intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Xử lý nợ xấu theo lộ trình thực hiện phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016- 2020 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

61
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu trong quá trình tài cơ cấu NHTM. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, kinh nghiệm của các NHTM tiêu biểu của Việt Nam trong việc quản lý và xử lý nợ xấu, đồng thời rút ra bài học. Phân tích thực trạng diến biến nợ xấu và các giải pháp xử lý nợ xấu theo lộ trình thực hiện phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và đánh giá các kết quả đã đạt được cũng như chỉ ra các vấn đề tồn tại cần khắc phục. Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nhằm tăng cường, hoàn thiện công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu tại VietinBank.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Xử lý nợ xấu theo lộ trình thực hiện phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016- 2020 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ XỬ LÝ NỢ XẤU THEO LỘ TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TÁI CƠ CẤU GIAI ĐOẠN 2016- 2020 TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Ngành : Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN THỊ THU Hà Nội, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ XỬ LÝ NỢ XẤU THEO LỘ TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TÁI CƠ CẤU GIAI ĐOẠN 2016- 2020 TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số: 1806030060 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Việt Dũng Hà Nội, 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Người hướng dẫn luận văn của tôi, PGS, TS Nguyễn Việt Dũng, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã hướng dẫn, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của Thầy chính là tiền đề giúp tôi học được kinh nghiệm quý báu. Xin cảm ơn khoa Sau đại học, khoa Tài chính- Ngân hàng, phòng Đào tạo trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................. xi DANH MỤC LƯU ĐỒ................................................................................................. xii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...............................................xiii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 3 2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước ..................................................................... 3 2.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 6 2.3 Khoảng trống trong các nghiên cứu ................................................................... 8 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 9 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 10 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................. 11 1.1 Những vấn đề cơ bản về tái cơ cấu ngân hàng thương mại ........................... 11 1.1.1 Khái niệm tái cơ cấu ngân hàng .............................................................11 1.1.2 Sự cần thiết phải tiến hành tái cơ cấu ....................................................12 1.1.3 Các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng .......................................13 1.2 Những vấn đề cơ bản về nợ xấu tại ngân hàng thương mại........................... 15 1.2.1 Khái niệm về nợ xấu ................................................................................15 1.2.2 Phân loại nợ xấu .....................................................................................17 1.2.2.1 Nợ xấu xác định theo phương pháp định lượng..................................... 17 1.2.2.2 Nợ xấu xác định theo phương pháp định tính ........................................ 18 1.2.3 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ..............................................................19
  6. iv 1.2.3.1 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng ........................................................... 19 1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía Khách hàng vay ................................................... 20 1.2.3.3 Nguyên nhân khách quan khác .............................................................. 20 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá/đo lường nợ xấu ..................................................22 1.2.5 Các tác động của nợ xấu .........................................................................23 1.2.5.1 Tới các NHTM ....................................................................................... 23 1.2.5.2 Tới nền kinh tế........................................................................................ 23 1.3 Những vấn đề cơ bản về xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại ................................................................................................................ 24 1.3.1 Xử lý nợ xấu trên giác độ của NHTM ....................................................24 1.3.1.1 Cơ cấu lại khoản nợ ............................................................................... 