intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán - Nguyễn Du

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

77
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán - Nguyễn Du trình bày về những vấn đề chung; hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán - Nguyễn Du; ý nghĩa nhân sinh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán - Nguyễn Du.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán - Nguyễn Du

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Ánh THẾ GIỚI TÂM LINH QUA HÌNH ẢNH MỘ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012-
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Ánh THẾ GIỚI TÂM LINH QUA HÌNH ẢNH MỘ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2012-
  3. 3 Mục Lục Mục Lục ........................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6 2.1. Đối tượng ........................................................................................................... 6 2 .2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 7 4. Lịch sử vấn đề........................................................................................................... 7 4.1 Về văn hóa tâm linh ............................................................................................ 8 4.2 Về thơ chữ Hán Nguyễn Du ............................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 12 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 14 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................................... 15 1.1 Tâm linh và văn hóa tâm linh ............................................................................... 15 1.1.1 Tâm linh là gì? ............................................................................................... 15 1.1.2 Văn hóa tâm linh ............................................................................................ 22 1.2 Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh ....................................................................... 24 1.2.1 Từ trong tín ngưỡng dân gian ........................................................................ 24 1.2.2. Từ sự tiếp biến tư tưởng Nho- Phật- Đạo. .................................................... 37 1.3 Thơ chữ Hán của Nguyễn Du .............................................................................. 42 1.3.1 Thanh Hiên tiền hậu tập ( 1786 – 1804) ....................................................... 42 1.3.2 Nam trung tạp ngâm (1805 – 1812). ............................................................. 48 1.3.3 Bắc hành tạp lục (1813 – 1814) ..................................................................... 51 Chương 2. MỘ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU .................................. 56 2.1 Mộ và các hình thức mộ. ...................................................................................... 56 2.2 Mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du ...................................................................... 61 2.2.1 Mộ cụ thể với những con người cụ thể .......................................................... 63 2.2.2. Mộ những kẻ vô danh ................................................................................... 75 2.3 Tình cảm và thái độ của Nguyễn Du đối với người đã khuất ............................. 78 2.3.1. Đối với người phụ nữ.................................................................................... 78 2.3.2. Đối với người hiền, người tài ....................................................................... 90 2.3.3. Những kẻ ác, kẻ xấu.................................................................................... 102 2.3.4 Đối với những người chết không lưu danh ................................................. 106 Chương 3. Ý NGHĨA NHÂN SINH QUA HÌNH ẢNH MỘ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU.....................................................................................................109 3.1 Mộ: triết lí về lẽ sống - chết............................................................................... 109 3.2 Mộ: nỗi niềm bi thiết, tiếc nuối .......................................................................... 113 3.3 Mộ: hình ảnh của kiếp đời mong manh. ............................................................. 119 3.4 Mộ: sự khao khát khám phá thế giới tâm linh.................................................... 122 KẾT LUẬN ..................................................................................................................129 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................131
