intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận, tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài tại khu vực rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận. So sánh mức độ tương đồng (Sorensen) thành phần loài cá giữa khu vực rừng đặc dụng Na Hang và các khu vực khác; đánh giá đặc điểm phân bố của cá trong các thủy vực và đai độ cao; đánh giá giá trị bảo tồn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận, tỉnh Tuyên Quang

  1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Trần Văn Đạt NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁ TRONG CÁC THỦY VỰC TẠI KHU VỰC RỪNG ĐẶC DỤNG NA HANG VÀ VÙNG PHỤ CẬN, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỘNG VẬT HỌC Hà Nội - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Trần Văn Đạt NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁ TRONG CÁC THỦY VỰC TẠI KHU VỰC RỪNG ĐẶC DỤNG NA HANG VÀ VÙNG PHỤ CẬN, TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỘNG VẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : Hướng dẫn 1: TS. Lê Hùng Anh Hướng dẫn 2: ……………….... Hà Nội - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ này là do tự bản thân tôi thu thập được, các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Tác giả Trần Văn Đạt
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cán bộ, bạn bè và các cơ quan. Qua đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: TS. Lê Hùng Anh, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, động viên, hỗ trợ truyền thụ và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện nội dung nghiên cứu của Luận văn. Các thầy cô giáo Khoa Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệ đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và cung cấp cho tôi nguồn tri thức, tài liệu quý giá trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Thủ trưởng Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu cũng như thực hiện đề tài UBPH mã số E 3.2 nhánh 7 “Nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của cá trong các sông, suối khu vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” để có được cơ sở dữ liệu hoàn thành Luận văn. Lãnh đạo, chỉ huy và các cán bộ Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang đã giúp đỡ tôi hoàn thành các chuyến công tác cũng như thu thập số liệu và những thông tin cần thiết để hoàn thành luận án này. Lãnh đạo, chỉ huy Viện Sinh thái Nhiệt đới/Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga các anh chị đồng nghiệp tại phòng Sinh thái nước, bạn bè và người thân trong gia đình - những người đã hết lòng quan tâm, khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, công tác cũng như thực hiện luận văn này. Hà Nội, tháng năm 2019 Học viên Trần Văn Đạt
  5. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viện NCNTTS I : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I Viện NCNTTS II : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II RĐD : Rừng đặc dụng VQG : Vườn Quốc gia SĐVN : Sách Đỏ Việt Nam IUCN : Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới Bộ NN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tọa độ và đặc điểm sinh cảnh các điểm thu mẫu ........................... 18 Bảng 3.1. Thành phần loài cá khu vực rừng đặc dụng Na Hang .................... 24 Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ % các họ, giống, loài có trong các bộ ..................... 33 Bảng 3.3. Số loài và tỷ lệ % trong các giống tại khu vực nghiên cứu...................... 34 Bảng 3.4. Chỉ số tương đồng giữa khu hệ cá RĐD Na Hang với một số khu hệ cá khác ............................................................................................................. 36 Bảng 3.5. Các loài cá có giá trị kinh tế tại rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận ............................................................................................................ 41
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các điểm điều tra, khảo sát tại RĐD Na Hang ............. 17 Hình 2.2. Các chỉ số đo phân loại cá ............................................................... 21 Hình 3.1. Các loài ghi nhận bổ sung và ghi nhận lại cho khu hệ cá RĐD Na Hang ..31 Hình 3.2. Tỷ lệ thành phần loài giữa các họ của khu hệ cá RĐD Na Hang ... 34 Hình 3.3. Tỉ lệ % các loài có trong bốn Bộ ..................................................... 35 Hình 3.4. Phân bố thành phần loài cá tại các loại hình thủy vực .................... 37 Hình 3.5. Giác bám ở mặt bụng của loài Cá Bống đá Rhinogobius giurinus ..... 39 Hình 3.6. Đặc điểm cấu trúc thân thon dài của giống Cá Chạch suối Schistura ......39 Hình 3.7. Một số loài cá được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam .......................... 40 Hình 3.8. Lồng bè nuôi cá trên hồ thủy điện Tuyên Quang ........................... 42
