intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách thơ Ý Nhi

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm phong cách, các yếu tố thể hiện phong cách của một tác giả, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thơ Ý Nhi ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách thơ Ý Nhi

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ TUYÊN PHONG CÁCH THƠ Ý NHI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2011
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ TUYÊN PHONG CÁCH THƠ Ý NHI Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Văn Lân Hà Nội - 2011
  3. MỤC LỤC Phần Mở đầu………………………………………………………………….......1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….…………..1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………...…….…..…….....1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ………………………………………… ……..9 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….…….……9 5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn……………………….……………..9 6. Cấu trúc luận văn………………………………………………………….........10 Chương 1: Phong cách, phong cách thơ và quá trình hình thành phong cách thơ Ý Nhi……………………………………………………………………11 1.1. Khái niệm phong cách và phong cách thơ ……………………….…………..11 1.1.1 Khái niệm phong cách ……………………………………………………..11 1.1.2. Phong cách thơ …………………………………………………………….15 1.2. Quá trình hình thành phong cách thơ Ý Nhi ………………………………...18 1.2.1 Đôi nét về tác giả……..……………………………………………….… ...18 1.2.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật thơ Ý Nhi…………………………………..20 Chương 2: Phong cách thơ Ý Nhi nhìn từ phương diện nội dung………….....32 2.1. Cảm hứng về đất nước……………………………………………………… 32 2.1.1. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước…………………………………......33 2.1.2. Những miền quê còn trong ký ức ………………………………………….38 2.2. Cảm hứng đời tư……………………………………………………………..43 2.2.1. Tình cảm với người thân, bạn bè…………………………………………..43 2.2.2. Tình yêu – nỗi khao khát bình yên ………………………………………..51 2.3. Cảm hứng thế sự và hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời ………………….58 2.3.1. Những suy tư về thời cuộc và trăn trở về đạo đức………………………….58 2.3.2. Nỗi khao khát bình yên trong hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời………….64 Chương 3: Phong cách thơ Ý Nhi nhìn từ phương diện hình thức thể hiện.....70 3.1. Thể thơ ……………………………………………………………………….70
  4. 3.2. Ngôn ngữ thơ…………………………………………………………………74 3.2.1. Ngôn ngữ đời thường giản dị ………………………………………………75 3.2.2. Ngôn ngữ trí tuệ đậm chất triết luận……………………………………......79 3.3. Các biểu tượng tiêu biểu …………………………………………………......83 3.3.1. Biểu tượng Biển và Cát …………………………………………………… 84 3.3.2. Biểu tượng Mùa Thu ………………………………………………………86 3.3.3. Biểu tượng Vườn…………………………………………………………...89 3.4. Giọng điệu thơ ……………………………………………………………….91 3.4.1. Giọng suy tư, trầm lắng ……………………………………………………92 3.4.2. Giọng điệu điềm tĩnh mà xót xa…………………………………………95 Kết luân………………………………………………………………………..99 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..102
  5. Phong cách thơ Ý Nhi A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thơ ca chống Mỹ phát triển mạnh mẽ và có nhiều thành tựu với sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà thơ. Có những nhà thơ thành danh từ trước cách mạng tháng Tám 1945 và nay họ bổ sung cho mình hướng tìm tòi những nguồn cảm xúc mới để định hình cho mình một phong cách thơ như Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.... Lớp những nhà thơ trẻ thì mang trong mình lý tưởng sống và lí tưởng thẩm mĩ được bồi dưỡng và hình thành từ mái trường xã hội chủ nghĩa nên đã đem đến cho thơ giọng điệu lạ. Cuộc sống chiến trường đã tôi luyện cho thơ của họ những phẩm chất mới. Tuy mỗi người một hướng đi khác nhau nhưng đều bám sát vào hiện thực và phản ánh cuộc chiến thần thánh cùng những bước đi của dân tộc. Một điều rất đặc biệt là ở giai đoạn này, số lượng nhà thơ nữ cũng nhiều hơn. Trong số những gương mặt thơ nữ nổi trội, ngay từ những sáng tác đầu tiên, Ý Nhi đã cho thấy một bản lĩnh thơ luôn hướng tới những chân trời mới của thi ca đương đại. Là nhà thơ xuất hiện những năm chiến tranh chống Mỹ nhưng Ý Nhi lại chủ yếu khẳng định bút lực