intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu lí thuyết giao tiếp và phân tích, đánh giá thực trạng dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS, luận văn đề xuất một số biện pháp và kĩ thuật dạy học tạo lập Văn bản hành chính-công vụ theo lí thuyết giao tiếp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tạo lập Văn bản hành chính-công vụ chương trình THCS. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HẢI DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN HÀNH CHÍNH-CÔNG VỤ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO LÍ THUYẾT GIAO TIẾP LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HẢI DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN HÀNH CHÍNH-CÔNG VỤ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO LÍ THUYẾT GIAO TIẾP LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGHÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 8140111 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thời Tân HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Chương trình cao học Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Ngữ văn khóa 2015-2017 tại Trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội với tôi thật bổ ích và vô cùng ý nghĩa. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội-những người thầy đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn quý thầy cô là cán bộ của phòng Đào tạo và công tác sinh viên, Đại học Giáo dục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi cũng như các học viên cao học khóa 2015-2017 trong thời gian chúng tôi học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thời Tân-người thầy đã giảng dạy và dành nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu khoa học, bổ sung kiến thức giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh ở Trường THCS Cổ Đông, THCS Sơn Đông, THCS Trung Sơn Trầm và các thủ trưởng, đồng nghiệp ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã tạo điều giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cảm ơn các chị và các em cùng lớp cao học chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) khóa 2015-2017 đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Xin bày tỏ tình cảm yêu thương và sự quý trọng nhất đối với gia đình đã nâng đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có được kết quả học tập như hôm nay.. Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Hải i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐC Đối chứng GV Giáo viên HC-CV Hành chính-công vụ HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản PCHC-CV Phong cách hành chính-công vụ PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên SL Số lượng TLV Tập làm văn TN Thực nghiệm THCS Trung học cơ sở VBHC Văn bản hành chính VBHC-CV Văn bản hành chính-công vụ VPHC-CV Văn phong hành chính-công vụ ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn .......................................................................................................i Danh mục các chữ viết tắt................................................................................ii Danh mục các bảng ..........................................................................................v iv Danh mục biểu đồ ............................................................................................ vi MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN HÀNH CHÍNH-CÔNG VỤ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO LÍ THUYẾT 14 GIAO TIẾP ................................................................................................................ 1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 14 1.1.1. Văn bản hành chính-công vụ ................................................................. 14 1.1.2. Lí thuyết giao tiếp .................................................................................. 18 1.1.3. Tạo lập văn bản hành chính-công vụ theo lí thuyết giao tiếp................ 22 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 29 1.2.1. Nội dung chương trình dạy tạo lập văn bản hành chính-công vụ ở cấp trung học cơ sở ....................................................................................... 29 1.2.2. Việc dạy học tạo lập văn bản hành chính-công vụ trong chương trình trung học cơ sở của giáo viên và học sinh ................................. 34 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 40 Chƣơng 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN HÀNH CHÍNH-CÔNG VỤ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO LÍ THUYẾT GIAO TIẾP............................................................. 42 2.1. Lí thuyết giao tiếp với nội dung dạy học tạo lập văn bản hành chính-công vụ trong chương trình trung học cơ sở ......................................... 