intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

71
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ, từ đó rút ra ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay

  1. §¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa triÕt häc lª ®×nh th¶o t- t-ëng hå chÝ minh vÒ ®¸nh gi¸ c¸n bé vµ ý nghÜa cña nã ®èi víi c«ng t¸c ®¸nh gi¸ c¸n bé ë n-íc ta hiÖn nay luËn v¨n th¹c sü triÕt häc Hµ Néi- 2007
  2. §¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa triÕt häc lª ®×nh th¶o t- t-ëng hå chÝ minh vÒ ®¸nh gi¸ c¸n bé vµ ý nghÜa cña nã ®èi víi c«ng t¸c ®¸nh gi¸ c¸n bé ë n-íc ta hiÖn nay luËn v¨n th¹c sü triÕt häc Chuyªn ngµnh : TriÕt häc M· sè : 60.22.80 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. D-¬ng V¨n Duyªn Hµ Néi- 2007
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ 5 1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ và sự cần thiết phải đánh giá cán bộ 5 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, quy trình và phƣơng pháp đánh giá cán bộ 12 1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tiêu chí đánh giá cán bộ 23 Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 35 2.1. Thực trạng công tác đánh giá cán bộ ở nƣớc ta hiện nay 35 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá cán bộ ở nƣớc ta hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 49 2.2.1. Quán triệt các nguyên tắc khoa học trong đánh giá cán bộ 49 2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện quy trình và phƣơng pháp đánh giá cán bộ 54 2.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá cán bộ 59 2.2.4. Đánh giá cán bộ một cách khoa học và phải tạo ra động lực trong công tác đánh giá cán bộ 62 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
  4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến công tác đánh giá cán bộ. Người đã phát hiện, đào tạo bồi dưỡng cho cách mạng những đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, “vừa hồng, vừa chuyên”. Ở trong lĩnh vực công tác đánh giá cán bộ, Người đã để lại cho Đảng ta rất nhiều tư tưởng vô cùng quý báu. Ngay từ khi ra đời, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng của Người về công tác đánh giá cán bộ. Nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đánh giá cán bộ là một trong những cơ sở giúp cho Đảng ta luôn có được những cán bộ đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. Đây là cơ sở giúp cho Đảng ta lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành được những thắng lợi to lớn trong hơn 70 năm qua. Song thực tế cho thấy, công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay còn có nhiều tồn tại yếu kém. Sự yếu kém trong công tác đánh giá cán bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong cán bộ còn có nhiều người không thực sự có tinh thần trách nhiệm trong công việc, rơi vào thoái hóa biến chất, quan liêu, tham nhũng... Tình trạng yếu kém này cần nhanh chóng được khắc phục. Nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đánh giá cán bộ đang là một nhu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Bởi vì, sự nghiên cứu này chắc chắn sẽ giúp cho chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học bổ ích cho việc khắc phục những tồn tại yếu kém, nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay.
  5. 2 Với những lý do như đã nêu, chúng tôi đã chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học triết học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ. Trịnh Gia Ban, Phạm Văn Trường, Tô Văn Gia với công trình Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ và công tác cán bộ. Vũ Văn Hiền và Đinh Xuân Lý (chủ biên) với công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tập hợp nhiều bài viết, trong đó có nhiều bài có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và đánh giá cán bộ. Lê Văn Lý (chủ biên), Mạch Quang Thắng, Đặng Đình Phú, Trần Trung Quang, Nguyễn Văn Bền với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, có đề cầp đến tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, lựa chọn cán bộ. Bùi Đình Phong với công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002, có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác đánh giá cán bộ, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thang Văn Phúc và Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên) với công trình Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, có một chương nói về tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đánh giá cán bộ, trong đó có đề cập đến tư tưởng của Người về vai trò của cán bộ, kiểm tra, kiểm soát cán bộ, tuyển chọn cán bộ.
  6. 3 Phạm Quốc Thành với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của cán bộ, những chuẩn mực đạo đức cơ bản của cán bộ, những "căn bệnh" cần tránh của cán bộ. Mạch Quang Thắng với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách cán bộ, đảng viên, hiểu và đánh giá đúng cán bộ, đảng viên. Nguyễn Thế Thắng với công trình Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000, có đề cập đến đạo đức người lãnh đạo, đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu trên, ở những mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp đã đề đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của cán bộ, những yêu cầu đối với cán bộ, đánh giá cán bộ. Song các công trình như đã nêu chỉ mới đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ như một trong nội dung nghiên cứu. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chứa đựng nhiều nội dung vô cùng quý báu, đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ, từ đó rút ra ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay. Để đạt được mục đích như đã nêu, luận văn đi vào nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Một là, nghiên cứu và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ. - Hai là, nghiên cứu và làm rõ thực trạng công tác đánh giá cán bộ hiện nay ở nước ta.
