intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

20
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" vận dụng các lý thuyết nền tảng, tham khảo những nghiên cứu cùng lĩnh vực trong và ngoài nước, từ đó đưa ra kết luận về những nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và đề xuất những giải pháp dựa trên kết quả thu được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MỸ QUYÊN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MỸ QUYÊN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LƯU THU QUANG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan khóa luận với tên đề tài “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả dưới sự giúp đỡ của Tiến sĩ Lưu Thu Quang – giảng viên khoa Tài Chính trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn dữ liệu và nội dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, thống nhất trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với những cam đoan của mình. TP.HCM, ngày 17 tháng 03 năm 2023 Tác giả Lê Thị Mỹ Quyên i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô, đặc biệt là quý Thầy/Cô Khoa Sau Đại Học, Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Những người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường, cũng như đã tạo cơ hội cho tôi được thực hiện nghiên cứu này. Tiếp theo tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lưu Thu Quang – người đã hướng dẫn tôi một cách tận tình nhất, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp vừa qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã ủng hộ tôi để hoàn thành bài nghiên cứu này. ii
  5. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tóm tắt: Bài nghiên cứu này nhằm tìm ra những nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn từ 2016 – 2021. Kết hợp những lý thuyết có liên quan mà tác giả được học tại trường cũng như tham khảo qua sách báo và những đề tài cùng lĩnh vực. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 623 doanh nghiệp niêm yết, bao gồm 3738 quan sát, kết hợp với việc sử dụng mô hình Binary Logistic. Tác giả đề xuất hai mô hình cần kiểm định bao gồm hai biến phụ thuộc (lựa chọn dựa treo hai tiêu chí) và bảy biến độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai mô hình đều cho cùng một kết quả là có ba nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính bao gồm: LEV (Đòn bẩy tài chính), SIZE (Quy mô công ty) và VLĐRTSNH (Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn), nhưng trong đó biến tác động mạnh nhất là LEV, rồi đến SIZE và cuối cùng là VLĐRTSNH (tại các mức ý nghĩa 5%). Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị cho những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán về những biện pháp cho cả hai trường hợp: Những doanh nghiệp đang rơi vào kiệt quệ tài chính và những doanh nghiệp có thể phòng tránh khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Từ khóa: Kiệt quệ tài chính, Đòn bẩy tài chính, Quy mô công ty, Mô hình đánh giá tác động cố định, Mô hình đánh giá tác động ngẫu nhiên. iii
  6. ABSTRACT Title: Factors affecting the financial distress for the companies on the stock market of Viet Nam. Abstract: In this study, I find factors affecting the financial distress for the companies on the Ho Chi Minh City Stock Exchange and Hanoi Stock Exchange in the period from 2016 – 2021. The theories that the author learned at my university as well as referenced through books and articles and topics in the same field. The paper used data from 623 listed firms, including 3738 observations, combined with the use of the Binary Logistic model. The author proposes two models, including two dependent variables (selected based on two methods) and seven independent variables. Research results show that both models give the same result that there are three factors affecting the financial distress: LEV, SIZE and VLDRTSNH, but in which the most influential variable is LEV, then SIZE and VLDRTSNH (at the significance level 5%). In addition, the author also gave some recommendations to companies listed on the HOSE and HNX about measures for both cases: businesses that have fallen into financial distress and businesses that may to prevent the financial distress. Keywords: Financial distress, Financial Leverage, Size, Fixed effects model (FEM), Random Effect model (REM). iv
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu từ viết tắt Diễn giải đầy đủ 1. Giải thích bằng tiếng Việt HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VLĐ Vốn lưu động FEM Mô hình đánh giá tác động cố định – fixed effects REM Mô hình đánh giá tác động ngẫu nhiên – random effects Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài viết của M&M Modigliani và Miller vào năm 1958 2. Giải thích bằng tiếng Anh. EAT Earnings After Tax – Lợi nhuận sau thuế EBT Earnings Before Tax – Lợi nhuận trước thuế Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization – EBITDA Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao OCF Operating Cash Flow – Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh v