của mình trong thời hậu chiến và thời kỳ Đổi mới. Thơ của bà những năm 80 của thế kỷ trước đã có những chuyển động cách tân lặng lẽ trong thi pháp nhưng cũng khá quyết liệt để làm nên một giọng điệu mới, trở thành cây bút xuất sắc của nền thơ Việt Nam đương đại. 1.2. Ý Nhi làm thơ từ rất sớm. Cùng với Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn và Xuân Quỳnh, Ý Nhi là một trong bộ tứ nhà thơ nữ được nhiều độc giả yêu mến. Trong khi các nhà thơ trẻ bấy giờ thử sức với khá nhiều địa hạt khác của văn chương thì Ý Nhi có vẻ trung thành với thơ hơn cả. Tập thơ đầu tiên Trái tim và nỗi nhớ được nhà thơ in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ (năm 1974) và sau đó, tập thơ thứ hai ra đời in chung với Xuân Quỳnh - Cây trong phố chờ trăng. Sau 25 năm, Ý Nhi đã có thêm 6 tập in riêng: Đến với dòng sông (năm Nguyễn Thị Tuyên 1 Lớp Cao học Văn K53
  6. Phong cách thơ Ý Nhi 1978), Người đàn bà ngồi đan (năm 1985 - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986), Ngày thường (1987), Mưa tuyết (1987), Gương mặt (1991) và Vườn (1998). Cuốn Thơ tuyển (năm 2000) được xuất bản thay cho lời tạm dừng với thơ. Tuy nhiên, chừng ấy tập thơ đủ để Ý Nhi định hình một phong cách cho riêng mình với lối làm thơ vừa giản dị lại vừa nghiêm túc như chính con người bà. Đọc thơ Ý Nhi, chúng ta thực sự hiểu hơn về định nghĩa “Thơ trước hết là một sự giải tỏa tâm trạng”. Có thể hình dung về thơ Ý Nhi như “một hành trình truy vấn tinh thần mà trong đó cái tôi nhà thơ, lặng lẽ nhưng quyết liệt và bền bỉ, không ngừng tự ý thức nhằm tìm kiếm cái “bản lai diện mục” trong tâm hồn”. Và trong nền thơ hiện đại vốn nặng chất “duy tình”, “duy cảm” nhất là trong thơ nữ thì sự hòa trộn giữa đầu óc phân tích tỉnh táo trong một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm giàu lòng trắc ẩn đã tạo cho thơ Ý Nhi chất thơ “duy lý” độc đáo. Chất triết lý ấy nó toát lên từ cái nhìn nội tâm trầm tĩnh, sâu sắc nhưng đầy khắc khoải của một con người đang trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời mình. 1.3. Thơ Ý Nhi không phải là kiểu thơ có thể đọc một lần nhưng lại có giá trị thanh lọc sâu sắc. Mỗi bài thơ như tiếng gõ cửa tâm hồn và đem đến cho chúng ta những phút lắng lòng để nhìn lại chính mình, để trăn trở với những mâu thuẫn nội tâm và để nhận thức sâu sắc hơn về bản thân, để biết khao khát tìm đến được với sự bình yên trong tâm hồn mình. Đó chính là những điều tác giả đã thể hiện trong thơ với quan điểm “thơ là lời nguyện cho nỗi yên hàn”. 1.4. Không phải nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ có những nhà văn lớn có tài năng thực sự mới tạo được phong cách cho riêng mình. Nói đến phong cách thơ thì đó là những biểu hiện của tài năng thi ca đích thực bởi thơ cần đến năng khiếu thẩm mỹ, tài nghệ và cần đến cá tính riêng. Với hướng đi riêng là sớm và dứt khoát vứt bỏ lối “làm thơ” ngòn ngọt, dễ dãi của một thời, Ý Nhi đã tìm tòi bút pháp mới và thể hiện thành công lối thơ tự do, giàu tính triết lý, hình tượng, Nguyễn Thị Tuyên 2 Lớp Cao học Văn K53
  7. Phong cách thơ Ý Nhi trở thành một trong số không nhiều những nhà thơ nữ có vị trí khá ổn định trên thi đàn và có tầm ảnh hưởng lớn đến lớp những nhà thơ trẻ hiện nay. Từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài Phong cách thơ Ý Nhi với mong muốn đóng góp thêm ý kiến của mình trong cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về thơ Ý Nhi. 2. Lịch sử vấn đề Là một trong những cây bút nữ nổi bật trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau một thời gian khá dài “hờ hững” với thơ ca, Ý Nhi xuất hiện và gây sự chú ý trên thi đàn với sức sáng tạo đều đặn. Các bài viết nghiên cứu chủ yếu tập trung từ năm 1985, sau khi tập Người đàn bà ngồi đan được xuất bản. Tuy nhiên, đa số các bài đánh giá đều còn ở dạng riêng lẻ, chủ yếu mang tính chất cảm nhận, bình luận tập trung vào một số bài và tập thơ với ý kiến khá nhất quán khẳng định giọng điệu và bút pháp thơ mới lạ của Ý Nhi: giản dị mà đậm chất suy nghĩ, chất trí tuệ, giọng điệu thơ trầm lắng, suy tư. Bài viết của Mã Giang Lân với tựa đề giống với với tập Người đàn bà ngồi đan viết ngay sau khi tập thơ xuất bản (1985) là những