  7. 4 - Ba là, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ. Đây là một vấn đề lớn và phức tạp. Ở trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi bước đầu đi vào nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ ở nước hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận trực tiếp cho sự nghiên cứu của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ. Các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa, từ trừu tượng đến cụ thể, lôgíc và lịch sử là các phương pháp chủ yếu được luận văn sử dụng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn bước đầu đã nghiên cứu và đề cập đến một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiên nay. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc làm tốt công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay. Nó đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có hai chương, năm tiết.
  8. 5 Chƣơng1 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ 1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ và sự cần thiết phải đánh giá cán bộ 1.1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ Hồ Chí Minh đã có nhiều bài nói, bài viết có đề cập đến người cán bộ. Trước Cách mạng tháng Tám, cán bộ được Hồ Chí Minh đề cập đến là những người làm công tác tuyên truyền tư tưởng cách mạng, mục tiêu lý tưởng của Đảng, gây dựng phong trào cách mạng trong các tầng lớp nhân dân. Nhiệm vụ của cán bộ thời kỳ này là tuyên truyền, cũng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, vận động và thực hiện đoàn kết các tầng lớp nhân dân đấu tranh hướng tới giành chính quyền. Sau Cách mạng tháng Tám, cán bộ mà Hồ Chí Minh đề cập đến là những người làm việc trong các cấp lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội, trong các nhà máy xí nghiệp, bệnh viện, trường học...Họ có thể là đảng viên hoặc cũng có thể chưa phải là đảng viên. Đó có thể là cán bộ lãnh đạo quản lý, phụ trách, hoặc chỉ là người làm công tác chuyên môn, nhưng đều là những người chịu trách nhiệm nặng nề, to lớn trước Đảng và trước nhân dân. Trong Pháp lệnh cán bộ, công chức, năm 2003, của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người được coi là cán bộ, công chức là "công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: 1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các
  9. 6 cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng; 4. Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; 5. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp[47, 8]. Cán bộ, công chức được đề cập trong Pháp lệnh cán bộ, công chức là thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan niệm của Hồ Chí Minh về cán bộ trong điều kiện hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Khi đề cập đến cán bộ, Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định đây là những người tồn tại trong mối quan hệ với nhân dân, là "công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao"[47; 8, 9]. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định đó là sự nghiệp của “dân chúng số đông, chứ không phải là công việc của một hai người”. Vì vậy, cách mạng muốn giành được thắng lợi thì phải phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân. Song, Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy khi phải có sự lãnh đạo của Đảng. Người nói: Cách mạng "Trước hết phải có Đảng cách mạng lãnh đạo...Đảng có vững mạnh thì cách mạng mới thành công". Sự ra đời và lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố có ý nghĩa hàng đầu đến mọi thắng lợi của cách mạng. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên. Họ là những người đề ra chủ trương, chính sách, pháp luật và cũng là những người có nhiệm vụ tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu về những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và tổ chức cho nhân dân thực hiện.