24 1.3.1.2 Chuyển nợ thành vốn góp ...................................................................... 26 1.3.1.3 Mua bán các khoản nợ ........................................................................... 26 1.3.1.4 Xử lý tài sản bảo đảm ............................................................................ 27 1.3.1.5 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ................................................... 28 1.3.2 Xử lý nợ xấu trên giác độ của cơ quản lý Nhà nước đối với NHTM ....29 1.3.2.1 Cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng .......................... 29 1.3.2.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng .................... 29 1.3.2.3 Tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra hệ thống ngân hàng ........... 30 1.4 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại ............................................................................................. 31 1.4.1 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng thương mại trên thế giới...................................................................................31 1.4.1.1 Kinh nghiệm chung ................................................................................ 31 1.4.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................... 32 1.4.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ..................................................................................34 1.4.2.1 Thực trạng nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam........................................... 34 1.4.2.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) .............................................................. 36 1.4.2.3 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) ............................................................ 38
  7. v 1.4.3 Bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại ......................................40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................. 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU GẮN VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016- 2020......................................................................................................... 43 2.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam .................................... 43 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................43 2.1.2 Mô hình tổ chức ......................................................................................46 2.1.3 Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ...................................................48 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến nay ........................50 2.2 Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2016- 2020 tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ................................. 54 2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.....54 2.2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu qua các năm ...................................................................... 54 2.2.1.2. Phân tích bản chất, cơ cấu nợ xấu tại NHCT ....................................... 55 2.2.2 Cách thức xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ...................................................................................................................59 2.2.2.1 Quy trình quản lý nợ xấu tại VietinBank ............................................... 59 2.2.2.2 Nhận biết và phân loại nợ xấu ............................................................... 63 2.2.2.3 Đo lường nợ xấu ................................................................................... 63 2.2.2.4 Các giải pháp ngăn ngừa nợ xấu ........................................................... 64 2.2.2.5 Các giải pháp xử lý nợ xấu .................................................................... 69 2.3 Đánh giá kết quả thực hiện công tác xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020 tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ............................................................ 77 2.3.1 Kết quả đạt được ......................................................................................77 2.3.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ............................................................80 2.3.2.1 Hạn chế, tồn tại ...................................................................................... 80 2.3.2.2 Nguyên nhân .......................................................................................... 80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ NỢ XẤU GẮN VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ...... 84 3.1 Định hướng trong công tác xử lý nợ xấu gắn với quá trình tái cơ cấu của VietinBank ................................................................................................................ 84