  4. 4 Sách .......................................................................................................................... 131 Tải từ Internet ........................................................................................................... 134 PHỤ LỤC .....................................................................................................................136
  5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Du, cây đại thụ của nền văn học Việt Nam, đã để lại một vết son chói lọi cho nền văn học dân tộc. Nhắc đến ông, hầu như chúng ta chỉ nghĩ đến Truyện Kiều -một thiên tuyệt tác - với những giá trị to lớn của nó. Cũng bởi giá trị có một không hai ấy mà ít người để ý đến phần còn lại trong văn nghiệp của ông. Thực ra, Truyện Kiều là “diễn âm” nói theo cách của một nhà nghiên cứu, "lỡ tay" mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán mới đích là “sáng tác”, nên xem nó là phát ngôn chính thức của Nguyễn Du [23, tr 7]. Giáo sư Mai Quốc Liên có lần viết: "Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa" [ 27, tr. 7] . Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã thể hiện gần như trọn vẹn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ trong suốt cả một chặng đường dài, trải qua bao biến cố của bản thân cũng như thời cuộc. Đó là cuốn nhật ký tâm trạng mà thế hệ hậu sinh qua đó có thể hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn về Nguyễn Du, về những gì đã làm nên một nhà thơ lớn, một người nghệ sĩ vĩ đại của mọi thời đại. Tuy nhiên, giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ thể hiện quan niệm độc đáo, nghệ thuật tài hoa của tác giả mà còn ở chỗ nó mang một tầm vóc văn hóa, lịch sử và truyền thống văn hóa thời đại. Văn học là biểu hiện của văn hóa, cho nên văn học là tấm gương của văn hóa. Tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng nghiên cứu cần thiết. Cách tiếp cận này giúp ta lí giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật, góp phần lí giải tâm lí sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học. Trong tác phẩm văn học, chúng ta tìm thấy hình ảnh của văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Bức tranh văn hóa dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương với những câu tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc. Vẻ đẹp truyền thống trong truyện ngắn và tùy bút của
  6. 6 Nguyễn Tuân, với lọ hoa thủy tiên ngày cuối năm, với nghệ thuật ẩm thực da dạng và độc đáo. Và văn hóa tâm linh với không khí lễ hội, với thế giới của Trời, Phật, thần, thánh, với mồ mả tha ma và những chiêm bao mộng mị bói toán... trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trong thơ chữ Hán của ông, thế giới này hiện này ra rất rõ. Thanh Lãng nói hơi quá nhưng có cơ sở “Nguyễn Du là thi sĩ của niềm tin dị biệt, thi sĩ của mồ mả, tha ma, nghĩa địa...”. Nguyễn Du quan tâm nhiều đến ngôi nhà của người đã khuất, phải chăng trong ông cũng lẩn khuất những ý niệm về cái chết, về cõi vĩnh hằng mà bản thân ông luôn khao khát muốn khám phá hiểu biết về nó. Xét về vấn đề tâm linh, chúng tôi nhận thấy rằng đây là một vấn đề nhạy cảm. Tâm linh vốn có một vai trò quan trọng trong đời sống con người, nhưng do sự chi phối của nhiều vấn đề nên nó chưa được nhìn nhận đúng đắn như lúc đầu và đôi khi lại còn phát triển theo khuynh hướng tiêu cực như cuồng tín, mê tín dị đoan. Nghiên cứu thế giới tâm linh để thấy rằng tâm linh không phải là cái gì xa xôi ảo tưởng mà nó là thái độ, cách hành xử của con người với cuộc sống, là tâm thế chủ động hướng tới sự hoàn thiện vẹn toàn. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” để làm luận văn tốt nghiệp cao học Văn học Việt Nam của mình. Với trình độ và vốn chữ Hán có hạn, người viết đến với đề tài này bằng tinh thần học hỏi, mong muốn đóng góp một chút gì nhỏ bé trong quá trình tìm hiểu về Nguyễn Du và thơ chữ Hán của ông, để hiểu thêm về thế giới tâm linh cũng như tình cảm của ông trước nấm mồ của những người đã khuất. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng Khi viết về Nguyễn Du, nhiều nhà nghiên cứu đã xem Nguyễn Du như là thi sĩ của mồ mả tha ma nghĩa địa. Nguyễn Du là người viết nhiều, viết hay về những người đã khuất. Nguyễn Du viết về những nấm mồ cụ thể của những con người cụ thể, về những gò đống bãi hoang, nơi lưu giữ những nắm xương tàn của người những người đã khuất. Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài, chúng tôi xác định thế