  10. 7 Thực tiễn cách mạng luôn vận động biến đổi. Nó vô cùng khó khăn, phức tạp. Chủ trương, chính sách của Đảng đề ra là xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Song nó không thể là câu trả lời cụ thể cho mọi vấn đề cụ thể của thực tiễn cách mạng. Vì vậy, cán bộ là những người có nhiệm vụ cụ thể hoá những chủ trương, chính sách của Đảng cho phù hợp với tình hình của thực tế ở mỗi nơi, mỗi lúc. Có như vậy, những chủ trương, chính sách của Đảng mới được nhân dân “hiểu và thi hành”, mới có thể đi vào thực tế cuộc sống. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ đúng đắn khi phản ánh được suy nghĩ và tình cảm, tâm tư và nguyện vọng của nhân dân. Trách nhiệm của cán bộ không chỉ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn phải lắng nghe và báo cáo với Đảng và Chính phủ về tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tổng kết thực tiễn, đóng góp ý kiến nhằm giúp cho Đảng và Chính phủ kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện về đường lối chủ trương, chính sách. Khi nói về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định đây "là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”[25, 269]. Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng chỉ có thể được nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo khi thực sự là đạo đức, là văn minh, được nhân dân tin yêu, tín nhiệm. Song uy tín của Đảng như thế nào là phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi vì, họ chính là những người tham gia vào xây dựng, đề ra đường lối, chính sách và cũng chính họ là những người tuyên truyền, tổ chức nhân dân thực hiện. Nhân dân biết về Đảng và Chính phủ thông qua đội ngũ cán bộ. Họ có thể không hiểu được một cách rõ ràng, đầy đủ về Đảng và Chính phủ, nhưng lại có thể thấy được một cách rõ ràng, tường tận về những lời nói và việc làm
  11. 8 của cán bộ. Vì vậy, lời nói và việc làm của cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Đảng và Chính phủ. Nếu “cán bộ tốt” thì uy tín của Đảng và Chính phủ được cũng cố và phát triển. Ngược lại, nếu “cán bộ dở”, “cán bộ kém” thì không những chính sách của Đảng và Chính phủ không được thực thi, mà uy tín của Đảng và Chính phủ cũng sẽ bị giảm sút trong nhân dân. Như vậy, cán bộ là những người có vai trò rất lớn đối với cách mạng. Họ không chỉ là những người đề ra đường lối, chính sách, mà còn là những người có trách nhiệm tuyên truyền và tổ chức nhân dân thực hiện. Uy tín lãnh đạo của Đảng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định cán bộ là gốc của mọi công việc, “có cán bộ tốt thì việc gì cũng thành”, “không có cán bộ tốt thì hỏng việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[25, 240]. 1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải đánh giá cán bộ. Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng vẻ vang mà Đảng và nhân dân giao cho, đòi hỏi cán bộ phải là người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên, trong đó đạo đức cách mạng là “gốc của người cách mạng”. Đạo đức cách mạng không phải là bẩm sinh vốn có ở mỗi người. Nó không bất biến. Thực tế cho thấy, có người thông qua rèn luyện tu dưỡng, đấu tranh cách mạng, mà ngày càng trưởng thành, có tình cảm niềm tin đối với Đảng, đối với cách mạng; có người với sự khoan dung độ lượng của cách mạng, của Đảng, từ chỗ lầm đường lạc lối đã quay về với cách mạng, làm nhiều việc có lợi cho dân, cho nước. Song cũng có nhiều người do không thường xuyên rèn luyện tu dưỡng, không vượt qua được những hy sinh gian khổ, những cám dỗ của tiền tài danh vọng, từ chỗ có đạo đức cách mạng đã mắc phải những sai lầm khuyết điểm, có những việc làm đi ngược lại lợi ích của cách mạng, lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng là phải quan tâm làm tốt công tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Bởi vì, có như vậy Đảng mới có thể phát hiện, đào tạo bồi dưỡng được những người có tài, có đức cho cách mạng. Đồng thời, đây cũng là cơ sở giúp cho
  12. 9 Đảng kịp thời phát hiện ra những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, để loại ra khỏi hàng ngũ cách mạng. Song trên thực tế, ở nhiều nơi nhiều khi không quan tâm đến việc quản lý, đánh giá cán bộ. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện và phê phán về tình trạng này. Người đã chỉ ra sự cần thiết của việc phải thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đánh giá cán bộ. Người khẳng định: Không thường xuyên đánh giá cán bộ “là một khuyết điểm to”, kinh nghiệm cho thấy mỗi lần đánh giá cán bộ “một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì làm cho những người hủ hóa cũng lòi ra”[25, 274]. Đánh giá cán bộ là cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt, cất nhắc cán bộ. Có đánh giá cán bộ đúng thì mới có thể sử dụng cán bộ đúng. Sử dụng cán bộ không chỉ căn cứ vào đạo đức của cán bộ, mà đòi hỏi còn phải căn cứ vào năng lực của cán bộ. Cán bộ có năng lực làm việc gì thì sử dụng vào công việc ấy, tránh tình trạng phân công công việc không phù hợp với năng lực của họ. Về điều này, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy. Nếu dùng không đúng, người giỏi thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc, như thế thì hai người đều thất bại cả hai”[26, 633]. Cách mạng là một quá trình đầy khó khăn phức tạp. So với nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn, năng lực của cán bộ bao giờ cũng hữu hạn, không có người cán bộ nào có thể làm tốt được mọi công việc, có người có năng lực ở lĩnh vực này, nhưng lại có thể không có năng lực ở lĩnh vực khác và ngược lại. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, khi phân công công việc cho cán bộ, đòi hỏi phải dựa trên cơ sở không chỉ đánh giá đúng về phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ, mà còn phải đánh giá đúng về năng lực của họ, có như vậy mới có thể giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao và do đó, mới có lợi cho cách mạng. Người khẳng định “Nếu người có tài mà không dùng đúng tài của họ cũng không được việc”[25, 274]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, khi sử dụng, đề bạt, cất nhắc cán bộ, đòi hỏi phải căn cứ vào đức và tài, phẩm chất và năng lực của mỗi người. Cán bộ có
  13. 10 năng lực gì thì sử dụng vào công việc đó, ai mắc sai lầm khuyết điểm thì phải đào thải, loại bỏ. Để làm được điều đó thì đòi hỏi phải hiểu cán bộ, đánh giá đúng cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định có “biết rõ cán bộ mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực”[25, 282]. Phẩm chất và năng lực của cán bộ là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Như Hồ Chí Minh khẳng định: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều là do giáo dục mà nên”. Vì vậy, để có được những người cán bộ có phẩm chất và năng lực đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của cách mạng, đòi hỏi Đảng ta phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đòi hỏi phải có nội dung khoa học, cụ thể, thiết thực, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Thực tiễn đòi hỏi cán bộ phải có những phẩm chất và năng lực như thế nào thì giáo dục đào tạo phải có nội dung và phương pháp tương ứng như thế ấy. Song trên thực tế, ở nhiều nơi giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn chung chung, hình thức, xa rời thực tế. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra tình trạng này. Trong Sửa đổi lối làm việc, Người phê phán việc “huấn luyện cho cán bộ trong các cơ quan hành chính mà không đụng đến công việc hành chính. Còn dạy chính trị thì mênh mông mà không thiết thực, học rồi không dùng được”[25, 269] Hồ Chí Minh đòi hỏi việc học tập nghiên cứu lý luận phải luôn xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn, tránh chung chung, hình thức, xa rời thực tế. Để việc học tập nghiên cứu của cán bộ, đảng viên luôn cụ thể thiết thực, Người đã đưa ra chỉ dẫn: Phải thực hành khẩu hiệu: Làm việc gì học việc ấy...Thí dụ: Cán bộ về môn tài chính, phải hiểu rõ chính sách tài chính và những nghị quyết về tài chính của Chính phủ...Cán bộ quân sự thì phải nghiên cứu khoa học quân sự, cán bộ y tế phải nghiên cứu y học. Cán bộ môn nào thì nghiên cứu lý luận của môn ấy[25, 270]. Kết quả học tập nghiên cứu, rèn luyện tu dưỡng ở cán bộ, đảng viên như thế nào xét đến cùng là do chính bản thân họ quyết định. Nó phụ thuộc vào ý
  14. 11 thức và khả năng của mỗi người. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết cần phải hình thành được ở họ ý thức tự giác trong học tập nghiên cứu, rèn luyện tu dưỡng. Nó cũng đòi hỏi những người làm công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào trình độ của cán bộ để từ đó xác định nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử. Là sản phẩm của một nền kinh tế tiểu nông, nhiều người, trong đó có cán bộ, đảng viên không tránh khỏi mang trong mình nhiều tư tưởng tôn ty trật tự theo kiểu phong kiến. Mang nặng những tư tưởng tôn ty tật tự phong kiến, trong giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhiều người dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức, không có được những cách thức tổ chức thực hiện cụ thể thiết thực. Hồ Chí Minh là người sớm nhận thấy tình trạng như đã nêu. Người đã có những chỉ dẫn khoa học về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người khẳng định việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ “phải theo trình độ văn hóa cao hay thấp mà đặt lớp, chứ không theo cấp bậc cán bộ cao hay thấp”[25, 271]. Với những cán bộ trình độ văn hóa còn hạn chế thì “trước hết phải dạy cho họ những thưởng thức: Lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo cáo, nghĩa vụ và quyền lợi người công dân”[25, 271]. Còn với những cán bộ có “trình độ văn hóa khá... thì ngoài việc học tập chính trị và nghề nghiệp