intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Bình Thạnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

17
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Bình Thạnh" được thực hiện với mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh. Qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Bình Thạnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LẠI HỒNG VIỆT QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LẠI HỒNG VIỆT QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ THANH HẰNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Bình Thạnh” là kết quả học tập, do chính tôi nghiên cứu và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô PGS., TS. Hoàng Thị Thanh Hằng. Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Các số liệu, kết quả trong Luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn có tính kế thừa từ các báo cáo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về bài nghiên cứu của mình. TP.HCM, ngày …. tháng 05 năm 2023 Tác giả Lại Hồng Việt
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS., TS. Hoàng Thị Thanh Hằng đã tận tụy, nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, luôn động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy, cô giáo của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, người phản biện độc lập và các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy, góp ý, chỉnh sửa để luận văn của tôi được hoàn thiện như ngày hôm nay. Tôi xin cám ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công tác tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh đã hỗ trợ tôi về tài liệu, số liệu để nghiên cứu,… Xin trân trọng cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................x TÓM TẮT.......................................................................................................................xi 1. Tiêu đề ........................................................................................................xi 2. Tóm tắt .......................................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 1.3 Mục tiêu của đề tài và câu hỏi nghiên cứu.........................................................3 1.3.1 Mục tiêu tổng quát ......................................................................................3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: ...........................................................................................3 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................3 1.4 Đối tượng nghiên và phạm vi nghiên cứu..........................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4 1.6 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu.....................................................................4 1.7 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................6 1.8 Bố cục đề tài.......................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................................................8 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..............................8
  6. iv 1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................8 1.1.2 Phân loại ......................................................................................................8 1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ....................................................10 1.1.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...........................11 1.1.5 Tác động và hậu quả của rủi ro tín dụng ...................................................13 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ..........................................14 1.2.1 Khái niệm ..................................................................................................14 1.2.2 Nội dung QTRRTD ...................................................................................15 1.2.2.1 Nhận diện rủi ro ..................................................................................15 1.2.2.2 Đo lường rủi ro ...................................................................................16 1.2.2.3 Giám sát rủi ro ....................................................................................19 1.2.2.4 Xử lý rủi ro .........................................................................................19 1.2.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại ...............................20 1.2.3.1 Nguyên tắc cơ bản ..............................................................................20 1.2.3.1 Nguyên tắc của Basel về QTRRTD ...................................................22 1.4 Kinh nghiệm QTRRTD tại một số NHTM ......................................................24 1.4.1 Kinh nghiệm QTRRTD từ NHTM Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) ..........................................................................................................24 1.4.2 Kinh nghiệm QTRRTD từ NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) ...........................................................................................................25 1.4.3 Kinh Nghiệm QTRRTD tại các Ngân hàng Nước ngoài ..........................25 1.4.4 Kinh nghiệm rút ra cho QTRRTD tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh..26 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BÌNH THẠNH. ......................................................................................28 2.1 Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Bình Thạnh ...............................................28
