intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách thơ Mã Giang Lân

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các vấn đề phong cách và hành trình thơ Mã Giang Lân; phong cách thơ Mã Giang Lân thể hiện qua nội dung thơ; phương thức thể hiện phong cách thơ Mã Giang Lân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách thơ Mã Giang Lân

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN V ĂN LÊ THỊ BÌNH PHONG CÁCH THƠ MÃ GIANG LÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Hà Nội- 2010
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề. ..................................................................................... 2 3. Phạm vi, mục đích nghiên cứu. ........................................................ 6 4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 7 5. Cấu trúc luận văn. ............................................................................... 7 Chƣơng 1 VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ HÀNH TRÌNH THƠ MÃ GIANG LÂN ......................................................................................... 8 1.1. Khái niệm phong cách: ............................................................... 8 1.1.1. Phong cách tác giả ............................................................. 10 1.1.2. Phong cách thời đại ........................................................... 12 1.1.3. Phong cách thể loại ............................................................ 14 1.2. Hành trình thơ Mã Giang Lân. ............................................... 16 Chƣơng 2. PHONG CÁCH THƠ MÃ GIANG LÂN THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG THƠ ............................................................................ 22 2.1.Mã Giang Lân – Nhà thơ nặng lòng với quê hương. ......... 22 2.2. Hình ảnh sông nước - một dấu ấn rất riêng trong thơ Mã Giang Lân. ............................................................................................ 30 2.2.1. Sông nước quê hương trong thơ Mã Giang Lân ......... 31 2.2.2. Sông nước những nơi Mã Giang Lân đã đi qua .......... 38 2.3 Những vần thơ chiêm nghiệm về thế sự đời tư. .................. 42 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN PHONG CÁCH THƠ MÃ GIANG LÂN ........................................................................................ 54 3.1.Giọng điệu ..................................................................................... 54 3.2. Thể thơ .......................................................................................... 61 3.3.Những hình ảnh lặp đi lặp lại trở thành mô típ, một nỗi ám ảnh. ......................................................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 80
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Mã Giang Lân là một hiện t ượng thơ trên thi đàn văn học hiện đại và đương đại Việt Nam, người có nhiều đóng góp cả về mặt nội dung cũng như hình thức thơ. Thơ ôn g như in dấu ấn đậm nét trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, một giọng thơ nặng lòng với quê hương xứ sở, với những mảnh đất mà mình từng đi qua cùng với những trải nghiệm của mình trong cuộc sống. Bên cạnh đó là những nét độc đáo trong phương thức thể hiện. Tất cả những điều đó đã làm nên một phong cách th ơ Mã Giang Lân. Hơn nữa chúng ta rất nhiều người mới chỉ biết đến Mã Giang Lân với tư cách là nhà giáo, nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học mà chưa biết Mã Giang Lân còn là một nhà thơ - một nhà thơ theo đúng nghĩa của từ đó. Ở đây chúng tôi muốn chứng tỏ cho thấy cả ba con người này luôn luôn dung hoà với nhau để tạo nên một Mã Giang Lân độc đáo mới lạ mà không hề nhàm chán, ông luôn biết cách chi phối và dung hoà con người mình cho công việc dù ở cương vị, con người nào ông cũng làm tốt vai trò và vị trí của mình thậm chí còn hoàn thành một cách xuất sắc. Trên cương vị là một nhà thơ ông cũng đã chứng tỏ được mình bằng các giải thưởng thơ mà ông đã đạt được đó là :Giải thưởng thơ báo Văn Nghệ năm 1969- 1970, giải thưởng 5 năm thơ Hà Nội 1976 - 1981, giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật uỷ ban tỉnh Thanh Hoá năm 1987. Bên cạnh đó Mã Giang Lân còn có rất nhiều đóng góp lớn lao cho dòng chảy văn học nói chung và thơ nói riêng, những đóng góp lớn lao đó đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn 1
