đối tượng  của hiệp  định dệt may song  phương. Việc nhập khẩu hàng dệt từ  Canada và Mehico sẽ  được điều   chỉnh trong NAFTA. ­ Chống bán phá giá: Có 3 nhóm điều luật Mỹ  xử  lý các dạng khác  nhau của việc bán phá giá: Luật chống bán phá giá năm 1916 nêu hình phạt  hình sự và dân sự đối với việc bán phá giá hàng nhập khẩu với giá quá thấp  so với trị  giá thị  trường hoặc giá bán buôn của loại hàng đó, với ý đồ  phá  hoại hoặc gây thiệt hại cho ngành công nghiệp Mỹ. Phần VII của Luật  thuế quan 1930 được bổ sung quy định việc đánh giá và thu thuế chống bán   phá giá của chính phủ  Mỹ  sau khi xác định bằng thủ  tục hành chính rằng  hàng ngoại nhập đã được bán ở Mỹ với giá thấp hơn giá hợp lý và như vậy   đã gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp Mỹ. Phần 1317 của Luật   về  thương mại và cạnh tranh 1988 quy định thủ  tục cho USTR yêu cầu   chính phủ  nước ngoài áp dụng hành động chống lại việc bán phá giá của   nước thứ  ba làm phương hại tới công nghiệp Mỹ  và phần 232 Luật Hiệp  
  18. ­ 18 ­ định vòng đàm phán Uruguay cho phép một nước thứ  ba quyền yêu cầu  chống lại việc nhập hàng phá giá từ  một nước khác làm thiệt hại ngành  công nghiệp ở một nước thứ ba. Các luật này quy định các quy trình, thủ tục tiến hành các bước xác định   thiệt hại, quy định thế  nào là bán phá giá, các cơ  quan có quyền liên quan  đến thuế đối kháng và bán phá giá, thời hạn tố tụng. Thời hạn và các bước điều tra chống bán phá giá được quy định như  trong bảng sau: Bảng 2.2: Các bước điều tra chống bán phá giá (AD) Ngày Các bước Nộp đơn yêu cầu cho USITC và Bộ Thương  0 mại 20 Bắt đầu điều tra 45 ITC sơ bộ xác định 160 Bộ Thương mại sơ bộ xác định 235 Bộ Thương mại kết luận 280 ITC kết luận ­ Trợ cấp: các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ bị xác định là được trợ cấp  của chính phủ nước xuất khẩu sẽ bị đánh thuế đối kháng. Phần A Chương  VII Luật thuế quan 1930, bổ sung bằng Luật Hiệp định thương mại 1979,  bổ sung bằng Luật thuế quan và thương mại 1984,  Luật về thương mại và   cạnh tranh 1988 và  Luật  về  các  hiệp  định thương  mại vòng  đàm  phán  Uruguay nêu rõ: ngoài các loại thuế, phí khác, thuế đối kháng sẽ được đánh  tương đương với trị giá tịnh của phần trợ cấp, nếu thoả mãn hai điều kiện:  một là, Bộ  Thương mại Mỹ cần phải làm rõ là có trợ cấp đối kháng, trực   tiếp hay gián tiếp, liên quan đến sản xuất, xuất khẩu của nhóm/loại hàng 
  19. ­ 19 ­ nhập khẩu hoặc được bán vào Mỹ và phải xác định trị giá của phần trợ cấp  tịnh; hai là, Uỷ  ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) phải xác định được là  ngành công nghiệp Mỹ  bị  thiệt hại vật chất, hoặc có nguy cơ  bị  thiệt hại   vật chất, hoặc việc hình thành một ngành công nghiệp Mỹ bị đẩy lùi, vì lý   do nhập khẩu mặt hàng đó hoặc việc bán (hoặc tương tự như bán) hàng đó  vào Mỹ ­ gọi là việc kiểm tra thiệt hại. Luật được áp dụng cho nhập khẩu từ  các nước WTO là Hiệp định trợ  cấp và các biện pháp chống đối kháng. Theo hiệp định này, có 2 loại trợ  cấp bị cấm hay còn gọi là trợ cấp “đèn đỏ” là 1.trợ  cấp dựa trên năng lực  xuất khẩu, 2.trợ cấp dựa trên sử dụng nhiều hàng nội hơn hàng nhập. Hiệp  định cho phép 3 loại trợ cấp “đèn xanh” – không gây phản ứng đối kháng –  đó là:  1.một  số  trợ  cấp nghiên cứu  (ngoại trừ  trợ  cấp cho  ngành hàng  không), 2.trợ  cấp cho khu vực kém phát triển, 3.trợ  cấp cho phương tiện   hiện thời đáp ứng yêu cầu mới về môi trường. Đối với các nước đang phát   triển  có   GDP   bằng  hoặc  hơn  1.000USD/người   được   8­10  năm   (tính  từ  1994/1995) để loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu. Đối với các nước kém phát  triển có GDP ít hơn 1.000USD/người được 8 năm để  loại bỏ  dần trợ cấp  xuất khẩu cho loại hàng cạnh tranh. Các nước đang phát triển được 5 năm,  kém phát triển được 8 năm để loại bỏ dần các biện pháp bị cấm về trợ cấp   thay thế hàng nhập khẩu. Thời hạn và các bước điều tra chống trợ  cấp được quy định như  trong   bảng sau: Bảng 2.3: Các bước điều tra chống trợ cấp  (CVD) Ngày Các bước Nộp đơn yêu cầu cho USITC và Bộ Thương  0 mại 20 Bắt đầu điều tra 45 ITC sơ bộ xác định
  20. ­ 20 ­ 85 Bộ Thương mại sơ bộ xác định 160 Bộ Thương mại kết luận 280 ITC kết luận ­ Nhãn hiệu thương mại: Những yêu cầu về  nhãn hiệu đối với hàng  dệt may được quy định cụ  thể  trong Luật về nhãn sản phẩm len (WPLA)   1939 và quy chế về nhãn mác hàng dệt may (Care Labelling). Tất cả  các sản phẩm có chứa sợi len khi nhập khẩu và Mỹ  (trừ  thảm,   chiếu và các sản phẩm đã được sản xuất từ  hơn 20 năm trước khi nhập  khẩu) đều phải có tem hoặc gắn nhãn theo yêu cầu của WPLA và các quy  định dưới luật do FTC ban hành. Những thông tin cần có là:  Tỷ  lệ  trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len (trừ  các  thành phần trang trí dưới 5% tổng trọng lượng) gồm len mới, len tái  chế, các sợi khác không phải len (nếu lớn hơn 5%) và tổng số  các  sợi khác không phải len.  Tỷ  lệ  tối đa tổng trọng lượng len, các thành phần không phải sợi  (nonfibrous), các chất phụ khác.  Tên nhà sản xuất hoặc tên người đưa sản phẩm vào lưu thông tại  Mỹ (nhà nhập khẩu).  Luật WPLA cũng yêu cầu xuất trình hoá đơn thương mại cho các lô  hàng nhập khẩu có trị giá trên 500 USD. Hoá đơn thương mại phải đầy đủ  các thông tin theo yêu cầu của luật này. Quy chế  về  nhãn mác hàng dệt may yêu cầu các nhà sản xuất và nhà  nhập khẩu quần áo và một số sản phẩm dệt phải cung cấp những chỉ dẫn   thông thường về  bảo quản sản phẩm tại thời điểm những sản phẩm đó  được bán cho người mua hay thông qua việc sử  dụng các ký hiệu về  bảo  quản hay các cách khác được mô tả trong quy định này. Các mặt hàng phải tuân thủ luật này gồm: quần áo mặc để che hay bảo  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2