đều cần học thêm lý luận”[25, 271]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, trong giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần phải xuất phát từ chính bản thân người cần được đào tạo bồi dưỡng. Đó là phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng đắn về ưu điểm cũng như những tồn tại yếu kém của cán bộ. Có như vậy thì mới có thể xác định được nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách khoa học, thiết thực, tránh tình trạng chung chung, hình thức, xa rời thực tế. Giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đòi hỏi phải thường xuyên liên tục. Thực tiễn luôn đòi hỏi mỗi người, trước hết là cán bộ, đảng viên phải không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất và năng lực về mọi mặt. Nhìn chung, đa
  15. 12 số cán bộ, đảng viên là những người luôn cố gắng phấn đấu để đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Song không phải ai, lúc nào cũng đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi thực tiễn cách mạng. Có người ngày hôm qua hoàn thành tốt các công việc được giao, nhưng hiện tại có thể không đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các cấp lãnh đạo Đảng là phải thường xuyên đánh giá cán bộ, nhằm kịp thời giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp họ phấn đấu để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. Thực tiễn cách mạng luôn đòi hỏi mỗi người cán bộ phải thường xuyên có sự nhận thức, đánh giá đúng đắn về bản thân. Song không phải ai lúc nào cũng có thể nhận thức đúng về bản thân mình, đặc biệt là về những tồn tại yếu kém. Theo Hồ Chí Minh, thường xuyên làm tốt công tác đánh giá cán bộ là cơ sở giúp cho mỗi người có thể nhận thức đúng về bản thân họ, từ đó “rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm”[25, 276]. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ đạt được kết quả tốt khi bản thân người cán bộ phải có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Thực tiễn là động lực của nhận thức. Song nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn tự nó không phải là động lực học tập nghiên cứu, rèn luyện tu dưỡng đối với mọi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, để mọi cán bộ, đảng viên đều phải thực sự quan tâm học tập, rèn luyện tu dưỡng nhằm đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn thì phải thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đánh giá cán bộ. Như vậy, cán bộ luôn giữ vai trò quan trọng đối với mọi thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, Đảng ta phải quan tâm làm tốt công tác đánh giá cán bộ. Đây là cơ sở giúp cho Đảng có thể làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, sử dụng cán bộ, đề bạt và cất nhắc cán bộ, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ yếu kém, mắc sai lầm khuyết điểm. Theo Hồ Chí Minh, để có thể đánh giá đúng đắn về cán bộ, đòi hỏi Đảng phải xác định được các nguyên tắc đánh giá, quy trình và phương pháp đánh giá, các tiêu chí đánh giá khách quan, khoa học, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn cách mạng.
  16. 13 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, quy trình và phƣơng pháp đánh giá cán bộ 1.2.1. Về nguyên tắc đánh giá cán bộ Đánh giá cán bộ đòi hỏi phải đánh giá toàn diện cả về đức lẫn tài, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức cũng như về năng lực công tác, không được coi nhẹ mặt nào. Không những thế, trong đánh giá cán bộ, đòi hỏi phải xác định được đâu là ưu điểm cũng như đâu là tồn tại yếu kém, đâu là mặt mạnh cũng như đâu là mặt yếu kém, trong đó mặt nào là cơ bản chủ yếu ở người cần đánh giá. Theo Hồ Chí Minh, con người, trong đó có người cán bộ, bên cạnh mặt tốt có thể có mặt xấu, bên cạnh cái thiện có thể có cái ác. Vì vậy có đánh giá được toàn diện về cán bộ thì Đảng mới có thể sử dụng được cán bộ một cách đúng đắn và mới có thể giúp cho phần tốt ở họ phát triển, "nảy nở như hoa mùa xuân và làm cho phần xấu ở họ mất dần đi". Cũng như mọi người, suy nghĩ và tình cảm của cán bộ không bất biến. Có người trước đây là người có đạo đức cách mạng trong sáng, nhưng hiện tại có thể không còn trong sạch, vững mạnh, mắc sai lầm khuyết điểm. Ngược lại, có người trước đây có những tồn tại yếu kém, có lúc mắc sai lầm khuyết điểm, nhưng hiện tại có thể đã trở thành người tốt, có những suy nghĩ và việc làm đúng đắn, có lợi cho cách mạng. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, khi đánh giá cán bộ, đòi hỏi người đánh giá phải có quan điểm phát triển, lịch sử cụ thể. Người nói: Xem xét cán bộ quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa. Thí dụ, có người khi trước theo cách mạng mà nay lại phản cách mạng. Có người khi trước không cách mạng mà nay lại tham gia cách mạng. Thậm chí có người nay đang theo cách mạng, nhưng sau này có thể phản cách mạng. Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau[25, 278].