  8. vi 3.1.1 Định hướng chung ..................................................................................84 3.1.2 Định hướng, kế hoạch cụ thể năm 2020 ................................................85 3.2 Các giải pháp tăng cường xử lý nợ xấu tại VietinBank .................................. 88 3.2.1 Kiểm soát chặt chẽ từ khâu cho vay đến khâu kiểm soát sau khi cấp tín dụng. ..................................................................................................................88 3.2.2 Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. ..........................................................................89 3.2.3 Đưa ra các quy định về cơ cấu nợ phù hợp, kịp thời.............................90 3.2.4 Xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp .....................................91 3.2.5 Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản nợ đã bán cho VAMC ..............91 3.2.6 Tăng cường các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm .................................91 3.2.7 Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ .........................................................................92 3.3 Một số kiến nghị ................................................................................................. 93 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ .........................................................................93 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ......................................95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................. 97 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 100 Phụ lục 1: Cơ sở pháp lý cho quá trình tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu tại Việt Nam .........................................................................................................105 1. Khung pháp lý về xử lý nợ xấu ................................................................... 105 2. Thuận lợi ..................................................................................................... 110 3. Khó khăn ..................................................................................................... 111
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa tiếng STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Việt 1 AMC Công ty quản lý tài sản Asset Management Company Hiệp hội các quốc gia Association of Southeast Asian 2 ASEAN Đông Nam Á Nations 3 ATM Máy rút tiền tự động Automated Teller Machine 4 BCTC Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại 5 BIDV cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Ngân hàng thanh toán Bank for International 6 BIS quốc tế Settlements 7 BKS Ban kiểm soát 8 BLĐ BLĐ Trung tâm Thông tin tín 9 CIC Credit Information Center dụng quốc gia Việt Nam 10 CMCN Cách mạng công nghiệp 11 CN Chi nhánh 12 CNTT Công nghệ thông tin 13 CSTT chính sách tiền tệ 14 CTCK Công ty chứng khoán 15 CTD Cấp tín dụng 16 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
  10. viii Nguyên nghĩa tiếng STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Việt 17 DN Doanh nghiệp 18 DNNN Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp vừa và 19 DNVVN nhỏ 20 DPRR Dự phòng rủi ro Ngân hàng trung ương 21 ECB European Central Bank Châu Âu Đầu tư trực tiếp nước 22 FDI Foreign Direct Investment ngoài 23 GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product 24 HĐCV Hợp đồng cho vay 25 HĐQT Hội đồng quản trị 26 HĐXLTD Hội đồng xử lý tín dụng Hội đồng Chuẩn mực kế International Accounting 27 IASB toán quốc tế Standards Committee 28 IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế International Monetary Fund Ngân hàng Phát triển 29 KDB Korea Development Bank Hàn Quốc 30 KH Khách hàng 31 KTD Khoản tín dụng Kiểm tra kiểm soát nội 32 KTKSNB bộ 33 NCVĐ Nợ có vấn đề
  11. ix Nguyên nghĩa tiếng STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Việt 34 NHTM Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại 35 NHTMCP cổ phần Ngân hàng thương mại 36 NHTMNN Nhà nước 37 NHTW Ngân hàng trung ương Tỷ lệ thu nhập lãi cận 38 NIM Net Interest Margin biên 39 NNNN Ngân hàng Nhà nước 40 NPA Tài sản không hiệu quả Non-Performing Asset 41 NPL Nợ xấu Non Perfoming Loan 42 NQ Nghị quyết 43 P.XLKN Phòng xử lý khoản nợ 44 PA Phương án 45 PGD Phòng giao dịch 46 PLN Phân loại nợ 47 QLNX Quản lý nợ xấu 48 QTRR Quản trị rủi ro 49 RRTD Rủi ro tín dụng Ngân hàng Nhà nước 50 SBV State Bank of Vietnam Việt Nam 51 SME Doanh nghiệp vừa và Small and Medium Enterprise
  12. x Nguyên nghĩa tiếng STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Việt nhỏ 52 SPDV Sản phẩm dịch vụ 53 SXKD Sản xuất kinh doanh 54 TCTD Tổ chức tín dụng 55 TMCP Thương mại cổ phần 56 TNCN Thu nhập cá nhân 57 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 58 TQ Thẩm quyền 59 TSBĐ Tài sản bảo đảm 60 TSC Trụ sở chính 61 UBND Ủy ban nhân dân Công ty quản lý tài sản Vietnam Asset Management 62 VAMC Việt Nam Company Ngân hàng TMCP Ngoại 63 Vietcombank Thương Việt Nam Ngân hàng thương mại 64 VietinBank cổ phần Công thương Việt Nam 65 XD Xây dựng 66 XLNX Xử lý nợ xấu 67 XLRR Xử lý rủi ro
