intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

16
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam" có mục tiêu chính là xem xét tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 01/01/2007 đến 31/12/2020. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRIỆU QUỐC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRIỆU QUỐC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn về đề tài “Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam.” là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện. Tất số liệu sử dụng phân tích trong luận văn này do tôi tự thu thập từ các nguồn tin cậy và có nguồn gốc rõ ràng và số liệu kết quả có được trong nghiên cứu do chính tôi thực hiện, phân tích một cách khách quan, trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. i
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn về đề tài “Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam.”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của rất nhiều người. Em xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Quỳnh Anh đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Với tất cả tấm lòng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã cho em những kiến thức quý báu trong suốt những học kỳ vừa qua. Tôi xin cảm ơn quý đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo điều kiện hỗ trợ để tập hợp đầy đủ số liệu cần thiết cho luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè và tập thể lớp cao học CH22B1 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi ân cần. ii
  5. TÓM TẮT 1. Tên đề tài: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam 2. Tóm tắt Hành vi đám đông là biểu hiện của hành động bắt chước một cách vô thức hoặc có chủ ý nhưng cũng không hiểu rõ về vấn đề. Hiệu ứng đám đông xảy ra ở mọi nơi trên mọi lĩnh vực. Luận văn này nghiên cứu tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên mô hình của Chang và cộng sự (2000), đi sâu vào đánh giá yếu tố đám đông trong từng nhóm cổ phiếu được sắp xếp theo giá trị vốn hóa và tỷ số giá sổ sách trên giá thị trường dưới từng điều kiện thị trường. Kết quả chỉ ra rằng hành vi đám đông thể hiện mạnh hơn khi thị trường đang trong xu hướng tăng điểm. Ngoài ra, khi thị trường đang đi xuống, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và những doanh nghiệp thuộc nhóm cổ phiếu tăng trưởng thể hiện mức độ hành vi đám đông rõ rệt hơn so với doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp thuộc nhóm cổ phiếu giá trị. Lý thuyết tài chính hành vi và thực tế giao dịch trên thị trường được vận dụng để giải thích cho kết quả thu được. Cuối cùng, các kiến nghị được đề xuất cho cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực do hành vi đám đông gây ra. 3. Từ khóa: Hành vi đám đông, thị trường chứng khoán. iii
  6. ABSTRACT 1. Title An examination of herding behavior in Vietnam stock market 2. Abstract Herding behavior is an expression of an unintentional action or intentional action but also a lack of understanding of the subject matter to copy the behavior of other investors. The herding effect occurs everywhere in every field. This study investigates the presence of herding in Vietnam stock market by using the sample of all listed company in Ho Chi Minh Stock Exchange. The sutdy employs the methodology proposed by Chang et al. (2000) to measuring the herding on stock maket. The author conducted the herding measures in each specific group of stocks sorted by market capitalization and book-to-market ratio under each market condition. The results show that the herding behavior is stronger when the market is in an uptrend. When the market is going downtrend, small firms and growth stock exhibit a more pronounced degree of herding behavior than large firms and value stock. Moreover, behavioral finance theory and market trading practice are applied to explain the results obtained. Finally, recommendations are proposed to both investors and regulators to minimize the negative impact caused by herding behaviour. 3. Keywords: Herding behavior, stock maket. iv
