intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" nhằm nghiên cứu các vấn đề lý luận về tín dụng xuất khẩu và hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tác giả áp dụng vào đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG VŨ THÙY LINH HÀ NỘI – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã học viên : 820232 Họ tên học viên: VŨ THÙY LINH Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Lương Bình Hà Nội – 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy, các ý kiến và đề xuất của tác giả chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Vũ Thùy Linh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ......................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................vii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ........................................................................... 7 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ................................. 7 1.1.1. Khái niệm tín dụng xuất khẩu ............................................................. 7 1.1.2. Phân loại tín dụng xuất khẩu ............................................................... 9 1.1.3. Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu ...................................................... 13 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ............................... 15 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ........................................... 15 1.2.2. Đặc điểm về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ........................................ 17 1.2.3. Nội dung của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ....................................... 19 1.2.4. Phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ............................................. 23 1.2.5. Quy trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ............................................. 25 1.2.6. Vai trò của Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .......................................... 27 1.3. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ...................................................................................................... 29 1.3.1. Các nhân tố tác động đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .................... 29 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả và đo lường phát triển hoạt động hiểm tín dụng xuất khẩu ............................................................................................ 34 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................... 38 2.1.1. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Châu Âu............................ 38 2.1.2. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Châu Mỹ ........................... 40 2.2. KINH NGHIỆM VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI MỸ ................................................................................................................ 42
  5. iii 2.2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Mỹ ..................... 42 2.2.2. Nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ: Ngân hàng XNK Mỹ- The US Export- Import Bank ................................................................... 45 2.2.3. Các loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ ........................... 46 2.2.4. Đánh giá chung thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ ...... 58 2.3. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI TRUNG QUỐC ................................................................................................... 59 2.3.1. Khái quát thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc ....... 59 2.3.2. Nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Trung Quốc: Sinosure ............................................................................................................ 60 2.3.3. Các loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Trung Quốc ............. 62 2.3.4. Đánh giá chung thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Trung Quốc ................................................................................................................. 67 2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU RÚT RA CHO VIỆT NAM ................................................................... 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ.............................................................................................................................. 72 3.1.1. Các công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam ................... 72 3.1.2. Đánh giá chung thành công đạt được và hạn chế trong việc triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam....................................................... 78 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM ....................................... 83 3.2.1. Về phía doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.......... 83 3.2.2. Về phía khách hàng sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu............... 87 3.2.3. Về phía Cơ quan quản lý ................................................................... 88 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. i