  8. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................ 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ......................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................... 3 1.4. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: ..................................................... 4 1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu: ............................................................................................ 4 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 4 1.5. Đóng góp của đề tài................................................................................................... 5 1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận:.................................................................................... 5 1.5.2. Đóng góp về mặt thực nghiệm:........................................................................... 5 1.5.3. Đóng góp mới của luận văn: ............................................................................... 5 1.6. Bố cục đề tài: ............................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................... 7 2.1. Lý thuyết về kiệt quệ tài chính: ................................................................................. 7 2.1.1. Khung lý thuyết về kiệt quệ tài chính: ................................................................ 7 2.1.2. Các quan điểm về kiệt quệ tài chính: .................................................................. 8 2.2. Cơ sở lý thuyết liên quan: ....................................................................................... 11 2.2.1. Cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp: ......................................... 11 2.2.1.1. Cơ cấu vốn và các thành phần của cơ cấu vốn trong doanh nghiệp: ......... 11 2.2.1.2. Một số lý thuyết, quan điểm chủ yếu về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp: . 13 2.2.2. Lý thuyết nền tảng: ........................................................................................... 16 2.2.2.1. Lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn (Trade-off Theory): ............................ 16 2.2.2.2. Lý thuyết trật tự phân hạng: ....................................................................... 17 2.2.2.3. Lý thuyết chi phí đại diện: .......................................................................... 20 2.2.3. Mô hình về tài trợ vốn lưu động: ...................................................................... 20 vi
  9. 2.2.4. Nội dung và ý nghĩa của việc quản trị dòng tiền trong sản xuất kinh doanh: .. 23 2.3. Tổng quan nghiên cứu:............................................................................................ 24 2.3.1. Đề tài nghiên cứu nước ngoài: .......................................................................... 24 2.3.2. Đề tài nghiên cứu trong nước: .......................................................................... 28 2.3.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn: ... 32 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 36 3.1. Xây dựng giả thuyết: ............................................................................................... 36 3.1.1. Dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty: .................................................. 36 3.1.2. Đòn bẩy tài chính: ............................................................................................. 37 3.1.3. Quy mô công ty: ............................................................................................... 37 3.1.4. Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn: ................................................ 38 3.1.5. Lợi nhuận giữ lại chia tổng tài sản ................................................................... 39 3.1.6. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản ...................................... 40 3.1.7. Dòng tiền hoạt động kinh doanh chia tổng nợ .................................................. 40 3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu: .................................................................................. 41 3.2.1. Điều kiện của dữ liệu thu thập và biến lựa chọn trong mô hình nghiên cứu: ... 41 3.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu: ........................................................................ 41 3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu tổng quát: .................................................................. 41 3.2.2.2. Mô hình nghiên cứu cụ thể: ........................................................................ 42 3.2.3. Đo lường các biến: ............................................................................................ 42 3.2.3.1. Đo lường biến phụ thuộc: ........................................................................... 42 3.2.3.2. Đo lường biến độc lập: ............................................................................... 43 3.3. Dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................................. 46 3.3.1. Dữ liệu thu thập: ............................................................................................... 