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ TRÊN THẾ GIỚI. ............................ 3 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VIỆT NAM. ............. 4 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ TẠI KHU VỰC NA HANG............. 9 1.4. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 9 1.4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................... 9 1.4.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................... 13 CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................ 16 2.2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 20 2.2.1. Cách tiếp cận .................................................................................. 20 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 23 3.1. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............. 23 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái các loài ghi nhận bổ sung cho khu vực nghiên cứu: ............................................................................................... 31 3.2. CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 33
  9. vii 3.2.1. Về bậc bộ ........................................................................................ 33 3.2.2. Về bậc họ ........................................................................................ 33 3.2.3. Về bậc giống................................................................................... 34 3.2.4. Về bậc loài ...................................................................................... 35 3.3. QUAN HỆ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ GIỮA KHU VỰC RỪNG ĐẶC DỤNG NA HANG VÀ CÁC KHU VỰC KHÁC....................................... 36 3.4. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI CÁ ................................... 36 3.4.1. Phân bố theo loại hình thủy vực ..................................................... 37 3.4.2. Sự phân bố theo độ cao .................................................................. 39 3.5. CÁC LOÀI CÁ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN ............................................ 39 3.6. CÁC LOÀI CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ .................................................... 41 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 43 4.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 43 4.2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 50 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 52 PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 54
  10. 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Vấn đề nghiên cứu cá nước ngọt ở nước ta cũng đã được các nhà khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm, công bố trên nhiều thủy vực khác nhau. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào các con sông lớn và các loài cá kinh tế, còn ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi và đặc biệt nguồn lợi cá suối, cá hang động còn ít được các nhà khoa học nghiên cứu [1]. Tại các lưu vực suối, có rất nhiều loài cá quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam nhưng kết quả nghiên cứu và ghi nhận còn rất hạn chế. Mặt khác, hiện nay phương thức quản lý, khai thác sử dụng, đánh bắt của người dân cùng với sự thay đổi bất thường của điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội như: xây dựng thủy điện, phát triển du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng .v.v.. đã và đang tác động không nhỏ đến môi trường sống của cá cũng như đến sự đa dạng, phong phú và nguồn lợi cá tự nhiên. Đặc biệt là tổ hợp rừng trên núi đá vôi Na Hang nằm trong hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới Bắc Đông Dương, nơi mà Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là một trong 233 hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới [2]. Đối với nghiên cứu về cá, trước đây đã có nhiều nghiên cứu về cá ở sông Năng, sông Gâm, sông Lô và các thủy vực khác trên địa bàn Na Hang nhưng sau khi thủy điện Tuyên Quang được hoàn thành năm 2008 đến nay, việc nghiên cứu và đánh giá lại thành phần loài cá tại đây có rất ít công trình công bố và môi trường sống của cá tại đây đang chịu những tác động từ phát triển du lịch và thủy điện Tuyên Quang, cũng như việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong hồ thủy điện của người dân địa phương. Xuất phát từ thực tiễn đó, để góp phần bổ sung thêm dẫn liệu cho khu hệ cá nước ngọt và cung cấp thông tin thêm về nguồn lợi cá bản địa, đồng thời góp phần bảo tồn đa dạng sinh học động vật hoang dã nói chung và khu hệ cá của khu vực rừng đặc dụng Na Hang nói riêng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận, tỉnh Tuyên Quang”.