  6. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Danh mục bảng Bảng 1.1. So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm hàng hóa ................... 18 Bảng 2.1. Bảng so sánh BHTDXK của Exim Bank và các Công ty BH tư nhân Mỹ ............................................................................................................................. 44 Bảng 2.2. Phí BHTDXK tại US Eximbank (năm 2020) ........................................... 49 Bảng 2.3. Tỷ lệ bảo hiểm tối đa theo loại hình ngân hàng (năm 2020) .................... 50 Bảng 2.4. Tỷ lệ phí BH cho hàng xuất khẩu đến một số quốc gia của US Eximbank (năm 2020) ................................................................................................................ 51 Bảng 2.5. Tỷ lệ được bảo hiểm tối đa đối với các TCTC của người mua (năm 2020).......................................................................................................................... 54 Bảng 2.6. Tỷ lệ được bảo hiểm tối đa đối với TCTC của nhà cung cấp (năm 2020).......................................................................................................................... 55 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1. So sánh cơ cấu phí BHTD thế giới 2021 .............................................. 40 Biểu đồ 2.2. Kết quả hoạt động của SINOSURE giai đoạn 2019-2021 ................... 68 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình hoạt động đơn giản......................................................... 25 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quy trình hoạt động có sự tham gia của ngân hàng ....................... 25 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quy trình hoạt động khi ngân hàng trực tiếp mua BHTDXK từ các công ty BHTDXK ..................................................................................................... 26 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình hoạt động BHTDXK tại Châu Âu ................................. 39 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình hoạt động BHTDXK đơn giản tại Châu Á .................... 41 Sơ đồ 2.3. Quy trình một sản phẩm BHTDXK của SINOSURE.............................. 61
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BHTD Bảo hiểm tín dụng BHTDXK BHTDXK CNY Đồng Nhân dân tệ CTBH Công ty bảo hiểm DNNK Doanh nghiệp nhập khẩu DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNXK Doanh nghiệp xuất khẩu DVBH Dịch vụ bảo hiểm EC Ủy ban châu âu EU Liên minh châu âu EUR Đồng Euro ECGC Công ty bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Ấn Độ FCIA Hiệp hội bảo hiểm tín dụng nước ngoài HĐXK Hoạt động xuất khẩu IMF Quỹ tiền tệ thế giới L/C Thư tín dụng NĐT Nhà đầu tư NHTM Ngân hàng thương mại NHTM Ngân hàng thương mại NNK Nhà nhập khẩu NXK Nhà xuất khẩu
  8. vi ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QTXX Quy tắc xuất xứ SPBH Sản phẩm bảo hiểm SPDV Sản phẩm dịch vụ TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng RRCT Rủi ro chính trị RRTC Rủi ro tài chính RRTM Rủi ro thương mại UCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ US Eximbank Ngân hàng XNK Mỹ USD Đồng đô la Mỹ VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài “Phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, trong đó làm rõ khái niệm về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và quan điểm về phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các nhân tố tác động đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và tiêu chí đánh giá. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích rõ các lý thuyết nền tảng về vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất và nhập khẩu. Trên cơ sở đó tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực trạng kinh nghiệm về phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại các quốc gia trên thế giới cụ thể là Mỹ và Trung Quốc nhằm phân tích thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các nhà cung cấp và loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang được áp dụng tại các quốc gia này. Từ đó dựa trên bảng tiêu chí đã được đề cập, tác giả đã đưa ra các đánh giá chung về thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ và Trung Quốc, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam. Tại Chương 3, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế thông qua việc đánh giá chung hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam thời gian qua và từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả, phát triển hình thức bảo hiểm này tại Việt Nam. Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê, so sánh để có những cái nhìn rõ ràng hơn về kinh nghiệm phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ và Trung Quốc, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm phù hợp với thực tế tại Việt Nam.
