intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội – MB

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

86
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội – MB" là phân tích thực trạng ứng dụng blockchain vào TTTM QT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP Quân đội MB. Qua đó đánh giá kết quả đạt được đồng thời cũng đưa ra các hạn chế trong quá trình thực hiện và nguyên nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội – MB

  1. BỘ GIÁО DỤС VÀ ĐÀО ТẠО ТRƯỜNG ĐẠI HỌС NGОẠI ТHƯƠNG -----***----- LUẬN VĂN ТHẠС SĨ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Ngành: Тài сhính – Ngân hàng PHẠM THỊ HẢI YẾN Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁО DỤС VÀ ĐÀО ТẠО ТRƯỜNG ĐẠI HỌС NGОẠI ТHƯƠNG LUẬN VĂN ТHẠС SĨ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Ngành: Тài сhính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Phạm Thị Hải Yến Người hướng dẫn: TS Nguyễn Vân Hà Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là công trình riêng của bản thân. Nội dung lý thuyết trong luận văn, tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, thông tin và những kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những cam đoan trên.
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ............................10 1.1. Tổng quan về công nghệ blockchain ...........................................................10 1.1.1. Khái niệm và phương thức hoạt động của blockchain........................10 1.1.2. Phân loại blockchain .............................................................................14 1.1.3. Lợi ích và hạn chế của blockchain .......................................................16 1.2. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ......................................................................................................20 1.2.1. Khái niệm và các phương thức tài trợ thương mại quốc tế.................20 1.2.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ........................................22 1.3. Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .............................................................................25 1.3.1. So sánh thanh toán tín dụng chứng từ truyền thống và thanh toán tín dụng chứng từ ứng dụng blockchain trong tài trợ TMQT ............................25 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...........................................................................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................33
  5. iii CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI............34 2.1. Kinh nghiệm ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam ...............................................................................................................34 2.1.1. Kinh nghiệm ứng dụng blockchain trong TTTMQT theo phương thức TTTDCT tại các ngân hàng trên thế giới .......................................................34 2.1.2. Kinh nghiệm ứng dụng blockchain trong TTTMQT theo phương thức TTTDCT tại các ngân hàng Việt Nam ...........................................................37 2.1.3. Bài học kinh nghiệm về việc ứng dụng blockchain trong TTTMQT theo phương thức TTTDCT ............................................................................41 2.2. Thực trạng ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP Quân đội ............42 2.2.1. Thực tiễn ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân đội MB .......................................................................................42 2.2.2. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP Quân đội...............................................................................................55 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP Quân đội ...................................................59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................61 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI ..............................................................................................................62 3.1. Định hướng phát triển của MB từ năm 2020 đến năm 2025 ....................62
  6. iv 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong TTTMQT theo Phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Quân đội MB ...................................................................................................................66 3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý ..............................................................66 3.2.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ và chuẩn hoá dữ liệu. .................67 3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực ....................................................................69 3.2.4. Thúc đẩy các bên tham gia vào mạng lưới blockchain .......................69 3.2.5. Hoàn thiện quy trình và sản phẩm phù hợp với công nghệ blockchain ..........................................................................................................................71 3.2.6. Xây dựng cơ chế quản lý quyền truy cập .............................................72 3.2.7. Tăng cường công tác truyền thông .......................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................75 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................78
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích nghĩa 1 L/C Letter credit – Thư tín dụng 2 MB Military Joint Stock Commercial Bank – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 3 MOU Memorandum of Understanding - biên bản ghi nhớ 4 NHPH Ngân hàng phát hành 5 TDCT Tín dụng chứng từ 6 TMCP Thương mại cổ phần 7 TTTM Tài trợ thương mại 8 TTTM QT Tài trợ thương mại quốc tế