  7. 7 giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. Khi viết về những người đã khuất, ngoài những ngôi mộ cụ thể mà Nguyễn Du quan tâm, thì những không gian thiêng như đình, đền, miếu, cũng bộc lộ thái độ, tâm sự của ông. Cho nên, khi tìm hiểu về những người đã khuất, bên cạnh những nấm mồ chúng tôi cũng khảo sát và tìm hiểu những đình, đền, miếu để có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về thế giới của những người đã khuất, thế giới tâm linh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng như hiểu thêm về cuộc đời và con người cụ Nguyễn. 2 .2. Phạm vi nghiên cứu - Về đề tài : Chúng tôi chỉ tập trung khai thác những vấn đề, những khía cạnh có liên quan đến vấn đề tâm linh và văn hóa tâm linh, về không gian của người chết và ý nghĩa nhân sinh thông qua những hình ảnh ấy. Mặt khác, khi khảo sát và lí giải vấn đề này, chúng tôi đã chú ý đến các vấn đề như hoàn cảnh lịch sử, xã hội, gia đình, đất nước, con người Nguyễn Du (trong chừng mực cho phép) để có thể làm rõ hơn về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Về phạm vi tư liệu : Hiện nay, có quá nhiều văn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Du được lưu hành. Do đó, để công việc nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, tôi xin chọn văn bản thơ chữ Hán được in trong cuốn “Nguyễn Du toàn tập”( tập 1) do Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Lê Thu Yến và nhiều tác giả khác biên soạn năm 1996 làm tài liệu nghiên cứu chính. Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quát hơn, khi cần, luận văn có thể đề cập thêm một số tác phẩm của một số tác giả khác. 3. Mục đích nghiên cứu - Mục đích đầu tiên của luận văn là tìm hiểu về thế giới tâm linh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du nói chung và tâm linh qua hình ảnh mộ nói riêng - Từ kết quả đạt được ở mục đích thứ nhất, luận văn đi tìm hiểu ý nghĩa nhân sinh qua hình ảnh ấy. 4. Lịch sử vấn đề
  8. 8 Trong những năm gần đây, các vấn đề về tâm linh, văn hóa tâm linh cũng như mối quan hệ việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Như chúng ta đã biết, văn hóa chính là cội nguồn của văn học và văn học nghệ thuật có nhiệm vụ lớn trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa ấy, văn học nghệ thuật giúp cho những giá trị văn hóa ấy đến được với công chúng và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói một cách khác, giá trị văn hóa là thước đo giá trị văn học. Xoay quanh đề tài “Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du”, chúng tôi điểm qua một số bài báo và các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tâm linh và thơ chữ Hán Nguyễn Du. 4.1 Về văn hóa tâm linh “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm đã nêu nhiều vấn đề về văn hóa tạo nền tảng cho thế giới tâm linh hình thành và phát triển. Một trong những nét tiêu biểu đó là nước ta là một nước nông nghiệp lúa nước nên người Việt coi trọng lối sống tình nghĩa. Hàng xóm cố định lâu dài với nhau tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Con người không chỉ có tình cảm với nhau khi còn sống, mà khi đã qua đời họ vẫn dành những tình cảm tốt đẹp cho nhau. Chết chỉ là tiếp theo sự luân hồi chứ chết không phải là hết. Cho nên giữa người sống và người chết vẫn gắn bó với nhau qua thế giới tâm linh ấy. Công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy xuất bản năm 2005 đã đề xuất khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh khá đầy đủ. Tác giả cũng điểm qua tâm linh trong mọi mặt của đời sống cá nhân, gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Tâm linh cũng được Sơn Nam đề cập trong bài “Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hóa Việt”.Trong bài viết này Sơn Nam đã cho rằng: “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời sống từ xưa cho tới nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca
  9. 9 khúc về tổ quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa cử cao đẹp của con người bình thường trong cuộc sống” [29, tr 62] Gần với quan niệm tâm linh của hai tác giả trên, có thể nói đến công trình “Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ” của Nguyễn Hữu Hiếu. Tác giả chú ý đến văn hóa tâm linh ở khía cạnh đời thường của người Việt Nam Bộ không theo tôn giáo. Tác giả tập trung bàn về văn hoá tâm linh của người Việt ở Nam Bộ qua tín ngưỡng thờ Mẫu và các lễ hội cổ truyền từ ảnh hưởng văn hoá Chăm “Trong cuộc sống tâm linh đời thường niềm tin thiêng liêng phong phú, đa dạng hơn nhiều và đối tượng mà họ đặt niềm tin có khi gần gũi và thân thiết hơn” [18, tr 9]. Nhà dân tộc học Trương Thìn, trong cuốn “tôn trọng tự do tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan” đã giúp chúng ta xác định giá trị đích thực của văn hóa tâm linh, thế giới tâm linh, biểu hiện của đời sống tinh thần phong phú. Đồng thời tác giả cho chúng ta thấy sự phức tạp, ranh giới rất ngắn giữa thế giới tâm linh, tín ngưỡng với sự lợi dụng tâm linh, tín ngưỡng để phát triển mê tín dị đoan. 4.2 Về thơ chữ Hán Nguyễn Du Sáng tác của Nguyễn Du nói chung và thơ chữ Hán nói riêng không thật đồ sộ về khối lượng, tuy nhiên số lượng những công trình nghiên cứu, những lời bình luận, đánh giá về nó thì rất lớn, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đánh giá chung về thơ chữ Hán Nguyễn Du, Mai Quốc Liên trong “Lời mở đầu” cuốn sách Nguyễn Du toàn tập đã nhận định: “... Trong đó Nguyễn Du bộc lộ cái tôi trữ tình của mình, chất trữ tình ở đây hoà quyện với chất triết học, cho nên phần lớn thơ ở đây có thể gọi là thơ trữ tình triết học” [22, tr 8]. Chất trữ tình ấy được tạo nên phần lớn bởi những tâm sự của Nguyễn Du. Mai Quốc Liên cũng đánh giá rất cao tập thơ Bắc hành tạp lục. Ông xem đây là một “Thái Sơn” nữa trong sáng tác của Nguyễn Du [24, tr9]. Vấn đề về Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán còn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Xuân Diệu với bài “Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán” (chủ