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Khi nền kinh tế nội địa và toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp và nhiều thách thức, các DN phải đối mặt thường xuyên hơn với rủi ro thương mại và thậm chí bị thiệt hại khi người mua không thanh toán hoặc phá sản. Không một DN nào được miễn nhiễm khỏi rủi ro tín dụng khi giao thương trên thị trường nội địa và quốc tế. Nhận dạng và quản lý rủi ro trở thành ưu tiên hàng đầu cho các DN. Một NXK sáng suốt sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro và bảo hiểm cho các khoản nợ xuất khẩu của mình thay vì tự gánh chịu thua lỗ và hối tiếc vì đã không thực hiện trước các biện pháp bảo vệ cần thiết. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK) được coi là một phần không thể thiếu trong các hoạt động XNK (XNK) và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế trên cả hai góc độ DN và quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Về cơ bản, việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài của quốc gia thông qua việc cung cấp bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm và bảo lãnh đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác là sứ mệnh của BHTDXK. Tại Việt Nam, Chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích xuất khẩu, qua đó mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao hình ảnh quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tế, luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu đã được nước ta áp dụng từ nhiều năm trước như thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu, tiêu biểu nhất là chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Trong giai đoạn 2018-2021, việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông- lâm – thủy sản, dệt may…cho thấy Việt Nam là một quốc gia đang tham gia mạnh mẽ vào quá trình XNK, đồng thời chuyển hướng từ hợp đồng mua bán điều kiện FOB sang CIF bao gồm các dịch vụ đi kèm như: Điều kiện thanh toán linh hoạt, bảo hiểm hàng hóa, trách nhiệm với sản phẩm, do đó, lại càng cần tới hình thức bảo hiểm tín dụng đã cho thầy tính linh hoạt và tăng sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người mua không
  11. 2 chỉ thông qua giá cả của hàng hóa. Tuy nhiên, việc bảo hiểm, phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra, nâng cao sự bền vững của hoạt động xuất khẩu. (theo tapchicongsan.org.vn - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030) Để vượt qua được những thách thức và khai thác triệt để những cơ hội, Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung để đẩy mạnh sự phát triển hoạt động BHTDXK cần tập trung chú trọng xây dựng các công cụ, phương pháp thực hiện. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhận thức về vai trò của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Theo tìm hiểu tác giả, một số công trình nghiên cứu ở mức độ tổng quát về tín dụng xuất khẩu và hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như sau: Phạm Thị Nguyệt (2009) “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- nhìn từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, luận văn thạc sĩ , Đại học kinh tế quốc dân. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã phân tích chi tiết đặc điểm hoạt động BHTDXK tại các quốc gia trên thế giới thông qua sự tham gia tích cực của các tổ chức như Hiệp hội Bern, Trung tâm thương mại quốc tế ITC,...Ưu điểm nổi bật của đề tài là đưa ra các cơ sở lý luận chặt chẽ, để từ đó làm cơ sở đánh giá tại Chương 2. Tuy nhiên bài luận chưa phân tích cụ thể các chỉ tiêu đo lường về BHTDXK mà chỉ đưa ra nhận xét chung chung, nhiều điểm chưa logic. Lê Thị Bích Huệ (2011), với đề tài “Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, đồng thời xác định các yếu tố tác động đến hoạt động này tại Việt Nam. Trên cơ sở lý luận được hệ thống, luận văn đã đi sâu trong việc phân tích và đánh giá thực trạng hành lang pháp lý đang được áp dụng cho hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.