  7. Mục lục Chương 1: Giới thiệu .......................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2. Sự cần thiết của việc nghiên cứu hành vi đám đông ..........................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................5 1.4. Khái quát về phương pháp nghiên cứu .............................................................. 6 1.5. Dữ liệu và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................7 1.6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................8 1.7. Bố cục luận văn .................................................................................................. 8 Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước có liên quan . .................................................................................................................................10 2.1. Lý thuyết về tài chính hành vi .............................................................................10 2.2. Các dạng sai lệch trong hành vi ..........................................................................11 2.3. Sai lệch nhận thức ...............................................................................................12 2.3.1. Sai lệch kiên trì về niềm tin .............................................................................13 2.3.1.1. Tính bảo thủ ..................................................................................................13 2.3.1.2. Tính xác nhận ................................................................................................ 14 2.3.1.3. Tính đại diện ................................................................................................. 14 2.3.1.4. Ảo tưởng khả năng kiểm soát .......................................................................15 2.3.1.5. Nhận thức muộn ............................................................................................15 2.3.2. Lỗi xử lý ........................................................................................................... 15 2.3.2.1. Neo và điều chỉnh.......................................................................................... 16 2.3.2.2. Kế toán nhận thức .........................................................................................16 2.3.2.3. Đóng khung tâm lý ........................................................................................17 2.3.2.4. Định kiến sẵn có ............................................................................................ 17 2.4. Sai lệch về cảm xúc .............................................................................................18 2.4.1. Lo ngại mất mát ...............................................................................................18 2.4.2. Quá tự tin..........................................................................................................19 v
  8. 2.4.3. Tự kiểm soát .....................................................................................................19 2.4.4. Định kiến nguyên trạng ....................................................................................19 2.4.5. Sự sở hữu..........................................................................................................20 2.4.6. Lo ngại hối tiếc.................................................................................................20 2.5. Lý thuyết về hành vi đám đông...........................................................................21 2.6. Lý thuyết về tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán.........23 2.7. Lược khảo các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới ...................................24 2.7.1 Một số nghiên cứu trước trên thế giới...............................................................24 2.7.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam .........................................................................25 Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu..........................................................30 3.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 30 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................32 3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................34 3.3.1. Mô hình CSAD ................................................................................................34 3.3.2. Mô hình đánh giá độ tác động của hiệu ứng đám đông dưới các điều kiện thị trường khác nhau ........................................................................................................ 36 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................38 4.1. Hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................38 4.2. Hành vi đám đông khi thị trường đang lên và đang xuống.................................39 4.3. Hành vi đám đông trong nhóm các danh mục sắp xếp theo quy mô cổ phiếu. .. 