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các bên tham gia giao dịch L/C ...............................................................23 Bảng 1.2. So sánh giao dịch L/C truyền thống và L/C trên blockchain ...................28 Bảng 2.1. Giai đoạn ký Beta agreement (giai đoạn thí điểm) ...................................48 Bảng 2.2. Các mốc thời gian giao dịch giữa Saigon Plastic Chemical JSC(Người đề nghị) và SCG Performance Chemicals Co., Ltd (Người thụ hưởng) ........................49 Bảng 2.3. Các mốc thời gian giao dịch giữa Opec Plastics JSC (Người đề nghị) – SCG Plastics Co., Ltd (Người thụ hưởng) ................................................................49 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quá trình phát triển của blockchain ..........................................................11 Hình 1.2. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ .......................24 Hình 2.1. Mô hình giao dịch L/C ứng dụng blockchain tại ngân hàng Mizuho .......35 Hình 2.2. Luồng xử lý tại các node dọc theo vòng đời tài trợ thương mại trên R3 Corda .........................................................................................................................36 Hình 2.3. Tổng quan về giao dịch giữa Duy Tân và INEOS Styrolution trên nền tảng Voltron ..............................................................................................................40
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu hoạt động ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trong khoảng thời gian từ năm 2019 tới tháng 12/2021 tương ứng là từ giai đoạn nghiên cứu tới giai đoạn áp dụng chính thức, phân tích cũng như đánh giá thực trạng ứng dụng tại MB, nêu ra các ưu điểm và nhược điểm khi ứng dụng công nghệ mới vào nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy và hoàn thiện ứng dụng công nghệ blockchain trong TTTM QT theo phương thức TDCT tại MB. Luận văn gồm 3 chương, trong đó: Chương 1: Luận văn đã hệ thống các cơ sở lý luận cơ bản về ứng dụng công nghệ blockchain bao gồm: khái niệm, phương thức hoạt động, phân loại blockchain, lợi ích và hạn chế của công nghệ chuỗi khối. Luận văn cũng hệ thống hóa lại các lý thuyết về các phương thức TTTM QT. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích sự khác biệt của phương thức TDCT truyền thống so với phương thức TDCT ứng dụng công nghệ blockchain. Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của các bên tham gia trong việc ứng dụng công nghệ blockchain vào TTTM QT theo phương thức TDCT. Chương 2: Luận văn đề cập tới kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam đã ứng dụng thành công blockchain trong TTTM QT theo phương thức TDCT, qua đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho MB. Ở phần này, luận văn cũng phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng blockchain trong TTTM QT theo phương thức TDCT tại MB. Cụ thể, luận văn nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của phương thức TDCT ứng dụng blockchain so với nghiệp vụ truyền thống. Đồng thời chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trở ngại trong quá trình ứng dụng blockchain trong phương thức TDCT. Những đánh giá này sẽ gợi ý cho các giải pháp được đưa ra ở Chương 3.
  10. viii Chương 3: Trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, căn cứ vào định hướng phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong hoạt TTTM QT tại MB, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong phương thức TDCT tại MB ngày càng hiệu quả và toàn diện.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu bởi nó được coi là chiến lược mũi nhọn tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức và doanh nghiệp. Trong cuộc đua chuyển đổi số, ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành thay đổi số khá nhanh và toàn diện. Do lĩnh vực ngân hàng có đặc thù nghiệp vụ đa dạng, việc ứng dụng chuyển đổi số vào toàn bộ các khâu và quy trình tại ngân hàng là điều không dễ dàng đặc biệt là ‘’nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế’’. Bởi các phương thức tài trợ thương mại quốc tế truyền thống – cụ thể là thanh toán TDCT được thực hiện trên nhiều hệ thống khác nhau, có nhiều bên tham gia vào cùng một giao dịch và dựa trên chứng từ giấy bản cứng là chủ yếu – gây ra hạn chế cho các giao dịch thương mại trên toàn cầu. Việc tích hợp công nghệ vào các phương thức TTTM QT sẽ giúp tối ưu hóa thời gian xử lý và tiết kiệm chi phí cho toàn bộ chu trình – từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trị tài trợ thương mại trên toàn thế giới. Tài trợ thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong dòng chảy thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, các phương thức tài trợ truyền thống hoạt động chủ yếu dựa trên hệ thống giấy tờ, chứng từ in/viết tay lạc hậu, thủ công đã hạn chế sự phát triển của thương mại thế giới, như: tốc độ thanh toán chậm, chi phí cao, rủi ro trong thanh toán nhiều, chưa tạo nên các chuỗi tài trợ và thanh toán gắn kết với nhau,.... Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng phương thức chuyển tiền nhiều hơn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đánh dấu tầm quan trọng của công nghệ blockchain qua việc cung cấp cho người sử dụng một hệ thống dữ liệu minh bạch, có thể dễ dàng truy cập và kiểm chứng, cắt giảm các chi phí không cần thiết, duy trì tính toàn vẹn, hiệu quả và nâng cao mức độ tin tưởng và bảo mật. Trong các kỹ thuật hiện đại thì công nghệ blockchain ngày càng khẳng định các ưu điểm của mình trong việc thay đổi triệt để cách thức thực hiện các giao dịch TTTM do giảm thiểu được sự phụ thuộc vào các chứng từ in giấy và giúp minh bạch thông tin giữa các bên tham gia.