  10. 10 yếu nhìn nhận qua Thanh Hiên thi tập) cho rằng: “Tập thơ chữ Hán đựng đầy cái uất ức của Tố Như”. [14, tr 50] Khía cạnh nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng được khá nhiều người quan tâm. Nguyễn Huệ Chi với bài viết “Thế giới nhân vật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” đã nêu lên tương đối đầy đủ những kiểu nhân vật xuất hiện trong thơ của Tố Như: hình ảnh tự họa của tác giả, những con người có số phận không may và các nhân vật lịch sử. Khác với những nhà nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Hữu Sơn lại nhìn nhận thơ chữ Hán Nguyễn Du ở một góc độ khá thú vị: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du - từ cõi hư vô nhìn lại kiếp người”. Đặc biệt Nguyễn Hữu Sơn đã đánh giá cao tập thơ Bắc hành tạp lục: “Tập thơ với số lượng lớn, đề tài phong phú, có ý nghĩa kết tinh các giá trị nội dung nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du”. [33] Khi nói về thơ chữ Hán của Nguyễn Du thì không thể không nhắc đến công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc. Trong công trình này, Nguyễn Lộc đã dày công trình bày nhiều vấn đề về đại thi hào như: “Gia thế và cuộc đời Nguyễn Du”; “Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự nhà thơ”; “Truyện Kiều, tập đại thành của văn học cổ Việt Nam”; “Văn chiêu hồn, một bản tổng kết”… Đối với phần “Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự nhà thơ”, Nguyễn Lộc đã có một cái nhìn và những nhận định tương đối bao quát về những vấn đề của thơ chữ hán của Nguyễn Du nói chung và Bắc hành tạp lục nói riêng. Liên quan đến thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ, chúng tôi nhận thấy có những bài viết sau: Hoài Thanh với bài viết “Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán” đăng trên tạp chí Văn nghệ tháng 3 năm 1968. Trong bài viết này Hoài Thanh có đề cập đến tấm lòng Nguyễn Du khi qua mộ Đỗ Phủ. Nguyễn Du đã ứa nước mắt khóc cho nhà thi hào Trung Quốc [14, tr37]. Xuân Diệu với một loạt bài viết về nhà thơ thiên tài Nguyễn Du, trong đó có bài viết về Nguyễn Du qua thơ chữ Hán là “Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán”.
  11. 11 Trong bài viết này Xuân Diệu điểm qua lộ trình đi sứ của Nguyễn Du, tác giả có nhắc đến việc Nguyễn Du “Qua sông Hoài, cảm nhớ Hàn Tín, cảm nhớ Văn Thiên Tường; viếng mộ Đỗ Phủ ở đời Đường; thăm mộ Âu Dương Tu, người trung trực, một trong tám nhà văn nổi tiếng đời Đường, Tống; thăm mộ Nhạc Phi; thăm mộ Chu Du, thăm mộ Tỷ Can, thăm mộ Phạm Tăng, mưu sĩ của Hạng Võ…” [14, tr51] Mai Quốc Liên với “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du” cũng có đề cập đến những đình đài, miếu mộ “Trên nẻo đường ông qua, qua những ngôi mộ cổ, những phế tích của đền đài, lầu các… dần dần hiện ra con đường của lịch sủ văn hóa Trung Hoa, và tất cả như nói với hậu thế những bài học thấm thía về quyền lực.” [14, tr125] Bài viết của Nguyễn Huệ Chi “Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán” cho chúng ta thấy Nguyễn Du không chỉ gắn bó với con người, với cuộc sống, và nhìn sâu vào lịch sử mà Ngyễn Du còn đặc biệt xót thương cho những người có tài và có tình. Cùng viết về tâm linh trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du với những hình ảnh đình, đài, miếu, mộ, Thanh Lãng” đã viết “Nguyễn Du thi sĩ của niềm tin dị biệt, thi sĩ của mồ mả, tha ma, nghĩa địa…[59, tr 30] Công trình nghiên cứu “Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du” (Lê Thu Yến, NXB Thanh niên, 1997 ) khi viết về không gian nghệ thuật tác giả có đề cập đến không gian nhỏ hẹp được biểu hiện qua một loại không gian có mái che đó là không gian của mồ mả, đình đền , gò đống..... Lê Thu Yến đưa ra cái nhìn bao quát, hệ thống những yếu tố tâm linh trong thơ Nguyễn Du với bài “Thế giới tâm linh trong sáng tác Nguyễn Du - một biểu hiện của văn hoá Việt”. Bằng những con số thống kê cụ thể, chính xác những biểu hiện truyền thống văn hoá tinh thần dân tộc, tác giả đã khẳng định một giá trị văn hoá truyền thống trong sáng tác của nhà thơ lớn Nguyễn Du đó là thế giới tâm linh: “Thế giới này biểu hiện rõ rệt trong sáng tác Nguyễn Du làm cho người đọc không thể không nhận ra. Một Văn Chiêu Hồn thấm đẫm màu sắc của thế giới bên kia,