  13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Danh mục mua bán nợ xấu của KAMCO (tính đến 4.2003) .............. 33 Bảng 1.2: Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại BIDV (tỷ đồng)........................................................................................................................ 38 Bảng 1.3: Các nhóm nợ xấu của Vietcombank ...................................................... 39 Bảng 2.1: Danh sách công ty con, công ty liên kết của VietinBank .................... 44 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng VietinBank................................. 50 Bảng 2.3 : Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ năm 2016-2019 ............................................................................................................. 55 Bảng 2.4: Tỷ trọng nợ xấu đi theo kỳ hạn vay ....................................................... 58 Bảng 2.5: Tỷ trọng nợ xấu theo phân khúc KH ..................................................... 59 Bảng 2.6: Số liệu trích lập và sử dụng DPRR tại NHCT ...................................... 72 Bảng 2.7: Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành ............................................. 75 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản VietinBank......................................................................... 51 Biểu đồ 2.2 : Dư nợ cho vay khách hàng .................................................................... 51 Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ hệ thống NHTM ........................................... 54 Biểu đồ 2.5: Giá trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ năm 2016-2019 ...................................................................................................................... 56 Biểu đồ 2.6 : Số liệu nợ xấu theo từng nhóm nợ cụ thể của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ năm 2016-2019 ............................................................... 57 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ........ 57 Biều đồ 2.8: Cơ cấu cho vay theo phân khúc khách hàng ........................................ 68 Biểu đồ 2.9: Số dư dự phòng chung, dự phòng cụ thể qua các năm ....................... 73 Biểu đồ 2.10: Số tiền trích dự phòng chung, dự phòng cụ thể qua các năm .......... 73 Biều đồ 2.11: Số quỹ dự phòng đã sử dụng tại VietinBank ..................................... 74 Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ............................................................................ 79 Biểu đồ 3.1: Diễn biến một số loại lãi suất điều hành của SBV (từ năm 2014- 2020) ........................................................................................................................................ 86
  14. xii DANH MỤC LƯU ĐỒ Lưu đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank............................................................ 46 Lưu đồ 2.2: Quy trình quản lý và xử lý khoản cấp tín dụng có vấn đề tại chi nhánh Vietinbank ......................................................................................................... 62
  15. xiii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trong chương 1, luận văn trình bày những vấn đề cơ bản về nợ xấu và xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại (NHTM). Trọng tâm của chương 1 là phần lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về xử lý nợ xấu gắn với quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại: Tái cơ cấu có thể coi là một yêu cầu có tính lịch sử, khi những yếu kém, rủi ro tích lũy nhiều năm trước của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Và xử lý nợ xấu là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng, giúp tăng cường sức khỏe cho NHTM, giữ an toàn cho hệ thống. Lịch sử kinh tế thế giới đã ghi nhận khá nhiều giải pháp xử lý nợ xấu đã được thực hiện thành công. Không có giải pháp tối ưu cho tất cả các quốc gia, tất cả các NHTM. Mà từng quốc gia, từng NHTM cần căn cứ vào cơ sở thực tiễn cụ thể của mình để lựa chọn các giải pháp phù hợp. Trong chương 2, luận văn tập trung vào nghiên cứu về số liệu nợ xấu, cũng như các giải pháp xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu của ngân hàng này: Luận văn đã thống kê, phân tích số liệu nợ xấu do NHCT công bố, có so sánh với với mặt bằng chung của toàn ngành ngân hàng, cũng như với một số ngân hàng xếp ngang NHCT về quy mô. Xét trên mặt bằng chung toàn ngành, chỉ tiêu nợ xấu của NHCT đang ở mức tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở ngưỡng an toàn (dưới 2%) và thấp hơn mức trung bình của ngành. Luận văn đã phân tích cơ cấu nợ xấu của NHCT theo 3 chiều: theo tỷ trọng nhóm nợ, theo kỳ hạn vay, theo phân khúc KH. Để đưa ra nhận xét: Nợ xấu đang gây ra áp lực không nhỏ cho việc trích lập dự phòng do nợ xấu tập trung chủ yếu ở nợ nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn- nhóm nợ rủi ro cao nhất; kỳ hạn vay ngắn hạn và phân khúc KHDN đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu, điều này phù hợp với cơ cấu dư nợ của NHCT. Sau khi phân tích tình hình chung của, tác giả đi vào trình bày các giải pháp mà NHCT đã thực hiện để xử lý nợ xấu trong các năm gần đây. Đầu tiên phải kể đến nhóm giải pháp ngăn ngừa nợ xấu, gồm: Xây dựng quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, đồng bộ; tăng cường quản trị rủi ro tín dụng; và chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước theo hướng an toàn,