46 3.3.2. Xử lý dữ liệu: .................................................................................................... 47 3.4. Phương pháp hồi quy: ............................................................................................. 47 3.4.1. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng: .................................................................. 47 3.4.2. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng: ....................................................... 47 3.4.2.1. Phân tích thống kê mô tả: ........................................................................... 48 3.4.2.2. Phân tích hồi quy: ....................................................................................... 48 vii
  10. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 51 4.1. Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình ............................................... 51 4.2. Phân tích ma trận tương quan .................................................................................. 52 4.3. Phân tích mô hình hồi quy ...................................................................................... 54 4.4. Giải thích các biến độc lập: ..................................................................................... 58 4.5. Tình hình kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: ............................................................................................................ 63 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ..................................................................... 65 5.1. Kết luận về các nhân tố tác động đến kiệt quệ tài chính: ........................................ 65 5.2. Giải pháp: ................................................................................................................ 67 5.3. Những hạn mặt còn hạn chế của nghiên cứu: ......................................................... 73 5.4. Gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai: ............................................................... 73 viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1. Số doanh nghiệp thành lập mới và phá sản tại Việt Nam ..................................1 Bảng 2.1. Các giai đoạn của trạng thái kiệt quệ tài chính trong doanh nghiệp....................8 Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp tiếp cận theo đối tượng sở hữu………12 Bảng 2.3. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp tiếp cận theo thời hạn hoàn trả.......................13 Bảng 2.4. Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Cát Tường (2008) ..........................................28 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...........................31 Bảng 3.1. Tổng hợp các biến độc lập…………………………………………………..44 Bảng 4. 1 Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình.........................................51 Bảng 4. 2. Phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ............................53 Bảng 4. 3. Kiểm định Hausman với mô hình số 1 ...........................................................54 Bảng 4. 4. Kiểm định Hausman với mô hình số 2 ...........................................................54 Bảng 4. 5. Kiểm định FEM với mô hình số 1 ..................................................................55 Bảng 4. 6. Kiểm định FEM với mô hình số 2 ..................................................................55 Bảng 4. 7. Kết quả kiểm định Wald cho mô hình số 1 .....................................................56 Bảng 4. 8. Kết quả kiểm định Wald cho mô hình số 2 .....................................................56 Bảng 4. 9. Kết quả khả năng dự báo của mô hình số 1 .....................................................57 Bảng 4.10. Kết quả khả năng dự báo của mô hình số 1 ...................................................58 Bảng 4.11. Vai trò ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu .........................62 Bảng 4.12. Vai trò ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình khi P0 thay đổi ....................62 Bảng 6.1. Xếp hạng trái phiếu Hoa Kỳ quy đổi dựa trên EMS .........................................xi Bảng 6.2. Kết quả phân loại của mẫu gốc ......................................................................xiii Bảng 6.3. Kết quả phân loại mẫu cho thời gian hai năm trước khi phá sản .....................xiv Bảng 6.4. Kết quả sắp xếp mẫu thứ cấp của các công ty phá sản ....................................xiv Bảng 6.5. Mô hình điều chỉnh Z’-Score: Phân loại kết quả, trung bình nhóm, ranh giới điểm phân biệt................................................................................................................xix Bảng 6.6. Xếp hạng trái phiếu Hoa Kỳ quy đổi dựa trên EMS ........................................xx ix
  12. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống…………………………………….14 Hình 2.2. Giá trị doanh nghiệp theo M&M có thuế………………...….………………..16 Hình 2.3. Giá trị doanh nghiệp khi có lá chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính…...……16 Hình 2.4. Mô hình số 1…………………………………………………………………21 Hình 2.5. Mô hình số 2…………………………………………………………………21 Hình 2.6. Mô hình số 3………………………………………………………………....22 x