  12. 12 một Truyện Kiều bàng bạc không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ Hán nhan nhản bày ra những đình, đền, miếu, mộ...” [59, tr.29]. “Cho nên những đình đền, gò đống, mồ mả thường phát ra tín hiệu lo âu về cuộc sống nhân sinh và Nguyễn Du là người luôn luôn nhanh nhạy nắm bắt tín hiệu đó và phát sóng đi, lan truyền tới mọi người.” [59, tr.31] Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được nghiên cứu sâu sắc trên nhiều bình diện vì thơ chữ Hán của ông vô cùng phong phú. Tuy nhiên, như nhiều thơ chữ Hán khác, thơ chữ Hán của Nguyễn Du là đối tượng luôn ẩn chứa nhiều điều mới mẻ, vì vậy khó có những công trình nghiên cứu thật trọn vẹn. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Du nêu trên đa phần đều chú trọng vào việc đánh giá chung về tài năng, nhân cách cũng như tâm sự của Nguyễn Du (đặc biệt là thông qua Truyện Kiều và thơ chữ Hán). Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đã có những nhận xét khá sắc bén về tài nghệ, tâm sự của Nguyễn Du. Có thể tôi sưu tầm chưa đầy đủ về các công trình nghiên cứu. Nhưng qua các công trình tìm được, tôi nhận thấy chưa có công trình cụ thể, chi tiết nào nghiên cứu về thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trong xu thế chung nhiều nhà nghiên cứu đang quay về tìm hiểu nghiên cứu những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc trong đó tâm linh là khía cạnh đang được chú ý, quan tâm. Nghiên cứu thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du để nhận thức và xử lý đúng đắn và hiệu quả, góp phần làm rõ thêm những đóng góp văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay là một nhiệm vụ có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 5. Phương pháp nghiên cứu
  13. 13 Triển khai đề tài “Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du”, chúng tôi vận dụng những phương pháp chủ yếu sau : - Phương pháp thống kê phân loại : Là phương pháp chính nhằm khảo sát, thống kê những bài thơ, câu thơ có không gian mộ - ngôi nhà của người đã khuất. Qua đó thấy được tâm tư, tình cảm, thái độ của Nguyễn Du với những người nằm dưới mộ. - Phương pháp phân tích: Từ kết quả thống kê, người viết sẽ đi tìm hiểu, phân tích từng bài, nhóm bài cụ thể để tìm hiểu sâu hơn giá trị của chúng. - Phương pháp tổng hợp: Sau khi phân tích, người viết sẽ đi đến những kết luận về nhân sinh quan của Nguyễn Du khi đứng trước những nấm mộ. - Phương pháp cấu trúc – hệ thống : Xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm. Đặt thế giới tâm linh trong thơ chữ Hán trong hệ thống hế giới tâm linh trong Truyện Kiều và Văn Chiêu hồn để hiểu thêm về văn hóa tâm linh cũng như con người Nguyễn Du. - Các phương pháp nghiên cứu tiểu sử, xã hội học và tâm phân học cũng được người viết vận dụng để lí giải mối quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, cuộc sống, xã hội, những ảnh hưởng của xã hội, thời đại vào sáng tác của nhà văn. - Phương pháp so sánh – đối chiếu : Là phương pháp nhằm làm nổi bật nét tương đồng cũng như sự khác biệt của thế giới tâm linh trong thơ chữ Hán so với truyện Kiều và văn Chiêu hồn của Nguyễn Du, và so với các tác giả khác viết về cùng đề tài. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa để có cơ sở đánh giá khách quan tác dụng của văn học trong việc phản ánh văn hóa dân tộc. Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu
  14. 14 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đi tìm hiểu về thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, người viết mong muốn đem lại những đóng góp sau: Luận văn làm rõ vấn đề thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Từ đó giúp người đọc hiểu thêm về thái độ tình cảm của Nguyễn Du đối với người đã khuất. Trên cơ sở ấy, luận văn rút ra những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc để có thể hiểu thêm về thế giới tâm hồn của Nguyễn Du. Luận văn mong muốn góp thêm một tư liệu khi tìm hiểu về thế giới tâm linh trong thơ Nguyễn Du, góp thêm tư liệu khi giảng dạy thơ chữ Hán Nguyễn Du trong nhà trường phổ thông. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, thư mục tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương với các nhiệm vụ cụ thể như sau: Chương 1: Chương này dành để giới thiệu những vấn đề chung về tâm linh và văn hóa tâm linh trong đời sống người Việt. Giới thiệu những vấn đề cơ bản về thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhằm chuẩn bị cơ sở vững chắc cho chương 2. Chương 2 : Chương này triển khai khảo sát thống kê phân tích nhằm tìm hiểu về “Hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán” của Nguyễn Du, cũng như đi sâu vào phân tích tìm hiểu thái độ của ông dành cho những người nằm dưới mộ. Chương 3: Từ những kết quả bước đầu đã đạt được ở chương hai, trong chương 3 người viết sẽ tìm hiểu những ý nghĩa nhân sinh thông qua hình ảnh mộ.