  16. xiv lành mạnh, tỷ suất sinh lời cao. Tiếp theo là nhóm các giải pháp xử lý nợ xấu cụ thể gồm: Miễn/giảm lãi; cơ cấu nợ; chuyển nợ vay thành vốn góp; trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, bán nợ VAMC, xử lý tài sản bảo đảm. Đánh giá các kết quả đạt được, có thể thấy VietinBank vẫn đang làm tương đối tốt mục tiêu theo lộ trình tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 đã được NHNN phê duyệt, nợ xấu được duy trì ở ngưỡng an toàn (
  17. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh thành công trong vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam còn tồn tại những vấn đề cố hữu. Hệ quả từ tăng trưởng tín dụng cao nhưng không đi kèm với việc duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay là tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM luôn ở mức cao. Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu được công bố chính thức chỉ ở mức 3,1% nhưng việc phân loại nợ chưa tuân theo tiêu chuẩn quốc tế nên con số thực về tỷ lệ nợ xấu vẫn là một ẩn số. Trong năm 2011 và 2012, thực hiện CSTT chặt chẽ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng tín dụng chỉ còn ở mức 10% khiến cho nợ xấu lại tăng cao khi hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được nợ, thậm chí phá sản. Đó là chưa kể các ngân hàng Việt Nam có 12% dư nợ trong lĩnh vực BĐS và chứng khoán cộng với hàng loạt các khoản tín dụng có TSBĐ là BĐS khiến cho khi hai thị trường này gặp vấn đề thì nguy cơ nợ xấu phát sinh là đáng quan ngại. Hệ lụy của tăng trưởng tín dụng nóng và nợ xấu tăng cao là mức sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008-2015 và ở mức thấp hơn khi so sánh với các quốc gia trong khu vực. Nguy hiểm hơn nữa là tình hình rủi ro thanh khoản, đặc biệt là tại các NHTMCP có quy mô nhỏ. Thực tế cho thấy khi NHNN thực hiện CSTT chặt chẽ đã có những ngân hàng nhỏ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng dẫn tới khả năng mất thanh toán tạm thời buộc phải tiến hành sáp nhập với sự hỗ trợ của NHNN thông qua ngân hàng lớn. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tiến hành tái cơ cấu từng bước đối với hệ thống ngân hàng thông qua sáp nhập tự nguyện hoặc bắt buộc với nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ, từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011 - 2015” ban hành theo Quyết định 254/QĐ- TTg ngày 01/3/2012. Sau thời gian triển khai, đề ánB đã phát huy được một số hiệu quả trong việc giữ ổn định hoạt động ngành ngân hàng. Sự ổn định, an toàn hệ thống các TCTD được giữ vững và cải thiện; hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã ngày càng cải thiện được tính thanh khoản, hạn chế nguy cơ đổ vỡ. Vấn
  18. 2 đề nợ xấu tuy đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao, và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng luôn vận động và phát triển không ngừng, do đó, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD là một quá trình thường xuyên, liên tục. Tiếp đà thành công của đề án tái cơ cấu giai đoạn 1, ngày 19/07/2017 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” trong đó trọng tâm là xử lý dứt điểm nợ xấu tồn đọng. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” là một trong những nhiệm vụ then chốt mà Chính phủ giao cho Ngân hàng nhà nước và các cơ quan, ban, ngành có liên quan. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại (NHTM), đóng vai trò quan trọng trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, và tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, “xử lý dứt điểm nợ xấu” là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại. Nợ xấu cũng là một trong những điểm nóng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (VietinBank)- NHTM Nhà nước trụ cột, đóng vai trò chủ lực trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng. “Xử lý triệt để nợ xấu trong thời gian sớm nhất” là nội dung Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã nhấn mạnh khi đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm của VietinBank trong thời gian tới (tại hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019, triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2020 của VietinBank). Quán triệt các chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam đã tích cực triển khai áp dụng các giải pháp toàn diện và bước đầu phát huy hiệu quả. Năm 2020 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm cuối thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2016- 2020, đồng thời cũng là năm cuối thực hiện kế hoạch kinh doanh trung hạn giai đoạn 2018- 2020 của VietinBank. Đây là thời điểm thích hợp để cùng nhìn lại chặng đường VietinBank đã đi qua, đánh giá tính hiệu quả các giải pháp mà VietinBank đã