  4. học cũng như độc giả văn chương chú ý. Song do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan, các bài viết về Mã Giang Lân với tư cách là một nhà thơ thì lại chưa có nhiều, hầu hết các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc cảm nhận, giới thiệu con người ông và khai thác một số vấn đề rất nhỏ, phân tích một số bài thơ mà chưa có một công trình nào nghiên cứu tìm hiểu về phong cách thơ ông. Chính vì những lí do trên đây mà chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn cho người đọc hiểu hơn về một tài năng thơ. Một Mã Giang Lân với tư cách là một nhà thơ, một phong cách thơ lớn. 2. Lịch sử vấn đề. Chặng đường thơ của Mã Giang Lân trải dài từ những năm kháng chiến chống Mĩ đến hiện nay và đang được tiến triển tốt hơn. Mã Giang Lân được giới văn nghệ biết đến từ những năm 70 của thế kỷ trước với tập thơ đầu tay Bình minh và tiếng súng (Nhà xuất bản Hội văn nghệ Thanh Hoá, 1975), tiếp theo đó là sự ra đời của tập thơ Hoa và dòng sông (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, H. 1979), Một tình yêu như thế ( Nhà xuất bản Hội nhà văn H, 1990), và gần đây là tác phẩm Những mảnh vỡ tiềm thức( Nhà xuất bản Hội nhà văn , H. 2009) và một tập thơ và tr ường ca được xuất bản tháng 1/ 2010 với cái tên Về một cây cầu do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Theo thời gian, các sáng tác của ông cũng đã gây được sự chú ý trên văn đàn tuy nhiên phải khẳng định luôn là nó chưa tương xứng với tài năng của ông do rất nhiều lí do chủ quan, khách quan bởi vì ông luôn luôn quan niệm “ Tôi chỉ viết khi thấy mình không thể không viết. Tác phẩm văn học cần có tư tưởng và phải là tư tưởng riêng độc đáo. Còn hay thì thật khó. Thơ hay là 2
  5. vật báu mà trời rớt xuống nhà thơ vô tình vớ được” . Chính vì quan niệm đó mà nó chi phối rất nhiều đến sáng tác của ông. Thơ ông ngay từ khi ra đời gây được nhiều thiện cảm không chỉ với giới phê bình mà còn cả bạn đọc trong nước đặc biệt là nhân dân Thanh Hoá- quê hương ông. Trong bài viết của Kiều Vượng đăng trên báo Thanh Hoá hằng tháng số 26 (tháng 9 – 2008) với nhan đề Người con làng Nam Ngạn , tác giả bài viết đã đi sâu vào việc dành nhiều tình cảm cho nhà thơ - một người con đất Thanh mặc dù công tác xa quê nhưng vẫn nặng lòng với quê hương xứ sở, luôn luôn dành cho quê hương một phần không nhỏ trong trái tim mình không chỉ trong lĩnh vực là nhà thơ mà còn cả trong công việc nghề giáo của ông. Kiều Vượng tự hào viết: “ và thế hệ chống đế quốc Mĩ xâm lược, chúng tôi ở xứ Thanh lại có thêm một niềm vui và tự hào vì có một thầy Mã Giang Lân . Một nhà thơ Mã Giang Lân sinh ra bên dòng sông Mã và lớn lên giữa những năm tháng Hàm Rồng khói lửa. Lớp văn chương ở đất này cũng rất tự hào vì có một nhà thơ mà từng trang viết đều mang đậm dấu ấn dòng sông Mã anh hùng” Và mới đây trong ngày lễ kỉ niệm chiến thắng Hàm Rồng báo Thanh Hoá hằng tháng số 44 tháng 03/ 2010 đã đăng tải bài Người con của núi Rồng, sông Mã. Tác giả Hoả Diệu Thuý đã viết về ông với những dòng cảm xúc bộc lộ tình cảm chân thành của mình dành cho nhà thơ. Bài viết chỉ mang tính chất là một bài giới thiệu về con người Mã Giang Lân- một người con nặng lòng với quê hương dành nhiều tình cảm cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên và “Con Rồng sông Mã ấy đã trả nghĩa cho quê hương” những vần thơ tri âm và tâm huyết của mình dành cho xứ Thanh. Và cũng chính những vần thơ dành cho quê hương được vắt ra trong tâm 3