đánh giá đầu tiên về thơ Ý Nhi. Từ những phân tích và cảm nhận về nội dung cũng như hình thức thể hiện, tác giả đã đưa ra những nhận định về hướng tìm tòi và phẩm chất mới của thơ Ý Nhi: “nội tâm được triển khai đến tận cùng, những vấn đề của quá khứ và “đời thường” được đưa ra xem xét, được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau làm nổi lên sự đa dạng của cảm xúc. Thế nhưng tất cả vẫn xuất phát từ một tấm lòng lo toan, trách nhiệm”. Tập thơ bộc lộ được bản lĩnh nghệ thuật của Ý Nhi với những mạnh bạo trong tư duy sáng tạo trong những câu thơ có chiều sâu khái quát. Ý Nhi đã thuyết phục độc giả bằng tình cảm chân thành khi đem “cái phong phú của cuộc sống, cái gay gắt của đời thường, cái say sưa tinh tế của tâm hồn được chắt lọc, dồn nén tạo nên cảm xúc” . Nguyễn Thị Tuyên 3 Lớp Cao học Văn K53
  8. Phong cách thơ Ý Nhi Trên báo báo Nhân dân số ra ngày 8/3/1986 viết nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Lê Quang Trang cũng nhận định khái quát: so với các tập thơ trước thì ở Người đàn bà ngồi đan, Ý Nhi có nhiều táo bạo trong cách thể hiện cảm xúc với nhiều bài gây ấn tượng, cách khai thác tứ thơ, sử dụng chất liệu uyển chuyển, phạm vi phản ánh được mở rộng với sự thay đổi linh hoạt của thể thơ và nhịp thơ. Nguyễn Thị Minh Thái trong Trò chuyện về thơ với Người đàn bà ngồi đan trên báo Thể thao Văn hóa năm 1998 cũng khẳng định “có lẽ tập thơ Người đàn bà ngồi đan là tập thơ đỉnh cao nhất trong sự nghiệp thi ca” đánh dấu giọng điệu thơ riêng và phong cách thơ riêng” với bút pháp “ngoài lạnh mà trong thì nóng”. Tác giả bài viết cũng đi tới những giải thích về hiện tượng này là bởi “đằng sau cái lành lạnh khép kín ấy là trái tim ấm nóng, cái tính chín muộn của người đàn bà làm thơ”. Chu Văn Sơn có lẽ là người viết về Ý Nhi nhiều hơn cả. Trên báo Văn nghệ số 36 ngày 5.9.1987 với bài Thơ của tâm hồn xao xác giữa ngày yên, tác giả thể hiện cái nhìn chi tiết, tinh tế và sâu sắc khi đọc Người đàn bà ngồi đan. Ông đặt tên cho loại tâm trạng đặc thù của cái tôi mà Ý Nhi sáng tạo ra cho thơ mình là “nỗi lòng không xác thực”. Trong thơ Ý Nhi, nỗi lòng không xác thực không chỉ là “đối tượng để phản ánh” mà còn là “phương tiện tương đối thông dụng để phản ánh đời sống tinh thần của con người trong đời sống hiện tại, mà trước hết, nó là phương tiện để biểu hiện chính cái tôi nhà thơ với tất cả những nỗi niềm không xác thực của nó”. Theo đánh giá của tác giả thì “ngoài độ đậm, độ mạnh của tâm trạng, Người đàn bà ngồi đan còn có độ sâu khá hấp dẫn”. Cái mà Chu Văn Sơn muốn nói tới ở đây chính là “chất suy tư - chất nghĩ”. Những suy tưởng, ngẫm nghĩ, suy tư đã được “tâm trạng hóa” và “biểu tượng hóa” trong từng hình ảnh để cùng hòa nhập một cách hữu cơ với dòng tâm trạng của nhà thơ. Còn với bài Sự giải tỏa bằng thơ Chu Văn Sơn viết riêng cho tập Ngày thường (năm 1987), tác giả khẳng định tập thơ đã thêm một lần nữa làm sáng Nguyễn Thị Tuyên 4 Lớp Cao học Văn K53
  9. Phong cách thơ Ý Nhi danh cho định nghĩa “Thơ trước hết là một sự giải tỏa tâm trạng”. Ngày thường “như một phòng tranh nhỏ” và Ý Nhi “với tay bút sắc sảo, tự tin ngay trong từng nét phác” đã “gắng hình dung ra gương mặt tinh thần của các cá nhân trong cộng đồng chúng ta”. Nhà thơ đã dùng “kỹ thuật ký họa nhanh, gắng chớp lấy những khoảnh khắc xuất thần trong hình thể nhân vật” để phổ tâm sự, tâm trạng mình vào những bức chân dung đó. Ngày thường còn có vẻ đẹp hấp dẫn bởi “tâm rất nồng mà lời khá đạm”. Tuy nhiên, theo ông thì những phân tích triết luận dù đem đến cho Ngày thường nhiều cái sắc, cái nhọn nhưng chưa đạt được cái sâu, cái kín ở mức tương xứng”. Năm 1992, sau khi Ý Nhi xuất bản thêm hai tập Mưa tuyết và Gương mặt, với bài Đến với từng bông tuyết, Chu Văn Sơn cảm nhận thơ Ý Nhi “thoang thoảng một khí vị thiền”. Ý Nhi đã “đến với những bông tuyết nhẹ nhàng, tinh trong, buốt giá” và “đến với sự trầm tĩnh, chất thơ của sự trầm tĩnh”. So sánh hai tập thơ, tác giả chỉ ra đặc trưng riêng của từng tập: Mưa tuyết “nghiêng về Thiên tính phụ nữ”, Gương mặt “lại nghiêng về Thiên tính nghệ sĩ” nhưng tựu chung đều là chuyện chân ngã. Với một hình thức giản dị, Ý Nhi có lẽ đã thành công khi đi trên