43 4.3.1. Hành vi đám đông trong danh mục theo giá trị vốn hóa..................................44 4.3.2. Hành vi đám đông trong danh mục theo tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường ....................................................................................................................................48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................55 5.1. Kết luận ...............................................................................................................55 5.2. Kiến nghị .............................................................................................................57 5.2.1. Về phía nhà đầu tư ........................................................................................... 57 5.2.2. Về phía cơ quan quản lý...................................................................................58 Tài liệu tham khảo .........................................................................................................64 vi
  9. Phụ lục ...........................................................................................................................68 Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả bằng Stata (Bảng 3) ............................................68 Phụ lục 2: Kết quả hồi quy Stata phương trình (2), (3) và (4) cho từng điều kiện thị trường (Bảng 4 và Bảng 5) .........................................................................................69 Phụ lục 3: Kết quả hồi quy Stata cho danh mục sắp xếp theo giá trị vốn hóa thị trường (Bảng 6) ..........................................................................................................70 Phụ lục 4: Kết quả hồi quy Stata cho danh mục sắp xếp theo tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường (Bảng 7) ...............................................................................................73 vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Danh mục bảng: Bảng 1: Số liệu tổng hợp mã cổ phiếu FLC và HAI......................................................... 4 Bảng 2: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan tại nhiều thị trường khác nhau ........... 26 Bảng 3: Bảng thống kê mô tả dữ liệu thu thập được ...................................................... 33 Bảng 4: Kết quả thực nghiệm hành vi đám đông trên toàn bộ mẫu .............................. 38 Bảng 5: Kết quả thực nghiệm hành vi đám đông khi thị trường lên và xuống ............. 41 Bảng 6: Kết quả thực nghiệm hành vi đám đông trong nhóm danh mục sắp xếp theo quy mô vốn hóa 47 Bảng 7: Kết quả thực nghiệm hành vi đám đông trong nhóm danh mục sắp xếp theo tỷ số giá sổ sách trên giá thị trường 51 Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện chỉ số VN-Index và phần trăm thay đổi số tài khoản giao dịch theo quý..................................................................................................................... 40 Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện khối lượng giao dịch trung bình của từng nhóm giá trị vốn hóa ..................................................................................................................................... 45 Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện khối lượng giao dịch trung bình của từng nhóm cổ phiếu sắp xếp theo giá trị sổ sách trên giá thị trường (BTM) .................................................. 52 viii
  11. Chương 1: Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Trong tài chính hành vi, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong các quyết định được đưa ra bởi nhà đầu tư. Tài chính hành vi giải thích rằng hành vi con người là phi lý trí dựa trên cảm xúc của chính bản thân và vì thế có phần thiên vị khi đưa ra các quyết định đầu tư. Trong khi đó, tài chính truyền thống thường cố gắng chứng minh rằng các nhà đầu tư không đưa ra quyết định tài chính dựa trên cảm xúc mà dựa trên lý trí. Nhà đầu tư thu thập tất cả thông tin họ cần và thực hiện phân tích, chạy các mô hình tài chính dựa trên dữ liệu đó để đưa ra lựa chọn tối ưu. Trên thực tế thì phân tích và tính toán hoàn toàn có thể xảy ra sai sót do hạn chế về tri thức và sự bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể trên