intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ lục bát Việt Nam trong phong trào thơ mới lãng mạn 1932-1945

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những nét cơ bản nhất của thể thơ lục bát Việt Nam trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945 thông qua việc nghiên cứu lịch sử hình thành thể lục bát, nội dung tư tưởng mà các nhà thơ phản ánh dưới hình thức thể loại. Đồng thời tìm hiểu những đặc sắc, cách tân nghệ thuật có gì đặc trưng, đâu là điểm kế thừa truyền thống, đâu là những nét hiện đại, mới mẻ làm nên đặc trưng tiêu biểu của thơ lục bát dưới ngòi bút thi nhân lãng mạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ lục bát Việt Nam trong phong trào thơ mới lãng mạn 1932-1945

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- VŨ THỊ HẰNG THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI LÃNG MẠN 1932 – 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Văn Lân Hà Nội – 2011
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 3 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 7 3. Mục đích – đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 10 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 10 3.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 11 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại ........................................................................ 11 4.2. Phương pháp phân tích........................................................................................ 11 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu .......................................................................... 11 4.4. Phương pháp liên ngành ...................................................................................... 11 5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 12 NỘI DUNG.............................................................................................................................13 Chƣơng 1 NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM ...................................13 1.1. Thể loại và các thể thơ Việt Nam ........................................................................ 13 1.1.1. Một số quan niệm về thể loại thơ ..................................................................... 13 1.1.2. Các thể thơ Việt Nam ....................................................................................... 20 1.2. Sự vận động và phát triển của thơ lục bát Việt Nam ......................................... 25 1.2.1. Lịch sử hình thành thể thơ lục bát .................................................................... 25 1.2.1.1. Nguồn gốc sinh thành .............................................................................. 25 1.2.1.2. Lịch sử phát triển thể loại........................................................................ 29 1.2.2. Đặc điểm thơ lục bát ........................................................................................ 31 1.2.2.1. Niêm, vần, luật ...................................................................................... 31 1.2.2.2. Nhịp điệu............................................................................................... 33 1.2.2.3. Đối ........................................................................................................ 35 1.2.2.4. Các biến thể của lục bát .......................................................................... 36 Chƣơng 2 CÁC KHUYNH HƢỚNG LỤC BÁT TRONG THƠ LÃNG MẠN GIAI ĐOẠN 1932 – 1945 ............................................................................................................................................42 1