  7. v 2.1.1 Giới thiệu về Agribank ..............................................................................28 2.1.2 Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Bình Thạnh ........................................30 2.1.3 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh giai đoạn 2016 – 2021 ................................................................................32 2.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh ................36 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Chi Nhánh Bình Thạnh ......36 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh ..............41 2.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh. ........................................................................................................................43 2.3.1 Thực trạng trong nhận diện rủi ro .............................................................44 2.3.2 Thực trạng phân tích đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng ..........................45 2.3.3 Thực trạng giám sát rủi ro tín dụng ...........................................................45 2.3.4 Thực trạng trong xử lý rủi ro tín dụng ......................................................47 2.4 Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh ...........48 2.4.1 Những hạn chế trong hoạt động QTRRTD ...............................................48 2.4.1.1 Hạn chế trong khâu nhận diện rủi ro tín dụng ....................................48 2.4.1.2 Hạn chế trong đo lường rủi ro tín dụng ..............................................50 2.4.1.3 Hạn chế trong giám sát rủi ro tín dụng ...............................................50 2.4.1.4 Hạn chế trong xử lý rủi ro tín dụng ....................................................51 2.4.1.5 Những hạn chế khác ảnh hưởng đến QTRRTD: ................................52 2.4.2 Những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động QTRRTD ...................53 2.4.2.1 Nguyên nhân chủ quan .......................................................................53 2.4.2.2 Nguyên nhân khách quan ...................................................................55 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BÌNH THẠNH .....................................57
  8. vi 3.1 Định hướng phát triển của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh. .........................57 3.2 Một số giải pháp khắc phục hạn chế trong QTRRTD tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh ................................................................................................................58 3.2.1 Giải pháp tăng cường nhận diện và dự báo sớm rủi ro .............................58 3.2.2 Đa dạng hóa nguồn thông tin dữ liệu đầu vào trong nhận diện RRTD ....59 3.2.3 Triển khai hình thức cảnh báo sớm theo định kỳ ......................................59 3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu QTRRTD ................................59 3.2.5 Giải pháp giáo dục đạo đức cho cán bộ làm công tác tín dụng.................59 3.2.6 Giải pháp khắc phục hạn chế trong kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng . ………………………………………………………………………… 60 3.2.7 Một số giải pháp khác ..............................................................................61 3.3 Kiến nghị với Trụ sở chính Agribank ..............................................................62 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................i
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.2-1: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ phân theo chất lượng tín dụng Agribank Chi nhánh Bình Thạnh trong giai đoạn 2016 – 2021.......................................................42 Bảng 2.3-1 Thu nợ XLRR của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh trong giai đoạn từ năm 2016 – 2021 ......................................................................................................44
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1-1 Cơ cấu nguồn vốn huy động Agribank Chi nhánh Bình Thạnh giai đoạn 2016 – 2021 ..........................................................................................................33 Biểu đồ 3.1-2 Phân loại nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh theo thành phần kinh tế giai đoạn 2016 – 2021 .................................................................34 Biểu đồ 3.1-3 Tổng dư nợ, tổng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh giai đoạn 2016 – 2021 ..................................................................................................35 Biểu đồ 3.1-4 Tổng dư nợ, tổng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh giai đoạn 2016 – 2021 ..................................................................................................35 Biểu đồ 3.2-1 Quy trình cho vay trong hệ thống Agribank .....................................39 Biểu đồ 3.2-2: Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh giai đoạn từ năm 2016 – 2021 ...............................................................41 Biểu đồ 3.2-3 Tỷ trọng nợ nhóm 2 và nợ xấu của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh trong giai đoạn từ năm 2016 – 2021 ..............................................................42
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1.2-1 Phân loại rủi ro tín dụng .........................................................................9
  12. x DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT STT Tên Đầy Đủ Tên Viết Tắt 1 Cán Bộ Tín Dụng CBTD 2 Khách hàng cá nhân KHCN 3 Khách hàng pháp nhân KHPN Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông 4 Agribank Thôn Việt Nam 5 Ngân Hàng Nhà Nước NHNN 6 Ngân Hàng Thương Mại NHTM 7 Rủi ro tín dụng RRTD 8 Quản trị rủi ro QTRR 9 Quản trị rủi ro tín dụng QTRRTD 10 Sản xuất kinh doanh SX - KD 11 Tổ Chức Kinh Tế TCKT 12 Tổ chức Tín Dụng TCTD