đường phân giới mỏng manh và khá mơ hồ giữa “Thơ và phi thơ”. Tuy nhiên, Mưa tuyết tươi hơn so với Gương mặt nhưng cả hai tập này dường như cần có một sự điều chỉnh hợp lý hơn bởi cảm giác trơ trụi bắt đầu xâm chiếm người đọc với phong cách “duy lý ra mặt” của nhà thơ. Đến khi tập Vườn ra mắt độc giả, một số báo và tạp chí đã nhanh chóng đưa những cảm nhận về tập thơ này với những đánh giá sâu sắc. Bài viết nghiên cứu đầy đủ và tổng hợp hơn cả về thơ Ý Nhi của Chu Văn Sơn phải kể đến Lời nguyện cho nỗi yên hàn với những cảm nhận sâu sắc và tinh tế của tác giả về cả nội dung và hình thức nghệ thuật thơ. Giống như tựa đề bài viết, tác giả nhận ra sự dày vò đeo đẳng Ý Nhi suốt chặng đường thơ của bà là một nỗi “khát bình yên”. Nỗi khát ấy nằm sâu trong tâm thức đã thành kẻ Nguyễn Thị Tuyên 5 Lớp Cao học Văn K53
  10. Phong cách thơ Ý Nhi kiến tạo toàn bộ cõi thơ Ý Nhi với hai đối cực không gian: Miền bình yên và Miền khắc nghiệt; còn đối cực thời gian là Quá khứ bình yên- Hiện tại phi bình yên và Tương lai là cõi bình yên tuyệt đối nhưng ở mãi cuối tầm nhìn. Và một nhận định chúng tôi cho rằng rất sát thực khi tác giả so sánh với Xuân Quỳnh trong hành trình thơ và hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời: “Xuân Quỳnh giàu bản năng hơn, Ý Nhi nặng căn sách vở hơn. Xuân Quỳnh đi tìm kiếm sự yên lành trong đời, Ý Nhi đi tìm kiếm sự yên tĩnh trong mình”. Đây là đánh giá có tính chất gợi ý quan trọng giúp chúng tôi tiếp cận dễ dàng hơn khi đi vào tìm hiểu để làm nổi bật phong cách thơ Ý Nhi. Ở góc nhìn nghệ thuật, tác giả chú ý đến sự phát triển của giọng điệu, lời thơ, hình tượng thơ. Thơ Ý Nhi “càng lúc càng đượm chất giọng riêng”. Tác giả gọi đó là chất giọng: điềm tĩnh mà chua xót. Thơ Ý Nhi cũng tăng dần “những lời thơ tiết chế nặng chất suy tư”. Sự lấn lượt của những ngôn ngữ phân tích sắc sảo và những biểu tượng đã làm cho khuynh hướng thơ của bà “có độ nén và nhiều dư vang hơn”. Tập Vườn ra mắt cũng được độc giả khá chú ý với nhiều bài viết như Nỗi khắc khoải từ miền ký ức của Lưu Khánh Thơ ( đăng trên báo Văn nghệ tháng 8 năm 2008) với ý kiến cho rằng tập thơ là “tuyên ngôn đánh dấu cho giai đoạn khác của thơ Ý Nhi”. Với “khuân khổ câu thơ bị phá vỡ”, “ngôn ngữ văn xuôi chắt lọc, giàu suy tưởng và hết sức kiệm lời”, nhịp điệu trong thơ là “nhịp điệu của tâm trạng”, thơ Ý Nhi có điều gì đó “chua chát hơn, khắc nghiệt hơn nhưng cũng đời hơn và thực hơn rất nhiều”; Ngô Thị Kim Cúc thì cho rằng ở tập Vườn, “tạng thơ” của Ý Nhi đậm nét hơn. Thơ Ý Nhi “ít chữ, càng ít từ bóng bẩy” nhưng lại có “sức ngân vang”. Còn cảm nhận của tác giả Việt Hà qua tập Vườn lại là “sự dịu dàng, đằm thắm đầy nữ tính” với tình yêu quê hương, những nỗi hoài niệm và đặc biệt là tình yêu với những cảm xúc nồng nàn, những vui buồn đầy mâu thuẫn. Nguyễn Nhã Tiên trong bài Vườn lạ chợt thấy quen lại cảm nhận về tâm hồn nghệ sĩ ở Ý Nhi với những bài thơ đạt đến nghệ thuật của Nguyễn Thị Tuyên 6 Lớp Cao học Văn K53
  11. Phong cách thơ Ý Nhi sự tiềm ẩn, chọn lựa thủ pháp để ngôn từ tạo ra hình ảnh và sự đa nghĩa. Tác giả cũng nhận xét “sự kiệm lời trong thơ chị là một đặc trưng nổi bật cá tính, tạo ra sự hụt hẫng để gợi sức liên tưởng, thấm sâu tất cả vị cay đắng hoặc ngọt ngào”. Với tuyển tập Thơ, Hà Ánh Minh có bài Mạch đập thơ Ý Nhi, dòng ưu tư chảy xiết đăng trên tạp chí Nha Trang năm 2001 đã bày tỏ cảm nhận của mình về thơ Ý Nhi với những đánh giá về ngôn ngữ thơ. Xuất phát từ ngôn ngữ của trí tuệ khiến thơ Ý Nhi “không thể ngâm, chỉ có thể đọc”. Không thể trở thành lời của bài hát mà sức trào dâng vẫn dạt dào. Đó là “một nhân cách thơ, một dòng sông thơ trầm lắng ưu tư, chảy xiết”. Trong một bài viết có tên Lửa từ trái tim trần run rẩy, Hà Ánh Minh lại khái quát về thơ Ý Nhi “một giọng thơ buồn nhưng không bi lụy, một trái tim trần run rẩy trước những nỗi đau và hạnh phúc nhưng đầy kiêu hãnh về phẩm giá con người, những bài thơ không dễ trình bày trước đám đông nhưng sẽ để lại nỗi nhớ sâu đậm trong lòng người đọc”. Trên báo Tiền Phong số ra ngày 28/7/2002, tác giả Nguyễn Hoàng Sơn với bài Ý Nhi qua tuyển tập cũng đã điểm lại quá trình sáng tác của Ý Nhi qua từng tập thơ và đi đến khẳng