  13. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong giai đoạn từ 2017 đến 5 tháng đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam liên tục ghi nhận những thông tin không khả quan từ tổng cục thống kê: Năm 2019 có 91.282 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, chiếm hơn 66% trong tổng số doanh nghiệp thành lập mới; năm 2017 có 72.666 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, trong đó 92% là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (dưới 10 tỷ đồng). Tuy nhiên cũng cùng kỳ trong năm, Việt Nam ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục 126.849 doanh nghiệp. Như vậy, trung bình số doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động chiếm 60% so với số doanh nghiệp vừa thành lập. Nếu ta nhìn lại ở năm 2014 thì con số này còn khó tưởng tượng hơn, cứ 10 doanh nghiệp mới thành lập thì có đến 9 doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Số doanh nghiệp mới thành lập và tuyên bố phá sản tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2021 được minh họa tại Biểu đồ 1: 160,000 140,000 138,140 131,000 134,900 126,849 120,000 116,800 110,100 100,000 94,754 48,100 80,000 76,955 46,600 74,842 43,711 60,000 16,700 55,742 40,750 38,869 25,484 46,599 17,500 40,000 40,116 18,840 16,301 12,478 12,113 55,000 20,000 9,501 9,467 37,700 9,813 27,036 28,731 15,649 19,917 21,684 10,803 11,723 - 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Số DN tạm ngưng hoạt động Số DN hoàn thành thủ tục giải thể Số DN tạm dừng hoạt động chờ giải thể Số DN thành lập mới Đây chỉ là những số liệu được công khai tình hình phá sản và giải thể của các doanh nghiệp nhưng chưa kể đến những doanh nghiệp đang trong tình trạng gặp khó khăn tài chính, đang trong tình trạng nợ cao mà không có khả năng chi trả, chỉ đang có nguy cơ phá sản nhưng vẫn đang cố gắng xoay sở cho chính doanh nghiệp của mình mà chưa công khai 1
  14. thông tin một cách minh bạch. Đáng quan tâm hơn khi vào đầu năm 2020, Việt Nam nói riêng mà trên toàn thế giới nói chung đều đối mặt mới hai lần đỉnh điểm của dịch COVID- 19, đây là một bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân khách quan làm cho các doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính, hay nói cách khác việc nghiên cứu về khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính là việc hết sức cần thiết cho hiện tại và một kế hoạch trong tương lai. Kiệt quệ tài chính không phải là nguyên nhân chắc chắn để dẫn đến phá sản, nhưng một doanh nghiệp phá sản thì chắc chắn trải qua tình trạng kiệt quệ tài chính. Do đó dự báo khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính đã trở thành nhu cầu cần thiết, là một vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà quản lý. Việc xác định khi một công ty rơi vào kiệt quệ tài chính thông qua nhận diện các yếu tố tác động, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các quyết sách phù hợp nhằm duy trì hoạt động cho công ty và thúc đẩy công ty tiếp tục phát triển. Đồng thời giúp cho các nhà đầu tư và các chủ nợ có thể đánh giá mức độ rủi ro khi công ty có những yếu tố đáng báo động làm nó có thể rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Hiện nay đã có nhiều các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính được áp dụng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng như những nghiên cứu xoay quanh những nhân tố tác động đến tình trạng này. Tuy nhiên ở mức độ hiểu biết của tác giả và việc cập nhật những số liệu mới nhất từ đó đưa ra một mô hình dự báo những nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính cho doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là điều cần thiết và nằm trong khả năng nghiên cứu. Từ những yêu cầu bức thiết trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Cao học của mình với mong muốn có thể nâng cao khả năng phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), từ đó giúp hạn chế số lượng doanh nghiệp bị kiệt quệ tài chính. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: 2
  15. Mục tiêu tổng quát: Vận dụng các lý thuyết nền tảng, tham khảo những nghiên cứu cùng lĩnh vực trong và ngoài nước, từ đó tác giả đưa ra kết luận về những nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và đề xuất những giải pháp dựa trên kết quả thu được. Mục tiêu cụ thể: Bài nghiên cứu của tác giả nhằm giải quyết ba vấn đề chính: i. Tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ii. Lý giải mức độ tác động của các yếu tố ấy. iii. Đề xuất những giải pháp liên quan dựa trên kết quả hồi quy. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: − Câu hỏi 1: Có những nhân tố nào tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam? − Câu hỏi 2: Từ những nhân tố phát hiện được thì chúng tác động ở mức độ và chiều hướng như thế nào và nhân tố nào tác động mạnh nhất đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính? − Câu hỏi 3: Những dự báo cho doanh nghiệp để phòng tránh khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính hoặc giải pháp cho doanh nghiệp khi họ đang trong tình trạng kiệt quệ tài chính? 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố có thể đo lường (thông qua báo cáo tài chính) tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2016 – 2021. Nguyên nhân tác giả chọn giai đoạn 2016 – 2021 là do trong khoảng thời gian này thị trường các doanh nghiệp tại Việt Nam diễn ra khá sôi nổi, ghi nhận nhiều mức kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập mới và số doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động. Đồng thời, trong giai đoạn năm 2020 và năm 2021, thời điểm nay các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid, nền kinh tế Việt Nam trải qua giai đoạn có nhiều 3