  11. 2 Mục tiêu Xác định được thành phần loài và sự phân bố của cá trong các thủy vực thuộc rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Các loài cá trong các thủy vực khu vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi nghiên cứu: Các nhánh suối và lòng hồ thủy điện khu vực rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận. Nội dung nghiên cứu 1) Xác định thành phần loài tại khu vực rừng đặc dụng Na Hang và vùng phụ cận. So sánh mức độ tương đồng (Sorensen) thành phần loài cá giữa khu vực rừng đặc dụng Na Hang và các khu vực khác. 2) Đánh giá đặc điểm phân bố của cá trong các thủy vực và đai độ cao. 3) Đánh giá giá trị bảo tồn. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả đạt được của luận văn góp phần nghiên cứu hoàn thiện hơn khu hệ cá Na Hang, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cần thiết phục vụ cho việc quy hoạch, quản lý, bảo tồn khu hệ cá nước ngọt nói chung và khu hệ cá rừng đặc dụng Na Hang nói riêng.
  12. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ TRÊN THẾ GIỚI. Cá nước ngọt là một thành phần quan trọng của đa dạng sinh thái toàn cầu, chiếm khoảng 25% tất cả các loài động vật có xương sống [3]. Công trình nghiên cứu đầu tiên về cá được công bố là cuốn sách lịch sử động vật của Aristote (384-322 Tr.CN). Ông đã giới thiệu được 115 loài cá với những dẫn liệu về môi trường sống, sinh sản, di cư, nơi ở. Đến nửa sau thế kỉ XVI, sau thời kì Phục Hưng của Châu Âu, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên khác, công tác nghiên cứu ngư loại ngày càng phát triển một cách có hệ thống cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Về phân loại cá phải kể đến như: Artedi, Cuvier, Valenciennes, Bleeker, Günther, Jordan, Berg, Rainboth [4]. Từ thế kỷ XIX cho đến nay, những công trình nghiên cứu cá được công bố ngày càng nhiều và mở rộng hơn những nghiên cứu về phân loại, sinh học, sinh thái và phân bố của các loài cá. Về phân loại có các công trình của các tác giả nổi tiếng như: Jordan (1854-1931) giới thiệu khu hệ cá ở Bắc và Trung Mỹ; Boulenger (1851) với 15 tập sách giới thiệu 6.834 loài cá ở Viện bảo tàng Anh [4]. Ở Trung Quốc có nhiều tác giả nghiên cứu về cá như Chu Nguyên Đỉnh, Trương Xuân Lâm, nhưng đầy đủ nhất có lẽ là cuốn “Ngư loại phân loại học” do Vương Dĩ Khang biên soạn vào năm 1958 (Nguyễn Bá Mão dịch năm 1963). Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra khoá phân loại và mô tả hai lớp cá sụn và cá xương gồm 70 bộ, 239 họ, 679 giống và 1800 loài cá phân bố ở các thuỷ vực nước ngọt và biển ở Trung Quốc [4]. Ngoài ra, nhiều vùng địa lí trên thế giới cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Theo Nelson et al. (2006), thành phần cá nước ngọt Bắc Mỹ khoảng 1.213 loài [5]. Một số châu lục khác như Châu Phi (2.945 loài), Châu Á (3.533 loài), Châu Âu khoảng 330 loài [6]. Năm 1996, Rainboth nghiên cứu khu hệ cá sông Mê Kông mô tả tới 500 loài [7]. Tiếp sau đó, nhiều tác giả khác như Kottelat (1998, 2000, 2001, 2003) và Robert tiếp tục nghiên cứu khu hệ cá Đông Dương [8]. Về hệ thống phân loại cá hiện sống được xem là đầy đủ, bao gồm hệ thống phân loại cá của hai giáo sư người Nga Rass, Lindberg (1971). Năm 1998, Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) đã công bố danh lục loài cá Thế giới và những tra cứu thống nhất của chúng trong
  13. 4 2.500 trang sách. Đây là công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học cá đầy đủ nhất từ trước tới nay [8]. Từ năm 1976, trung bình có khoảng 305 loài cá được mô tả là mới cho khoa học mỗi năm [3]. Theo Eschmeyer (2010), đã có 31.769 loài cá có giá trị đã được mô tả trên thế giới [9]. Trong đó, khoảng 43% các loài cá trên thế giới là cá nước ngọt và cá nước lợ [5]. Nước ngọt chỉ chiếm 0,3% lượng nước trên toàn cầu nhưng lại có gần 15.000 loài cá nước ngọt. Khoảng 7.956 trên tổng số các loài cá (30%) chỉ có trong 6 trên 515 họ phân loại. Đặc biệt, khoảng 6.100 (77%) loài trong các họ đại diện này sống ở vùng nước ngọt, điển hình một số họ như: Cyprinidae, Gobiidae, Cichlidae, Characidae, Balitoridae [10]. Điều này phản ánh mức độ phong phú và đa dạng sinh học của môi trường sống nước ngọt [11]. Công tác nghiên cứu để bổ sung về phân bố cá trên Thế giới vẫn đang được tiến hành. Đến thời điểm hiện nay, đã có 34.000 loài cá được mô tả trên trang web dữ liệu về cá fishbase.org [12]. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VIỆT NAM. Việc nghiên cứu phân loại cá ở Việt Nam được thực hiện khá sớm. Công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở nước ta là của Sauvage (1881) trong tác phẩm "Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương". Tác giả đã thống kê 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở Miền Bắc Việt Nam. Tirant (1883) công bố và mô tả 70 loài cá ở sông Hương (Thừa Thiên Huế) trong đó có 3 loài mới. Những năm tiếp theo có nhiều công bố về thành phần loài cá ở các thủy vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như Sauvage (1884) thu thập 10 loài ở Hà Nội, trong đó mô tả 7 loài mới; Vaillant (1881-1904) thu thập 6 loài, trong đó mô tả 4 loài mới ở Lai Châu (1891), 5 loài ở sông Kỳ Cùng và có 1 loài mới (1904). Năm 1937, công trình "Góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt Bắc Bộ Việt Nam" của Chevey và Lemasson đã giới thiệu 98 loài cá thuộc 71 giống, 17 họ và 10 bộ cá ở miền Bắc Việt Nam. Đây là công trình lớn và có giá trị nhất về khu hệ cá nước ngọt thời kỳ này [13].
  14. 5 Giai đoạn năm 1954 - 1975, công tác nghiên cứu cá chủ yếu do các nhà khoa học Việt Nam tiến hành. Công tác điều tra về cá ở miền Bắc do các cơ quan như Trạm nghiên cứu cá nước ngọt thuộc Tổng Cục thuỷ sản, Khoa Sinh vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Thủy sản thực hiện. Các nghiên cứu này đã tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng sinh thái như Đông Bắc, Tây Bắc và Khu bốn cũ; ở các loại hình vực nước khác nhau như sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, ao, đầm ruộng...Ở các vùng sâu, vùng xa như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Móng Cái, Quảng Bình còn khá nhiều điểm chưa được điều tra. Các công trình tiêu biểu gồm: Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi (1959), dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia (1960) của Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên; Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây của Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961); Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng của Mai Đình Yên (1962) [13]. Thời kỳ từ 1975 đến nay, các điều tra khu hệ cá đã tiến hành mở rộng hơn đến hầu hết các điểm mà thời kỳ trước chưa có điều kiện điều tra cũng như quy mô. Công tác điều tra nghiên cứu cá được tiến hành trong phạm vi cả nước do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Viện NCNTTS I) - Bắc Ninh, Viện NCNTTS II - Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều trường đại học cũng như các viện nghiên cứu tham gia. Tiêu biểu như một số công trình có thể kể đến như: + Khu hệ cá miền Bắc: Theo tài liệu sách “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên (1978) gồm có 201 loài, 27 họ và 11 bộ [14]. Năm 2001, trong cuốn “Freshwater fishes of Northern Vietnam” của Kottelat, ông đã tổng hợp và đưa ra được 268 loài cá ở các thủy vực nước ngọt cho khu vực phía Bắc nước ta (từ lưu vực sông Cả trở ra) và vùng liền kề ở Lào, Trung Quốc [15]. Trong cuốn sách này, tác giả đã đính chính và bổ sung 86 loài cho nghiên cứu của Mai Đình Yên (1978). Cuối cuốn sách tác giả đã trình bày 162 ảnh màu các loại, phục vụ cho đối chiếu hình ảnh cá trong tự nhiên. Tuy nhiên, tác giả không cung cấp đầy đủ khóa định loại, đặc điểm phân loại, chỉ số đo và đếm của tất cả các loài, cũng như cách sắp xếp, bố cục từng phần không rõ ràng nên việc khai thác sử dụng tài liệu để định loại, học tập cho các nhà ngư loại trẻ gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế tham khảo.