định sự thành công của nhà thơ trên thi đàn bởi lý do Ý Nhi đã “sớm và dứt khoát vứt bỏ lối “làm thơ” ngòn ngọt, dễ dãi của một thời, tìm đến một bút pháp mới chắc thực, hiện đại”. Đánh giá về phương diện nghệ thuật, Trần Nhã Thụy trong bài Thơ Ý Nhi dự cảm và nguyện ước có những cảm nhận độc đáo: “Thơ Ý Nhi không làm duyên, tạo dáng, không “lu bu” như giọng điệu của nhiều nữ sĩ khác. Thơ Ý Nhi như nằm ở dạng chất liệu của những trầm tích, là tiếng nói ẩn nghĩa dịu vang...” nhưng cũng rất “mảnh mai duyên dáng” [57]. Ngoài ra còn có một số ý kiến của một số tác giả như Anh Ngọc, nhà thơ cùng thời với Ý Nhi đã cảm nhận được “lối thơ khách quan” qua bài Người đàn bà ngồi đan; Nguyễn Bảo Chân trong bài viết Nơi nỗi buồn nương náu đăng trên báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh (2005) đã bày tỏ những cảm xúc chân thành của mình với bài thơ Thơ vui dưới hàng cây cơm nguội trước vẻ đẹp giản Nguyễn Thị Tuyên 7 Lớp Cao học Văn K53
  12. Phong cách thơ Ý Nhi dị và cảm xúc ấm áp: “Một bài thơ ngắn, giản dị, mà từng câu, từng ý của nó cứ tỏa bóng mát lành, xoa dịu và che chở”. Nhận định riêng ở chủ đề thơ tình của Ý Nhi, Nguyễn Thị Minh Thái còn có đánh giá về thơ tình của Ý Nhi với ý kiến cho rằng đó là “lối thơ tình kín đáo, dịu dàng và đắm đuối như hoa quỳnh hiếm hoi, nở muộn, chỉ nở một lần, thơm một lần và dâng hiến một lần vào thời khắc ngắn ngủi của giữa đêm” [54]. Còn Vũ Nho trong bài Một nhà thơ đầy cá tính và bản lĩnh (2008) thì cho rằng “thơ tình Ý Nhi đằm thắm một vẻ đẹp trí tuệ”. Gần đây nhất là bài nghiên cứu của Lê Hồ Quang đăng trên tạp chí Thơ số 3 năm 2010 với bài Thơ Ý Nhi- hành trình trong lặng lẽ đã giúp người đọc khái quát tổng thể một số những đặc điểm nổi bật xuyên suốt trong các tập thơ của Ý Nhi. Với những phân tích sâu ở cả mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện, Lê Hồ Quang đã đi đến những đặc điểm khá cụ thể về thơ Ý Nhi với cái tôi nội cảm của nhà thơ gắn liền thế giới nghệ thuật thơ. Ngoài các bài nghiên cứu, phê bình của các chuyên gia trên báo và tạp chí, thì luận văn của Nông Thị Hồng Diệu (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội) với đề tài Thế hệ các nhà thơ nữ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ (năm 2006), cũng đã đi vào khảo sát những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong thơ của bốn nhà thơ nữ tiêu biểu Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ và Phan Thị Thanh Nhàn. Tựu chung, các bài viết dù đi sâu hay ở tầm khái quát, là nghiên cứu hay cảm nhận, đánh giá thì đều đi tới khẳng định một cây bút có nhiều đóng góp mới mẻ cho nền thơ ca đương đại với bút pháp riêng, giọng điệu riêng. Nguyễn Thị Tuyên 8 Lớp Cao học Văn K53
  13. Phong cách thơ Ý Nhi 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm phong cách, các yếu tố thể hiện phong cách của một tác giả, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thơ Ý Nhi ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tập trung khảo sát trong tuyển tập Thơ, Nhà xuất bản Văn học năm 2000. Đây là tuyển tập nhà thơ Ý Nhi đã chọn lọc những bài thơ tiêu biểu của 7 tập thơ đã xuất bản trước đó với tổng số 135 bài. Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thêm thơ của một số nhà thơ nữ cùng thời như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn...để có thêm những đối chiếu và nhận định cụ thể, thuyết phục hơn về thơ Ý Nhi. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn cố gắng phác hoạ lại diện mạo thơ Ý Nhi để làm nổi bật phong cách riêng của nhà thơ. Cách thức tiến hành của chúng tôi không theo hướng đi vào tìm hiểu và phân tích các tác phẩm cụ thể mà đi theo tiến trình từng tập thơ để có cái nhìn tổng quát hơn và hành trình sáng tác của nhà thơ trước khi đi đến những nhận định cơ bản nổi bật về đặc điểm thơ Ý Nhi. Ngoài các thao tác nghiên cứu như phân tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu lịch sử, thống kê…, luận văn này tiếp cận vấn đề bằng việc sử dụng hai phương pháp chủ yếu: - Thi pháp học; - Phong cách học. 5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn Luận văn là công trình khảo sát về thơ Ý Nhi cả phương diện nội dung và hình thức. Kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một góc nhìn khái quát, đầy đủ hơn về thơ Ý Nhi, từ đó thấy được những tìm tòi, đổi mới, vận động, phát triển và phong cách riêng trong sự nghiệp sác tác của nhà thơ. Nguyễn Thị Tuyên 9 Lớp Cao học Văn K53