  3. 2.1. Bối cảnh lịch sử và ý thức nhà thơ .................................................................................42 2.1.1. Bối cảnh lịch sử...........................................................................................................42 2.1.2. Ý thức nhà thơ ................................................................................................. 44 2.2. Các khuynh hƣớng lục bát trong thơ lãng mạn giai đoạn 1932 – 1945 ....... 47 2.2.1. Diện mạo thơ lục bát ........................................................................................ 47 2.2.2. Khuynh hướng lục bát dân gian ........................................................................ 50 2.2.3. Khuynh hướng lục bát trí tuệ ............................................................................ 58 Chƣơng 3 NHỮNG ĐÓNG GÓP TIÊU BIỂU VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ LỤC BÁT TRONG THƠ LÃNG MẠN GIAI ĐOẠN 1932 - 1945 ................................................67 3.1. Ngôn ngữ thơ ....................................................................................................... 67 3.1.1. Tiếp thu ngôn ngữ thơ ca truyền thống ............................................................. 69 3.1.1.1. Ngôn ngữ đời thường mộc mạc, giản dị ................................................... 69 3.1.1.2. Sử dụng” số đếm” trong ca dao .............................................................. 72 3.1.1.3. Đưa thành ngữ vào trong thơ ................................................................. 74 3.1.1.4. Ngôn ngữ thơ cổ điển ............................................................................. 76 3.1.2. Sự lạ hóa trong ngôn ngữ, sáng tạo từ mới ....................................................... 78 3.1.3. Sử dụng các từ mờ nghĩa .................................................................................. 80 3.2. Hình ảnh thơ ........................................................................................................ 81 3.2.2. Hình ảnh ước lệ tượng trưng ............................................................................ 85 3.2.3. Hình ảnh lạ, mang màu sắc siêu thực................................................................ 87 3.3. Nhịp điệu thơ ....................................................................................................... 92 3.3.1. Khuynh hướng kế thừa nhịp điệu thơ lục bát truyền thống................................ 93 3.3.2. Khuynh hướng hiện đại hóa nhịp điệu thơ lục bát ............................................. 96 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................105 2
  4. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thơ ca là hình thức nảy sinh đầu tiên của nghệ thuật ngôn từ và luôn khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần nhân loại. Thơ ca ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, bộc lộ tâm tư, tình cảm của con người. Xoay quanh định nghĩa về thơ có rất nhiều ý kiến khác nhau. “Thơ ca xét về nội dung là một nghệ thuật phong phú nhất” (Georg wihelm Friedrich Hegel), “Thơ ca đồng thời là âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thuật hùng biện….” ( Théodore de Banville). “Thơ ca là loại nghệ thuật cao nhất… Thơ ca bao gồm tất cả mọi yếu tố của các nghệ thuật khác” (Bielinxki). “Thơ ca nếu không có người tôi đã mồ côi” (Raxum Gamzatôp)… Hay “Thơ là một hồn đi tìm những hồn đồng điệu”(Tố Hữu), “Thơ là bà chúa nghệ thuật, là cái nhụy của cuộc sống” (Sóng Hồng). Con người vốn yêu thơ, tôn trọng thơ, coi thơ là nguồn giá tài sản tinh thần vô giá. Thơ ca có một vai trò rất to lớn trong đời sống nhân loại. Thơ làm cho đời sống tâm hồn mỗi con người chúng ta thêm phong phú, tươi trẻ, nhân bản. Thơ nâng đỡ và chắp cánh cho tâm hồn mỗi chúng ta. Bằng sự tinh vi, khéo léo của nghệ thuật ngôn từ, thơ chắt lọc nhụy thơm, mật ngọt của cuộc đời, rọi chiếu vào tâm hồn chúng ta sự nhân văn, nhân bản, những ý nghĩa cao cả nhất, cứu rỗi tâm hồn mỗi chúng ta khỏi sự cằn cỗi trước cuộc sống mưu sinh cơm áo gạo tiền. Thơ đem lại niềm vui, sự đầy ắp cho cuộc đời. Thơ làm cho người với người sát lại gần nhau cùng cảm thông và chia sẻ. Thơ xóa bỏ bức tường rào ngăn cách giữa các quốc gia, sắc tộc, cùng phấn đấu hướng tới những giá trị cao cả, thiêng liêng chân, thiện, mĩ. Cuộc sống không có thơ ca chẳng khác gì khi khát nước mà đi trên một bãi sa mạc khô cằn. Thơ như dòng suối mát chảy bất tận trong trái tim nhân loại. Tuy nhiên, mỗi thời kì, mỗi tác giả lại có những quan niệm khác nhau về sự tồn tại của thơ. Điều đó góp phần làm cho kho tàng thơ ca càng thêm chất 3