  13. xi TÓM TẮT 1. Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thạnh. 2. Tóm tắt Các NHTM từ lâu đã được biết đến là những trung gian tài chính của một quốc gia, giúp dòng vốn được lưu chuyển linh hoạt, hoạt động sản xuất được liên tục từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với vai trò này, ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận bằng cách huy động vốn từ những chủ thể thừa vốn và cho vay lại đối với những chủ thể cần vốn để hưởng chênh lệch lãi suất. Đây cũng là hoạt động sinh lời chính của các ngân hàng, đó là lý do tại sao nhiều ngân hàng đã khuyến khích tăng trưởng cho vay để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng nhất định đối với ngân hàng. Vì vậy, công tác QTRR, đặc biệt là QTRRTD luôn được các NHTM ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo ổn định hoạt động, góp phần ổn định nền kinh tế đất nước. Nhất là khi đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thu thập các thông tin, dữ liệu từ báo cáo tài chính của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh trong giai đoạn từ năm 2016 – 2021, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp đánh giá các thông tin đối với dữ liệu đã được thu thập, từ đó tác giả đã đánh giá chi tiết thực trạng QTRRTD tại Chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu. Nhìn chung, quy định về chính sách quản lý rủi ro đã được Agribank hoàn thiện. Các hạn chế của Chi nhánh đang gặp phải xoay quanh các vấn về triển khai quy định cấp độ Chi nhánh; nhân lực và năng lực CBTD; rủi ro về đạo đức cán bộ; Rủi ro từ chính khách hàng vay vốn. Trên cơ sở những tồn tại, tác giả đề xuất những biện pháp sát với thực tế tại Chi nhánh nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng quy trình QTRRTD của Chi nhánh. 3. Từ Khóa: Rủi ro tín dụng; QTRR; hạn chế rủi ro, NHTM
  14. xii ABSTRACT 1. Title Credit risk management at Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam - Binh Thanh Branch 2. Summary Commercial banks have long been known as financial intermediaries of a country, helping capital flow flexibly in the economy, thereby helping production and reproduction activities have enough capital to operate. continuously and contribute to promoting economic development. In this role, the bank seeks to make a profit by mobilizing capital from those who have excess capital and re-lending to those who need capital to enjoy the difference in interest rates. This is also the main profitable activity of banks, which is why many banks have encouraged loan growth to increase profits. However, lending activities always involve certain credit risks for banks. Therefore, risk management, especially credit risk management, has always been a top priority for commercial banks to ensure operational stability, contributing to stabilizing the country's economy. Especially when the COVID-19 pandemic has a strong impact on the world economy in general and Vietnam's economy in particular. The study uses qualitative research method through the collection of information and data from the financial statements of Agribank Binh Thanh Branch in the period from 2016 to 2021, combined with the use of different methods. method of statistics, comparison, analysis, synthesis and evaluation of information for collected data, from which the author has detailed assessment of the current situation of credit risk management at the branch during the research period. In general, regulations on risk management policy have been completed by Agribank. The limitations the Branch is facing revolve around the implementation of branch-level regulations; human resources and capacity of credit officers; risks on staff morale; Risks from borrowers themselves. On the basis of these shortcomings, the author proposes measures close to reality at the branch to improve and enhance the quality of the branch's credit risk management process. 3. Keywords: Credit risk; Risk management; limit risks, commercial banks
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trải qua nhiều năm phát triển, ngành ngân hàng ngày càng nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là cầu nối giúp luân chuyển dòng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển. Thông qua vai trò trung gian, các ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận bằng cách huy động từ các chủ thể thừa vốn và cho vay lại đối với các chủ thể đang cần vốn để hưởng chênh lệch lãi suất. Đây cũng là hoạt động sinh lời chính của các ngân hàng, đó là lý do tại sao nhiều ngân hàng đã khuyến khích tăng trưởng cho vay để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn những RRTD nhất định đối với ngân hàng. Hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh đã khiến cho các ngân hàng rơi vào các cuộc khủng hoảng trầm trọng trong những năm của thập niên 1980 và những năm 1990. Từ sau năm 1980 cho đến nay, các cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng xảy ra ngày càng thường xuyên hơn và để lại hậu quả ngày càng nghiêm trọng mà tiêu biểu trong đó có thể đề cập đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 mà nguồn cơn bắt đầu từ cuộc khủng hoảng xảy ra tại Hoa kỳ do bong bóng bất động sản và việc các ngân hàng Mỹ cho vay dưới tiêu chuẩn. Cuộc khủng hoảng tài chính sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới và kéo theo sự sụp đổ của một loạt tổ chức tài chính, suy thoát kinh tế toàn cầu trong nhiều năm sau đó. Trải qua các cuộc khủng hoảng vấn đề RRTD và QTRRTD ngày càng được quan tâm và chú trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Tại Việt Nam, từ sau khi nước ta gia nhập WTO vào năm 2007, NHNN đã có nhiều nỗ lực xây dựng hệ thống pháp lý từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Các TCTD Việt Nam ngày càng chú trọng trong việc nâng cao năng lực QTRR. Nhất là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, việc áp dụng các chuẩn mực của Basel II ngày càng được chú trọng hơn ở các TCTD nhằm để đảm bảo tính ổn định của cả hệ thống ngân hàng từ đó đảm bảo hoạt động nền kinh tế được ổn định. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế toàn cầu phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch COVID – 19 chưa từng có trong lịch sử. Nền kinh tế thế giới gần như rơi vào tình