  6. huyết của nhà thơ đã đưa thơ Mã Giang Lân lên bục vinh quang với giải thưởng 5 năm thơ Hà Nội năm 1976- 1981 với bài thơ “Trụ Cầu Hàm Rồng”. Ngay khi tập thơ Bình minh và tiếng súng vừa ra đời đã có hai bài viết của hai tác giả khi viết về tập thơ này đăng trên báo Văn nghệ Thanh Hoá số 16/ 1976. Bài viết đầu tiên là bài của Tiếng thơ cất lên một miền quê của Chu Mã Giang. Ở bài viết này, Chu Mã Giang tập trung đi vào khai thác nội dung thơ ông với cái nhìn mới mẻ và là nhà thơ nặng lòng, dành nhiều tình cảm cho quê hương thông qua việc phân tích một số câu th ơ của một số bài thơ tiêu biểu . Trên cơ sở đó, Chu Mã Giang cũng đưa ra được những ưu điểm, chỉ rõ các hạn chế trong nội dung cũng như hình thức của thơ đưa ra dự đoán hết sức dự cảm cho tài năng thơ Mã Giang Lân với lời nhận xét cho tập thơ đầu tiên của ông với lời kết của bài viết “ Từ tập Bình minh và tiếng súng đã loé lên những tia sáng của một hồn thơ chân chất, đằm thắm ,tâm tình. Rồi đây những tia sáng ấy có sức lan toả như ánh sáng bình minh được hay không phụ thuộc không ít vào sự nỗ lực chủ quan và tài năng của anh” Tiếp theo, sau bài viết của Chu Mã Giang, bài viết của Phạm Minh Chính với nhan đề là “Đọc “Bình minh và tiếng súng” cũng là một bài viết khá hay và thẳng thắn về tập thơ của Mã Giang Lân. Với cách nhìn và cảm nhận thơ văn của một sinh viên sư phạm cũng bộc lộ cho chúng ta biết được một cách cảm và cách nghĩ về thơ Mã Giang Lân, về Mã Giang Lân một ng ười con nặng lòng với tình yêu quê hương trong nh ững năm tháng chiến tranh, làm phong phú thêm cho thơ Thanh Hoá nói riêng và gây tình cảm tốt đẹp cho bạn đọc cả nước. 4
  7. Năm 1990, tập thơ Một tình yêu như thế ra đời cũng gây được tiếng vang lớn cho bạn đọc trong cả nước và thời gian đó cũng có hai bài viết về tập thơ này. Đó là bài viết của Vũ Từ Trang đăng trên báo Văn Nghệ số 17 ngày 17/ 04/1991 với nhan đề Một tình yêu như thế. Là một người hết sức gần gũi và hiểu Mã Giang Lân cho nên Vũ Từ Trang đã có cái nhìn khá sắc nét về thơ Mã Giang Lân.Tập thơ đa gây cho ông sự chú ý không chỉ ở nội dung thơ mà còn thể hiện ở cả nghệ thuật thơ nữa “Một tình yêu như thế, tập thơ gồm 24 bài như là một tổ khúc trầm đều …..hình như anh cố tạo cho mình một giọng thơ trữ tình tỉnh táo, huyền ảo trong chân chất”. Tiếp đó là bài viết của tác giả Hà Vinh với nhan đề Phải có Một tình yêu như thế đăng tải trên báo Hà Nội mới chủ nhật ngày 28/07/1991. Mặc dù bài viết chủ yếu mang tính chất của một bài giới thiệu chung về tập thơ nhưng vẫn nêu bật được một số nét chủ yếu của thơ Mã Giang Lân. Ngay cả cách tác giả đặt tên cho nhan đề bài báo chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào. “Thơ Mã Giang Lân là thơ có kỷ thuật. Nhà thơ đá có ý thức vận dụng nhiều cách, từ dân gian đến hiện đại, để thể hiện những ý tưởng và tâm trạng của mình. Điều ưu tư thường trực trong anh là sức bền của thơ. Sức bền ấy anh muốn bằng thực tế sáng tác chứng minh, rằng nó phải được tạo lập bởi sự kết hợp hài hoà giữa súc cảm và và sự thể hiện súc cảm ấy” (29) Và khi tập thơ “Những mảnh vỡ tiềm thức” được ấn hành thì ngay lập tức nhà thơ Hoàng Việt Hằng đã có bài viết Những mảnh vỡ tiềm thức, tập thơ của Mã Giang Lân, nxb Hội nhà văn- năm 2009 nhưng bài viết cũng chỉ mới dừng lại ở việc mang tính chất giới thiệu tập thơ cũng như nội dung chủ yếu của tập 5
