intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài "Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam" là thông qua tác động của của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, để từ đó đưa ra một vài đề xuất các chính sách liên quan góp phần gia tăng hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THANH QUANG TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THANH QUANG TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Bùi Thanh Quang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam” đã hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ phía nhà trường và Quý Thầy Cô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Sau đại học, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất. Em xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Như Quỳnh đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, em đã cố gắng nỗ lực tuy nhiên không thể tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô và nhà trường để bài nghiên cứu của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM ngày …. Tháng…. năm 2023
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Tóm tắt: Gia tăng thêm các nguồn thu nhập ngoài lãi là xu hướng không chỉ các NHTM trong nước mà các NHTM trên thế giới đang hướng đến để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực thi, song kết quả vẫn chưa có kết quả đồng nhất. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động của NHTM làm đại diện cho hoạt động thu nhập ngoài lãi; các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm đại diện cho hiệu quả kinh doanh của NHTM. Luận văn sử dụng mẫu dữ liệu của 28 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2008-2021 với các kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng gồm Pooled OLS, FEM, REM, GMM Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, thu nhập ngoài lãi là động lực để các NHTM gia tăng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng và các yếu tố thuộc về nền kinh tế vĩ mô có tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Trong đó, các yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của NHTM gồm tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và lạm phát CPI, trong khi quy mô NHTM và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập tác động ngược chiều đến yếu tố này. Đồng thời, nghiên cứu chưa tìm ra mối quan hệ của các yếu tố gồm tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế GDP, đại dịch COVID-19 và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Từ khóa: thu nhập ngoài lãi, hiệu quả kinh doanh, NHTM, Việt Nam
  6. iv ABSTRACT Title: Impact of non-interest income on bank performance of commercial banks in Vietnam. Abstract: Increasing non-interest income is a trend not only domestic commercial banks but also commercial banks in the world are aiming to achieve the goal of maximizing shareholders wealth. Regarding the research topic, many studies have been conducted, but these results are still not consistent. Therefore, this study was conducted with the aim to analyze the impact of non-interest income on the business performance of commercial banks in Vietnam. The study uses the ratio of total non-interest income to total operating income to proxy for non-interest income activities; Return on assets (ROA) and return on equity (ROE) indicators represent the bank performance of commercial banks. The thesis uses data samples of 28 banks in the period from 2008 to 2021 with panel data regression techniques including Pooled OLS, FEM, REM, GMM. Research results have shown that non-interest income is the driving force for commercial banks to increase business efficiency. In addition, the research results also show that the internal factors of the bank and the macroeconomic factors have an impact on the bank performance. In particular, the factors that positively affect the business performance of commercial banks include the ratio of loans to total assets and CPI inflation, while the bank size and the ratio of operating cost to operating income have the negative effect to bank performance. At the same time, the study has not found the relationship of factors including non-performance loan, GDP growth, COVID-19 pandemic and bank performance of Vietnamese commercial banks. Key words: non-interest income, bank performance, commercial banks, Vietnam
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt FEM Fixed Effect Models Mô hình tác động cố định ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu ESH Efficient Structure Hypothesis Lý thuyết cấu trúc hiệu quả Generalized Method of GMM Phương pháp mô ment tổng quát Moments NPL Non-performing loan Nợ xấu NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở ROE Return on Equity hữu REM Random Effect Models Mô hình tác động ngẫu nhiên
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………ii TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii ABSTRACT ...................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... v MỤC LỤC ......................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...................................................................... viii CHƯƠNG 1. .................................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................... 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 4 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5 1.5. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 5 1.6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................... 8 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........... 8 2.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại .................................................................. 8 2.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ............................................................ 8 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. .................................. 9 2.2. TỔNG QUAN VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI ....................................................12 2.2.1. Khái niệm về thu nhập ngoài lãi ...................................................................12 2.2.2. Cách đo lường thu nhập ngoài lãi .................................................................13 2.2.3. Vai trò của thu nhập ngoài lãi .......................................................................14 2.3. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG............................................................................................................................16 2.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...........................16