  16. 2 trạng đóng băng, khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng. Nghiên cứu của HS Disemadi và AI Shaleh (2021) tại Indonesia về Chính sách tái cơ cấu tín dụng ngân hàng Indonesia trong thời kỳ COVID-19 đã cho thấy hoạt động và lợi nhuận của phần lớn doanh nghiệp ở Indonesia đều bị suy giảm, từ đó trực tiếp làm gia tăng RRTD của các ngân hàng ở nước này lên cao, làm gián đoạn đến sự hoạt động ngân hàng và đe dọa tới sự ổn định tài chính ở Indonesia. Darjana, D., Wiryono, S. K., & Koesrindartoto, D. P. (2022) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của COVID-19 đối với lĩnh vực ngân hàng ở Indonesia trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 cũng cho thấy đại dịch đã gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng tại Indonesia và làm cho hoạt động của các ngân hàng nước này bị ảnh hưởng đáng kể. Cũng như nhiều nền kinh tế khác, nền kinh tế Việt Nam cũng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Sự bùng phát kéo dài của dịch COVID-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế của xã hội. Trong những năm 2019 – 2021, với việc thực hiện nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch nên hoạt động của hầu hết các công ty bị đình trệ, nguồn doanh thu và lợi nhuận bị sụt giảm đáng kể. Mặt khác, những khoản chi phí cố định như chi phí nhân công, chi phí kho bãi, chi phí lãi vay, … vẫn phải được duy trì đã gây nên áp lực rất lớn lên dòng tiền của công ty và đẩy các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ thậm chí phá sản do mất khả năng thanh toán. Điều này cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng khi làm gia tăng RRTD cũng như nợ xấu lên cao. Theo thống kê của NHNN trong hai năm 2020 và 2021, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD có xu hướng tăng dần. Tính đến thời điểm 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9%, tăng 0,21% so với thời điểm cuối năm 2020. Nếu tính thêm nợ bán cho VAMC thì tỷ lệ nợ xấu là 3,9%. Tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% tại thời điểm cuối năm 2021. Giống như hầu hết các NHTM, hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho Agribank Chi Nhánh Bình Thạnh là hoạt động tín dụng. Hai mươi năm hình thành và phát triển (2001 – 2021), đến nay tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh là 5.293 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay cá nhân là 1.153 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 22% và dư nợ cho vay pháp nhân là 4.140 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 78%. Với việc cho vay chủ yếu là pháp
  17. 3 nhân vì vậy mà “sức khỏe tài chính” của các doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Chi nhánh. Trong hai năm 2020 và 2021 dưới tác động của đại dịch, thu nhập và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh bị sụt giảm mạnh, không đủ tiền để trả nợ và phải thực hiện cơ cấu nợ. Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng dư nợ cơ cấu của cả Chi nhánh là 516 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 9,7% trên tổng dư nợ. Dư nợ cơ cấu của pháp nhân là 413 tỷ đồng. Với mức dư nợ cơ cấu cao và phần lớn trong đó chủ yếu đến từ việc cho vay đối với pháp nhân vì vậy mà việc QTRRTD trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cấp bách đối với Agribank Chi nhánh Bình Thạnh nhằm duy trì mức tỷ lệ nợ xấu cho phép và đảm bảo hoạt động của Chi nhánh được ổn định. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh” làm luận văn thạc sĩ của mình. 1.3 Mục tiêu của đề tài và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh. Qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế trong QTRRTD tại Chi nhánh. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: Bài nghiên cứu được tác giả thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích thực trạng QTRRTD tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh. - Đề xuất những biện pháp khắc phục các hạn chế trong QTRRTD tại Chi nhánh. 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu: Với các mục tiêu trên, luận văn được tác giả thực hiện nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thứ nhất, Các tiêu chí nào đánh giá về QTRRTD? - Thứ hai, Thực trạng QTRRTD của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh như thế nào? - Thứ ba, Cần thực hiện những giải pháp nào để khắc phục các hạn chế trong hoạt động QTRRTD của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh?
  18. 4 1.4 Đối tượng nghiên và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này là hoạt động QTRRTD tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ trình bày hoạt động QTRRTD tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh giai đoạn 2016 - 2021. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu của bài nghiên cứu là phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh. Qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế nhằm QTRRTD tại Chi nhánh. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thu thập các thông tin, dữ liệu từ báo cáo tài chính của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh và một số các ngân hàng trong nước kết hợp với việc sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp đánh giá các thông tin đối với dữ liệu đã được thu thập, từ đó tác giả sẽ đi đến chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để từ đó có thể đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp cho hoạt động QTRRTD của chi nhánh. 1.6 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về tổng quan RRTD, QTRRTD của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài như sau: • Về RRTD và QTRRTD của các NHTM: Fatemi và cộng sự (2006) thông qua việc nghiên cứu dữ liệu QTRRTD của 100 ngân hàng lớn tại Mỹ cho thấy việc đánh giá rủi ro vỡ nợ của bên vay là mục tiêu quan trọng nhất trong mô hình QTRRTD. Fatemi và cộng sự (2006) cho rằng việc xác định xác suất vỡ nợ là một tiêu chí của mô hình QTRRTD hiện đại. Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở các ngân hàng lớn mà không đề cập đến các ngân hàng vừa và nhỏ, do đó mẫu dữ liệu cũng bị hạn chế.