  14. Phong cách thơ Ý Nhi Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể về đặc điểm tạo nên phong cách của thơ Ý Nhi. 6. Cấu trúc của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Phong cách, phong cách thơ và quá trình hình thành phong cách thơ Ý Nhi Chƣơng 2: Phong cách thơ Ý Nhi nhìn từ phƣơng diện nội dung Chƣơng 3: Phong cách thơ Ý Nhi nhìn từ phƣơng diện hình thức thể hiện Nguyễn Thị Tuyên 10 Lớp Cao học Văn K53
  15. Phong cách thơ Ý Nhi B. NỘI DUNG Chƣơng 1: PHONG CÁCH, PHONG CÁCH THƠ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHONG CÁCH THƠ Ý NHI Để có thể đi vào nghiên cứu và có được những đánh giá cụ thể, chi tiết về quá trình hình thành phong cách và phong cách thơ Ý Nhi, chúng tôi cho rằng, trước hết cần phải đi vào bản chất của khái niệm phong cách và phong cách thơ. Theo đó, những đối tượng được khảo sát sẽ được xác định như là đặc điểm tạo nên phong cách của thơ Ý Nhi. 1.1. Khái niệm phong cách và phong cách thơ 1.1.1.Phong cách Thuật ngữ “phong cách” (tiếng Anh là style) đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học và cũng rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Với lĩnh vực văn chương, nghệ thuật thì thuật ngữ này đã trở nên phổ biến và là một khái niệm trung tâm, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Vậy “phong cách” có nghĩa là gì? Có lẽ, chúng ta sẽ khó có thể tìm ra được một đáp án thỏa đáng cho câu hỏi này bởi “phong cách” là một khái niệm mở với nhiều cách hiểu khác nhau. Ngược dòng lịch sử, khái niệm mang tính chất ngôn ngữ về phong cách được hình thành sớm nhất từ thời cổ đại Hy Lạp, sau được lan truyền tới La Mã, nơi mà Stylus được coi như một thuật ngữ ngôn ngữ học, trải qua quá trình phát triển của văn học và ngôn ngữ, khái niệm phong cách mới được sử dụng như cách hiểu của chúng ta hiện nay. Còn theo như thống kê của MB. Khrapchenco trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học thì ông cho rằng có đến gần hai mươi cách hiểu khác nhau về phong cách. Những định nghĩa về phong cách rất phong phú, đa dạng và chúng “xòe ra như cái quạt”. Nguyễn Thị Tuyên 11 Lớp Cao học Văn K53
  16. Phong cách thơ Ý Nhi Trong sáng tác và nghiên cứu văn học, khái niệm phong cách đã được biết đến ngay từ thời cổ đại. Các nhà hiền triết phương Tây như Platon thì cho rằng “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy” hay “Lời nói là diện mạo của tâm hồn” (Sinle). Nhà lý luận văn học nổi tiếng phương Đông- Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long thì cho rằng phong cách chính là bản thân con người, văn tức là người với quan niệm “văn như kỳ nhân”. Với những khám sâu hơn trong hai chương Thể tính – bàn về phong cách tác giả và Định thể bàn về phong cách thể loại, Lưu Hiệp cho rằng: nội dung quyết định thể tài và mỗi thể tài cũng có phong cách riêng… Bởi vậy, người lấy kinh điển làm mẫu mực thì tự nhiên đi vào cái đẹp cổ điển, trang nhã, người theo kiểu cách thể “tao” thì tự nhiên hướng tới vẻ đẹp diễm lệ, siêu phàm [22, tr.90, 91]. Bước sang thế kỷ 18 và 19 thì cuộc bàn luận về phong cách ngày càng trở nên sôi nổi hơn với sự góp mặt của các đại biểu như nhà văn Stendhal, Balzac, các nhà lý luận văn học như Saint – Beuve, các triết gia như Herbert, Spencer, các nhà ngôn ngữ học như Steithal… Nếu như ở thời kỳ cận đại, Vinkenma trong cuốn Lịch sử nghệ thuật cổ đại từng đưa ra quan niệm phong cách được coi là đặc trưng nghệ thuật của nghệ thuật, một phương hướng riêng biệt trong nghệ thuật hình thành ở thời đại nào đó và là một hệ thống xác định các dấu hiệu nghệ thuật thì ở thời kỳ hiện đại, dưới quan điểm thẩm mỹ của các nhà nghiên cứu văn học, phong cách được xem như phạm trù thẩm mỹ, một hiện tượng văn học nghệ thuật bao gồm tất cả sự đa dạng và phức tạp trong mối quan hệ của nó với nhiều yếu tố khác. Phổ biến nhất là hai cách hiểu: phong cách là tính cá thể hoặc tính độc đáo và phong cách là một hệ thống các phương tiện biểu đạt, là hình thức nghệ thuật được xem xét trong tính quy luật và các nguyên tắc hài hòa. Mỗi quan niệm có cơ sở riêng của nó nhưng chưa đi đến sự thuyết phục. Điển hình như Butfon định nghĩa: “phong cách là chính bản thân con người”. Mỗi nhà văn thường có Nguyễn Thị Tuyên 12 Lớp Cao học Văn K53