  12. 3 Ưu điểm của đề tài là đã chỉ ra được những điều luật được thiết lập dành cho hoạt động này tại Việt Nam, tuy nhiên có nhược điểm là chưa đưa ra được các giải pháp thiết thực để hoàn thiện hơn hành lang pháp lý này. Nhóm tác giả trường Học viện tài chính (2015) Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bài đăng trên tapchitaichinh.vn vào tháng 10/2015. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu của các các quốc gia luôn có nguy cơ gặp rủi ro, gây bất lợi cho nền kinh tế. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được xem như một giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn tài chính và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các quốc gia. Điểm hạn chế của bài viết là chưa đi sâu vào thực trạng, mang tính chất tổng quan, giới thiệu Nguyễn Thị Mai (2017), “Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam”, luận văn quản trị kinh doanh, HUTECH. Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng việc áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong việc thúc đẩy xuất khẩu tại Việt Nam, thông qua các chỉ tiêu định lượng cụ thể như quy mô, số lượng, tốc độ tăng trưởng và các yếu tố rủi ro được giảm thiểu. Điểm hạn chế của đề tài là phạm vi nghiên cứu rộng, dữ liệu chưa phản ánh được thực trạng tình hình xuất khẩu theo như đề xuất của đề tài. Lê Văn Trường (2021) với đề tài “Giải pháp phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Học viện ngân hàng. Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận về tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, từ đó phân tích thực trạng tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020, thời kỳ nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19. Nghiên cứu mang tính thời sự, có tính chất tham khảo tốt. Huy Tưởng (2022) bài báo với đề tài Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Tìm giải pháp bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu trước rủi ro tín dụng, bài viết đăng trên tapchicongthuong.vn ngày 08/2022. Bài viết phân tích các rủi ro rín dụng tiềm ẩn trong các hoạt động vay vốn phục vụ xuất nhập khẩu của các DN, đặc biệt triển khai các nội dung đánh giá tình hình rủi ro xuất nhập khẩu, rủi ro thanh toán phát sinh
  13. 4 trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID 19; đồng thời giới thiệu các giải pháp bảo hiểm tín dụng thương mại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu với mục tiêu giảm thiểu rủi ro, nâng cao bảo vệ cho các doanh nghiệp Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập và giải quyết nhiều các vấn đề liên quan và đã tạo nền tảng về phương pháp nghiên cứu cho đề tài “Phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”. Song thực tế, tác giả kỳ vọng nghiên cứu sẽ mang tính cập nhật tình hình xuất khẩu và hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn toàn cầu ảnh hưởng và khôi phục sau Covid 19. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài trên là đòi hỏi cấp thiết, thể hiện tính mới và không trùng lắp với các công trình đã công bố 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về tín dụng xuất khẩu và hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tác giả áp dụng vào đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dung xuất khẩu tại một số quốc gia trên thế giới và đưa ra đánh giá Thứ ba, các bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất
  14. 5 khẩu được triển khai tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra đánh giá và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Về thời gian: Giai đoạn 2019-2021 Về không gian: Tập trung nghiên cứu các hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: + Phương pháp tổng hợp lý thuyết + Phương pháp phân loại và hệ thống hóa Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh trên cơ sở số liệu thống kê + Phương pháp nghiên cứu thông qua tình huống + Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra những giả pháp hữu hiệu Phương pháp tổng hợp số liệu + Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, phân loại dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản để tổng hợp thành các số liệu hợp lý phục vụ cho luận văn. Phương pháp phân tích số liệu + Phương pháp thống kê mô tả + Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh tuyệt đối nhằm so sánh mức tăng giảm của các số liệu phân tích qua các năm để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề
  15. 6 tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Chương 2: Kinh nghiệm về phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một số nước trên thế giới Chương 3: Giải pháp tăng cường phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế
  16. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1.1.TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm tín dụng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng NXK cấp cho NNK (còn được coi là tín dụng thương mại); hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. (Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia) Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng cấp trong thời gian trước khi gửi hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau khi giao hàng hoặc nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án. (Theo Trung tâm biên soạn từ điển Quốc gia) Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu (HĐXK) cần phải có các tiêu chí thuận lợi để HĐXK phát triển, do đó thuật ngữ Tín dụng xuất khẩu dùng để chỉ các điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động trên, bao gồm 2 hình thức:  Hình thức thứ 1 là Tín dụng thương mại (TDTM) là khoản tín dụng bên xuất khẩu (XK) cấp cho bên nhập khẩu (NK). Với mục đích đẩy mạnh XK hàng hóa, loại hình TD này không có sự tham gia của Ngân hàng, mà thường là do các Công ty, KHDN cho nhau vay hoặc cấp cho nhau dưới hình thức ghi sổ trả chậm hoặc chấp nhận hối phiếu. Khi bên A (NXK) và bên B (NNK) sử dụng phương thức thanh toán là Thư tín dụng (L/C) hoặc nhờ thu kèm chứng từ như Thanh toán đổi chứng từ (D/P) và Chấp nhận thanh toán đổi chứng từ (D/A) thì việc bên B ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do bên A ký để nhận bộ chứng từ trên là hình thức cấp tín dụng XK bằng chấp nhận hối phiếu. Ví dụ ở bên UK (Anh), Pháp thường quy định quy định thời hạn của loại TD này từ 30 đến 90 ngày, của Mỹ là 180 ngày để tránh rủi ro có thể xảy ra, tuy nhiên phần lớn các bên (NXK và NNK) sẽ tự thỏa thuận về thời gian của loại tín dụng này. Khi bên A (NXK) và bên B (NNK) ký HĐ mua bán, XNK hàng hóa với nhau,
  17. 8 việc bên A đồng ý và bên B mở 1 tài khoản sau mỗi lần giao hàng của bên A để ghi nợ, và tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên sau một thời gian (1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng, 1 năm) bên B sẽ phải thanh toán từng lần cho bên A (có thể thanh toán giai đoạn, thanh toán tổng thể…) – đây là hình thức cấp TD bằng cách ghi sổ, việc thanh toán có thể chuyển bằng tiền nội tệ, ngoại tệ do thỏa thuận giữa 2 bên hoặc có thể phát hành séc, Cam kết chi…  Hình thức thứ 2 là các khoản vay (có thể do Nhà nước hoặc có thể do NHTM cấp) thường là trung hoặc dài hạn, để tài trợ các Chương trình, dự án, tài trợ vốn cho các HĐXK hàng hóa được gọi là Hình thức tài trợ XK trung và dài hạn. Trong đó khi NXK (là đơn vị trong nước) thực hiện 1 hợp đồng XK cho 1 đơn vị thuộc nước khác sẽ được cung cấp 1 khoản vay, hoặc tài trợ trung hoặc dài hạn trong 1 khoảng thời gian bởi NH hoặc Chính phủ và phải tuân theo các Hiệp ước, thỏa thuận hoặc các quy định quốc tế như Hiệp ước, thỏa thuận của Chính phủ đã ký với các Tổ chức quốc tế (ví dụ như thỏa thuận với tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD về hỗ trợ TDXK chính thức OECD) (Theo tài liệu định nghĩa (Concept Paper) của Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB) Như vậy, qua tham khảo các nguồn thông tin trên: Tín dụng xuất khẩu có thể được hiểu là các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác sử dụng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra thị trường quốc tế. (Tác giả nhận định) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là dịch vụ bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại (bán trả chậm) hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung - dài hạn. Bảo hiểm tín dụng bảo vệ người bán khỏi rủi ro người mua không thanh toán, có thể do các rủi ro thương mại hoặc rủi ro chính trị (trong trường hợp xuất khẩu). Các rủi ro thương mại được bảo hiểm gồm có rủi ro người mua không thanh toán, mất khả năng thanh toán, và rủi ro trì hoãn thanh toán – người mua không thể thanh toán trong 1 thời hạn nhất định theo hợp đồng. RRCT liên quan tới việc hợp đồng
  18. 9 xuất khẩu không được thanh toán do các hành động của chính quyền nước nhập khẩu như việc can thiệp ngăn chặn quá trình thanh toán, hủy bỏ giấy phép kinh doanh, gây ra chiến tranh hay các hành động khác. Tùy theo tính chất, giá trị hàng hóa (hàng hóa thông thường như nông sản, nguyên liệu sản xuất, thiết bị điện tử… hay hàng hóa là tài sản cố định như trang thiết bị, máy móc, … phục vụ sản xuất) và phương thức thanh toán trong giao dịch xuất khẩu, BHTDXK có thể là sản phẩm bảo hiểm ngắn hạn - là hình thức phổ biến nhất (gồm các loại: trung bình từ 30-90 ngày; tối đa đến 180 ngày; tối đa đến 360 ngày) hay trung hạn (từ 1 đến 3 năm) 1.1.2. Phân loại tín dụng xuất khẩu 1.1.2.1 Căn cứ chủ thể cấp tín dụng  Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu do Nhà nước cấp được chia thành 2 loại sau: Nhà nước cấp tín dụng cho NNK nước ngoài: Nhà nước dùng Ngân sách trực tiếp cho nước ngoài vay với