42 2.1.1. Lí thuyết giao tiếp với việc xác lập các phương tiện diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ hành chính-công vụ ............................................ 42 2.1.2. Lí thuyết giao tiếp với việc xác định các kĩ năng giao tiếp trong thực thi công vụ cần hình thành cho học sinh khi dạy học tạo lập văn bản hành chính-công vụ ................................................................................... 48 2.2. Hoạt động dạy học tạo lập văn bản hành chính-công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp ...................................... 50 iii
  6. 2.2.1. Lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học ........................................ 50 2.2.2. Lựa chọn sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ................................. 59 2.2.3. Lựa chọn sử dụng các kĩ thuật dạy học ................................................. 62 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 67 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 68 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ......................................................... 68 3.2. Việc chuẩn bị thực nghiệm sư phạm ........................................................ 70 3.2.1. Biện soạn tài liệu thực nghiệm ............................................................. 70 3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................ 70 3.2.3. Xây dựng kế hoạch dạy học thực nghiệm và tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy học thực nghiệm ................................................................. 71 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................................. 73 3.3.1. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 73 3.3.2. Cách thức thực nghiệm .......................................................................... 94 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................. 96 3.4.1. Các tiêu chí đánh giá .............................................................................. 96 3.4.2. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 98 3.4.3. Những kết luận chung rút ra từ thực nghiệm sư phạm .......................... 100 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 101 1. Kết luận ........................................................................................................ 101 2. Khuyến nghị .................................................................................................102 Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận văn ............................................................................................ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105 PHỤ LỤC........................................................................................................ 109 iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Địa điểm, số lượng giáo viên tham gia phỏng vấn .........................35 Bảng 1.2. Kết quả phỏng vấn giáo viên ...........................................................35 Bảng 1.3. Địa điểm, số lượng học sinh tham gia phỏng vấn ...........................39 Bảng 1.4. Kết quả phỏng vấn học sinh ............................................................39 Bảng 3.1. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng ..............................................98 Bảng 3.2. Kết quả dạy thực nghiệm ................................................................98 v
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm ...................................................99 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn bản hành chính-công vụ là phương tiện giao tiếp quan trọng trong các cơ quan quản lí nhà nước; là nội dung dạy học trong chương trình trung học cơ sở Văn bản hành chính-công vụ (VBHC-CV) là những văn bản do các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước giao. Bên cạnh đó, VBHC-CV còn là phương tiện để người dân bày tỏ chính kiến của mình đối với các chế định pháp luật. Các văn bản được soạn thảo nhằm nhiều mục đích khác nhau trong lĩnh vực hành chính-công vụ (HC-CV). Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương sử dụng các văn bản như là cơ sở pháp lí tối ưu và tạo lập các văn bản với nhiều thể loại để phục vụ cho công việc quản lí hành chính phù hợp với cơ quan mình. Văn bản hành chính-công vụ có đặc trưng nổi bật là tính chính xác-minh bạch, tính nghiêm túc-khách quan, tính khuôn mẫu nghiêm ngặt. Tuy nhiên trong thực tế còn có sự thiếu sự thống nhất về thể thức trình bày, dùng từ ngữ chưa chính xác hoặc diễn đạt không đúng văn phong hành chính-công vụ (VPHC-CV). Khắc phục được những hạn chế này là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng của công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Môn Ngữ văn trong chương trình trung học cơ sở (THCS) được xây dựng theo quan điểm tích hợp giữa ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn (TLV), gồm các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hành chính, nghị luận. Như vậy, VBHC-CV là là phương tiện giao tiếp quan trọng trong các cơ quan quản lí nhà nước; là nội dung dạy học trong chương trình THCS. 1.2. Việc đưa kiểu bài văn bản hành chính-công vụ vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học, đào tạo năng lực tạo lập văn bản cho học sinh Yêu cầu cốt lõi trong chủ trương đổi mới giáo dục là phát huy tính tích cực của người học. Mục tiêu của giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông 1
  10. nói riêng là góp phần đào tạo nên những con người toàn diện: “Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp,...” [Nghị Quyết Trung ương II, Khóa VIII (12-1996)]. Nghị Quyết hội nghị Trung ương VIII Khóa XI (11-2013) cũng đề ra chủ trương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Để thực hiện hóa các chủ trương đó, các chương trình sách giáo khoa (SGK) trong đó có chương trình môn Ngữ văn bậc THCS đã có những thay đổi phù hợp với tinh thần tích hợp và những yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo tinh thần này, phần TLV đã chú ý cân đối nội dung, hướng tới tính toàn diện và gắn với thực tiễn đời sống nhằm tạo năng lực tự đọc, viết thành thạo cho học sinh (HS). 1.3. Vấn đề phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tạo lập văn bản đang thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Từ trước đến nay người ta bàn rất nhiều về phương pháp dạy học (PPDH) làm văn ở phổ thông: phương pháp giao tiếp, phương pháp vận động, phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS... Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp giao tiếp. Phương pháp giao tiếp ngày càng được thể hiện dưới những hình thức đa dạng khác nhau. Thực tế cho thấy kết quả của một giờ làm văn không chỉ cho HS nắm được nội dung bài học theo lí thuyết suông mà còn phải biết ứng dụng vào các hoạt động giao tiếp trong thực tiễn học tập và công tác. Vì vậy, kể từ khi lí thuyết giao tiếp được đưa vào trong PPDH thì kết quả dạy làm văn đã đạt được những bước tiến đáng kể so với trước đó. Tuy nhiên, dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp là một trong những nội dung dạy học chưa được nói đến. 1.4. Thực trạng dạy, học của giáo viên và học sinh khi triển khai dạy học tạo lập văn bản hành chính-công vụ còn nhiều vấn đề đáng bàn Văn bản hành chính-công vụ được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS trong khi trước đó lí luận dạy học văn chưa từng đặt vấn đề PPDH về 2
  11. VBHC-CV. Do vậy, cả người dạy và người học đều không tránh khỏi những khó khăn khi thực hiện. Về phía giáo viên (GV), nhiều GV vẫn dạy học theo lối mòn cũ: chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, nặng về những kiến thức hàn lâm, coi nhẹ việc sử dụng các PPDH hiện đại hỗ trợ, thiếu tính linh hoạt khi dạy học. Nhiều GV còn thụ động, dựa chủ yếu vào sách thiết kế bài giảng hoặc giáo án cũ, chưa thật sự coi dạy học là một quá trình đồng sáng tạo, quên mất mục tiêu của đổi mới PPDH là rèn luyện tư duy, kĩ năng thực hành cho HS. Thực trạng ấy dẫn đến các tiết học nặng nề, sáo rỗng, thiếu hấp dẫn. Về phía HS, vì nhiều lí do, cũng xem nhẹ tạo lập VBHC-CV. Các em ngại học lí thuyết, ngại thu thập tài liệu, xử lí thông tin, tích lũy kiến thức cho bài làm và rèn kĩ năng tạo lập văn bản. Hạn chế lớn nhất của HS là khả năng tạo lập một VBHC-CV đúng yêu cầu về nội dung, hình thức, ngôn ngữ và văn phong. Suy nghĩ của hầu hết các HS THCS là VBHC-CV nói chung rất khó, khô khan, không được sáng tạo nên nếu khi cần thì dùng mẫu có sẵn để điền vào. Nhiều HS còn miễn cưỡng khi học phần TLV này, trong khi đó, việc tạo lập VBHC-CV đúng nội dung, hình thức, ngôn ngữ, văn phong, và biết cách sử dụng các văn bản đó đúng với các tình huống giao tiếp hành chính là vấn đề hết sức quan trọng trong việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết văn bản. Chính vì vậy, việc vận dụng lí thuyết giao tiếp vào dạy tạo lập VBHC-CV cho HS THCS là rất cần thiết và phù hợp với đối tượng. Mục đích là giúp HS được thực hành trong quá trình học tập ở nhà trường đạt kết quả cao; hiểu và sử dụng đúng các VBHC-CV trong các tình huống giao tiếp công vụ cụ thể, từ đó nâng cao năng lực giao tiếp HC-CV. Từ những lí do nói trên, chúng tôi mong muốn được tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học tạo lập văn bản hành chính-công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp. Hi vọng, đề tài sẽ góp phần giải quyết các tồn tại trên. 3