  16. biến động lớn, qua đó có thể giúp bài luận văn có những đánh giá và đưa ra quan điểm sát với thực tế hơn. 1.4. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu: Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) được trích xuất từ báo cáo tài chính của các công ty đó trong giai đoạn 2016 – 2021. Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp của các công ty phi tài chính (loại bỏ các tổ chức tín dụng như: ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, vì những công ty này có cơ cấu tài sản và vốn khác với các công ty sản xuất kinh doanh khác) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) bằng cách sử dụng báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty đó công bố công khai trong giai đoạn 2016 - 2021. Mẫu nghiên cứu của tác giả ban đầu bao gồm 697 công ty được niêm yết trên HOSE, HNX trong giai đoạn từ 2016 - 2021. Tiếp theo đó, tác giả đã loại bỏ 74 Công ty không có số liệu đầy đủ, không theo tiêu chuẩn đề ra là danh sách các công ty bị phá sản, hủy niêm yết trên sàn HOSE, HNX (ngoại trừ trường hợp sát nhập và chuyển sàn) trong giai đoạn từ 2016 - 2021 do thu thập được từ công ty Viet Stock; và các công ty bị rơi vào diện kiểm soát hoặc cảnh báo yết trên sàn HOSE, HNX (chỉ xét trên 2 chỉ tiêu là lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) trong giai đoạn từ 2016 - 2021. Mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 623 công ty được niêm yết trên HOSE, HNX trong giai đoạn từ 2016 – 2021. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu: Việc tìm kiếm các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán được thực hiện thông qua những phương pháp sau: − Phân tích, thống kê mô tả để đánh giá tổng quan về mẫu nghiên cứu. − Sử dụng phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng (Panel data) đối với mô hình kinh tế lượng được thiết lập để biểu thị mối quan hệ tác động giữa các biến độc 4
  17. lập lên biến phụ thuộc (kiệt quệ tài chính). Các phương pháp hồi quy bao gồm: phương pháp hồi quy theo cách tiếp cận các yếu tố ảnh hưởng cố định (FEM) và phương pháp hồi quy theo các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Tác giả tiến hành lựa chọn pháp hồi quy phù hợp với mô hình, sau đó kiểm định lựa chọn mô hình. Các phương pháp được thực hiện dưới sự hỗ trợ của phần mềm Stata. − Sử dụng kết luận của mô hình để lập luận và đề xuất những giải pháp tương ứng. 1.5. Đóng góp của đề tài 1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận: Khái quát và phát triển những lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Cũng như đánh giá được mức độ tác động của từng yếu tố đó. Đề tài được xem là một ví dụ minh chứng cho những lý thuyết về kiệt quệ tài chính đã được nêu trước đây, các học thuyết khác như: Lý thuyết đánh đổi; Lý thuyết trật tự phân hạng; Lý thuyết chi phí đại diện. 1.5.2. Đóng góp về mặt thực nghiệm: Thứ nhất, kết quả của nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp có cơ sở nắm bắt được các yếu tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ và giảm những thất thoát do kiệt quệ tài chính gây ra. Thứ hai, kết quả của nghiên cứu này giúp các nhà đầu tư có thể nhận biết tình trạng của công ty mà mình muốn đầu tư. Xem xét xem doanh nghiệp đó có khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính hay không và có quyết định đúng đắn. Thứ Ba, kết quả của nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp nhận biết được mức tác động của từng yếu tố đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính, từ đó phải ưu tiên xử lý yếu tố nào trước và có lợi cho doanh nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài chính. 1.5.3. Đóng góp mới của luận văn: Giới hạn bởi kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như ràng buộc về thời gian làm luận văn, tác giả đã nỗ lực hoàn thiện nghiên cứu và có những đóng góp mới như sau: 5