  8. thơ. Tuy nhiên cũng nhận thấy một điều ở một đôi chỗ Hoàng Việt Hằng chưa thực sự hiểu hết đươc nội dung cũng như cách dùng từ ngữ đầy ẩn ý của nhà thơ. PGS.TS Đào Duy Hiệp cuả Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn cũng có một bài viết đăng trên trang w eb của trường với nhan đề Đọc những mảnh vỡ tiềm thức của Mã Giang Lân với cách phân tích tiếp cận dưới góc độ thời gian trong văn học, tác giả bài viết đã chia thơ của Mã Giang Lân qua các cấp độ nhằm nêu bật lên cái mới lạ, độc đáo trong thơ ông không c hỉ ở mặt nội dung mà còn có nhiều mới lạ trong hình thức kết cấu cũng như sự tự do hoá trong thơ. Đoàn Minh Tâm trong bài viết Những mảnh vỡ tiềm thức đăng tải trên báo Văn Nghệ cuối tháng, tháng 3/ 2010 đã tập trung giới thiệu tập thơ của Mã Giang Lân. Người viết bài dường như đã có sự hiểu được cái “chiêm nghiệm của thế sự đời tư” trong tập thơ này “Được sắp xếp theo trình tự thời gian , Những mảnh vỡ tiềm thức như một thước phim quay chậm táihiện lại khuôn hình tâm trạng suy tư của chàng trai trẻ đến khi tóc bạc dọc dài theo những thăng trầm của đất nước” và kèm theo đó Đoàn Minh Tâm chọn và giới thiệu ba bài thơ tiêu biểu của Mã Giang Lân. 3. Phạm vi, mục đích nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả những tập thơ đã xuất bản của Mã Giang Lân: +Bình minh và tiếng súng (Nhà xuất bản thanh Hoá, 1975) +Hoa và dòng sông ( Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1979) 6
  9. +Một tình yêu nhƣ thế (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1990) +Những mảnh vỡ tiềm thức (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2009) +Về một cây cầu (thơ và trường ca, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2010) Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu các cuốn sách của ông trên lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học để hỗ trợ thêm cho việc khẳng định phong cách thơ của ông. Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, luận vă n hướng đến mục đích: - Khẳng định Mã Giang Lân là một cây bút thơ có phong cách, bản sắc riêng biệt - Thấy được sự đóng góp của thơ Mã Giang Lân trên tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX - XXI. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trên cơ sở những số liệu thông kê. Qua việc khảo sát các tập thơ của Mã Giang Lân, người viết sẽ đưa đến những kết luận về những đặc điểm phong cách thơ Mã Giang Lân 5. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chƣơng1: Vấn đề phong cách và hành trình thơ Mã Giang Lân Chƣơng 2: Phong cách thơ Mã Giang Lân thể hiện qua nội dung thơ Chƣơng3: Phương thức thể hiện phong cách thơ Mã Giang Lân 7
  10. Chƣơng 1 VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ HÀNH TRÌNH THƠ MÃ GIANG LÂN 1.1 . Khái niệm phong cách: Không phải đến xã hội hiện đại như ngày nay thuật ngữ về phong cách mới được nói đến mà ngay từ xa xưa, phương Tây cũng như phương Đông đã có quan niệm: Phong cách là bản thân con người, hay nói ngắn gọn hơn, Văn tức là người ( Văn như kỳ nhân) tính chất cá thể ở đó cũng vô cùng rõ nét Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm về phong cách xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã Cổ đại cùng với sự xuất hiện của khoa học về hùng biện. Phong cách ngôn ngữ là s ự kết hợp của hai nhân tố: “nói gì” và “nói như thế nào”, có nghĩa đây là sự tổng hoà các phương tiện ngôn ngữ. “Nói gì” là phạm trù về nội dung và “nói như thế nào” là phạm trù về hình thức. Trong thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân cho rằng “ Phong cách là những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, môt khuynh hướng văn học, một nền văn học nào đó…Phong cách có sự thể hiện cụ thể trực tiếp : những đặc điểm của phong cách dường như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu của hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến t ác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt”(1,18). Như vậy, phong cách không phải là những đặc điểm lẻ tẻ, biểu hiện một cách rời rạc mà vô cùng chặt chẽ và khăng khít với 8