  12. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Sự hình thành, phát triển của văn bản hành chính Việt Nam Cộng đồng dân tộc Việt Nam gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng sống chung trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam từ lâu đời đã dùng Tiếng Việt làm ngôn ngữ chung để giao tiếp. Tiếng Việt được thừa nhận là ngôn ngữ chung của quốc gia và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển nền văn hóa dân tộc từ hàng ngàn năm nay và được sử dụng rộng rãi trong việc truyền bá văn minh, cũng như các hoạt động xã hội và quản lí nhà nước. Sự hình thành, phát triển của văn bản hành chính (VBHC) Việt Nam có thể được chia làm hai giai đoạn. * Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Chữ Hán được dùng để ghi chép lịch sử, văn học và quản lí nhà nước. Do giao lưu kinh tế, văn hóa, xâm lược, đô hộ, thống trị, đồng hóa, chữ Hán được coi là chữ viết chính thống của nhiều quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, chữ Hán trở thành chữ viết chính thức của nhà nước phong kiến và nhân dân Việt Nam. Người làm quan phải biết chữ Hán, các văn tự và bài thi được viết bằng chữ Hán. Trong VBHC, hầu hết các triều đại phong kiến đều sử dụng chữ Hán là chữ chính thức. Tình hình đó kéo dài cho đến năm 1945. Bên cạnh chữ Hán, chữ Nôm cũng được sử dụng, nhưng chưa bao giờ được công nhận là văn tự chính thức của quốc gia. Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, tiếng Pháp cùng với chữ Hán là ngôn ngữ dùng để soạn thảo văn bản do thực dân Pháp và chính quyền tay sai ban hành. Văn bản soạn thảo bằng tiếng Pháp được xác định là bản chính-bản gốc, có giá trị pháp lí cao nhất trong hoạt động quản lí của nhà nước thực dân phong kiến. Các triều đại Việt Nam rất coi trọng việc soạn thảo văn bản và sử dụng các VBHC để quản lí xã hội. Việc soạn thảo văn bản trở thành môn thi bắt buộc để chọn người hiền tài giúp nước. Từ thời vua Lê Thái Tông, các kì thi hương đều quy định thí sinh phải nộp quyển các bài chế, chiếu, biểu theo chủ đề quan trường quy định. Nếu không hoàn thành bài thi theo yêu cầu thì không đỗ và không được bổ nhiệm làm quan. Cha ông ta rất quan tâm đào tạo quan chức nhà 4
  13. nước, trong đó có việc nâng cao trình độ soạn thảo VBHC. Luật pháp nhà nước phong kiến Việt Nam quy định rất chặt chẽ việc soạn thảo văn bản và phạt tội nặng những người vi phạm quy định đó. Điều 123 Bộ luật Hồng Đức thời Lê quy định “Phàm thảo chiếu, chế mà lại quên, nhầm, hay viết sai chữ thì xử phạt 80 trượng. Thảo sai ý chỉ của nhà vua thì xử tội biếm (giáng chức), hay đồ (bắt làm việc cho người khác, phục dịch việc công) tùy theo trường hợp nặng nhẹ. Vì người khác truyền lại cho mà thảo sai thì giảm một bậc”. Dưới thời Nguyễn, các văn bản soạn thảo đệ trình lên nhà vua phải qua một cơ quan kiểm tra gọi là “nội các”. Nếu phát hiện ra các sai sót trong văn bản đệ trình thì nội các có quyền trả lại cho người soạn thảo để hoàn chỉnh lại. Nếu kiểm tra không kĩ mà để nhà vua tìm ra sai sót trong văn bản đệ trình thì cả người soạn thảo và nhân viên kiểm duyệt đều bị giáng cấp tới 2-3 bậc (tội biếm). Đã có rất nhiều loại VBHC được ban hành như: cáo, chế, chiếu, hịch, biểu... Hiện nay còn nhiều văn bản là những giá trị văn hóa lịch sử như: Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô, Quốc triều hình luật. * Giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Chữ Quốc ngữ được dùng làm văn tự chính thức của nhà nước và nhân dân ta. Tháng 10 năm 1945, trong bài “Chống nạn thất học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người dân Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ” [31, tr. 36]. Điều đó chứng tỏ Người rất quan tâm đến việc phát triển tiếng Việt. Chưa đầy 2 tháng sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 49 (12-10-1945) yêu cầu: tất cả các công văn, giấy tờ, trát, đơn từ, các báo chí, chúc từ, điếu văn bắt đầu từ ngày kí sắc lệnh đều phải có tiêu đề “Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Ngày 02 tháng 01 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 527-TTg “Quy định về công văn, giấy tờ ở các cơ quan”. Ngày 28 tháng 9 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 142/CP ban hành “Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ”. Ngày 11 tháng 01 năm 1982, Bộ trưởng- Tổng thư kí Hội đồng Bộ trưởng ra Thông tư số 02/BT “Hướng dẫn việc xây dựng và ban hành văn bản”. Ngày 22 tháng 9 năm 1992, Chính phủ ra Nghị 5