  12. 2 Báo cáo về thị trường tài trợ thương mại toàn cầu giai đoạn 2019 - 2023: “Kết hợp công nghệ và tài trợ thương mại để thúc đẩy tăng trưởng của Technavio cũng chỉ ra rằng Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), là khu vực dẫn đầu thị trường tài trợ thương mại quốc tế trong năm 2018. Nghiên cứu trên còn cho thấy trong vòng năm năm tới, khu vực APAC dự báo sẽ đóng góp khoảng 57% vào sự tăng trưởng của thị trường tài trợ thương mại toàn cầu. Như vậy, tiềm năng phát triển của thị trường tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam là tương đối lớn. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam rất khuyến khích các doanh nghiệp, ngân hàng ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, sản xuất, trong đó bao gồm công nghệ blockchain. Hiện tại, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình. Điều này đã làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, tiết kiệm chi phí trung gian, giảm thời gian xử lý giao dịch, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Tuy còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ blockchain một cách toàn diện vào các giao dịch TTTM QT, song không thể phủ nhận được blockchain cũng mang lại một số những thành công nhất định cho các ngân hàng trên thế giới. Mặc dù còn tồn tại một số quan điểm trái chiều về tính riêng tư, cũng như khả năng ứng dụng của blockchain, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được những thành công nhất định của công nghệ này trong các lĩnh vực cuộc sống nói chung và tài trợ thương mại nói riêng. Theo dự báo của các chuyên gia, trong tương lai, blockchain sẽ làm thay đổi triệt để nghiệp vụ tài trợ thương mại, bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các chứng từ giấy. Đến năm 2050, blockchain được kỳ vọng có thể cung cấp bản ghi kỹ thuật số lưu thông tin về các giao dịch, điều này sẽ làm giảm chứng từ giấy và cải thiện tính minh bạch giữa các bên. Blockchain có thể lưu trữ dữ liệu chi tiết về các giao dịch trước đó và do đó cung cấp được lịch sử giao dịch để tạo điều kiện đánh giá rủi ro cho các bên. Đồng thời, do được số hóa dựa trên công nghệ blockchain nên việc phát hành và chuyển tiếp các chứng từ phát sinh cũng trở nên nhanh chóng hơn, rút ngắn được thời gian, nhờ đó mà giảm thiểu chi phí phát sinh trong giao dịch. Để bắt kịp xu hướng tất yếu của toàn cầu cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường, các ngân hàng tại Việt Nam cần chủ động nghiên cứu về triển
  13. 3 vọng ứng dụng và thực hiện công nghệ này vào các phương thức TTTM QT. Nhận thức được tầm quan trọng đó, học viên đã chọn đề tài ‘’Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội – MB’’ để thực hiện nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài Khi blockchain trở thành xu hướng công nghệ mới của thế giới, việc ứng dụng của blockchain vào lĩnh vực thương mại nói chung và tài trợ thương mại quốc tế nói riêng đã trở thành đề tài cấp thiết được nhiều học giả trên thế giới lựa chọn nghiên cứu. A.V. Bogucharskov và các cộng sự (2018) phân tích mối quan hệ mật thiết giữa công nghệ và tài trợ thương mại. Cụ thể, việc phát triển các công cụ tài trợ thương mại có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nâng cấp công nghệ và việc thực hiện các giải pháp mà blockchain mang lại. Mục tiêu chính của bài viết là kiểm tra các lĩnh vực và cách thức ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại và để xác định các khía cạnh chính của việc cải thiện quy trình giao dịch. Các tác giả đã chỉ ra khả năng tương tác giữa các bên tham gia trong một vòng đời của thư tín dụng, bao thanh toán khi ứng dụng blockchain và hiển thị hiệu ứng của nó trên các công cụ tài trợ thương mại phổ biển này. Qua đó đề xuất các phương pháp nâng cao hiệu quả của ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại nhằm giúp các công ty và tổ chức đẩy nhanh được tốc độ của dòng tiền và tài liệu trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu. Alisa DiCaprio và Benjamin Jessel (2018) đã chỉ ra rằng có tới 80% các giao dịch thương mại trên toàn cầu yêu cầu tài trợ để cung cấp thanh khoản và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên trong đó vẫn còn rất nhiều các giao dịch không được cấp vốn do sự thiếu hiệu quả của tài trợ thương mại. Những nỗ lực để giải quyết những thiếu hụt này khó thực hiện do hạn chế đến từ tính chất phi tập trung của thương mại. Có rất nhiều ý kiến đưa ra cho rằng công nghệ blockchain sẽ thay đổi bộ mặt của