  11. nhau, nó là một đặc tính “ tất lẽ dĩ ngẫu” của văn học nghệ thuật. Sự hiển thị và là dấu hiệu nhận biết nó nằm chính trong những thủ pháp nghệ thuật, trong cách thức sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng, trong cả quan niệm về cuộc sống…. Và tất cả cùng kết hợp nhuần nhuyễn trong một chỉnh thể thống nhất, nó t iêu biểu cho từng chủ thể sáng tạo riêng biệt. Nhưng nhìn một cách bao quát, nó tạo nên những nét riêng biệt trong từng thời kì lịch sử. Theo giáo sư Phan Ngọc “ Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện mộ thời đại, một thể loại hay một tác giả” (24,22) Đây cũng là một quan niệm rất thú vị và đầy đủ, bao quát về phong cách. Sự quan trọng nằm trong hai cụm từ “ kiểu tiêu biểu lựa chọn” và “ nhận diện”. Phong cách nhà văn nằm ở sự lựa chọn của nhà văn đó trước một vốn chất liệu đời sống như nhau. Nhưng cái khác biệt là bản thân “cái tạng” của nhà văn đã “lựa chọn” cách đi, cách viết, cách sáng tạo như thế nào, để tạo nên sự độc đáo và khác biệt của mình. Đồng thời, nỗ lực lao động nghệ thuật nghiêm túc sẽ phải luôn ý thức tìm tòi sự mới mẻ, “ khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (Nam Cao). Đôi khi, hiện thực đời sống chỉ có vậy nhưng tái tạo nó lên trên trang viết thì lại phụ thuộc vào cách nhìn, cách cảm và cách nghĩ của chính bản thân nhà văn. Trong mối quan hệ biện chứng, chính những “sự lựa chọn tiêu biểu” ấy đã hình thành nên những nét riêng biệt, những đặc điểm phong cách mà người ta có thể soi rọi vào đó đ ể phân biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại khác. “Sự 9
  12. lựa chọn tiêu biểu” là thuộc về tác giả, còn sự nhận diện lại thuộc về bạn đọc và thước đo của thời gian. Đỗ Lai Thuý quan niệm “ Phong cách là cá tính của chủ thể sáng tạo, và sự tự do lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nó trong tác phẩm. Cá tính, cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy, là tất cả”… “Phong cách cũng là chỗ đặc dị, nơi chứa đựng mật số của tác phẩm văn chương”…(24,22). Như vậy, có thể nói rằng, dù bề ngoài từ n gữ có thể chưa trùng khít, và dù tiếp cận có khác nhau, nhưng vấn đề nội hàm khái niệm “phong cách” trong lí luận văn học dường như đã có một sự thống nhất nhất định. Phong cách là nét riêng biệt, là sự khu biệt, bản sắc của cá nhân, một tác phẩm hay một t hời đại. Phong cách học, bộ môn của khoa học ra đời với vai trò nghiên cứu phong cách vẫn đang trên tiến trình hoàn thiện những khái niệm cơ sở của phong cách như phong cách thể loại, phong cách thời đại, phong cách tác giả. Tìm hiểu phong cách, chúng ta cũng làm rõ thêm khái niệm và mối quan hệ biện chứng của chúng. 1.1.1. Phong cách tác giả Tất cả những người cầm bút thông thường ai cũng phải có một đặc điểm nào đó có sự khác biệt nhất định để khi đọc vào đó người đọc nhận thấy một nét hết sức riêng khô ng trùng lặp với các tác giả khác. Để có được một phong cách riêng, đó là một nhờ tài năng và nỗ lực cật lực của người lao động nghệ thuật chân chính, của một người cầm bút muốn để lại một cái gì đó rất riêng cho đời. “Một tác giả chỉ có được phong cách ri êng khi đọc vài câu người ta có thể đoán biết tác giả đó là ai” và “bản thân phong 10
  13. cách đó phải có một ý nghĩa thiết thực với việc làm đa dạng và phong phú đời sống văn học”(21, 24). Để người ta có thể đoán biết, trước hết, tác giả phải có ngôn ngữ, một gi ọng điệu rõ nét, nổi bật nhưng phải khác biệt không lẫn vào ai được. Điểm khác biệt đó, là yếu tố căn bản nhất để người đọc có thể nhận diện và gọi tên tác giả cũng như phong cách tác giả. Trong đời sống văn học Việt Nam cũng như Phương Tây, không thiếu những trường hợp mà phong cách không chỉ nhận biết, mà còn có thể gọi thành tên. Trong thời kỳ thơ mới, Hoài Thanh đã “gọi tên” phong cách của các nhà thơ vô cùng chuẩn mực “ Tôi quả quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn th ơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Vi ên, và thiết tha như rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”(23,6) Điều đó cũng chứng minh một điều rằng trong dòng chung của thơ Mới, mỗi nhà thơ đều có âm điệu riêng, một sự độc đáo mới lạ, điều đó tạo nên một phong cách riêng, bởi đó chính là phong cách, sự độc đáo đó làm cho diện mạo nền v ăn học thay đổi, đa dạng phong phú hơn, đồng thời nó cũng kích thích sự đổi mới và vận động của cả một thời kỳ văn học đó. Đỗ Lai Thuý trong Con mắt thơ đã tổng kết rằng “Nếu cái nhìn nghệ thuật chung của cả dòng th ơ như là một chuẩn, một phong cách chung cho cả “Một thởi đại trong thi ca”, thì mỗi cái 11