  15. 15 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tâm linh và văn hóa tâm linh 1.1.1 Tâm linh là gì? Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu “ tâm” có nghĩa là tim thuộc về thế giới bên trong [8, tr 196], “linh” có rất nhiều nét nghĩa như linh hoạt nhạy bén, “linh” trong thần linh (khí tinh anh của khí dương gọi là thần, khí tinh anh của khí âm gọi là linh, ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các con vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật.) [8, tr 744]. Bói toán ứng nghiệm, thuốc thang ứng nghiệm cũng gọi là “linh”, lanh lẹ, linh hoạt không ngu ngốc, xuẩn trệ cũng gọi là “ linh”. Trong sách Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển viết “Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã như vậy, mà mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc ) cũng như vậy. Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể sờ mó được, có thể đánh giá qua những cụ thể nhất định, thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừu tượng, rất mông lung, nhưng lại không thể thiếu được ở con người. Con người sở dĩ trở thành con người một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh. Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó.” [27, tr 36] Những giá trị tâm linh ấy hết sức bền vững và có thể nói nó là hằng số của văn hóa gia đình. Không có một sự thay đổi nào về trạng thái xã hội về giá trị cấu trúc và giá trị chức năng của gia đình có thể làm cho những giá trị tâm linh ấy mất đi. Giá trị văn hóa tâm linh của văn hóa gia đình vẫn tồn tại vĩnh cửu chừng nào con người còn tồn tại. Hoàng Phê cho rằng tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [31, tr.897]
  16. 16 Nguyễn Hữu Hiếu cho rằng “tâm linh là niềm tin thiêng liêng cao cả trong cuộc sống con người, nó cũng là niềm tin tôn giáo. Cái niềm tin thiêng liêng đó được thể hiện qua ý niệm và biểu tượng” [18, tr.8]. Nguyễn Đăng Duy trong Văn hóa tâm linh ( NXB Văn hóa thông tin) đã có định nghĩa khá chuẩn về tâm linh “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [14, tr11]. Từ khái niệm của Nguyễn Đăng Duy, chúng ta nhận thấy tâm linh trước hết phải gắn với ý thức con người. Nhưng ý thức nói chung của con người hết sức rộng lớn, nên chỉ khi nào con người có ý thức về cái thiêng liêng, cái cao cả thì mới gọi đó là ý thức tâm linh. Không như các dạng ý thức khác, ý thức tâm linh tựa như mạch suối ngầm nuôi dưỡng tâm hồn con người, làm thăng hoa đời sống tâm linh con người. Tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con người, không có ý thức con người không có tâm linh. Một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ, thì trong đầu con người ấy chẳng có cái gì, cũng chẳng có tâm linh. Tâm linh là phần linh thiêng trong ý thức con người. Ý thức về tâm linh là ý thức hướng về phần linh thiêng cao cả. Ý thức tâm linh không chỉ tồn tại ở dạng ý niệm (con người phải hành động thì sự thiêng liêng mới được bộc lộ rõ) mà còn được biểu hiện ra ở những hình ảnh, biểu tượng phát ra tín hiệu thiêng liêng. Cây đa, giếng nước, mái đình… là tiếng nói chung để biểu thị ước lệ tín hiệu về làng quê Việt Nam. Mồ mả, bát hương là tiếng nói chung về tín hiệu thờ cúng tổ tiên… Mọi biểu tượng thiêng liêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mĩ nó tác động vào tâm hồn con người bằng những hoạt động cụ thể, cho nên nó có sức truyền cảm, tập hợp lớn. Bàn về tâm linh, ta không thể không bàn đến niềm tin. Niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục ở một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống. Niềm tin là hạt nhân quyết định trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội. Theo Nguyễn Đăng Duy, niềm tin được thể