  14. 4 thương mại toàn cầu nhưng câu hỏi đặt ra là công nghệ này sẽ tác động như thế nào đến các vấn đề nan giải nhất trong tài trợ thương mại. Trong bài viết, các tác giả phân tích việc áp dụng công nghệ blockchain vào tài trợ thương mại sẽ tác động trực tiếp đến luồng thông tin, cách thức tuân thủ và lợi nhuận theo những cách có thể đóng góp vào một cấu trúc tài chính thương mại toàn diện hơn. Chang, Luo và Chen (2019) đã chỉ ra tiềm năng của việc ứng dụng công nghệ blockhain có thể thay đổi mô hình tài trợ thương mại. Cụ thể, nghiên cứu này phân tích tính khả thi của việc đổi mới trong tài trợ thương mại theo hình thức thanh toán L/C dựa trên blockchain hiện đại. Theo tài trợ thương mại truyền thống, có nhiều bên tham gia vào một quy trình và phụ thuộc vào nhiều chứng từ giấy đã tạo ra hiệu suất kém, thiếu tính linh hoạt và minh bạch, và thông tin dễ bị thay đổi. Blockchain, như một công nghệ sổ cái phân tán (DLT), có khả năng cải thiện tốc độ và tính minh minh bạch của các phương thức tài trợ thương mại như thanh toán bằng thư tín dụng (L/ C). Bài viết cũng nghiên cứu về các chủ đề liên quan đến thương mại như thủ tục hải quan, bảo hiểm và các ứng dụng hậu cần cần được giải quyết trong tương lai để tạo ra một môi trường tin cậy toàn diện và tạo thuận lợi cho việc tự động hóa thương mại. Ermakov và các cộng sự (2017), theo ý kiến của tác giả, công nghệ có thể trở thành một trong những cách đầy hứa hẹn trong việc cải tiến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho các giao dịch quốc tế. Công nghệ chuỗi khối có thể giúp giải quyết một trong những các vấn đề chính trong thương mại toàn cầu - luồng tài liệu khổng lồ trong khi thực hiện các giao dịch giữa các bên tham gia. Việc sử dụng công nghệ blockchain sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng và cuối cùng nó có thể làm thay đổi cách thức vận hành của tài trợ thương mại vì lợi ích của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Haitham Mohamed Elsaid Youssef, Ph.D (2020) thảo luận về những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng công nghệ blockchain cho các hoạt động tài trợ thương mại và nêu bật những thách thức đáng kể mà việc ứng dụng blockchain phải đối mặt. Cụ thể, trước khi đi vào phân tích lợi ích và thách thức của việc ứng dụng công nghệ hiện đại này vào tài trợ thương mại, tác giả đã chỉ ra rằng hầu hết các hoạt
  15. 5 động tài trợ thương mại còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ giấy để trao đổi thông tin qua lại giữa các bên tham gia như nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hang, công ty bảo hiểm, công ty vận tải…Việc phụ thuộc này dẫn đến việc phát sinh chi phí và thời gian để chuẩn bị, chuyển giao và kiểm tra các chứng từ. Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp và tổ chức cần nhanh chóng sử dụng công nghệ hiện đại vào thương mại bằng cách tạo ra hệ sinh thái kỹ thuật số giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả tài trợ thương mại bằng cách thay thế giấy tờ bằng các luồng dữ liệu kỹ thuật số. Như vậy, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vai trò và lợi ích của blockchain trong tài trợ thương mại đồng thời đưa ra các chương trình, chính sách và giải pháp để gia tăng triển vọng ứng dụng blockchain vào tài trợ thương mại một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, có thể thấy trong các phương thức tài trợ thương mại thì thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ là được chủ đề được quan tâm nhất khi có nhiều bài nghiên cứu tập trung vào phương thức cụ thể này. 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, khái niệm blockchain ngày càng trở nên quen thuộc và nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan và tổ chức do các ưu điểm vượt trội của công nghệ này. Việc nghiên cứu công nghệ blockchain để ứng dụng vào các lĩnh vực kinh tế xã hội là vô cùng cấp thiết và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tiềm năng trong tương lại. Tác giả Hồ Thị Thu Hoà và Bùi Thị Bích Liên (2018) nghiên cứu về ứng dụng công nghệ blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng của Việt Nam. Trong chuỗi cung ứng, blockchain giúp cho các hệ thống minh bạch, mạnh mẽ và ít phụ thuộc hơn vào các bên trung gian nhờ việc truy xuất nguồn gốc một cách rõ ràng, dễ dàng hơn khi truy cứu trách nhiệm trong chuỗi logistics vì blockchain giúp dễ dàng theo dõi lộ trình, xem thời gian giao hàng và tìm ra việc hư hỏng của lô hàng đến từ đâu trong quá trình đưa hàng hoá từ điểm đầu đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