  14. định số 62/CP “Quy định việc quản lí và sử dụng con dấu”. Ngày 10 tháng 12 năm 1992, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ra Thông tư số 33/BT “Hướng dẫn về hình thức văn bản và việc ban hành văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước”. Ngày 01 tháng 4 năm 1998, Văn phòng Chính phủ có công văn số 1145/VPCP-HC “V/v mẫu trình bày văn bản quản lí nhà nước”. Năm 1998, Quốc hội thông qua “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” (sửa đổi, bổ sung năm 2002). Ngày 8 tháng 4 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2004/NĐ-CP “Về công tác văn thư”. Năm 2004, Quốc hội thông qua “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân”. Năm 2008, Quốc hội ban hành “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật”. Ngày 08 tháng 02 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số: 09/2010/NQ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số: 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư lưu trữ. Năm 2011 cho đến nay thực hiện theo Thông tư số: 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày VBHC. Như vậy, trong lĩnh vực soạn thảo văn bản, nhà nước thường xuyên tăng cường chỉ đạo nhằm đưa công tác soạn thảo, ban hành, quản lí, sử dụng, xử lí VBHC trở thành nền nếp, thống nhất, khoa học, đúng thẩm quyền, thủ tục, quy trình. Văn bản hành chính ngày càng hoàn chỉnh về mặt thể thức, bảo đảm tính pháp lí; ngôn ngữ, văn phong có tính chuẩn mực ngày càng cao. 2.2. Lịch sử nghiên cứu văn bản hành chính Việt Nam Văn bản hành chính ra đời luôn gắn liền với công cuộc quản lí nhà nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về VBHC tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học thì chỉ mới xuất hiện khoảng mấy thập niên gần đây. Vấn đề chủ yếu được nói đến trong một số giáo trình phong cách học tiếng Việt dùng để dạy học cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nhưng Do đặc thù là công trình nghiên cứu chung về phong cách học tiếng Việt nên số trang viết đề cập đến PCHC-CV còn khá khiêm tốn, việc khái quát những đặc điểm ngôn ngữ trong VBHC chỉ mang tính giản lược. Có thể kể đến các công trình sau: 6
  15. Năm 1964, Đinh Trọng Lạc có viết cuốn Giáo trình Việt ngữ (tập 3) là cuốn sách đầu tiên về phong cách học ở Việt Nam. Sau đó có các tác giả như: Võ Bình, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa... cũng có đề cập đến vấn đề này trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt. Năm 1998, tác giả Đinh Trọng Lạc tiếp tục luận bàn về phong cách học trong cuốn Phong cách học tiếng Việt. Năm 2001, trong cuốn Phong cách học tiếng Việt tái bản lần thứ 5, Đinh Trọng Lạc gọi phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách hành chính- công vụ (PCHC-CV). Năm 2010, trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, tái bản lần thứ 10, Đinh Trọng Lạc định nghĩa "Phong cách hành chính-công vụ là khuôn mẫu (hiểu là khuôn hoặc mẫu để sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau) thích hợp để xây dựng lớp văn bản/ phát ngôn trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính-công vụ. Nói một cách cụ thể hơn, đó là vai của nhà luật pháp, người quản lí, người làm đơn, người xin thị thực, người làm biên bản, người kí hợp đồng...tất cả những ai tham gia vào guồng máy tổ chức, quản lí, điều hành các mặt của đời sống xã hội" [35, tr.66]. Ông cho rằng, chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ trong VBHC là chức năng giao tiếp và chức năng ý chí. Tác giả đưa ra ba đặc trưng chung của ngôn ngữ trong VBHC là: tính chính xác-minh bạch, tính nghiêm túc-khách quan và tính khuôn mẫu nghiêm ngặt. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, từ ngữ của PCHC-CV có màu sắc tu từ sách vở vừa phải, sử dụng nhiều những khuôn mẫu hành chính, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn. Những từ ngữ chung chung, mơ hồ, mang tính chất hình ảnh, biểu tượng, từ ngữ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng, từ mang màu sắc hội thoại và từ thông tục không thích hợp với tính chất thể chế pháp quy, nghiêm túc trang trọng của PCHC-CV. Cú pháp sách vở mang tính chất rập khuôn theo lối văn thư "bàn giấy", thường có sắc thái khô khan, cứng nhắc, nhiều khi lạnh lùng. Hình thức của văn bản phản ánh tính "chính thức", tính chất thể chế, kỉ cương, nghiêm chỉnh, trang trọng của công việc hành chính. 7