thị trường. Hơn nữa, con người thường dễ bị chi phối bởi cảm xúc và các ý kiến chủ quan nên dễ thực hiện các hành động phi lý trí dẫn đến các quyết định đầu tư sai lầm. Do đó, nghiên cứu tài chính hành vi sẽ giúp xác định những xu hướng dẫn đến những hành xử bất hợp lý của con người và đưa ra các quyết định tối ưu. Hành vi đám đông trên thị trường là một dạng của tài chính hành vi, trong đó các nhà đầu tư quyết định bắt chước các quyết định của người khác hoặc thực hiện theo sự đồng thuận của thị trường thay vì đưa ra các quyết định riêng dựa trên thông tin họ có. Việc bắt chước này có thể khiến giá của cổ phiếu lệch khỏi giá trị cơ bản của chúng và tạo ra các cơ hội đầu tư thu về lợi nhuận hoặc khiến cho thị trường đang đi xuống càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nó không những tồn tại mà thực sự trở nên phổ biến trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư trên thị trường, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, những người gặp hạn chế trong tiếp cận thông tin hoặc thiếu kiến thức mà bỏ qua các thông tin mình có, sẽ dễ dàng bị cuốn vào xu thế trên thị trường, kể cả khi chứng khoán bị thao túng và làm giá. Vì vậy nghiên cứu về tài chính hành vi nói chung và hành vi đám đông nói riêng giúp nhà đầu tư có đủ kiến thức để phần nào Trang 1
  12. nhận ra các xu hướng tốt và xấu trên thị trường và đưa ra các quyết định phù hợp mà không chịu tác động từ yếu tố đám đông. Hành vi đám đông là một hướng nghiên cứu tương đối mới tại Việt Nam hiện nay. Có rất ít nghiên cứu liên quan đến hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Việc kiểm tra sự tồn tại của hành vi đám đông trên thị trường là cần thiết và xuất phát từ tác động của nó đối với thị trường chứng khoán nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Từ đó, cơ sở lý thuyết về hành vi và thực tế giao dịch thị trường sẽ được vận dụng để giải thích cho các kết quả thu được về những tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam có liên quan đến hành vi đám đông, qua đó đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu tư cũng như đề xuất những giải pháp về mặt chính sách điều hành để hạn chế các tác động tiêu cực liên quan hành vi trên thị trường. 1.2. Sự cần thiết của việc nghiên cứu hành vi đám đông Sự tồn tại của hành vi đám đông trong một thị trường cũng được cho là có thể gây ra sự gián đoạn đối với tính ổn định của thị trường (Demirer và Kutan, 2006). Các hành vi chạy theo đám đông có thể dẫn đến sai sót trong việc định giá tài sản và sẽ làm cho thị trường bất ổn hơn (Lao và Singh, 2011). Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu thông tin và không đủ kiến thức về tài chính sẽ dễ bị chi phối theo hiệu ứng đám đông trên thị trường. Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán Nhà nước thì số trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán có chiều hướng gia tăng qua các năm, số trường hợp xử phạt vi phạm năm 2019 đã tăng khoảng 30% so với năm 2018. Nghiên cứu của Trần (2020) nên ra việc xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là chưa hiệu quả, nhiều vụ nghi vấn nhưng không xác định được vi phạm hoặc xác định được nhưng hình thức xử lý rất nhẹ. Điều này cho thấy hàng loạt vi phạm về công bố thông tin, giao dịch bất hợp pháp, thao túng giá cùng với khung pháp lý chưa đủ sức chế tài khiến thị trường thiếu sự minh bạch và kém hiệu quả hơn. Bikhchandani và cộng sự (1992) cho rằng sự không minh Trang 2
  13. bạch của thị trường là một trong những lý do chính dẫn đến gia tăng hiệu ứng đám đông. Theo công bố “Thông tin từ hoạt động ngân hàng trong tuần từ 28-31/12/2020” của Ngân hàng Nhà nước”, “Mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND của TCTD có xu hướng giảm so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,2-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng”. Thực tế thị trường tại Việt Nam cho thấy, khi lãi suất huy động năm 2020, 2021 của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giảm sâu, một lượng tiền đầu tư lớn giải ngân vào thị trường chứng khoán như là một kênh thay thế cho gửi tiết kiệm. Trong khi đó, theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, tháng 12/2021 “là tháng có số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới cao nhất trong lịch sử, tăng hơn 6.000 tài khoản so với tháng kỷ lục trước đó. Đây cũng là tháng thứ 10 liên tiếp số tài khoản mở mới của cá nhân trong nước duy trì ở mức trên 100.000 mỗi tháng và là tháng thứ 2 liên tiếp có trên 200.000 tài khoản được mở mới.” Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp lập kỷ lục về giá trị thanh khoản và số tài khoản mở mới. Điều đó cho thấy, số lượng lớn nhà đầu tư sẵn sàng đi theo xu hướng của dòng tiền trên thị trường, dễ dàng ra các quyết định đầu tư theo số đông cho dù hạn chế về thông tin cũng như kiến thức liên quan. Điều này khiến cho giá chứng khoán tăng cao vượt giá trị định giá cơ bản và gây rủi ro cao cho các nhà đầu tư. Xém xét ba mã cổ phiếu được lựa chọn ngẫu nhiên thuộc ba ngành nghề kinh doanh khác nhau gồm xây dựng (HBC: Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình), hóa chất (HAI: Công ty Cổ phần Nông dược H.A.I) và sản xuất công nghiệp (AAA: Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh) sau đây để thấy rõ một tình huống điển hình là giá trị thị trường của chứng khoán hoàn toàn không đi theo cách định giá cơ bản mà phụ thuộc vào hành vi của nhà đầu tư trên thị trường. Trang 3
  14. Bảng 1: Số liệu tổng hợp mã cổ phiếu HBC, HAI, AAA (Đơn vị: nghìn đồng) 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021 Mã chứng Giá thị Giá thị Giá thị khoán EPS trường EPS trường EPS trường P/E HBC 1.928 10.7 0.374 16.05 0.441 30.25 68.59 HAI 0.083 2.82 0.032 2.92 0.037 8.1 217.63 AAA 2.69 12.7 1.367 14.4 1.042 20.2 19.39 Nguồn số liệu: tổng hợp từ www.vietstock.vn EPS (Earning per share): Mức lợi nhuận kiếm được từ một đơn vị cổ phiếu P/E (Price to Earning ratio): Mức tỷ số phản ánh giá chứng khoán trên thu nhập Số liệu tổng hợp cho thấy rằng EPS của 3 doanh nghiệp trên giảm mạnh qua ba năm từ 2019 đến 2021, HBC giảm 77%, HAI giảm 55% và AAA giảm 61%. Tuy nhiên, giá thị trường của những cổ phiếu lại thể hiện điều ngược lại, tất cả đều tăng rất cao và bất hợp lý HBC tăng 183%, và HAI tăng 187% và AAA tăng 59%. Đáng chú ý là tỷ số P/E của doanh nghiệp ở mức rất cao, vượt trội so với P/E bình quân ngành, (xây dựng: 11.45, hóa chất: 8.61, sản xuất công nghiệp: 12.3, nguồn dữ liệu: https://www.vfs.com.vn/). Điều này hoàn toàn không phù hợp tình hình kinh doanh với lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng và triển vọng không khả quan của công ty. Đây là ba cổ phiếu được xếp vào nhóm đầu cơ với biên độ giao động giá lớn, thanh khoản luôn ở mức cao thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư đối với những cổ phiếu này. Mặc dù tình hình kinh doanh rất không khả quan nhưng giá chứng khoán lại tăng cao gấp nhiều lần, điều đó cho thấy có sự tác động từ đám đông nhà đầu tư muốn tìm kiếm mức tỷ suất sinh lợi vượt trội, đẩy giá cổ phiếu vượt xa giá trị định giá cơ bản, rủi ro đối với nhóm cổ phiếu này cũng rất cao. Trang 4
  15. Vì vậy, nghiên cứu về hiệu ứng đám đông cũng như tác động của hiệu ứng này lên từng nhóm cổ phiếu khác nhau trong từng điều kiện thị trường là cần thiết, từ đó giúp các nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức có sự chọn lọc thông tin đúng đắn và đưa ra quyết định mà không phụ thuộc vào các hành vi không chắc chắn trên thị trường. Luận văn này cung cấp một cơ sở khoa học mang tính tham khảo cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và các nhà quản lý hoạch định chính sách. Đầu tiên, cần khẳng định hiệu ứng đám đông là có tồn tại trên thị trường và không thể loại bỏ hoàn toàn. Do đó, nhà đầu tư cần tích lũy kiến thức và khả năng phân tích thông tin để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, tránh chạy theo đám đông và đưa ra các quyết định sai lầm. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này có mục tiêu chính là xem xét tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 01/01/2007 đến 31/12/2020. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để xem xét tác động của tâm lý đám đông trên thị trường, nghiên cứu này sẽ đánh giá từng khía cạnh theo ba mục tiêu cụ thể như sau. Thứ nhất, tiến hành xem xét tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, đánh giá tác động của hành vi đám đông trong từng nhóm danh mục riêng biệt dưới các điều kiện thị trường khác nhau trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các điều kiện thị trường bao gồm: thị trường tổng hợp, thị trường đang tăng điểm và thị trường giảm điểm. Phân nhóm danh mục dựa trên giá trị vốn hóa và tỷ số giá sổ sách trên giá thị trường Cuối cùng, dựa trên kết quả thực nghiệm là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trang 5