  5. chứa, bề bộn, bởi tâm hồn thơ trong mỗi con người, mỗi thời đại luôn căng tràn một tình yêu mãnh liệt. Có thể khẳng định, thơ là một đối tượng phong phú và sẽ ngày càng phong phú hơn. Cho nên nó mãi mãi sẽ vẫn là mảnh đất màu mỡ cho người cày, kẻ xới. Biết bao đối tượng yêu thơ đều không bỏ phí ngòi bút đầy sinh lực của mình nhằm thực hiện khát vọng, đam mê giải mã những bí ẩn của dòng thơ. Người ta có thể tiếp cận đối tượng từ nhiều phía nội dung, tư tưởng, hình thức, kết cấu bài thơ, câu thơ, trong đó tiếp cận từ hướng thể thơ là một phương pháp khoa học được nhiều người lựa chọn, tiến hành, và đó cũng là định hướng của chúng tôi trong luận văn này. Thể thơ là phương thức tồn tại của thơ ca. Nó không tự sinh ra, không tự mất đi mà phải trải qua một quá trình lâu dài hình thành, phát triển, là kết quả của quá trình sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, của tâm lí cộng đồng tiếp nhận. Có những thể thơ chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định sau đó tự mất đi, có những thể trường tồn cùng thời gian trong suốt chiều dài lịch sử của tiến trình thơ ca, là thứ “vàng mười”, là niềm tự hào của mỗi dân tộc, cộng đồng. Dọc theo tiến trình thơ Việt Nam, ta có thể điểm ra được rất nhiều thể thơ khác nhau, từ cổ phong đến hiện đại như thơ một chữ, hai chữ, ba chữ, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ Đường luật, thơ song thất lục bát, thơ lục bát….. Trong số đó có một thứ “vàng mười” luôn tồn tại đi suốt chiều dọc tiến trình thơ ca rất âm thầm, lặng lẽ, nhẹ nhàng, rất duyên dáng, đằm thắm mà cũng rất mới mẻ, tân kì. Thể thơ vừa mới, vừa cũ đã thu hút biết bao bút lực và tâm lực của người cầm bút ấy chính là thể thơ lục bát. Thơ lục bát, câu sáu chữ nối tiếp câu tám chữ, vượt qua mọi sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian đã chứng tỏ sự bất diệt của mình, và không biết tự bao giờ nó đã trở thành hồn cốt, là điệu hồn, biểu tượng tiêu biểu của đời sống văn hóa tinh thần của người dân đất Việt. Người ta thuộc câu thơ lục 4
  6. bát như một lẽ tất yếu phải hít thở không khí để sinh tồn. Là nhịp thở của giống nòi, là điệu hồn dân tộc, người ta có thể dùng những câu lục bát để đọc, ngâm, hát, ví, kể chuyện, để tâm tình, để giãi bày tâm trạng. Từ những câu ca dao mượt mà, ngọt ngào say đắm đến Truyện Kiều (Nguyễn Du), đến thơ hiện đại, lục bát mãi vẫn làm đắm lòng biết bao tâm hồn yêu say đắm tiếng thơ rủ rỉ tâm tình bởi những nét duyên riêng. Không ồn ào, hối hả, không rộn rã hoan ca, lục bát cứ âm thầm lặng lẽ, bền bỉ, kiên trì đi theo dọc tiến trình vận động, phát triển của nền văn học nước nhà. Trong thời hiện đại, giữa bộn bề các thể thơ mới và cũ ( thơ một chữ, hai chữ, ba chữ, bốn chữ, nâm chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ cổ phong, thơ đường luật, thơ lục bát, song thất lục bát, thơ tự do, thơ văn xuôi), thể lục bát vẫn giữ một vị trí, một góc sân, một khoảng trời riêng không dễ pha tạp, vẫn khẳng định được sức sống, sự bền bỉ trường tồn của mình. Người ta đi từ trăm mọi nẻo đường để đến với lục bát. Rất dễ kể ra những cây bút kì cựu trong làng lục bát như: Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thư, Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Đổng Đức Bốn… Ấy là còn chưa kể biết bao thế hệ các nhà thơ trong cuộc đời sáng tác của mình ít nhiều cũng có một vài giây phút thả hồn, buông con thuyền thơ ca trôi theo sự êm đềm của dòng sáu tám. Thơ lục bát - tinh hoa, hồn cốt dân tộc chính là