  16. Năm 2000, Hữu Đạt cũng luận bàn đến ngôn ngữ trong VBHC. Tác giả gọi là Phong cách hành chính hoặc Phong cách hành chính sự vụ "[22, tr.139]. Ông cho rằng, ngôn ngữ trong VBHC hoạt động nhằm thực hiện chức năng thông báo là chủ yếu. Và nói đến Phong cách hành chính là nói đến tính phi biểu cảm; tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất; tính ngắn gọn, súc tích và không đa nghĩa; tính trang trọng và tính quốc tế; tính quy ước và tính khả biến theo thời gian. Năm 2002, giáo trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của tác giả Cù Đình Tú được tái bản cũng góp phần hoàn thiện hệ thống lí luận chung về phong cách học. Nghiên cứu có tính chất chuyên sâu về quá trình tạo lập VBHC, có tác giả Nguyễn Văn Thâm với công trình Soạn thảo và xử lí văn bản quản lí nhà nước (xuất bản lần đầu năm 1992 và được tái bản năm 2001, 2003), ông là người có đóng góp đáng kể trong việc xây dựng một hệ thống lí thuyết nhằm định hướng cho công tác soạn thảo và xử lí VBHC. Tác giả đề cập đến các khía cạnh như: Lịch sử hình thành VBHC Việt Nam, ngôn ngữ văn phong và quy trình soạn thảo VBHC. Sau đó hàng loạt các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật soạn thảo VBHC ra đời. Nhìn chung, cách thức tạo lập VBHC hầu như chỉ được nói đến với tư cách là một vấn đề trong các giáo trình về phong cách học nên số trang viết về tạo lập VBHC còn khá khiêm tốn, còn rất ít công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu. Một số công trình chuyên sâu cũng chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu kĩ thuật soạn thảo VBHC nói chung. Chưa có công trình nào nghiên cứu về dạy học tạo lập VBHC-CV trong nhà trường phổ thông. Đây là vấn đề hoàn toàn mới, chưa có một tác giả nào đề cập đến. Trong khi đó, nghiên cứu dạy học tạo lập VBHC-CV là vấn đề rất thiết thực đối với chương trình THCS. 2.3. Dạy học tạo lập văn bản hành chính theo lí thuyết giao tiếp Có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về phương pháp PPDH theo lí thuyết giao tiếp. Trong sách Những thủ thuật trong dạy học-các chiến lược, nghiên 8
  17. cứu và lí thuyết về dạy học dành cho các giảng viên Đại học và Cao đẳng, Wilbrt J.Mckeachie đã dựa trên quan điểm thực tiễn của PPDH hiện nay mà cho rằng “Cơ bản là phải đặt học sinh trong một tình huống giao tiếp làm sản sinh hoặc thông hiểu lời nói” [61, tr.14]. Như vậy có nghĩa là muốn dạy học theo lí thuyết giao tiếp thì người dạy cần phải đặt người học vào những tình huống giao tiếp nhất định. Lê A khi bàn về phương pháp giao tiếp đã nói “Phương pháp giao tiếp là phương pháp quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp” [1, tr.69-70]. Từ những ý kiến đó, ta thấy rằng tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp giao tiếp. Phương pháp này có thể giúp HS vận dụng được những lí thuyết đã học để thực hành tạo lập các văn bản trong quá trình giao tiếp. Trong sách Phương pháp dạy Tiếng việt, Lê A đã nói cụ thể về làm văn “Làm văn chính là làm các loại văn bản để giao tiếp. Không có nhu cầu giao tiếp thì không ai lại nói và viết thành văn bản” [1, tr.193]. Tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa làm văn với lí thuyết về văn bản và là lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ “Việc làm văn có quan hệ với một lí thuyết khác bên cạnh lí thuyết về văn bản. Đó là lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ hay nói gọn hơn là lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ” [1, tr.193]. Điều đó có nghĩa là lí thuyết giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học TLV nói chung và dạy học tạo lập VBHC-CV nói riêng. Trên “Tạp chí Giáo dục” số 138 năm 2006, Phan Thị Thủy đã viết bài “Dạy làm văn ở THCS theo quan điểm giao tiếp”. Bài viết có nói “Dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở là phát huy vai trò độc lập, sáng tạo, chủ động suy nghĩ của học sinh trong việc học làm văn. Tính chủ động, sáng tạo này được thể hiện rõ thông qua dấu ấn chủ quan của các em trong việc tạo lập văn bản” [47, tr.27]. Như vậy, một bài làm văn đúng yêu cầu 9