  17. 17 hiện ở nhiều cấp độ khác nhau “niềm tin trao đổi, niềm tin đầy đủ giữa cả hai đối tượng”, “niềm tin lý tưởng, không có sự trao đổi ngang bằng, “niềm tin tâm thức” là niềm tin thiêng liêng, hòa quyện cả tình cảm và lý trí, dẫn đến sự tự nguyện hành động theo niềm tin ấy. Niềm tin tâm thức gắn liền với tâm linh. Niềm tin thiêng liêng do vậy được xem là yếu tố then chốt tạo nên đời sống tâm linh, văn hóa tâm linh đúng nghĩa. Một xã hội văn minh, phát triển thì niềm tin thiêng liêng càng có giá trị bền vững… Tâm linh có trong mọi mặt đời sống của con người “Đời sống tâm linh chẳng phải ở đâu xa lạ mà ở ngay trong niềm tin thiêng liêng của mỗi con người.”[14, tr32]. Có nghĩa là không phải đời sống tâm linh lúc nào cũng dễ dàng bộc lộ mà chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh thiêng, thời gian thiêng xuất hiện. Trong đời sống cá nhân, nếu một người không theo tôn giáo thì không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh. Trong đời sống gia đình, ngày xưa dân ta có câu “sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm”, có nghĩa là cái cần cho sự tồn tại cuộc sống con người không phải chỉ có bát cơm mà còn có cả phần thiêng liêng nữa, đó là mồ mả, bát hương thờ cúng ông bà tổ tiên. Người chết có mồ yên thì người sống mới thanh thản, kết phát. Quan niệm có phần duy tâm ấy chính là một triết lí sống đậm chất tâm linh của người Việt. Mồ mả, bát hương là những biểu tượng thiêng liêng, có sức mạnh tập hợp to lớn trong mỗi gia đình xưa và nay. “Sống ở nhà, già ở mồ” ý nói nhà ở lúc sống, mồ mả lúc chết là những chuyện quan trọng. Có thể thấy rằng, trong gia đình thì bàn thờ tổ tiên là nơi thiêng liêng liêng nhất, nơi đó chứa đựng tất cả những tình cảm của con cháu đối với ông bà, với nguồn cội. Những giá trị tâm linh là hết sức bền vững, là hằng số của văn hóa gia đình. Con người không chỉ sống trong gia đình mà còn có những mối quan hệ gắn bó mật thiết với cộng đồng, với làng xã. Tâm linh trong đời sống cộng đồng được biểu hiện qua các thần tượng thiêng liêng về các anh hùng có công dựng nước, giữ nước đang được tôn thờ trong những không gian thiêng liêng, những ngôi đình, đền. “Những biểu tượng, những mối quan hệ cộng đồng thiêng liêng ấy là cơ sở , là động lực, là niềm tin để dân ta trụ vững, phát triển cho đến ngày nay” [14, tr 36].
  18. 18 Để hiểu rõ hơn về tâm linh, ta xét nó trong mối tương quan với các khái niệm khác: Tâm linh với tôn giáo và tâm linh với mê tín dị đoan. Tâm linh với– tôn giáo: Theo quan niệm truyền thống, tâm linh là một phần không thể thiếu của tôn giáo và quá trình trải nghiệm tôn giáo. Bởi lẽ, để đến với tâm linh, con người phải đi theo một con đường cụ thể và thực hành những lễ thức dưới sự dẫn dắt của một hệ thống kinh điển, tư tưởng, quan điểm cụ thể, những yếu tố hình thành nên tôn giáo. Và một hiện thực là khi nghĩ về vấn đề tâm linh, con người thường nghĩ đến một tôn giáo cụ thể nào đó. Đó là điều hợp lí, tuy nhiên nó sẽ có hệ quả xấu nếu đánh đồng tôn giáo với tâm linh. Sự đánh đồng (nếu có) này sẽ bó hẹp phạm vi nghĩa của thuật ngữ “tâm linh”. Dù rằng tâm linh và tôn giáo đều hướng đến cái linh thiêng cụ thể là một đấng tối cao hay thượng đế nhưng tâm linh là toàn bộ tâm thế của con người hướng về sự tối thượng, xuất hiện một cách tự nhiên trong tinh thần của con người. Trong khi đó, tôn giáo là phần được vật chất hóa của tâm linh được thể hiện ra ngoài cuộc sống bao gồm hệ thống giáo lý, kinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện... có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường..., nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là một trong những biểu hiện của tâm linh vậy. Nhà văn hóa sử William Irwin Thompson đã phát biểu: “Tôn giáo không đồng nhất với tâm linh, nói đúng hơn, tôn giáo chỉ là phần tâm linh được hình thái hóa trong nền văn minh mà thôi” [8]. Tôn giáo là hữu hạn còn tâm linh là vô hạn Tâm linh với mê tín dị đoan: Trong từ điển tôn giáo Mai Thanh Hải đã viết : Mê tín là tin nhảm, tin xằng bậy, không thấy, không hiểu mà nhắm mắt tin theo mù quáng, tin theo một cách mê muội, viễn vông, quàng xiên cả những việc, những hiện tượng trái lẽ tự nhiên, không có sự suy xét theo lẽ phải thông thường; dị đoan là suy luận, suy đoán một cách nhảm nhí, bậy bạ khác thường, rồi hành động bừa bãi, không lường trước được những hậu quả xấu về sức khỏe, tài sản, thời gian,