  15. 6 Đến nay, khu hệ cá miền Bắc nước ta cũng được rất nhiều tác giả công bố trên các hệ thống sông ngòi, hồ chứa như: Nguyễn Kiêm Sơn (2007), ghi nhận được 111 loài cá thuộc 22 họ, 8 bộ qua các đợt điều tra và đã tổng hợp các dẫn liệu cho thấy khu hệ cá ở các thủy vực thuộc tỉnh Thái Nguyên có 131 loài [16]; Công trình luận án thạc sĩ của Nguyễn Đình Tạo (2010) đã ghi nhận được 91 loài cá thuộc 75 giống, 26 họ, 11 bộ cho vùng Ngã ba sông Hồng, là khu vực hợp lưu của các dòng sông lớn như sông Đà, sông Thao và sông Lô - Gâm, này nằm ở Việt Trì, Phú Thọ là đỉnh của tam giác châu đồng bằng Bắc Bộ [17]; Nguyễn Đình Tạo (2011) đã đưa ra được 47 loài cá thuộc 40 giống, 17 họ, 7 bộ gặp ở vùng Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội [18]; Tạ Thị Thủy và cs. (2011) đã phát hiện được 123 loài, 102 giống, 58 họ và 13 bộ ở sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh [19]; Phạm Hồng Phương và cs. 2015, đã chỉ ra thành phần loài cá khu vực suối Kẽm thuộc VQG Tam Đảo có 48 loài thuộc 36 giống, 13 họ và 4 bộ [20]; Nguyễn Văn Giang (2018), đã xác định được 202 loài cá thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ cho khu hệ cá khu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng trên địa bàn hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn [21]; + Khu hệ cá nước ngọt các tỉnh miền Trung: Phải kể đến công trình Luận án “Khu hệ cá lưu vực sông Lam” của Nguyễn Thái Tự (1983) đã đưa ra 157 loài thuộc 52 họ và 17 bộ cho khu vực này [22]; Luận án “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dực (1995) đã mô tả 134 loài cá nước ngọt cá biển sống trong nước ngọt thuộc 81 giống, 31 họ và 10 bộ cho khu vực Nam Trung Bộ [23]. Ngoài ra, còn một số công trình ở vùng nước ngọt miền Trung như: Nguyễn Hữu Dực (1982): Thành phần loài cá sông Hương (58 loài) [24]; Võ Văn Phú (1993): Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở phá Tam Giang thuộc hệ đầm phá Thừa Thiên Huế (138 loài) [25]; Trong cuốn sách “Fishes of the river Cai” của Serov et al. 2003, đã mô tả 54 loài cá nước ngọt tại sông Cái, tỉnh Khánh Hòa [26]; Nguyễn Xuân Khoa (2011) ghi nhận khu hệ các lưu vực sông Cả thuộc địa phận VQG Pù Mát và vùng phụ cận (119 loài) [27]; Võ Văn Phú và cs., 2014: Thành phần loài cá sông Nghèn, tĩnh Hà Tĩnh (95 loài) [28]; Nguyễn Đình Tạo, 2015 đã đưa ra danh lục thành phần loài cá ở một số hang động và sông suối VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (74 loài) [29];
  16. 7 + Khu hệ cá Nam Bộ: Cuốn sách “Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ” của Mai Đình Yên và cs. 1992, đã phân loại và mô tả 255 loài thuộc 139 giống, 43 họ và 14 bộ [30]. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993): “Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL” với 173 loài [30]. Năm 2008, Ủy ban sông Mêkông đã xuất bản cuốn sách: “Field guide to Fishes of the Mekong Delta” với 363 loài cá phổ biến thuộc lưu vực sông Mêkông thuộc hai nước Việt Nam và Cambodia. Quỹ Bảo vệ môi trường tự nhiên Nhật Bản (NAGAO) đã hợp tác với các quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam để nghiên cứu khu hệ cá sông Mêkông từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2011. Kết quả nghiên cứu đã xác định và lưu trữ mẫu của 540 loài cá, trong đó có 67 loài lần đầu tiên được ghi nhận và 21 loài chưa được mô tả ở lưu vực hai dòng sông vực sông Mê kông và sông Chao Phraya. Riêng ở Đồng bằng Sông Cửu Long có 292 loài thuộc 188 giống, 70 họ, trong đó có 151 loài đặc hữu, có 5 loài chưa được mô tả, 8 loài chưa định loại được, 62 loài mới ghi nhận lần đầu ở lưu vực sông Mekông và Việt Nam và 9 loài mới ghi nhận lần đầu ở Việt Nam [8]. + Khu hệ cá nước ngọt Tây Nguyên : Với công trình luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Thu Hè (2000), “Điều tra khu hệ cá sông suối Tây Nguyên” đã thống kê 160 loài thuộc 70 giống, 28 họ và 10 bộ. Đây là danh sách đầy đủ nhất của cá nước ngọt Tây Nguyên cho tới nay [32]; Ngoài ra, một số thủy vực tại các khu bảo tồn VQG, khu bảo tồn tại khu vực Tây Nguyên cũng có nhiều tác giả công bố như Phạm Hồng Phương (2010), đã ghi nhận được 22 loài thuộc 14 giống, 5 họ cho thành phần cá nước ngọt sông Đa Nhim, VQG Bi Doup - Núi Bà [33]; + Đặc biệt có hai công trình có tính chất tổng kết các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay là:  Cuốn "Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam" của Bộ Thuỷ sản (1996), với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành Thuỷ sản. Theo kết quả của nghiên cứu này, khu hệ cá nước ngọt Việt Nam có gồm 544 loài thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ Về đặc trưng phân bố, tài liệu đã xác định vùng Bắc Bộ có 222 loài, Bắc Trung Bộ có 154 loài, Nam Trung Bộ có 120 loài và Nam Bộ có 306 loài. Tài liệu đã liệt kê được 97 loài cá có giá trị kinh tế nước ngọt, mô
  17. 8 tả đặc điểm sinh học của hơn 50 loài cá. Cuốn sách là một tài liệu có giá trị cho các nhà khoa học, các nhà quản lý nghề cá, các nhà kinh tế [34].  Tuyển tập “Cá nước ngọt Việt Nam” tập I, II ,III của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001, 2005) đã mô tả, thống kê 1.027 loài và phân loài thuộc 427 giống, 98 họ, 22 bộ cho cá trong khu hệ cá Việt Nam. Trong đó, có 36 loài cá nước ngọt nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 [1], [13], [35]. Thành phần loài cá được tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, nghiên cứu của cả ba miền khác nhau. Tác giả đã chỉ ra cá nước ngọt điển hình, cá có nguồn gốc từ biển thích ứng với điều kiện nước lợ vùng cửa sông, đầm phá và di nhập sâu vào hệ thống cửa sông. Sắp xếp trình tự thành phần loài theo hệ thống của Eschmeyer (1998). Tác giả đã giám định, tu chỉnh danh pháp cho các taxon theo chuẩn quốc tế. Đây được xem là công trình tổng kết các nghiên cứu về cá nước ngọt Việt Nam cho đến thời điểm đó. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về các loài cá có giá trị kinh tế, một số khu hệ cá vườn quốc gia cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Trong những năm gần đây, đã có nhiều loài cá mới trên lãnh thổ nước ta được mô tả và công bố bởi các tác giả trong nước cũng như ngoài nước có thể kể đến như: Chen và Kottelat (2005) [36]; Nguyen et al., (2011) [37]; Kottelat (2012) [38]; Nguyen et al., (2012) [39]; Nguyen et al., (2012) [40]; Nguyễn Văn Hảo và cs., (2012) [41]; Karabanov et al., (2013) [42]; Nguyễn Hữu Dực và cs., (2013) [43]; Vasil'eva and Vasil'ev, (2013) [44]; Huynh and Chen, (2013) [45]; Hoàng Đức Huy (2015) [46]; Nguyễn Văn Hảo và cs., (2016) [47]; Nguyen Đinh Tao et al., (2018) [48]; Ho Anh Tuan et al., (2018) [49]; Các kết quả đó đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần cho việc phát triển nghề cá trong cả nước. Tuy nhiên việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các con sông lớn và các loài cá kinh tế, còn ở vùng sâu, vùng xa và đặc biệt nguồn lợi cá suối, cá hang động còn ít được các nhà khoa học nghiên cứu, đặc biệt đối với các loài cá ở các khu vực suối nhỏ, vùng núi cao khi giá trị kinh tế của các loài này ít được quan tâm [13].
  18. 9 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ TẠI KHU VỰC NA HANG Thời gian trước đây, đã có nhiều nghiên cứu về thủy sinh học nghề cá ở sông Gâm (khu vực Na Hang - Tuyên Quang) phục vụ cho lập báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện Na Hang và chương trình động vật chí được thực hiện bởi Hồ Thanh Hải và nnk (1998, 2000) hay Dự án PARC "Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở ứng dụng quan điểm sinh thái cảnh quan". Về thành phần loài, một số tác giả cũng đã công bố công trình như Nguyễn Kiêm Sơn (2001) chỉ ra khu hệ cá sông Gâm, sông Năng chảy từ phía hồ Ba Bể ra sông Lô ở khu vực Na Hang có 73 loài. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999) ở sông Gâm cho biết, từ Bắc Mê có 52 loài cá, xuống đến đoạn sông Gâm ở thị trấn Na Hang có 87 loài và xuôi dòng xuống thị xã Tuyên Quang (sông Lô) có 70 loài. Ngô Sỹ Vân (2007) có nêu khu hệ cá sông Chảy ở vùng Lào Cai - Yên Bái có 112 loài, sông Lô - Gâm ở vùng Hà Giang - Tuyên Quang có 41 loài [17]. Trong phụ lục dự án PARC 2002 về đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng thủy điện Na Hang cũng đã đưa ra danh mục thành phần loài cá trên sông Gâm tại Bắc Mê với 45 loài, Na Hang 110 loài và Ba Bể 76 loài [50]. Tuy nhiên, sau khi thủy điện Na Hang được hoàn thành năm 2008 đến nay, việc nghiên cứu và đánh giá thành phần loài cá tại đây vẫn có rất ít công trình công bố. 1.4. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU (Nguồn: Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ thiên nhiên Na Hang đến năm 2020, Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang, 2013) [51]. 1.4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 1.4.1.1. Vị trí địa lý Khu rừng đặc dụng (RĐD) Na Hang nằm ở phía Đông Nam huyện Na Hang cách Thành phố Tuyên Quang 110 km về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý: Từ 22o14' - 22o35' vĩ độ Bắc; Từ 104o17' - 105o35' kinh độ Đông;