  9. vii 2.3.2. Các lý thuyết nền về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng..................17 2.3.3. Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.............................19 2.4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...........................................................................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. .............................................................................................33 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................36 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................36 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................37 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................37 3.2.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu .....38 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................................45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................47 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................67 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ...........................................................................................67 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................67 4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................67 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................67 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .............................................................................................67 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................67 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................................................................................67 5.3. HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..............67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67 PHỤ LỤC ......................................................................................................................72
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................37 Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về chủ đề nghiên cứu ...........................23 Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài về chủ đề nghiên cứu ..........................28 Bảng 3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................43 Bảng 3.2. Danh sách các NHTM trong mẫu nghiên cứu ..............................................45 Bảng 4.1. Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu ..............................................67 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu ..............67 Bảng 4.3. Hệ số VIF các biến trong mô hình nghiên cứu .............................................67 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu biến phụ thuộc ROA .....................67 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu biến phụ thuộc ROE .....................67 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng bằng phương pháp SGMM đối với các mô hình nghiên cứu .................................................................................................................................67 Bảng 4.7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..........................................................................67
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm trở lại đây, ngành tài chính – ngân hàng trên khắp các nước đã trải qua nhiều cuộc thay đổi lớn. Trong đó, nhiều quốc gia đã thay đổi nhiều quy định để ngày một phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khi nền kinh tế trong nước có sự giao lưu với kinh tế quốc tế càng lớn, số lượng ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, khả năng quản trị tốt đã tham gia hoạt động tại Việt Nam càng nhiều. Điều này đòi hỏi các ngân hàng điển hình là các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam cần phải gia tăng mức độ cạnh tranh để không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà còn cạnh tranh đối với các NHTM của nước ngoài nhằm đẩy mạnh hiệu quả trong kinh doanh. Thực tế, đề cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh của NHTM là yêu cầu hết sức quan trọng. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực một mặt đáp ứng mục tiêu của nhà đầu tư, mặt khác nhằm phát triển kinh tế vĩ mô, mở rộng thị phần và phát triển ổn định, bền vững. Giai đoạn 2011-2015, đề án Cơ cấu lại các hoạt động về tài chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 một trong số các nội dung của đề án cơ cấu là “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”. Thực thi đề án trên, hầu hết các NHTM đã và đang đề cao hơn đến các hoạt động kinh doanh để tạo ra nguồn thu nhập ngoài lãi, bên cạnh các hoạt động liên quan đến tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro, nguồn thu thì chưa thật sự ổn định. Trước yêu cầu cấp thiết này, các NHTM đã không ngừng triển khai nhiều phương án nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, chẳng hạn như mở rộng phòng giao dịch, chi nhánh; thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản trị nhân lực, quản trị hiệu quả chi phí…Trong các biện pháp mà các ngân hàng thực hiện, một trong những giải pháp mà NHTM chú trọng là đa dạng hóa về dịch
  12. 2 vụ ngân hàng, bên cạnh hoạt động truyền thống về tín dụng. Thực tế đã chứng minh, tín dụng là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu chính của NHTM, song đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro (chẳng hạn rủi ro về mặt lãi suất, rủi ro trong tính thanh khoản, rủi ro hoạt động,…). Do vậy, nếu môi trường vĩ mô có biến động ảnh hưởng liên quan đến tín dụng, ngay lập tức hiệu quả trong kinh doanh của NHTM sẽ bị tác động. Do vậy, để tránh các ảnh hưởng tiêu cực tác động đến hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong hai năm gần đây, dịch COVID-19 bùng phát, các NHTM đã phát triển nhiều dịch vụ liên quan đến phi tín dụng như thẻ, bảo hiểm, ngân hàng số,…Việc phát triển các sản phẩm này một mặt giúp các NHTM không bị lệ thuộc nhiều bởi nguồn thu đến từ lãi, mặt khác giúp các NHTM nâng cao được năng lực cạnh tranh. Bởi theo Klein và Saidenberg (2000), việc thay đổi chiến lược mở rộng và làm phong phú hơn các nguồn thu đến từ lãi giúp các ngân hàng thương mại giảm đi các áp lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với định hướng của Nhà nước và Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã định hướng rõ trong quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 rằng các NHTM cần từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng và giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Xoay quanh chủ đề nghiên cứu, tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, như bài nghiên cứu của Chiorazzo, Milani, and Salvini (2008), Stiroh (2004), DeYoung and Rice (2004b) hay Phan, Pham, Le, and Lam (2023), Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2014), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016)…Tuy vậy, những bài nghiên cứu trên vẫn còn nhiều tranh luận quay quanh vấn đề mối quan hệ giữa hiệu quả trong kinh doanh và các khoản thu ngoài lãi của ngân hàng, có nghiên cứu nhận định rằng mối quan hệ giữa hai yếu tố này là cùng chiều, song cũng có những bài nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu tố trên là ngược chiều hay không có mối quan hệ.