  18. - Một là, có sự cập nhật số liệu mới nhất so với những đề tài tương tự cùng lĩnh vực nghiên cứu. Việc cập nhật số liệu mới nhất sẽ cho thấy tính chính xác càng cao khi đưa ra mô hình và sát với thực tế các doanh nghiệp nhất. Mẫu nghiên cứu thu thập được tương đối lớn, bao gồm 3.738 quan sát cho 623 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ 2016-2021. - Hai là, tác giả có sự chọn lọc và tránh hiểu nhầm giữa: (1) Những nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính và (2) Những nhân tố được biểu hiện ra khi kiệt quệ tài chính xảy ra. Việc xác định tính đúng đắn và phù hợp của các biến trong mô hình làm tăng độ chính xác cho mô hình đề xuất của tác giả. - Ba là, mô hình thực tế được đề xuất đúng 92,88% so với mẫu quan sát. Đây cũng là đóng góp thực tiễn thứ nhất của đề tài. - Bốn là, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trên, luận văn đã đề xuất được những giải pháp cụ thể, đồng bộ và có tính hệ thống cho các doanh nghiệp đã hoặc đang có dấu hiệu rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính cũng như những doanh nghiệp muốn hạn chế khả năng rơi vào tình trạng này. Đây cũng là đóng góp thực tiễn thứ hai của đề tài. 1.6. Bố cục đề tài: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận. 6
  19. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết về kiệt quệ tài chính: 2.1.1. Khung lý thuyết về kiệt quệ tài chính: Kiệt quệ tài chính được xác định như là một sự “bất lực” của một công ty trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính của chính mình. Theo Andrade và Kaplan (1998) xác định hai hình thức kiệt quệ tài chính: hình thức đầu tiên là mặc định trong thanh toán nợ và hình thức thứ hai là cố gắng cơ cấu lại khoản nợ để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ. Khía cạnh thứ nhất, một công ty kiệt quệ tài chính khi bỏ lỡ các khoản thanh toán lãi hoặc vi phạm các giao ước nợ. Định nghĩa này phân biệt rõ ràng tình trạng kiệt quệ tài chính với sự phá sản: Một công ty có thể kiệt quệ mà không mặc định phá sản. Tuy nhiên, phá sản là không xảy ra thể nếu không có giai đoạn kiệt quệ tài chính trước đó. Còn xét về khía cạnh thứ hai là cố gắng cơ cấu lại khoản nợ để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ thì: Purnanandam (2005) đồng điệu với nghiên cứu của Gilbert (1990) cho thấy tình trạng kiệt quệ tài chính có đặc điểm tài chính khác với phá sản: Kiệt quệ tài chính được đặc trưng bởi thu nhập tích lũy âm trong ít nhất một hoặc một vài năm liên tiếp, thua lỗ và hiệu suất kém. Còn phá sản là một trong những kết quả có thể xảy ra của tình trạng kiệt quệ tài chính. Ở nghiên cứu khác của Whitaker (1999) sử dụng thước đo dòng tiền và giá trị thị trường của công ty để xác định khi nào một công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Kiệt quệ tài chính được định nghĩa là một tình huống khi một công ty không có đủ dòng tiền để trang trải các nghĩa vụ của mình và làm giảm giá trị thị trường của nó. Tóm lại kiệt quệ tài chính (Financial Distress) xảy ra khi doanh nghiệp không đáp ứng được các hứa hẹn với chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn. Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản, đôi khi nó chỉ có nghĩa là công ty đang gặp khó khăn, rắc rối về tài chính. Tuy nhiên một công ty đã phá sản thì chắc chắn đã trải qua tình trạng kiệt quệ tài chính. Theo đó, các trạng thái của kiệt quệ tài chính bao gồm: thất bại, mất khả năng thanh khoản, vỡ nợ, phá sản và giải thể. Tuy nhiên, trong thực tế những trạng thái này rất khó có 7
  20. thể quan sát thấy (Hashi, 1997). Do hạn chế trong dữ liệu sẵn có nên quan điểm về kiệt quệ tài chính có sự khác biệt giữa các nhà nghiên cứu. 2.1.2. Các quan điểm về kiệt quệ tài chính: Như đã đề cập ở trên, do hạn chế trong dữ liệu sẵn có cũng như tính đa dạng và phức tạp về các hình thức khó khăn của doanh nghiệp, việc không có ranh giới rõ ràng của các giai đoạn kiệt quệ tài chính làm cho các quan điểm về kiệt quệ tài chính có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu (Wruck, 1990). Vì vậy, việc làm rõ các quan điểm về kiệt quệ tài chính để tìm ra một quan điểm kiệt quệ tài chính phù hợp nhất là rất cần thiết. Theo Atlman và Hotckis (2005), các doanh nghiệp lâm vào kiệt quệ tài chính có thể được xác định thông qua các giai đoạn khó khăn mà họ trải qua. Có bốn giai đoạn khái quát được phát hiện trong các tài liệu nghiên cứu về kiệt quệ tài chính để phân biệt một doanh nghiệp là kiệt quệ tài chính đó là: thất bại (Failure), mất thanh khoản (Insolvency), vỡ nợ (Default) và phá sản (Bankruptcy). Theo quan điểm của tác giả trong luận văn này các công ty kiệt quệ tài chính ít nhất cần phải bước vào giai đoạn thứ hai “mất khả năng thanh khoản”, với dấu hiệu nhận biết sau: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay (EBIT) thấp hơn chi phí tài chính trong hai năm liên tiếp Trường hợp doanh nghiệp bước vào giai đoạn thứ 3 của kiệt quệ tài chính – giai đoạn “vỡ nợ, phá sản”, thì doanh nghiệp sẽ có những biểu hiện cụ thể như: + Công ty làm thủ tục phá sản do thua lỗ kéo dài; + Bị huỷ niêm yết bắt buộc trên sàn giao dịch. Bảng 2.1. Các giai đoạn của trạng thái kiệt quệ tài chính trong doanh nghiệp Biểu hiện STT Giai đoạn Đặc tính nhận biết - Tình trạng bắt gặp: Tỷ suất sinh lợi cổ - Whitaker (1999): phiếu của doanh nghiệp bị âm, doanh Năm đầu tiên dòng Thất bại nghiệp bị kiểm soát hay hủy niêm yết tiền của doanh 1. (Failure) trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp thấp hơn nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ làm khoản nợ dài hạn đã mất cân đối tài sản, doanh nghiệp phải đến hạn. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2