  16. 6 Tác giả Phan Thị Hương Giang, Kim Hương Trang (2020) với bài viết về ứng dụng công nghệ blockchain, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam. Trong đó, ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản hứa hẹn đem đến nhiều lợi ích đáng kể, tạo ra cuộc cách mạng trong quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu. Bài viết nghiên cứu toàn diện về ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản rau, củ, quả tại Việt Nam, nhấn mạnh vào thiết kế khung hệ thống, các yêu cầu kĩ thuật, các thuận lợi cũng như thách thức, tạo tiền đề cho các nghiên cứu kỹ thuật chuyên sâu trong tương lai. Tác giả Trần Thị Thu Trang, Bùi Thị Thu (2019) với bài viết “Triển vọng ứng dụng công nghệ blockchain trong kế toán kiểm toán tại Việt Nam”. Nhóm tác giả đã chỉ ra blockchain là công nghệ then chốt và có tầm ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong bài viết của mình, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về công nghệ blockchain và những ứng dụng của công nghệ này trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đồng thời nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực tế về nhu cầu ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán của các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nôi cho thấy nhận thức về công nghệ blockchain của các chủ thể liên quan (kế toán, kiểm toán viên, nhà quản trị doanh nghiệp) còn nhiều hạn chế do tâm lý e dè ngại thay đổi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiểu biết và tính khả thi của công nghệ blockchain tại Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả Giang Thị Thu Huyền (2018) đã chỉ ra blockchain là một trong những công nghệ quan trọng trong cách mạng công nghệ lần thứ tư, nó cung cấp cho người dùng một hệ thống dữ liệu minh bạch, có thể truy cập, kiểm chứng dễ dàng, loại bỏ các chi phí không cần thiết, duy trì tính toàn vẹn, hiệu quả cũng như nâng cao mức độ tin tưởng và bảo mật. Sự xuất hiện của Blockchain đã mang đến nhiều tiện ích và tăng cường tính bảo mật cho ngân hàng. Công nghệ Blockchain vẫn đang trong giai đoạn sáng tạo phát triển, có nghĩa là phạm vi ứng dụng của Blockchain có thể chưa được khám phá đầy đủ. Mục tiêu của bài báo này là để làm rõ Blockchain là gì, phân tích hoạt động của nó, thảo luận về một số trường hợp sử dụng trong ngành ngân hàng, ứng dụng sao cho hợp lý để blockchain có
  17. 7 thể trở thành giải pháp công nghệ tiềm năng cho ngành tài chính ngân hàng trong tương lai. Tác giả ThS. Phạm Thị Thái Hà và ThS. Nguyễn Thị Thanh Trầm (2020) đã đưa ra vấn đề việc ứng dụng công nghệ blockchain là một đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ này cải thiện tốc độ, quy trình và hoàn toàn loại bỏ giấy tờ trong thanh toán quốc tế. Đặc biệt, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem là phương thức thanh toán phổ biến, trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế hiện nay, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế đó là việc thanh toán chủ yếu dựa vào chứng từ, với quy trình phức tạp dẫn đến chi phí chứng từ tốn kém, ngân hàng phải kiểm tra tính chính xác của chứng từ; việc kiểm tra thủ công sẽ có nhiều sai sót, tốc độ thanh toán chậm, tranh chấp xảy ra,… Do đó việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối để đổi mới phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ truyền thống là rất cần thiết. Tác giả Văng Nguyễn Phương Thảo (2021) tìm hiểu nền tảng Contour và khả năng ứng dụng trong hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại. Trên thế giới ngày càng có nhiều công ty công nghệ cung cấp nền tảng blockchain trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thì đây là bài viết mang tính đột phá khi nghiên cứu về một mạng lưới blockchain cụ thể - mạng lưới Contour – là một nền tảng blockchain tiêu biểu được ứng dụng cho nghiệp vụ tài trợ thương mại của các ngân