  14. nhìn nghệ thuật riêng của mỗi thi nhân là một lệch chuẩn tạo nên phong cách riêng cho mỗi nhà văn nhà thơ”(24, 12). Và chính những nhận định này, cho thấy mỗi quan hệ biện chứng giữa phong cách tác giả và phong cách thời đại. 1.1.2. Phong cách thời đại Cũng giống như phong cách tác giả, có thể thấy rằng phong cách thời đại in đậm trong các sáng tác của tác giả, thời đại nào thì phong cách đó. Tuy nhiên từng thời điểm, từng mốc lịch sử, từng giai đoạn văn học khác nhau cũng quy định những phong cách thời đại khác nhau và có dấu ấn riêng. Nh ưng nó chỉ trở thành phong cách thời đại khi nó tựu trung lại được những điểm độc đáo và nổi bật mà người ta không tìm thấy ở một thời đại khác “Mỗi thời đại chỉ có được phong cách của mình sau khi đã có được một cách khám phá riêng cho nó mà đời chưa có” ( 21, 23) Phong cách thời đại là một khái niệm rộng lớn, nó bao hàm diện mạo của cả một thời kì văn học kéo dài. Cũng như vậy, nó phải là sự tập trung nhất, chắt lọc cô đọng nhất những đặc điểm thống nhất bền vững của nhiều những phong cách cà nhân khác nhau Khi nghiên cứu tác giả chúng ta bao giờ cũng đặt trong một trục biện chứng mối quan hệ tu ơng tác với phong cách thời đại, cũng như Phan Ngọc đã nói “phong cách nhà văn, dù vĩ đại đến đâu cũng phải nằm trong phản ánh của phong cách thời đại”(21, 25). Đó là một tất yếu. Thời đại và lịch sử khơi gợi nguồn cảm hứng của các cây bút, trao cho họ những đề tài, những chất liệu cuộc sống đặc biệt, tạo ra những tác phẩm của cả một thời kỳ có một nền tảng bền 12
  15. vững tương đối giống nhau về tư tưởng, màu sắc, xu hướng và sự vận động. Nhưng cũng thấy một điều ngược lại rằng, từ vai trò của người sáng tác, với ý thức về sự sáng tạo, chính họ đã tạo nên diện mạo của thời đại, với từng vai trò của cà nhân là từng mảng màu, từng sự độc đáo. Từ rất nhiều sự riêng biệt, họ vẫn tạo thành một nét chung thống nhất của thời đại. Cho đến nay các công trình nghiên cứu về phong cách một tác giả, phong cách một trào l ưu, phong cách một thời đại đã có những thành công rất đáng ghi nhận. Cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử đã cho ta thấy những hướng đi để tiếp cận thơ Tố Hữu rất thi vị và ấn tượng. Khi nhắc tới điều này không thể không nhắc tới Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều của Phan Ngọc, ngay tự khi vừa ra đời cuốn sách đã gây sự chú ý cho giới nghiên cứu cũng như độc giả và tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận phong cách tác giả hết sức khoa học. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất: Xét tần số lặp đi lặp lại của một hiện tượng. Một hiện tượng lặp đi lặp lại đến một tần số nhất định mới được chú ý. Đó là vì phong cách là sự lặp đi lặp lại của những chùm những nét khu biệt. Thứ hai: Sau khi rút ra một nét khu biệt, nét này sẽ được nghiên cứu phân tích trên hai trục, là trục lịch sử và trục thời đại. Bởi lẽ, như một quá trình biện chứng, phong cách các cá nhân sẽ tạo nên màu sắc, phong cách chung của thời đại. Từ đó, phong cách thời đại để lại dấu ấn trực tiếp trên phong cách cá nhân. Từ đó, có thể thấy mỗi quan hệ biện chứng, của những phong cách cá nhân đã làm nên phong cách thời đại, nó trao cho họ một nền tảng chung, một mẫu số chung để họ tự tìm nên những biến số 13