  18. về nội dung, văn phong đòi hỏi HS phải phát huy được tính chủ động sáng tạo. Cho nên người dạy muốn làm được điều đó, cần phải hướng HS vào hoạt động giao tiếp cụ thể. Chính hoạt động giao tiếp là điều kiện cần thiết để HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và bộc lộ tư duy của các em. Với nội dung dạy học tạo lập VBHC-CV thì đó chính là việc GV phải để cho HS được làm ra văn bản có tính khả thi trong cuộc sống. Và đó cũng là chỉ dẫn quan trọng để dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS. Bên cạnh những nghiên cứu của các tác giả trên, có một số luận văn đã nghiên cứu về việc vận dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp vào dạy học cho HS. Luận văn “Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp” của Nguyễn Văn Lương [36] đã nghiên cứu về quá trình hoạt động dạy và học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo hướng giao tiếp ở GV và HS. Từ đó, tác giả đề xuất quy trình, cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp và thử nghiệm vận dụng vào thực tế khi tiến hành dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí thuộc phần Tiếng Việt ở lớp 11 trung học phổ thông. Luận văn đã góp phần giải quyết một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới PPDH Ngữ Văn hiện nay. Luận văn “Dạy học ngữ pháp tiếng Việt cho sinh viên Lào tại Học viện An ninh nhân dân theo lí thuyết giao tiếp” của Tống Thị Hảo [26] đã dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận về giao tiếp và dạy học theo quan điểm giao tiếp với những ưu điểm, bản chất, đặc tính của nó và từ thực tiễn giảng dạy sinh viên Lào, luận văn đưa ra những định hướng dạy học cụ thể và thiết kế các quy trình dạy học cho các bài học về ngữ pháp câu tiếng Việt theo lí thuyết giao tiếp. Từ đó đã nâng cao năng lực giao tiếp cho người học. Có thể nói việc dạy TLV theo lí thuyết giao tiếp hiện nay là một một phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong dạy học ở nhà trường phổ thông. Vì thế, việc triển khai đề tài Dạy học tạo lập văn bản hành chính-công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp theo chúng tôi là cấp thiết. 10
  19. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết giao tiếp và phân tích, đánh giá thực trạng dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS, luận văn đề xuất một số biện pháp và kĩ thuật dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tạo lập VBHC-CV chương trình THCS. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn hướng tới giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, xác định tiền đề lí thuyết và cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp. Hai là, đề xuất phương pháp, kĩ thuật dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp. Ba là, tổ chức thực nghiệm để làm rõ tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đề ra. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà luận văn hướng tới là hoạt động dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu hoạt động dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp. Dẫn liệu văn bản sử dụng trước hết từ bộ Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn bậc THCS được biên soạn theo Chương THCS ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2002/QĐ- BGD&ĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Do đặc thù của vấn đề nghiên cứu và để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra, trong luận văn này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: 11
  20. 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu các tài liệu lí luận về một số quan điểm, PPDH tạo lập văn bản nói chung và quan điểm dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp nói riêng. 5.2. Phương pháp điều tra khảo sát Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tiếp xúc, tìm tòi, điều tra thực tế dạy và học làm văn trong nhà trường THCS. Phương pháp điều tra khảo sát được chúng tôi tiến hành từ hai phía. Về phía GV, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp thuộc 3 trường: Trường THCS Cổ Đông, THCS Sơn Đông, THCS Trung Sơn Trầm cùng địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của chương trình giảng dạy cũng như việc tiếp thu thực hành tạo lập VBHC-CV của HS. Về phía HS, chúng tôi cũng khảo sát bài làm của HS lớp 7, chấm và đánh giá các em trên các phương diện: kiến thức về đối tượng, phương pháp, kĩ năng tạo lập VBHC-CV. Trên cơ sở đó làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biệp pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Được sử dụng nhằm làm rõ tính khả thi và hiệu quả của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp mà luận văn đã xây dựng. Luận văn sẽ sử dụng các hình thức thực nghiệm (TN) sư phạm cơ bản là: TN thăm dò, TN biên soạn bài giảng, TN dạy học, TN kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng các PPDH đã xây dựng trong thực tiễn dạy học. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: quan sát, thống kê, phân loại, đối chiếu, so sánh… để bổ sung cho các phương pháp trên trong quá trình nghiên cứu. Các phương pháp trên được vận dụng xuyên suốt nhất quán và linh hoạt trong quá trình nghiên cứu luận văn này. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2