hàng. Mục tiêu của bài viết là làm rõ khái niệm về Countour, phân tích hoạt động của nền tảng này, giới thiệu một số trường hợp ứng dụng trong ngành ngân hàng, chỉ ra lợi ích và thách thức khi gia nhập. Qua đó có thể nhận xét, các bài viết trong nước nghiên cứu về blockchain khá đa dạng ở nhiều lĩnh vực nhưng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại khiếm tốn hoặc tiếp cận theo hướng tổng quát chứ chưa đi vào sâu phân tích một trường hợp cụ thể. Do dó, khoảng trống mà luận văn muốn khai thác đó là: nghiên cứu việc ứng dụng blockchain vào một nghiệp vụ cụ thể trong lĩnh vực tài chính ngân hàng – cụ thể hơn là nghiệp vụ TTTM QT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP Quân đội MB. Bài viết tập trung vào việc đánh giá quá trình thực hiện, kết quả đạt
  18. 8 được cũng như các khó khăn gặp phải để từ đó đề xuất ra các biện pháp cụ thể để việc ứng dụng blockchain vào nghiệp vụ TTTM QT theo phương thức TDCT đạt được hiệu quả và toàn diện nhất. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng ứng dụng blockchain vào TTTM QT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP Quân đội MB. Qua đó đánh giá kết quả đạt được đồng thời cũng đưa ra các hạn chế trong quá trình thực hiện và nguyên nhân. Dựa trên việc phân tích các kết quả đạt được và các hạn chế nêu trên để đưa ra một số kiến nghị nhằm tiếp tục phát huy kết quả đạt được và khắc phục hạn chế để có thể ứng dụng blockchain một cách toàn diện nhất vào TTTM QT theo phương thức TDCT. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: ✓ Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng blockchain trong TTTM QT theo phương thức TDCT ✓ Thực trạng ứng dụng công nghệ blockchain trong TTTM QT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP Quân đội MB. ✓ Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm phát huy các kết quả đạt được và giảm thiểu các hạn chế trong quá trình ứng dụng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng ứng dụng công nghệ blockchain trong TTTM QT theo phương thức TDC 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động ứng dụng blockchain trong TTTM QT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Quân đội MB trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến tháng 12/2021. 5. Kết cấu của đề tài
  19. 9 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Chương 3. Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.
  20. 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1. Tổng quan về công nghệ blockchain 1.1.1. Khái niệm và phương thức hoạt động của blockchain * Khái niệm ‘’Blockchain là chính là một dạng công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology), trong đó việc lưu giữ các bản ghi kỹ thuật số được cập nhật liên tục và độc lập bởi người tham gia trên mạng’’(Satoshi Nakamoto,2008). Khái niệm blockchain lần đầu tiên ra đời vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Sổ cái phân tán có một mạng lưới các nút (máy tính được kết nối với mạng) với cơ sở dữ liệu được sao chép và đồng bộ hóa, hiển thị cho bất kỳ người tham gia trong mạng. Toàn bộ chuỗi bản ghi được bảo vệ bằng các thuật toán toán học phức tạp nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu. Do đó, một bản ghi đầy đủ về tất cả các hoạt động có trong cơ sở dữ liệu được đảm bảo. Sổ cái phân tán với các khối đã xác nhận được tổ chức trong một chuỗi tuần tự sử dụng các liên kết mật mã và dữ liệu đã được ghi lại thì không thể xóa hoặc sửa đổi mà chỉ thêm các bản ghi mới vào cuối. ‘’Blockchain được thiết kế để chống giả mạo và tạo ra các bản ghi sổ cái cuối cùng, dứt khoát và bất biến’’. (ISO, 2020). ‘’Blockchain là một cơ sở dữ liệu toàn diện, theo trình tự thời gian của các giao dịch’’ (Carla L. Reyes, 2016). “Các giao dịch được nhóm thành các “khối” riêng lẻ, được đóng dấu thời gian và sau đó được kết nối với khối trước đó” (Fiammetta S. Piazza, 2017). Blockchain lưu giữ các giao dịch trên hàng nghìn máy tính khác nhau chạy một ứng dụng phần mềm chung. “Mỗi máy tính được kết nối với cùng một mạng ngang hàng chạy theo cùng một tập hợp các quy tắc hoạt động của toàn bộ mạng, được gọi là giao thức” (Josias N. Dewey, Michael D. Emerson, 2017). Mạng lưới các máy tính hoạt động trên cơ chế “đồng thuận”, tức là trước khi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2