  19. 10 Phía Bắc giáp các xã: Sinh Long, Thượng Nông, Yên Hoa; Phía Nam giáp xã: Yên Lập (huyện Chiêm Hóa); Phía Tây giáp: Thị trấn Na Hang, xã Năng Khả (huyện Na Hang) và xã Thượng Lâm (huyện Lâm Bình); Phía Đông giáp các xã: Đà Vị (huyện Na Hang), Xuân Lạc, Bản Thi, Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). 1.4.1.2. Phạm vi và diện tích Phạm vi, diện tích rừng đặc dụng thay đổi qua nhiều thời kỳ: -Theo Nghị định 14/2006/NĐ-CP ngày 25/01/2006 của Chính Phủ về Điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của huyện Na Hang thì phạm vi Khu RĐD Na Hang nằm trên địa bàn 04 xã và 1 thị trấn là: Xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Côn Lôn và Thị trấn Na Hang và có tổng diện tích đất lâm nghiệp 32.717,0ha (không tính 193,1ha đất lâm nghiệp mới bị ngập nước do xây dựng hồ thuỷ điện Tuyên Quang). - Theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng toàn tỉnh năm 2007, Khu RĐD Na Hang có diện tích tự nhiên là 37.298ha, diện tích đất lâm nghiệp 33.061,1 ha, trong đó rừng đặc dụng là 22.401,5ha, nằm trên địa phận 4 xã: Thanh Tương, Sơn Phú, Khâu Tinh và Côn Lôn. - Tại Quyết định số: 1770/QĐ-CT ngày 31/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang “Về việc điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) tỉnh Tuyên Quang, diện tích khu rừng đặc dụng là 21.238,7 ha và nằm trên địa phận 4 xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Côn Lôn và Thị trấn Na Hang. 1.4.1.3. Địa hình, đá mẹ và đất đai a. Địa hình Khu RĐD Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng mang đặc điểm địa hình của Vòng cung núi đá vôi Lô-Gâm ở Vùng Đông Bắc Việt Nam với những dãy núi trùng điệp liên tiếp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Địa hình có cấu trúc caster phức tạp và nhiều hang động. Độ cao trung bình 400m,
  20. 11 độ dốc trung bình 25-30oC. Nơi thấp nhất có độ cao tuyệt đối 120m (khu vực ven sông Gâm), đỉnh cao nhất 1.074,2m (đỉnh Khau Tép thuộc xã Khâu Tinh). Có thể chia ra làm 3 dạng địa hình chính: - Địa hình bậc 1 đạt độ cao dưới 300m, chiếm 30%; - Địa hình bậc 2 đạt độ cao từ 300-800m, chiếm 60%; - Địa hình bậc 3 đạt độ cao trên 900m, chiếm 10%. b. Đá mẹ và đất đai Đá mẹ chủ yếu có trong Khu RĐD Na Hang là: Đá Granit, Phiến thạch sét, đá vôi, đá Sa thạch và các đá biến chất khác. Rừng đặc dụng và các xã các xã giáp ranh rừng đặc dụng có 5 loại đất chính sau: - Đất Feralit mùn, đỏ vàng trên núi trung bình, tầng đất mỏng; - Đất Feralit mùn, vàng nhạt trên núi thấp; - Đất Feralit mùn, vàng đỏ trên địa hình vùng đồi và chân núi, tầng đất dầy; - Đất Feralit màu sẫm phát triển trên đá vôi; - Đất phù xa và dốc tụ tầng dày, nhóm này nằm ven sông, chủ yếu được nhân dân sử dụng vào trồng hoa màu và cây ăn quả. 1.4.1.4. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn: a. Khí hậu: Địa bàn huyện Na Hang nằm trong vùng khí nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Việt Nam và mang đậm tính chất khí hậu của vùng núi. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc trưng sau: + Mùa Hè: Từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; + Mùa Đông: Khô lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; + Nhiệt độ trung bình năm 23,5oC; nhiệt độ thấp nhất 4oC; nhiệt độ cao nhất 39oC; + Lượng mưa bình quân: 1.400-1.600 mm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2