  17. 14 Quan điểm phát triển, lịch sử cụ thể đòi hỏi việc đánh giá cán bộ phải thường xuyên, chứ không phải một lần là xong. Theo Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể là cơ sở để có thể đánh giá đúng về cán bộ, tránh rơi vào định kiến hẹp hòi, đồng thời phát hiện và khắc phục kịp thời những sai lầm khuyết điểm, tồn tại yếu kém ở người cán bộ. Đánh giá cán bộ trong sự vận động phát triển nhưng không có nghĩa là rơi vào những sai lầm mang tính hữu khuynh. Hồ Chí Minh là người luôn khoan dung độ lượng trước những sai lầm khuyết điểm mà cán bộ, đảng viên mắc phải. Người luôn quan tâm phê bình, giáo dục nhằm giúp cán bộ, đảng viên không ngừng tiến bộ. Song, theo Người, với những người bằng phê bình, giáo dục mà không có tiến bộ, "cứ ì ra", mắc sai lầm khuyết điểm lớn, nghiêm trọng thì phải xử lý kỷ luật nghiêm minh, thậm chí phải đưa ra tử hình để làm gương cho những cán bộ, đảng viên khác. Nhận thức là quá trình con người phản ánh về các sư vật hiện tượng. Song kết quả nhận thức như thế nào lại phụ thuộc vào năng lực nhận thức, lập trường quan điểm của mỗi người. Trên những lập trường quan điểm khác nhau, nhận thức của con người sẽ có sự khác nhau. Trên lập trường quan điểm của giai cấp bóc lột, vì lợi ích cá nhân ích kỷ, con người dễ rơi vào phản ánh xuyên tạc sự thật. Thực tế cho thấy chỉ trên cơ sở lập trường quan điểm tiến bộ, cách mạng của giai cấp công nhân, con người mới có khả năng phản ánh đúng đắn về hiện thực khách quan. Để đấu tranh tự giải phóng khỏi mọi áp bức bất công đòi hỏi giai cấp công nhân phải có những nhận thức đúng đắn về các quy luật khách quan, các quy luật vận động phát triển của lịch sử. Trong đánh giá cán bộ, đòi hỏi người đánh giá phải đứng vững trên lập trường quan điểm, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phải vì lợi ích chung, phải khách quan công tâm. Theo Hồ Chí Minh, đây là yêu cầu không thể thiếu nhằm giúp người đánh giá có thể đánh giá đúng về cán bộ. Khách quan công tâm là đối lập với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Rơi vào chủ nghĩa cá nhân, người đánh giá không tránh khỏi có những
  18. 15 nhận xét, đánh giá không đúng về cán bộ. Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong đánh giá cán bộ. Đó là những tư tưởng gia đình dòng tộc chủ nghĩa, địa phương cục bộ, ích kỷ hẹp hòi, yêu nên tốt, ghét nên xấu, kéo bè, kéo cánh...Người luôn đấu tranh phê phán mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, nếu rơi vào chủ nghĩa cá nhân thì người đánh giá không tránh khỏi tình trạng: Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ[25, 257]. Khách quan công tâm là một yêu cầu của đạo đức cách mạng. Để có thể đánh giá đúng về cán bộ, đòi hỏi người đánh giá phải có đạo đức cách mạng, phải luôn luôn tự phê bình, biết nhận thức được về những điều phải trái ở mình. Theo Hồ Chí Minh, nếu người đánh giá “không tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước phải biết sự phải trái của mình, nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu”[25, 277]. Trong nhận thức, con người dễ rơi vào những đánh giá mang tính chủ quan như tự cao tự đại, ưa người ta nịnh mình, mang lòng yêu ghét của mình mà đối với người, "đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau”. Theo Hồ Chí Minh, phạm vào một trong những căn bệnh đó thì người đánh giá như "mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông”[25, 277] Như vậy, để có thể đánh giá đúng đắn về cán bộ, đòi hỏi người đánh giá phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, trong đánh giá cán bộ, người đánh giá “muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng
  19. 16 đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”[25, 278]. Trong đánh giá cán bộ, nhiều người còn có tình trạng không khách quan công tâm, không vì công việc chung để đánh giá và sử dụng cán bộ. Họ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, gia đình dòng tộc chủ nghĩa, địa phương cục bộ, yêu nên tốt, ghét nên xấu…Để có thể khắc phục tình trạng như đã nêu, hình thành ở người đánh giá tinh thần khách quan công tâm thì cần phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai trong đánh giá cán bộ. Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm phát huy dân chủ trong đánh giá cán bộ. Theo Người, nếu không phát huy dân chủ thì mọi người dù có ý kiến cũng không dám nói ra, không dám phê bình. Hậu quả là “cấp trên và cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra”[25, 243]. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai là cơ sở để phát huy phê bình và tự phê bình, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong đánh giá và sử dụng cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, đây còn là cơ sở cần thiết để phát huy tư duy, trí tuệ của tập thể, của nhân dân, giúp cho những người làm công tác cán bộ có thể đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về cán bộ. 1.2.2. Về quy trình và phƣơng pháp đánh giá cán bộ. Cán bộ là những người nói phải đi đôi với làm. Song, trên thực tế có tình trạng nhiều cán bộ nói không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều nhưng làm ít. Nói không đi đôi với làm thì không có ý nghĩa thực tế, nhiều khi là đạo đức giả, biểu hiện của sự thoái hoá biến chất về đạo đức ở nhiều người. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, khi đánh giá về cán bộ, đòi hỏi người đánh giá "chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không"[25, 281]. Đánh giá cán bộ cần phải căn cứ trước hết vào kết quả công việc của người cần đánh giá. Bởi vì, đây là cơ sở để có thể phân biệt được người thực sự có đức, có tài với người không có đức, không có tài. Nó đồng thời cũng là cơ sở để phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Song khi đánh
  20. 17 giá và sử dụng cán bộ, nhiều người chỉ dừng lại ở những điều cán bộ nói, mà không căn cứ vào những việc cán bộ làm. Đánh giá và sử dụng cán bộ như vậy thì không tránh khỏi sai lầm. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện và phê phán tình trạng này. Người nói: Trong Đảng ta, có những nơi thường dùng những người văn hay, nói khéo, nhưng không làm được việc, không ra tranh đấu. Mà những đồng chí viết không hay nói không thạo nhưng rất trung thành, hăng hái, rất gần gũi quần chúng, thì bị dìm xuống. Chúng ta phải sửa ngay những điểm đó[25, 275, 276) Cán bộ là gốc của mọi công việc. Với cán bộ lãnh đạo quản lý, kết quả công việc của họ được thể hiện thông qua thực tiễn phong trào quần chúng. Trong thời kỳ đất nước có giặc ngoại xâm, “cán bộ tốt” là những người tuyên truyền, giác ngộ, thống nhất được ý chí và hành động của nhân dân, đoàn kết nhân dân, phát huy được truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh dũng cảm của nhân dân. Trong thời kỳ hòa bình, “cán bộ tốt” là những người có khả năng phát huy được tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy, thực tiễn phong trào quần chúng là cơ sở để đánh giá về cán bộ. Nói cách khác, khi đánh giá về cán bộ, cần căn cứ vào tình hình phát triển của cơ quan đơn vị mà họ phụ trách. Với ý nghĩa đó, khi nói về xây dựng hợp tác xã, Hồ Chí Minh khẳng định nơi nào "hợp tác xã nào sản xuất khá là do cán bộ lãnh đạo khá”. Ngược lại, theo Người, ở đâu trong nông nghiệp cũng như ở trong công nghiệp, sản xuất không phát triển, rơi vào trì trệ yếu kém, lãng phí là do cán bộ lãnh đạo quản lý kém và cán bộ phải là người đầu tiên “chịu trách nhiệm chính”[32, 406]. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý phải có trách nhiệm đối với sự phát triển của cơ quan đơn vị mà họ phụ trách. Người khẳng định: “đảng viên nào sản xuất và lãnh đạo sản xuất tốt, tức là đảng viên tốt. Đảng viên nào sản xuất và lãnh đạo sản xuất không tốt, tức là đảng viên kém”[34, 100].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2