  17. Phong cách thơ Ý Nhi một “tạng” riêng và có thể nói bản sắc cá nhân, sự riêng biệt độc đáo của nhà văn là yếu tố quan trọng nhất của phạm trù phong cách. Còn các nhà Mỹ học phương Tây theo chủ nghĩa hình thức thì một mặt họ đưa ra khái niệm quá rộng về phong cách khi đồng nhất nó với phương pháp nghệ thuật, nhưng mặt khác lại thu hẹp nó trong thủ pháp sáng tác của nghệ sĩ. Có ý kiến lại thu hẹp phạm trù của khái niệm khi cho rằng phong cách của nhà văn thể hiện chủ yếu qua ngôn ngữ như cách hiểu của nhà nghiên cứu văn học Turbin: “Phong cách- đó là ngôn từ được xem xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại, thường xuyên giữa những khái niệm và những ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật” [11, tr.131]. Các nhà nghiên cứu và lý luận phê bình văn học Việt Nam với không ít công trình viết về phong cách cũng đã đưa ra một số quan niệm về thuật ngữ này tiêu biểu như: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại (Trần Đình Sử), Dẫn luận phong cách học (Nguyễn Thái Hòa), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nhà văn Việt Nam hiện đại: chân dung và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh) hay cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc), Tác Phẩm và chân dung (Phan Cự Đệ), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân (Hà Văn Đức)… Phan Ngọc với quan niệm hơi nghiêng về trừu tượng và khái quát cho rằng “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, hay một tác giả”[20, tr.22]. “Kiểu lựa chọn tiêu biểu” ở đây được hiểu như mật mã cho chúng ta “nhận diện” sự khác biệt cũng như nét độc đáo của mỗi tác giả. Gần giống với quan niệm của Phan Ngọc, Đỗ Lai Thúy cũng cho rằng “Phong cách là cá tính của chủ thể sáng tạo, và sự tự do chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nó trong tác phẩm”. Cá tính, cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy, là tất cả….Phong cách cũng là chỗ đặc dị, nơi Nguyễn Thị Tuyên 13 Lớp Cao học Văn K53
  18. Phong cách thơ Ý Nhi chứa đựng mật số của tác phẩm văn chương”. Còn nói như Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn tư tưởng và phong cách thì phong cách được gắn với cá tính của nhà văn: “Văn chương là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách”. Ông khẳng định thêm “phong cách phụ thuộc vào những thói quen tâm lý và những sở trường riêng”. Từ đó đi đến khẳng định phong cách một số tác giả như Quang Dũng tài hoa, tài tử, phong tình, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ của đất nước tươi đẹp và hùng tráng, đau thương, Hoàng Cầm là linh hồn của quê hương Kinh Bắc cổ kính, đầy huyền thoại, cổ tích và chứa chan chất nhạc, Nguyên Ngọc thì được biết đến như cây bút sử thi lãng mạn, một chủ nghĩa anh hùng đầy chất thơ. Về cơ bản thì dù các cách tiếp cận có khác nhau thì nội hàm của thuật ngữ phong cách trong lý luận văn học dường như đã có sự thống nhất theo cách hiểu đó là nét riêng, là sự khác biệt và bản sắc của một cá nhân hay một tác phẩm, một thể loại,…hay một thời đại. Và khi tổng kết lại các thành tựu cơ bản đã đạt được, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thống nhất và đưa ra những kiến giải có ý nghĩa khoa học tích cực: “Phong cách là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học…; các dấu hiệu của phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như là một thể thống nhất hữu hình và hiển thị và có thể tri giác được tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật [9, tr. 207]. Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học không những có ý kiến đồng với quan điểm trên mà còn đi đến kết luận: “Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt cấu trúc tác phẩm, khiến cho tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt” [3, tr.254]. Như vậy, phong cách không phải là những đặc điểm lẻ tẻ, biểu hiện một cách rời rạc mà nó có tính Nguyễn Thị Tuyên 14 Lớp Cao học Văn K53