  16. của mình. Sự tác động qua lại không ngừng giữa cá nhân - thời đại, đó chính là động lực phát triển trong văn học. 1.1.3. Phong cách thể loại Thể loại, bản thân nó cũng trải qua một quá trình ra đời, phát triển, đổi mới, hoàn chỉnh, đạt đến “một cách nhìn riêng”, lúc đó mới có phong cách. Nhìn trong lịch sử v ăn học Việt Nam, thơ song thất lục bát xuất hiện từ thể kỷ XV, nh ưng phải đến giữa thế kỷ XVIII, nó mới trở thành phong cách với những tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều. Thơ lục bát thì đã có từ lâu trong dân gian, nhưng nó chỉ trở thành đỉnh cao, chuẩn mực khi vào tay Nguyễn Du. Thơ ngũ ngôn xuất hiện ttrong dân gian d ưới dạngvè đã từ lâu nhưng cũng phải tới những năm ba mươi của thế kỷ XX thì mới có phong cách ngũ ngôn thực sự, khi nó trở thành bài hát, một khúc ca nội tâm với sự kết hợp của nhạc lý, điệp từ và vần điệu. Cũng như vậy thể loại văn chính luận tuy xuất hiện với tần suất thấp nhưng nó chỉ trở thành chính nó với phong cách riêng biệt trong tay của Hồ Chí Minh, Tr ường Chinh…. Như vậy, có thể thấy phải qua một cuộc hành trình, mỗi thể loại mới tìm được cách thể hiện phù hợp nhất với cái nhìn của thể loại. Thể loại, là một yếu tố của hình thức. Nhưng đặt ra hình thức thì dễ mà xây dựng nó thì không hề đơn giản chút nào, nó đòi hỏi một sự lao động nghệ thuật nghiêm chỉnh và khổ luyện, mẫn cảm. Người sáng tác khi cầm bút thông thường không có sự băn khoăn về thể loại, bởi lẽ tự bản thân họ đã biết mình phù hợp với thể loại nào nhất. Nhưng nhiều khi, chính nội dung truyền tải đã lựa chọn thể loại hình thức cho nó, bởi phong cách thể loại phù 14
  17. hợp được với điều mà tác giả định nói (và ở cách hiểu này rất đúng với trường hợp Mã Giang Lân) Phong cách thể loại trong mối quan hệ với phong cách tác giả và phong cách thời đại cũng là mỗi quan hệ biện chứng, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phong cách thể loại là một p hần tạo nên phong cách tác giả như khi nói tới Nguyễn Công Hoan ng ười ta nhớ đến truyện ngắn, nói tới Nguyễn Tuân là nhớ tới tuỳ bút, còn nói tới phóng sự thì nhớ tới ông vua phóng sự đất Bắc Vũ Trọng Phụng….đồng thời chính phong cách thể loại cũng góp phần làm nên những mảng màu đa dạng của phong cách thời đại. Đối với văn học Việt Nam, thơ là một thể loại văn học truyền thống, đạt được nhiều thành tựu. Là một thể loại v ăn học nằm trong phương thức trữ tình, nhưng bản chất thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến đổi và màu sắc phong phú. “Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp tạo nên cảm xúc, vừa gián tiếp gợi lên những liên tưởng” (1,165). Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, biến hoá qua nhiều sắc thái bất ngờ…. Và ở thể loại này, thời đại nào cũng cũng có những phong cách tác giả ghi dấu; những lứa thế hệ kế tiếp nhau không ngừng. Chỉ riêng thế kỉ XX, khởi điểm bằng phong trào Thơ Mới với Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Đến thời kì chống Pháp với Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng…trong thơ ca chống Mĩ có Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm và Mã Giang Lân…. 15
  18. 1.2. Hành trình thơ Mã Giang Lân. Với những khái niệm giới thu yết ở trên, người viết có cơ sở để chứng minh cho phong cách thơ của Mã Giang Lân thể hiện đậm nét. Khác hẳn với các nhà văn, nhà thơ khác Mã Giang Lân còn là một nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, do đó ông có rất nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên cứu về thơ, điều đó càng khẳng định phong cách thơ Mã Giang Lân một phong cách độc đáo mà không nằm ngoài dòng chảy của văn học đương đại. Mã Giang Lân tên khai sinh là Lê Văn Lân. Sinh ngày 5 tháng 4 năm Tân Tỵ- 1941 tại làng Nam Ngạn, thành phố Thanh Hoá. Bút danh Mã Giang Lân là niềm tự hào của nhà th ơ vì được sinh ra bên dòng sông Mã. Hiện nay nhà th ơ đang cư trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mã Giang Lân hiện là giáo sư, tiến sĩ, chủ nhiệm bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam, khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên Hội nhà v ăn Việt Nam từ năm 1996. Mã Giang Lân làm thơ từ rất sớm. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ở mái trường cấp ba chuyên Lam Sơn, ngày ấy cậu học trò Mã Giang Lân đã cầm bút và làm những bài thơ về mái trường, về thầy cô, bạn bè và gia đình nhưng đó chỉ là những cảm xúc chân thành và những tình cảm của cậu học trò dành cho những người mà cậu mến yêu cho nên hầu nh ư những bài thơ ấy chỉ qua đi trong thoáng chốc. Là một ng ười học rất khá những môn tự nhiên, những tưởng cuộc đời của Mã Giang Lân sẽ gắn với khoa học tự nhiên, nhưng dường như nghiệp văn chương đã ăn sâu vào trong con người nhà thơ và như một mối duyên nợ văn chương khi 16