  19. 3 thưc hiện, ghi nhận các kết quả đã đạt được và rút ra các bài học quý báu để áp dụng có hiệu quả hơn cho các năm tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu đối với hệ thống NHTM nói chung, với ngân hàng VietinBank nói riêng, với mong muốn cung cấp cái nhìn chi tiết và góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, tôi đã chọn đề tài: “Xử lý nợ xấu theo lộ trình thực hiện phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016- 2020 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước “Xử lý nợ xấu” là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và chia sẻ. Các bài viết, bài nghiên cứu hiện tập trung nhiều vào các nội dung vĩ mô, các vấn đề chung đặt ra đối với cả hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế; hoặc đề cập đến hoạt động xử lý nợ tại một chi nhánh ngân hàng cụ thể. Trong khi đó, mảng xử lý nợ ở phạm vi một Ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng lớn và có vị trí quan trọng như Ngân hàng Công thương Việt Nam thì chưa có nhiều đề tài nghiên cứu được triển khai cụ thể, toàn diện. Trước hết về khái niệm, đặc điểm, phương thức phân loại nợ xấu là một nội dung thường được đề cập tương đối chi tiết và đầy đủ trong hầu hết các luận văn, luận án cũng như các công trình nghiên cứu về vấn đề nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu này dù là xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu về vấn đề nợ xấu trên phạm vi từng TCTD đơn lẻ hay cả hệ thống NHTM nói chung thì đều ít nhiều đề cập đến các nội dung liên quan đến lý luận cơ sở về khái niệm, đặc điểm, và phân loại nợ xấu. Nhìn chung, đây là các vấn đề mang tính pháp lý đã được quy định cụ thể trong các chuẩn mực quốc tế cũng như các văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động ngân hàng hiện nay tại Việt Nam. Về bản chất nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, theo như những phân tích của Đinh Tuấn Minh trong nghiên cứu “Giải quyết nợ xấu có tính hệ thống trong quá trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam”, nợ xấu của hệ thống tín dụng Việt Nam có những đặc thù riêng. Thứ nhất, nợ xấu quá hạn của các TCTD không đồng đều.
  20. 4 Tính trung bình, các NHTMNN có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao hơn đáng kể so với nhiều NHTMCP. Một số các NHTMCP nhỏ có nợ xấu, nợ quá hạn ở mức rất cao; đây là những tổ chức thuộc diện bắt buộc phải tái cơ cấu, sáp nhập vào ngân hàng khác theo đề án tái cơ cấu hệ thống tín dụng của NHNN. Thứ hai, nợ xấu của Việt Nam gắn kết khá chặt chẽ với khu vực BĐS. Dư nợ cho khu vực này chiếm khoảng 16% tổng dư nợ, nhưng các tài sản thế chấp bằng BĐS cho các khoản vay khác nhau chiếm từ 60-80% tổng giá trị tài sản thế chấp. Đặc điểm này mang đến nhiều khó khăn hơn đối với công tác xử lý nợ xấu. Giai đoạn 2008-2012 chứng kiến nợ xấu của hệ thống TCTD tăng phi mã. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ bản thân các TCTD, còn phải kể đến những tác nhân khách quan từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, chính sách chuyển đổi quá nhanh các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị cùng sự yếu kém của công tác giám sát các quan hệ sở hữu chéo giữa các TCTD với nhau, cũng như giữa khu vực tín dụng và doanh nghiệp. Tổng hợp những nguyên nhân cơ bản nhất của hiện tượng nợ xấu tăng cao thời gian qua nhóm nghiên cứu Học viện Ngân hàng trong đề tài “Phân tích hoạt động ngân hàng năm 2012 và một số khuyến nghị chính sách năm 2013” đã hệ thống lại sáu nguyên nhân chính: (i) nợ xấu tăng cao là do được tích lũy trong một thời gian dài trước đó; (ii) môi trường kinh doanh xấu đi làm suy giảm chất lượng tín dụng và do đó gia tăng nợ xấu trong hoạt động ngân hàng; (iii) các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các khoản tín dụng từ hệ thống ngân hàng; (iv) chu kỳ tín dụng tăng trưởng nóng trong thời gian dài với sự cho vay ồ ạt, dễ dãi và thiếu thận trọng của các NHTM; (v) tăng vốn điều lệ dẫn đến sức ép tăng trưởng tín dụng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh; (vi) năng lực thanh tra, giám sát của NHNN trong một thời gian dài còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả. Thực trạng nợ xấu diễn biến bất lợi như trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách về các biện pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Xét một cách tổng quát, xử lý nợ xấu là một bước đi quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cấu trúc hoạt động ngân hàng. Tác giả Đào Thị Hồ Hương trong nghiên cứu “Những vấn đề cần chú ý trong việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam” đã tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1