  16. Từ mục tiêu cụ thể trình bày như trên, nghiên cứu này đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:  Có sự tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không?  Độ tác động của hành vi đám đông trong từng nhóm danh mục dưới các điều kiện thị trường khác nhau lên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?  Các khuyến nghị nào cho nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách cần đưa ra nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.4. Khái quát về phương pháp nghiên cứu Có nhiều phương pháp để kiểm tra hành vi của đầu tư trên thị trường chứng khoán. Một phương pháp thường hay sử dụng để nghiên cứu tài chính hành vi là kết hợp giữa định lượng và định tính. Theo đó, phương pháp định lượng được thực hiện bằng cách phát hành một bản khảo sát với các câu hỏi được đề xuất liên quan đến từng loại hành vi của nhà đầu tư trên thị trường, các câu trả lời sẽ được thu thập trực tiếp từ các nhà đầu tư và cá nhân trên thị trường. Thông qua việc phân tích số liệu khảo sát để xác định được hành vi và các quyết định liên quan của nhà đầu tư. Ngoài ra phương pháp định tính sẽ được áp dụng kèm theo thông qua việc giải thích và phân tích các quyết định của số đông nhà đầu tư dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm. Mục tiêu của nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung xem xét hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán, vì vậy phương pháp tiếp cận bằng nghiên cứu định lượng sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu sẽ không theo hướng phát hành câu hỏi khảo sát, thay vào đó sẽ áp dụng mô hình hồi quy phi tuyến tính dựa trên dữ liệu lịch sử trên thị trường để phát hiện sự tồn tại của hành vi đám đông và mức độ của nó. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp và có độ chính xác cao vì dựa trên dữ liệu lịch sử chính xác. Trang 6
  17. Ngoài ra, nó còn có ưu điểm lớn là tiết kiệm thời gian và nguồn lực rất nhiều so với phương pháp truyền thống là phát hành bản câu hỏi khảo sát. sẽ đám đông trên thị trường đã được các nhà nghiên cứu sử dụng. Có nhiều nghiên cứu về hành vi đám đông trên thị trường tài chính, nhiều nghiên cứu tập trung vào phân loại các hành vi, trong khi nhiều lý thuyết khác lại chỉ ra tác động của hiệu ứng đám đông lên hệ thống tài chính. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra mô hình đo lường hành vi đám đông ví dụ như: mô hình của Lakonishok, Schleifer và Vishny (1991), mô hình của Christie và Huang (1996), mô hình của Chang và cộng sự (2000), mô hình của Huang và Salmon (2001)... Trong phạm vi của luận văn này, mô hình của Chang và cộng sự (2000) được lựa chọn để đo lường mức độ hành vi đám đông trong từng điều kiện thị trường. Tại Việt Nam, có nghiên cứu cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán nhưng chưa có nghiên cứu nghiên cứu thực nghiệm nào xem xét từng mức độ hành vi trong từng nhóm cổ phiếu sắp xếp theo quy mô và tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường cho từng điều kiện thị trường cụ thể. 1.5. Dữ liệu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì thế không gian nghiên cứu sẽ bao gồm tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian nghiên cứu, dữ liệu sẽ được tập hợp trong giai đoạn từ 01/01/2007 đến 31/12/2020. Đây là giai đoạn có sự biến động mạnh của chỉ số chứng khoán tại thị trường Việt Nam, từ sự bùng nổ và đi lên của thị trường từ năm 2007 khi mà chỉ số Vnindex có lúc đạt trên 1200 điểm, ngay sau đó là giai đoạn đi xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vào 2008, tác động tiêu cực kéo dài nhiều năm về sau phản ánh lên chỉ số Vnindex có thời điểm tiệm cận 300 điểm. Giai đoạn sau này cũng chứng kiến sự biến động với biên độ lớn của thị trường khi kinh tế phục hồi và phát Trang 7