  19. 19 có khi cả tính mạng của mình…nói chung là những ý thức, hành vi mê muội, tin và dựa vào những biểu tượng trái lẽ tự nhiên, có những hành vi lễ bái, ứng xử mang tính chất cuồng tín, nhảm nhí trái với lẽ phải và hành vi thông thường của những người chung quanh, làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người [17, tr107]. Rất nhiều việc làm phản khoa học, chỉ là những tin đồn thất thiệt vậy mà có rất nhiều người đã tin theo dẫn đến tiền mất tật mang, thậm chí mất mạng. Có thể khẳng định rằng: tâm linh không phải là mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan tồn tại là do trình độ văn hóa khoa học còn yếu kém, con người không đủ trình độ phân tích, lí giải đúng sai, nhảm nhí. Hoặc lợi dụng tình trạng quẫn bách, mụ mẫm của con người không được kịp thời giải tỏa. Hoặc trong những giây phút thăng hoa ngày hội, giây phút say sưa trào dâng thần thánh cũng dễ khiến con người mất tỉnh táo, tin vào sự nhảm nhí. Một sự tin tưởng mù quáng không hề có cơ sở khách quan. Phân biệt giữa tâm linh và mê tín dị đoan ta thấy: tâm linh là niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt của đời sống tinh thần của con người. Họ tin vào tổ tiên, tin vào thần thánh, Phật, Chúa… có thể giải thoát về cái chết cho mình đó là tâm linh. Hoặc những người không theo tôn giáo nào nhưng mà vẫn đi chùa, vẫn lễ Phật, ăn chay… vẫn tin vào những điều thiêng liêng của Phật, thần thánh. Niềm tin vào cái thiêng đã đánh thức trong tâm hồn con người ý chí, bản ngã để sống và làm việc, xử sự tốt hơn, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Còn mê tín dị đoan là dựa vào Trời, Phật, Thánh thần để kiếm chác, thương mại hóa niềm tin, hoặc đặt ra những điều kì quái khác thường để làm cho người khác tin theo một cách mê muội, hành động theo sự tin ấy không những hao tốn về tiền bạc mà còn có khi thiệt hại cho tính mạng của mình. Ranh giới giữa tâm linh và mê tín dị đoan vô cùng nhỏ hẹp. Thật khó để phân biệt chính xác đâu là tâm linh đâu là mê tín dị đoan. Điển hình như hiện tượng nói chuyện với người âm của các nhà ngoại cảm, trước đây cho là mê tín phù phiếm thì nay đã được khoa học thừa nhận “khả năng ngoại cảm” và bước đầu được nhà
  20. 20 nước quan tâm đặc biệt. Vì thế, có những trường hợp không thể qui hoàn toàn tâm linh là mê tín dị đoan, chẳng qua đấy chỉ là những vấn đề mà khoa học không hoặc chưa có cách nào chứng minh đúng hay sai mà thôi. Vì vậy tâm linh luôn là một điều bí ẩn, thú vị. Chúng ta cần đủ tỉnh táo và bản lĩnh để phân biệt rạch ròi giữa tâm linh và mê tín dị đoan. Tâm linh là một biểu hiện của đời sống tinh thần của con người với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó. Do đó không nên đơn giản hóa cho rằng tâm linh là mê tín dị đoan, cũng không nên thần bí, tuyệt đối hóa khái niệm tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu phi thường coi đó là cứu cánh của nhân loại. Vì trong cuộc sống trần thế này, không chỉ có Thượng đế, có Chúa, Trời, Thần, Phật mới thiêng liêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũng thiêng liêng không kém. Tâm linh có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Vào thời điểm con người còn bỡ ngỡ đặt chân lên nấc thang phát triển trên cùng và bắt đầu trở thành những sinh vật hữu thức trong vũ trụ thì một trong những ý thức đầu tiên của con người thu nhận là sự vĩ đại và hung hiểm của thiên nhiên đối lập với sự nhỏ bé, lẻ loi và yếu đuối của bản thân mình. Ý thức này đã gieo vào lòng con người một nỗi lo lắng, hoang mang sâu sắc. Bên cạnh đó, còn nảy sinh trong họ những câu hỏi ám ảnh như “ta là ai?”, “ta từ đâu tới?”, “mục đích tồn tại của ta là gì?” và nhiều bí ẩn từ thế giới thiên nhiên rộng lớn khác mà con người cần phải khám phá. Với những vấn đề đó, ngoài việc tự thân vận động để có thể sống sót trong cuộc đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt, con người cũng cần phải có một điểm tựa tinh thần – một đấng tối cao- để giải tỏa phần nào nỗi lo lắng, hoang mang trên và kiếm tìm lời giải đáp cho những băn khoăn trong họ. Từ đó hình thành nên định nghĩa tâm linh. Nó giúp mỗi cá nhân phát hiện ra điều cốt lõi của chính bản thân mình, tức là những giá trị sâu thẳm nhất và ý nghĩa nhất mà con người sống dựa vào. Hay nói cách khác, chính là cách con người nắm bắt, hiểu rõ hơn về cái tôi và vị trí của bản thân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2