  19. 5 Alobari Collins và các cộng sự (2018) đã nghiên cứu tác động của việc quản lý tín dụng và hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng ở Nigeria. Thông qua việc thiết kế các câu hỏi khảo sát đối với các nhân viên quản lý bao gồm Giám đốc ngân hàng và năm nhân viên cấp cao của 11 NHTM hoạt động tại Nigeria, các tác giả đã nhận thấy quản lý tín dụng có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Nigeria. Ping Han (2016) thông qua nghiên cứu thực tế hoạt động QTRRTD tại các NHTM ở Trung Quốc đã chỉ ra một số hạn chế về QTRRTD ở các NHTM nước này như sau: Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng không hợp lý; Các NHTM chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn bởi Chính phủ; Danh mục tín dụng không hợp lý; Bộ phận giám sát và quản lý tín dụng thiếu hiệu quả. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp để đẩy mạnh hoạt động quản trị RRTD tại các NHTM nước này như: Triển khai hệ thống “ba kiểm tra”; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý RRTD; Đánh giá lại danh mục tín dụng trên cơ sở giảm tập trung tín dụng vào một ngành; Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm; Thiết lập cơ chế chuyển đổi rủi ro. Lê Thị Huyền Diệu (2010) nghiên cứu về mô hình QTRRTD tại hệ thống các NHTM Việt Nam thông qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh RRTD và hệ thống hóa các nội dung cơ bản của QTRRTD qua các bước: nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý, kiểm soát và xử lý rủi ro. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng trong giai đoạn trước năm 2000, nguyên nhân RRTD chủ yếu xuất phát từ rủi ro hệ thống và rủi ro cá biệt với nhóm doanh nghiệp nhà nước. Từ sau năm 2000, hệ thống pháp lý nhìn chung đã tương đối hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Nguyễn Anh Tuấn (2012) thông qua nghiên cứu thực trạng QTRR trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo hiệp ước Basel đã chỉ ra những vấn đề bất cập của công tác QTRR tại các NHTM Việt Nam. Đồng thời, tác giả đã đưa ra các kiến nghị để cải thiện việc QTRR ở các ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ giới hạn xung quanh các chuẩn mực theo Basel và số liệu được thu thập từ trước 2012 nên không đảm bảo tính thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. • Về QTRRTD tại Agribank Nguyễn Tuấn Anh (2012) thông qua bài nghiên cứu QTRRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã hệ thống đầy đủ các tiêu chí định tính và
  20. 6 định lượng để đánh giá hiệu quả công tác QTRRTD của NHTM ở Việt Nam làm cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đảm bảo thành công cho một chiến lược QTRRTD hoàn thiện. Đồng thời nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý RRTD tại Agribank. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra giải pháp nhằm cải thiện QTRRTD tại Agribank, đặc biệt nhấn mạnh tới giải pháp về thiết lập mô hình đo lường RRTD, thành lập Ủy ban quản trị rủi ro, phân công lại chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, xây dựng hệ thống báo cáo theo chuẩn quốc tế và đặc biệt là sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong việc QTRRTD. Nguyễn Hùng Tiến (2016) qua nghiên cứu về QTRRTD tại Agribank đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến RRTD tại Agribank trong những năm 2009 – 2014 và đề xuất những biện pháp cải thiện tốt hơn quy trình QTRRTD. Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ giới hạn thời gian nghiên cứu từ 2014 trở về trước nên những phân tích và đánh giá thực trạng không có tính cập nhật đến giai đoạn hiện nay. Qua các phân tích trên cho thấy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những đóng góp to lớn vào tổng quan kiến thức QTRRTD chung cho xã hội tuy nhiên lĩnh vực ngân hàng luôn vận động không ngừng mở rộng và phát triển do đó các công trình nghiên cứu trên dần trở nên cũ, đòi hỏi cần có các đề tài nghiên cứu mới kế thừa và phát huy nền kiến thức của thế hệ trước để áp dụng cho phù hợp với xu thế phát triển của lĩnh vực ngân hàng ngày nay. Chính vì vậy, những nghiên cứu trước đây cần được kế thừa phát huy lên nữa để đáp ứng với yêu cầu QTRRTD hiện đại. 1.7 Ý nghĩa nghiên cứu Luận văn được thực hiện không chỉ cung cấp cơ sở lý thuyết về QTRRTD tại các NHTM mà còn góp phần làm rõ thực tế thực trạng RRTD tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh trong giai đoạn từ năm 2016 – 2021. Đồng thời chỉ rõ đâu là những nguyên nhân dẫn đến RRTD xảy ra từ đó đề xuất các phương án khắc phục và cải thiện việc QTRRTD tại Chi nhánh nhằm vừa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn mà còn có thể đáp ứng được yêu cầu giúp cho doanh nghiệp có thể hồi phục sau đại dịch. 1.8 Bố cục đề tài Luận văn được tác giả thực hiện theo một kết cấu gồm các chương như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2