  18. triển cũng như tác động tiêu cực của đại dịch ảnh hưởng chung đến nền kinh tế toàn cầu. Số lượng mẫu giai đoạn này bao quát nhiều thời điểm biến động của thị trường, vì thế sẽ phản ánh kết quả có sức thuyết phục cao. Dữ liệu nghiên cứu:  Sử dụng dữ liệu giá chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh  Tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường của tất cả chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh  Vốn hóa thị trường của tất cả chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 1.6. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu này góp phần cung cấp một cơ sở khoa học mang tính tham khảo về tác động của hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng hiệu ứng đám đông là có tồn tại trên thị trường và không thể loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm danh mục phân loại theo giá trị vốn hóa và mức định giá nào sẽ chịu tác động của hành vi đám đông mạnh hơn trong từng điều kiện thị trường đang lên hoặc đang giảm điểm cụ thể. Các kết quả thu được sẽ được thảo luận và giải thích dựa trên lý thuyết về tài chính hành vi và thực tế giao dịch trên thị trường. Từ đó, nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhằm giảm bớt hiệu quả tiêu cực của hiệu ứng đám đông, góp phần giúp thị trường giao dịch hiệu quả hơn. 1.7. Bố cục luận văn Các phần tiếp theo của nghiên cứu này được tổ chức theo bố cục như sau: chương 2 tổng quan lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước về tâm lý đám đông trên thị trường tài chính; chương 3 giới thiệu phương pháp và mô hình nghiên cứu được sử dụng; chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu và chương cuối là kết luận và các Trang 8
  19. khuyến nghị đề xuất cho nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý. Nội dung cụ thể sẽ gồm các chương sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan. Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị Kết luận chương 1 Với sự phát triển và tăng trưởng không ngừng của thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu hành vi đám đông đóng góp một phần quan trọng trong việc giải thích sự tăng giảm không theo quy luật của thị trường. Chương 1 khảo cứu các nghiên cứu cả trong và ngoài nước về tác động tiêu cực của hành vi đám đông, để chứng minh rằng sự tồn tại của hành vi đám đông tác động tiêu cực đến tính ổn định của thị trường, hay tác động từ đám đông nhà đầu tư sẽ đẩy giá cổ phiếu vượt xa định giá cơ bản, qua đó thấy được sự cần thiết của nghiên cứu. Từ đó đề xuất mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp thực hiện cho luận văn. Kết quả của nghiên cứu đóng góp một nguồn tham khảo đáng tin cậy cho nhà đầu tư cũng cơ quan quản lý để thị trường giao dịch hiệu quả hơn. Trang 9
  20. Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước có liên quan 2.1. Lý thuyết về tài chính hành vi Barberis và Thaler (2005) đã hệ thống hóa các nghiên cứu về tài chính hành vi và đưa ra khái niệm cơ bản. Theo đó, tài chính hành vi là một lĩnh vực thuộc kinh tế học hành vi, nó dựa trên tâm lý học để đề xuất các lý thuyết, giải thích các sự kiện bất thường trên thị trường chứng khoán, ví dụ như sự tăng giảm không theo quy luật của giá cổ phiếu, các hành vi bán tháo của nhà đầu tư, hay đơn giản giá trị cổ phiếu bị định giá cao mặc dù doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Phần lớn các lý thuyết về kinh tế và tài chính truyền thống thường dựa trên giả định rằng hành động của nhà đầu tư là phù hợp với thị trường thông qua phân tích tất cả thông tin sẵn có trong quá trình ra quyết định. Trong khi đó, tài chính hành vi không dựa trên giả định này mà khám phá cách các nhà đầu tư thực sự hành động trên thị trường bằng cách cố gắng quan sát và giải thích. Không phải ai cũng có đủ kiến thức cũng như thông tin để thực hiện các phân tích tổng hợp trước khi ra quyết định đầu tư hoặc khi có đủ thông tin thì nỗ lực phân tích cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để đưa ra quyết định hợp lý, vì thế mà nhiều quyết định được đưa ra trong điều kiện không chắc chắn. Cách tiếp cận này trái ngược với các lý thuyết truyền thống về ra quyết định tài chính. Kahneman và Tversky (1979) đưa ra lý thuyết triển vọng mô tả về cách con người ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn và có xác suất rủi ro. Theo đó, khi mọi người phải đối mặt với các tình huống ra quyết định phức tạp đòi hỏi thời gian và công sức đáng kể, họ gặp khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn phù hợp trong vô số trường hợp có thể xảy ra của một vấn đề. Đối mặt với sự không chắc chắn và lượng thông tin dồi dào để xử lý, các cá nhân có thể không mô tả vấn đề một cách có hệ thống, ghi lại dữ liệu cần thiết hoặc tổng hợp thông tin để tạo ra các quy tắc đưa ra quyết định. Thay vào đó, nhà đầu tư có thể chọn cách tiếp cận theo hướng chủ quan hơn bằng cách dựa vào trí nhớ, phán đoán và sở thích của chính bản thân để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Vì thế mà người ra quyết định có thể không có thời gian Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2