  13. 3 Vì vậy, để làm sáng tỏ hơn về thu nhập ngoài lãi ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nhất là trong khoảng thời gian bị tác động bởi đại dịch COVID-19, học viên lựa chọn đề tài “Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm bài luận tốt nghiệp. Một mặt luận văn sẽ đưa ra bằng chứng thiết thực thực nghiệm về vai trò của thu nhập ngoài lãi đối với hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Mặt khác để đề xuất một vài hàm ý về các chính sách liên quan để gia tăng hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới cho NHTM Việt Nam. 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là thông qua tác động của của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam, để từ đó đưa ra một vài đề xuất các chính sách liên quan góp phần gia tăng hiệu quả trong kinh doanh của NHTM trong khoảng thời gian tới. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được các mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài hướng đến thực hiện các mục tiêu cụ thể gồm: Thứ nhất, lựa chọn mô hình tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Thứ hai, phân tích mức độ tác động và chiều hướng ảnh hưởng của nguồn thu ngoài lãi đối với hiệu quả trong kinh doanh của NHTM Việt Nam. Thứ ba, dựa vào kết quả vấn đề nghiên cứu đề xuất hàm ý các chính sách liên quan để góp phần gia tăng hiệu quả trong kinh doanh cho các NHTM tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu được các mục tiêu trên, bài luận sẽ hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Một là, xác định mô hình nào được thông qua nhằm phân tích ảnh hưởng của nguồn thu ngoài lãi đối với hiệu quả trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại?
  14. 4 Hai là, chiều hướng và mức độ tác động của thu nhập ngoài lãi cũng như các nhân tố khác gây ảnh hưởng tới hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam như thế nào? Ba là, đâu là hàm ý về các chính sách liên quan nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh trong thời gian sắp tới của các NHTM Việt Nam? 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập ngoài lãi, hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng và mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu theo thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2021. Nguyên nhân giai đoạn này được lựa chọn là vì đây là giai đoạn đủ dài để chứng kiến các biến chuyển của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đồng thời là khoảng thời gian phù hợp mà luận văn có thể tập hợp được đầy đủ các dữ liệu mà luận văn cần. Về phạm vi nghiên cứu theo không gian: Tại Việt Nam, dựa trên thông tin mà Ngân hàng nhà nước (NHNN – SBV) công bố tại website, có nhiều loại hình ngân hàng đang hoạt động như NHTM Việt Nam, Ngân hàng liên doanh, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng 100% vốn nước ngoài,... Tuy nhiên, Các ngân hàng nước ngoài có thể có cách tiếp cận, hoạt động, quy trình và các chính sách khác với ngân hàng NHTM, vì vậy việc phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi lên các ngân hàng này không thể áp dụng cho các NHTM tại Việt Nam, cùng với đó khả năng thu thập nguồn thông tin và dữ liệu của các ngân hàng nước ngoài bị hạn chế, điều này sẽ làm giảm tính khả thi của việc phân tích cũng như đánh giá. Vì các đặc thù hoạt động và công bố thông tin nên trong bài luận này học viên tập trung vào nghiên cứu chủ yếu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đây cũng là loại hình ngân hàng hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam, đồng thời đây cũng là nhóm các NHTM cung cấp đủ các dữ liệu cho luận văn cần. Dẫu vậy, vì đặc thù hoạt động nên một vài ngân hàng không cung cấp đầy đủ thông tin, dữ
  15. 5 liệu cho các năm trong thời gian nghiên cứu, do đó bài luận sử dụng mẫu dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam có công bố đầy đủ thông tin để phân tích và đánh giá các tác động của nguồn thu nhập ngoài lãi và hiệu quả trong kinh doanh. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hướng tới các mục tiêu mà bài nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu áp dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên các kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng như Pooled OLS, REM, FEM. Sau đó, tiến hành chọn lựa mô hình nghiên cứu phù hợp. Để kết quả nghiên cứu được đảm bảo cách chính xác, không bị sai lệch, luận văn tiến hành quá trình kiểm định lại khuyết tật các hiện tượng của mô hình như đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, nội sinh. Trường hợp khi nghiên cứu mô hình phù hợp được thực hiện các hiện tượng như phương sai sai số bị thay đổi, tự tương quan và nội sinh, bài luận sử dụng phương pháp GMM - mô men tổng quát để khắc phục và phân tích kết quả ước lượng. Về dữ liệu thông tin nghiên cứu: Để đảm bảo kết quả quá trình nghiên cứu là đáng tin cậy, bài luận tiến hành áp dụng các dữ liệu thứ cấp. Trong đó, các dữ liệu thuộc về NHTM sẽ được lấy từ nguồn các bài báo cáo tài chính qua kiểm toán hoặc các bài báo cáo thường niên, được NHTM công khai trên website. Bên cạnh các nguồn dữ liệu thuộc nền kinh tế vĩ mô, nghiên cứu sẽ truy xuất các thông tin này từ cơ sở dữ liệu IMF. 1.5. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài dự kiến có cả các góp sức ý nghĩa tích cực về thực tiễn và khoa học như sau: Về thực tiễn: Bài luận phân tích các tác động của nguồn thu nhập ngoài lãi đối với hiệu quả trong công tác kinh doanh của các ngân hàng thương mại, từ đó đề ra được một vài hàm ý các chính sách liên quan cho lãnh đạo ngân hàng, nhà làm chính sách nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới cho các NHTM Việt Nam. Về ý nghĩa khoa học: Mặc dù chủ đề về mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả trong kinh doanh của NHTM hiện nay không phải là mới. Song các nghiên cứu vẫn còn nhiều bàn luận trái chiều, tranh luận về mối quan hệ trên. Do vậy, luận văn này
  16. 6 sẽ dẫn chứng một số bằng chứng thiết thực thực nghiệm về mối liên quan giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả trong kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó cũng là một đề tài tham khảo hữu ích dành cho các đối tượng có quan tâm đến. 1.6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU Đề tài chủ yếu thực hiện dựa theo phương pháp nghiên cứu định lượng do vậy sẽ được cấu trúc làm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu Chương này, luận văn sẽ trình bày nội dung tổng quát về đề tài, chẳng hạn như lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu của nghiên cứu, các câu hỏi, đối tượng nghiên cứu và phạm vi, phương pháp, các đóng góp của nghiên cứu và bố cục của đề tài. Đây được xem là chương mục làm tiền đề để hiểu sâu hơn về các chương phía sau. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Trong chương 2, luận văn nêu rõ về cơ sở lý thuyết cũng như các lý thuyết nền, cách đo lường liên quan đến thu nhập ngoài lãi và hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng thương mại. Ngoài ra trong chương 2 sẽ khảo lược một số bài nghiên cứu trước đó để làm cơ sở, tiền đề nhằm đề xuất mô hình phù hợp nghiên cứu trong chương 3. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu đã trình bày tại chương 2, chương 3 trình bày phương pháp và quy trình nghiên cứu thực hiện. Bên cạnh đó, chương 3 cũng thực hiện đề xuất mô hình phù hợp thực hiện, mô tả các biến có cũng như dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu. Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu. Dựa trên phương pháp, mô hình và dữ liệu nghiên cứu đã thu thập, chương 4 tiến hành thực hiện các hồi quy và lựa chọn mô hình thực nghiệm phù hợp nhằm phân tích ảnh hưởng của nguồn thu ngoài lãi đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam. Chương 5. Kết luận
  17. 7 Dựa trên kết quả thực hiện đã trình bày trong chương 4, chương 5 của khóa luận thực hiện kết luận và đề xuất hàm ý các chính sách liên quan để gia tăng hiệu quả trong kinh doanh của NHTM. Đồng thời chương 5 trình bày các hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.
  18. 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Liên quan đến khái niệm NHTM, hiện nay có một số khái niệm phổ biến như sau. Theo Rose (1998), ngân hàng là một định chế tài chính trung gian cung cấp tài chính đa dạng nhất về một số danh mục dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán, tiết kiệm và tín dụng. So với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế thì đây là tổ chức kinh tế thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất. Còn mỗi quốc gia, có những cách hiểu riêng về ngành ngân hàng. Tại Pháp, theo đạo luật ngân hàng của cộng hòa Pháp năm 1941, NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà tại đó thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc các hình thức khác, sau đó sẽ sử dụng nguồn nhân lực này nhằm đáp ứng cho các nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, thanh toán. Tại Việt Nam, theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì cho rằng “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Vì vậy, thông qua một số khái niệm trên, trong nghiên cứu này có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, chuyên kinh doanh về các lĩnh vực liên quan tới tiền tệ, với nghiệp vụ chính chủ yếu về tín dụng, tiết kiệm và thanh toán. Trong đó, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là một trong những mục tiêu chính mà nhà quản trị NHTM hướng đến khi thực hiện lĩnh vực kinh doanh này. 2.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Khi mới ra đời, NHTM là tổ chức đóng vai trò chủ yếu là trung gian luân chuyển vốn giữa các chủ thể có nhu cầu trong nền kinh tế. Hiện nay cùng với sự phát triển NHTM đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tối đa cho khách hàng. Do vậy, hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay rất đa dạng và nhiều tiện ích.