  19. nhà thơ lại chọn trường Đại học Tổng hợp làm nơi chọn nghề của mình và như là một mối duyên trời định, học nghiên cứu văn học nhưng nhà thơ không thoát khỏi những cám dỗ v ăn chương và sáng tác thơ như một điều tất nhiên. Và từ khoa ngữ v ăn của trường Đại học Tổng hợp, giọng thơ của Mã Giang Lân đã cất lên và có những thành công bước đầu. Đặc biệt năm 1964 sau sự kiện vụ Lạch Trường ở Thanh Hoá nhà thơ đã có ngay một số bài thơ in trên tạp chí “Những người bạn văn hoá”, những bài ca dao in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, những bài thơ bày tỏ tâm tư tình cảm của người con xa quê khi nghe tin quê h ương bị giặc bắn phá. Năm 1965, tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp với tấm bằng xuất sắc Mã Giang Lân được giữ lại trường là giảng viên, với chức danh nhà giáo, ông cũng không quên nhiệm vụ làm thơ, và trong giai đoạn này các sáng thơ của Mã Giang Lân chủ yếu phục vụ các sự kiện chính trị trong nhà tr ường và một số bài thơ khác in trên báo Tiền Phong. Năm 1965 đến 1967 là khoảng thời gian Mã Giang Lân sáng tác và cho ra đời nhiều bài thơ nhất là khi đoàn cán bộ khoa Văn đi thâm nhập quân khu bốn, ông sáng tác rất nhiều trong giai đoan này như bài thơ : “Trụ cầu Hàm Rồng”, một bài thơ còn mãi sức lan toả mà mỗi khi nói đến chiến thắng Hàm Rồng không thể không nhắc tới bài thơ này, bài thơ “Bình minh trên sông”, “Thị xã Thanh Hoá”…cũng là những bài thơ có giá trị cả về mặt nội dung cũng nh ư hình thức nghệ thuật và các sáng tác này lần l ượt được đăng tải trên các trang báo của báo Văn nghệ, Tiền Phong, Hà Nội mới…và những sáng tác đó đã đưa thơ Mã Giang Lân lên tầm cao mới với những giải thưởng hết sức có ý nghĩa, đó là trong cuộc thi thơ năm 1969- 1970, Mã Giang Lân đã đạt giải 3 cùng với Phạm Tiến Duật 17
  20. và nhà thơ Vương Anh, có thể nói đây là một phần thưởng hết sức có ý nghĩa, là động lực thúc đẩy cho tài năng thơ Mã Giang Lân phát triển và không phụ lòng sự mong mỏi của bạn đọc cũng như của chính bản thân. Thơ Mã Giang Lân ngày càng gặt hái nhiều thành công, năm 1972 trong cuộc thi sáng tác thơ về trường đại học, Mã Giang Lân đã tham gia và trong cuộc thi này giải th ưởng cũng được trao cho ông, điều đó càng minh chứng hơn cho tài năng thiên bẩm về thơ ca trong con người nhà thơ. Sáng tác từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường rồi khi đã trưởng thành trở thành một giảng viên trẻ đầy tài năng của trường Đại học Tổng hợp nhưng những vần thơ, những trang thơ của Mã Giang Lân mới được tập hợp trong tập thơ đầu tay năm 1975 mang tên Bình minh và tiếng súng gồm 24 bài thơ viết về không khí đất nước trong những năm tháng có chiến tranh. Ông giành phần nhiều trang viết về mảnh đất Xứ Thanh yêu dấu của ông, nơi đó có quê hương ông làng Nam Ngạn- một vùng quê một thời đi vào sử sách với những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống giặc Mĩ xâm l ược “Ra đi từ một miền quê, rồi đi đi về về với miền quê ấy, đếm hôm nay sau hơn muời năm có được một tập thơ,tuy nói về số lượng với 24 bài, nhưng là quê hương đấy, là ân tình đấy. Đó là điều đáng nói về Bình minh tiếng súng, về Mã Giang Lân” (3,16) Trong một nhận phần khác Phạm Minh Chính cũng đã nhận xét về Mã Giang Lân và tập th ơ này “Đây là một tập thơ phần lớn viết về đề tài chiến đấu của quê hương phản ánh sức sống quật cường của một vùng quê ven bờ sông Mã. Th ơ và cuộc sống hiện thực ở đây đã là một hoà hợp! quê hương của chính tác giả cũng chính là quê hương sáng tác của anh” (6.60). 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2