lãi suất ưu đãi, kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay. Nước được vay ưu đãi sẽ sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay. Hình thức này sẽ giúp nước cho vay giải quyết được tình trạng dư thừa hàng hoá ở trong nước và có tác dụng giúp các DN đẩy mạnh được xuất khẩu vì có sẵn thị trường. Thực tế hiện nay có rất nhiều quốc gia sẵn sàng cho các nước đang phát triển, hoặc kém phát triển vay theo hình thức này, như Trung Quốc, Nhật Bản… với nguồn vốn ODA hoặc tài trợ đối với các nước Châu Phi thuộc dự án Vành đai & Con đường, các nước đi vay nhận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản tuy nhiên họ phải có cam kết nhập khẩu, hoặc mua hàng hóa từ chính các nước trên. (Theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ) Nhà nước cấp tín dụng cho DNXK trong nước: Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thường rất lớn. NXK cần có một số vốn cả trước
  19. 10 khi giao hàng và sau khi giao hàng để thực hiện một số hợp đồng xuất khẩu. Nhiều khi NXK cũng cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài. Đặc biệt, khi áp dụng phương thức bán chịu, thu tiền hàng xuất khẩu sau thì việc cấp tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng hết sức quan trọng. Hiện nay, nhiều chương trình phát triển xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của Chính phủ theo các điều kiện ưu đãi. (Theo nghiên cứu từ Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ)  Ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu: Bằng cách cung cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng, các ngân hàng thường hỗ trợ cho các chương trình xuất khẩu chủ yếu qua hai hình thức là chiết khấu các giấy tờ có giá hoặc tạm ứng theo các chứng từ hàng hóa. Trên cơ sở này, NXK có thể nhận được một bộ chứng từ hàng hóa trong đó có hối phiếu đòi nợ chấp nhận thanh toán của NNK thông qua ngân hàng. Ngoài ra, cả NNK và NXK đều có thể ký hợp đồng mua bán và mở tài khoản để ghi nợ cho người mua sau mỗi vụ. Do Người bán vận chuyển. Sau một thời hạn nhất định, NNK phải trả nợ cho NXK bằng chuyển khoản, chuyển khoản séc hoặc kỳ phiếu. (Theo nghiên cứu từ Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ)  Tín dụng do NXK cấp Khi hoạt động giao hàng trước, tiền thu sau (tức là người mua, hoặc nơi nhập khẩu nhận hàng hóa từ bên bán, NXK và được nợ lại tiền) khi đó có nghĩa là đã có một sự thỏa thuận về tín dụng (vay nợ) giữa 2 bên hay nói một cách khác là hình thức nhà NK trả chậm hoặc nợ lại với lãi suất ưu đãi có sự chấp thuận, đồng ý của NXK. Sử dụng thời gian giao hàng như một chỉ dẫn, TD được cấp bởi NXK có nghĩa là người bán (hoặc NXK) giao hàng trước và thu tiền sau. Nghĩa là, Người bán sẽ cung cấp cho Người mua (hoặc Người bán) thư tín dụng đã được thỏa thuận giữa hai bên. Ngoài ra, khoản TD do nhà XK cấp có thể được hiểu là khoản tín dụng do nhà XK gia hạn và khoản TD mà nhà NK nợ lại do lãi suất ưu đãi mà nhà XK dành cho nhà NK. (Theo nghiên cứu từ Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín
  20. 11 dụng xuất khẩu của Chính phủ)  Tín dụng do NNK cấp Khi NXK chấp nhận đơn hàng thì NNK phải trả 1 phần tiền hoặc toàn bộ trước khi NXK chuyển giao hàng hóa, điều này được hiểu là TD do NNK cấp. Tầm quan trọng, giá trị hàng hóa, thời hạn sản xuất sử dụng và các vấn đề liên quan sẽ ảnh hưởng đến việc ứng trước tiền ngoài ra còn phụ thuộc mối quan hệ giữa NXK và NNK, tập quán mua bán giao dịch. Kinh phí ứng trước đó gọi là TD do NNK cấp cho NXK, điều này sẽ dẫn tới vị thế tài chính của nhà XK được củng cố, làm tăng khả năng bán được hàng. (Theo nghiên cứu từ Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ) 1.1.2.2 Căn cứ quy trình xuất khẩu Tín dụng trước khi giao hàng (trước xuất khẩu) Loại tín dụng ngân hàng này cần cho NXK để đảm bảo các khoản chi phí sau: - Dùng để mua sắm nguyên vật liệu đầu vào; - Chi phí dùng để sản xuất hàng XK; - Chi phí dùng để sản xuất bao bì cho XK; - Chi phí để vận chuyển để XK; - Chi phí trả cước phí, bảo hiểm, thuế... Để việc XK của một quốc gia được thuận tiện, giá thành của sản phẩm phải được bán với giá thấp để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ ở thị trường nước ngoài thị trường một số nước đã giảm mức lãi suất TDXK, thậm chí mức lãi suất ưu đãi thấp hơn cả lãi suất TM do các NHTM quy định để tăng khả năng cạnh tranh XK của quốc gia. Lãi suất TDXK là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới HĐXK của mỗi quốc gia. Lãi suất càng thấp dẫn đến chi phí XK giảm, giá thành hàng hóa XK giảm làm tăng khả năng cạnh tranh của đơn vị XK (Theo Điều 3, Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ). Ví dụ: như việc xuất khẩu Cá tra, cá basa sang thị trường EU, Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2