  19. 9 Theo Rose (1998), hiện nay các NHTM đang dần mở rộng hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng số để đáp ứng nhu cầu tối đa cho khách hàng dưới áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt với các định chế khác. Do vậy, các NHTM đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ truyền thống (là dịch vụ tín dụng) sang các dịch vụ phi truyền thống như thanh toán, môi giới, tư vấn tài chính, ủy thác, quản lý tiền mặt, ngân hàng số, dịch vụ bảo hiểm. Do vậy, NHTM cũng dần đáp ứng đa nhiệm từ tín dụng, đến quản lý tiền mặt, ngân hàng đầu tư, bảo lãnh, ủy thác, lập kế hoạch đầu tư, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm, môi giới, thanh toán,… 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở chức năng của NHTM, hiện nay các NHTM trong nước và nước ngoài tại Việt Nam cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, nhưng tựu chung lại vẫn bao gồm hai hoạt động cơ bản là tín dụng và phi tín dụng. Các hoạt động tín dụng Tín dụng của ngành ngân hàng được kể đến là các hoạt động như bảo lãnh, cho vay, bao thanh toán, chiết khấu, cho thuê tài chính,… Trong quá khứ đây là các hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thông qua thu nhập lãi. Cụ thể, nghiệp vụ tín dụng bao gồm các nghiệp vụ sau đây. Một là, cho vay. “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo cho bên cho vay giao hoặc cam kết cho vay khách một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích nhất định trong một thời xác định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả và gốc và lãi vay” (47.2010.QH12.Doc, n.d.). Theo đó, hoạt động cho vay có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo phân khúc khách hàng (gồm cho vay khách hàng cá nhân, cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn, cho vay khách doanh nghiệp S&E,…) hay phân loại theo thời gian (trung hạn và dài hạn, cho vay ngắn hạn,…). Hai là, bảo lãnh. “Hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
  20. 10 cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận” (47.2010.QH12.Doc, n.d.). Ba là, “chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”(47.2010.QH12.Doc, n.d.). Cụ thể là nghiệp vụ mà các NHTM thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá cho doanh nghiệp và có thể tái chiết khấu các thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác của các NHTM khác. Đây là nghiệp vụ giúp doanh nghiệp phục hồi, đặc biệt là khả năng thanh toán trong ngắn hạn cũng như thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp. Do vậy, nghiệp vụ chiết khấu được khách hàng và NHTM đều khá ưa chuộng khi nghiệp vụ này được đảm bảo bởi giấy tờ có giá nên rủi ro tín dụng tương đối thấp. Bốn là, bao thanh toán: Đây là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được hai bên mua và bán thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Với nghiệp vụ này, việc thực hiện bao thanh toán của các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu bán các khoản nợ nhằm thu về tiền mặt để phục vụ quá trình kinh doanh và quay vòng vốn. Đồng thời, họ sẽ tiến hành thẩm định năng lực đối với khách hàng mua về tài chính, khi các bên liên quan và ngân hàng đồng ý ký kết hợp đồng này, ngân hàng sẽ mua lại các khoản nợ với giá chiết khấu thích hợp, đây là mức phí mà bên bán phải chịu để đổi lại quyền thu tiền mặt về sớm. Năm là, cho thuê tài chính. Ngoài các hoạt động tín dụng đã trình bày, NHTM còn thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trong đó bên chủ sở hữu tài sản (bên cho thuê) chuyển giao tài sản cho bên đi thuê được phép sử dụng trong một thời gian nhất định và bên đi thuê sẽ trả tiền thuê cho bên sở hữu tài chính. Theo quy định của Luật hiện tại, NHTM không được phép trực tiếp thực hiện nghiệp vụ này mà phải thông qua bên thứ ba. Về bàn chất, đây cũng là hoạt động tài trợ vốn theo hình thức ngân hàng tiến hành mua tài sản và chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2