  19. Phong cách thơ Ý Nhi thống nhất, bền vững bao gồm cả yếu tố nội dung và nghệ thuật. Phong cách thể hiện trước hết và rõ nét ở hình thức nghệ thuật nhưng nếu không nắm được tính độc đáo trong tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn thì khó có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về một phong cách như Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Không tìm ra cơ sở tư tưởng của phong cách thì không phát hiện ra được quy luật nghệ thuật và tính thống nhất bên trong của phong cách” [17, tr.76]. Hơn nữa, một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh luôn có sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Mối quan hệ biện chứng này dẫn đến một phong cách dù có thiên về hình thức thì vẫn có gốc rễ từ nội dung; ngược lại, một phong cách thiên về nội dung thì cũng không tách khỏi hình thức. Phong cách không phải là hiện tượng ngẫu nhiên hay tự phát. Đó là cả một quá trình vận động, biến chuyển thậm chí là có sự thay đổi bởi sáng tạo thì luôn đổi mới. Tuy nhiên về cơ bản, phong cách vận động trên cơ sở của sự thống nhất, ổn định và xuyên suốt với những tiêu chí nhận diện hàm chứa các yếu tố có tính lặp đi lặp lại như hình tượng, hình thức cấu tạo tác phẩm, các chủ đề, motif, ngôn ngữ, giọng điệu…v.v. Chúng ta cần xem phong cách là phẩm chất sáng tạo cao nhất của người nghệ sĩ trong quá trình đồng hóa hiện thực bằng thẩm mỹ. Khi nói đến cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn là chúng ta đang đi tìm hiểu và khẳng định sự khác biệt, cái gọi là phong cách tác giả. Nhà văn muốn có phong cách riêng thì trước hết phải có tư tưởng nghệ thuật riêng, có cách cảm nhận độc đáo về hiện thực khách quan gắn liền và thống nhất với hệ thống bút pháp nghệ thuật. Và “phong cách một khi đã định hình thì thường có tính bền vững” [17, tr.9]. Tuy nhiên thì không phải nhà văn nào cũng tạo được phong cách riêng. 1.1.2. Phong cách thơ Như phần trên chúng tôi đã trình bày, cùng với khái niệm phong cách thì Lưu Hiệp còn dành hẳn một chương để nói về phong cách thể loại với tên gọi Nguyễn Thị Tuyên 15 Lớp Cao học Văn K53
  20. Phong cách thơ Ý Nhi Thể tính. Thể loại, bản thân nó cũng trải qua một quá trình ra đời, phát triển, đổi mới và hoàn chỉnh, đạt đến một giai đoạn nhất định với những đặc điểm mang tính biểu trưng riêng thì lúc đó nó cũng mới tạo ra được phong cách. Thơ hay tiểu thuyết, kịch, các thể ký văn học được gọi là những thể loại khác nhau mà sự khác biệt trong cách gọi tên này được hình thành từ chính những đặc điểm của từng thể loại. Thể loại là một yếu tố của hình thức. Việc đặt ra hình thức thì dễ mà xây dựng nó thì không hề đơn giản, nó đòi hỏi người nghệ sĩ cần phải có thái độ nghiêm túc và sáng tạo trong lao động nghệ thuật. Người sáng tác khi cầm bút thông thường sẽ không có sự băn khoăn về thể loại, bởi tự bản thân họ biết mình phù hợp với thể loại nào nhất. Nhưng nhiều khi, chính nội dung truyền tải đã lựa chọn thể loại hay còn gọi là hình thức thể hiện cho nó, bởi phong cách thể loại phù hợp được với điều mà tác giả định nói. Đó là lý do có những nhà văn rất thành công ở thể loại truyện ngắn như Nguyễn Công Hoan, có những cây bút lại sở trường về phóng sự như Vũ Trọng Phụng hay khi nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta nhớ đến những tùy bút đặc sắc. Là thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình và có thể nói là xuất hiện sớm nhất so với các thể loại khác nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng và phức tạp. “Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu” [6, tr.165]. Chính vì vậy mà có lẽ dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thơ ca vẫn luôn là thể loại có sức hấp dẫn trong đời sống với những đặc trưng riêng của nó. Nói đến phong cách thơ nghĩa là chúng ta đang bàn tới những biểu hiện của tài năng thi ca đích thực bởi thơ cần đến năng khiếu thẩm mỹ, tài nghệ và cần đến cá tính, phong cách. Cái đặc biệt của phong cách thơ “còn là sự thể hiện của cái tôi trữ tình trong thơ”. Và với đặc trưng riêng biệt “thơ là sự thể Nguyễn Thị Tuyên 16 Lớp Cao học Văn K53
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2