điểm nhấn không thể xóa nhòa khi người ta nhắc đến thơ ca dân tộc Việt. Phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 – 1945 là giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam đúng như lời nhận xét rất xác đáng của học giả Hoài Thanh – “một thời đại thi ca”. Phong trào Thơ mới ra đời trong buổi giao thời của dân tộc với rất nhiều hệ tư tưởng cũ mới, trái ngược đan xen nhau. Cuộc đấu tranh giữa mới và cũ, truyền thống và hiện đại, cách tân hay gìn giữ nguyên bản lối sống, truyền thống văn hóa lâu đời của cha ông của một thế hệ người mới - tầng lớp tiểu tư sản diễn ra rất căng thẳng. Các nhà trí thức mới ra sức phản đối lối thơ luật cũ của cha ông, họ cho 5
  7. rằng thơ phải chứa đựng tình cảm của con người. Vì thế cho dù sáng tác của họ theo thể truyền thống hay thể loại mới cũng luôn mới mẻ trong nội dung và cách thức thể hiện. Chúng ta rất dễ nhận thấy sự giao thoa giữa những nét truyền thống, mẫu mực, cổ điển, với luồng gió mới đến từ phương Tây xa lạ - tiêu biểu là nước Pháp trong tư tưởng, phong cách của họ. Hàng loạt các bài viết tranh luận diễn ra trên diễn đàn, “một cuộc cách mệnh trong thi ca đã nhóm dậy” với sự thắng thế của phong trào Thơ mới, bài thơ Tình già của Phan Khôi đăng trên báo Phụ nữ tân văn “đã chính thức khép lại cả một nền văn học Việt Nam trung cận đại mở ra một thời kì mới văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại” (7;4). Từ đó hàng loạt các thể thơ mới hình thành và phát triển bên cạnh sự trường tồn, bền bỉ của các thể loại thơ ca truyền thống, khẳng định sự tìm tòi sáng tạo, cách tân của các nhà thơ thông qua các thể thơ mới như thơ hai chữ, ba chữ, bốn chữ, thơ tự do, thơ văn xuôi…….. Trong giai đoạn giao thoa này cũng khẳng định sức sống bền bỉ, trường tồn mãnh liệt của các thể thơ cổ truyền. Thi nhân tìm về với thơ lục bát như trở về với những giá trị nhân bản, vĩnh cửu, với điệu hát ru ầu ơ của bà của mẹ bên cánh nôi đưa giữa bao la hương lúa ngọt ngào. Tuy nhiên, cái thể thơ xinh xắn, hài hòa, cân xứng, nhịp nhàng, du dương, uyển chuyển, mượt mà, lắng đọng, như thủ thỉ, tâm tình, như ru, như than, như giãi bày chia sẻ ấy phù hợp biết bao với tạng người Việt Nam. Thể thơ tương đối dễ làm nhưng khó hay ấy rất “kén chọn nhà thơ”. Trong quá trình sáng tác rất dễ đưa một tác phẩm thơ thành bài ve vẻ vè ve để người ta ngâm nga giải trí. “Nó đi cheo leo trên một sợi dây vô hình giữa một bên là thi phẩm làm rung động lòng người và một bên là bài vè thô thiển” (46;5).Ai cũng có thể làm được thơ lục bát, nhưng để làm được một câu, một bài lục bát hay để đời thì không dễ chút nào. Nguyễn Phan Cảnh đã từng tổng kết trong Ngôn ngữ thơ: “Thơ lục bát làm được tốt thì là tính dân tộc, làm không tốt sẽ trở thành diễn ca” (5). Vì thế 6
  8. số lượng thi nhân thành công với thể thơ lục bát không nhiều chỉ là những con số đếm đơn thuần, nhưng thơ của họ lại chiếm một vị trí quan trọng trong làng thơ Việt Nam. Thơ lục bát Việt Nam trong phong trào Thơ mới là một dẫn chứng tiêu biểu. Giai đoạn 1932 – 1945 nở rộ với biết bao thi nhân và biết bao thi phẩm hay, mới lạ, nhưng đều được viết dưới hình thức thơ mới hoặc thơ vay mượn, còn số người trở về với thể thơ dân tộc và thành công nhờ thể thơ này chỉ có một số tác giả tiêu biểu như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Xuân Diệu v.v… Họ tìm đến với thể lục bát để giãi bày những tâm tư, tình cảm một cách trong sáng, thuần túy nhất. Xoay quanh việc sử dụng thơ lục bát Việt Nam trong sáng tác của các nhà thơ mới lãng mạn 1932 – 1945, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, khen có, chê có. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về thơ lục bát của các nhà thơ mới và đạt được những thành công nhất định, là nguồn tư liệu quý giá cho thế hệ đi sau, nhưng vẫn còn mang tính nhỏ lẻ trong từng tác giả cụ thể chứ chưa mang tầm khái quát về một trào lưu. Vì thế chúng tôi bước đầu khảo sát, tiến hành nghiên cứu thơ lục bát Việt Nam trong phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945 với hy vọng giúp bạn đọc thấy được sự kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp và nhìn ra những nét độc đáo, cách tân, mới mẻ trong sáng tác của các nhà thơ mới qua thể thơ truyền thống lục bát. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lục bát và song thất lục bát là hai thể thơ thuần Việt, thoát thai từ ca dao và tục ngữ, được người Việt lựa chọn từ khi con người có nhu cầu về lời ru, tiếng hát, tâm tình, truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống lao động và chiến đấu. Đắm mình trong dòng sáu tám ta như được về với cội nguồn, về với những nét bản sắc dân tộc, trở về với điệu trầm bổng du dương mê đắm lòng người. Nghiên cứu về thể thơ này là một khoa học nghiêm túc, cẩn trọng bởi nó chính là chìa khóa để chúng ta giải mã những 7
  9. nét độc đáo, bản sắc, hồn cốt dân tộc đã được hun đúc, gìn giữ và lưu truyền, phát triển từ ngàn đời nay. Viết và nghiên cứu về thể thơ này đã tốn không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu, phê bình có lòng yêu, niềm đam mê với thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt. Các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ ít nhiều cũng dành phần nghiên cứu cho thể thơ lục bát, đã góp tiếng nói rất quan trọng trong hành trình nghiên cứu đầy gian nan và phức tạp về thể thơ cổ truyền. Trong cuốn Tục ngữ Việt Nam, Chu Xuân Diên đã bước đầu khẳng định: “Tục ngữ (vần và nhịp) là nguồn gốc ra đời lục bát và song thất lục bát”. Theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao, có đến 95% ca dao được sáng tác bằng thể lục bát. Hay cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao (tác giả Phạm Thu Yến) cũng nhấn mạnh ý nghĩa của lục bát trong những sáng tác dân gian và dòng văn học viết. Qua đây chứng tỏ thể lục bát có vị trí rất lớn trong nền văn hóa, văn học dân tộc. Càng có ý nghĩa hơn khi dòng thơ này vẫn bền bỉ cùng sự trường tồn của dân tộc Việt, đi từ dân gian đến hiện đại ngoài việc giữ gìn những nét bản sắc mang phong cách dân gian, thơ lục bát không ngừng được cách tân, hiện đại hóa theo nhịp sống hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu bộc lộ thế giới tình cảm đa chiều phức tạp của con người thời mới. Phan Diễm Phương trong những nghiên cứu của mình về thể thơ lục bát luôn đặt nó trong sự đối sánh với thể song thất lục bát. : Lục bát và song thất lục bát – lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998. Những biến đổi trên dòng thơ lục bát hiện đại – Tạp chí Văn học số 10 năm 1994; Nghiên cứu so sánh sự phát triển về cấu trúc âm luật và chức năng biểu đạt của hai thể thơ lục bát và song thất lục bát – Luận án Tiến sĩ; Thơ lục bát ở một thế hệ nhà thơ hiện đại – Tạp chí Văn học số 2 năm 1998; Thể thơ dân tộc và sự lựa chọn của nền văn học mới. Tạp chí Văn học số 11 năm 1995 v.v… 8
  10. Lục bát là một thể thơ bền bỉ và sâu lắng, nó đồng hành cùng với tiến trình phát triển của lịch sử và xã hội. Nó thể hiện những cảm thức của cộng đồng, là sự thăng hoa trong tư tưởng con người, là sự kết tinh những nét tiêu biểu nhất trong trong tinh hoa văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Là thể thơ dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuộc, ra đời từ rất sớm, mang âm hưởng trữ tình dân gian rõ nét, nhưng lại chứa đựng trong nó nhiều khả năng cách tân, biến đổi và hiện đại hóa. Nghiên cứu thể thơ này dưới góc độ thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật cũng có rất nhiều công trình đạt được những thành tựu lớn, là nguồn tư liệu quý giá để thế hệ đi sau định hướng, tiếp tục cày xới trên cánh đồng lục bát. Là một thể thơ cổ có yêu cầu khắt khe về cấu tứ, ngôn ngữ, giọng điệu, điều đó không có nghĩa là trong thơ không có đặc sắc về nghệ thuât, ngược lại nghệ thuật thơ lục bát rất phong phú. Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu lục bát ở khía cạnh âm luật. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Mai Ngọc Chừ - Vần nhịp, thanh điệu và sức mạnh biểu hiện của lục bát biến thể; Phan Ngọc, Nguyễn Xuân Kính, Hà Quảng, Vũ Duy Thông – Về sự phá vỡ truyền thống trong thơ lục bát v.v… Các công trình nghiên cứu trên đi sâu vào nghiên cứu vần, nhịp, điệu của lục bát. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác cũng nghiên cứu về thể lục bát như: Bùi văn Nguyên, Hà Minh Đức – Thơ ca Việt Nam- Hình thức và thể loại; Mã Giang Lân – Thơ hình thành và tiếp nhận v.v… Thơ lục bát Việt nam đi từ ca dao mộc mạc, đằm thắm, chân tình đến Truyện Kiều (Nguyễn Du) đến thời hiện đại trải qua bốn giai đoạn cơ bản, từ những nét sơ khai nhất đến đỉnh cao Truyện Kiều và những thành tựu nổi bật là lục bát hiện đại còn có rất nhiều điểm nhấn, rất nhiều nốt trầm làm cho dòng tiến triển của lục bát được liền mạch. Ngoài hai giai đoạn đỉnh cao là Truyện Kiều và lục bát hiện đại giai đoạn 1975 – 2000, trong các giai đoạn có thể coi là gạch nối không phải là không có những bài thơ để đời, không phải 9
  11. là không có những cá nhân xuất sắc, ưu việt. Chính những gạch nối ấy góp phần bổ sung cho sự phong phú của lục bát Việt Nam về tác giả và thể tài. Thơ lục bát Việt Nam trong phong trào Thơ mới lãng mạn là một minh chứng tiêu biểu. Dù dóng góp không nhiều, nhưng trong giai đoạn này các nhà thơ mới đã có những sự tìm tòi sáng tạo, những cách tân độc đáo, thổi luồng gió mới vào cái áo cổ. Là bước đệm, là nền tảng là cơ sở cho sự cách tân, sáng tạo thể nghiệm của lục bát Việt Nam giai đoạn sau 1975 – 2000. 3. Mục đích – đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những nét cơ bản nhất của thể thơ lục bát Việt Nam trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945 thông qua việc nghiên cứu lịch sử hình thành thể lục bát, nội dung tư tưởng mà các nhà thơ phản ánh dưới hình thức thể loại. Đồng thời tìm hiểu những đặc sắc, cách tân nghệ thuật có gì đặc trưng, đâu là điểm kế thừa truyền thống, đâu là những nét hiện đại, mới mẻ làm nên đặc trưng tiêu biểu của thơ lục bát dưới ngòi bút thi nhân lãng mạn. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đề ra, luận văn của chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu thể loại thơ lục bát trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại giai đoạn từ năm 1932 – 1945 thông qua cuốn: Tuyển tập thơ mới lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945. Các tác phẩm mà chúng tôi sử dụng trong bài nghiên cứu này chủ yếu là thơ lục bát giai đoạn 1932 – 1945 của các nhà thơ như: Lưu Trọng Lư; Thế Lữ; Lưu Kỳ Linh; Xuân Diệu; Huy Cận; Nguyễn Bính; Hồ Dzếnh; Bàng Bá Lân; Phan Thanh Dật; Phan Thanh Phước; Hằng Phương; Mộng Huyền; Nguyễn Đình Thư; Trần Huyền Trân v.v… Ngoài ra, còn một số tác phẩm thơ lục bát của một số tác giả cùng thời và kế cận như: Tố Hữu; Phạm Công Trứ; Đổng Đức Bốn; Nguyễn Duy được đưa ra nhằm mục đích so sánh đối chiếu làm sáng tỏ luận điểm mà chúng tôi nghiên cứu. 10
  12. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề triệt để, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây. 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại Đây là phương pháp quan trọng góp phần hình thành những nhận định đánh giá chính xác, khoa học về đặc điểm thể thơ, tiến trình hình thành và phát triển thể loại, những đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ lục bát trong phong trào thơ mới Lãng mạn 1932 – 1945. Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại đối tượng theo tiêu chí nội dung và hình thức nghệ thuật để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu. 4.2. Phương pháp phân tích Thông qua phương pháp này, luận văn sẽ nêu bật những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật trong thơ lục bát giai đoạn 1932 – 1945. Đồng thời tránh được những nhận xét, kết luận cảm tính về khuynh hướng cũng như thành tựu của các nhà thơ mới làng mạn trong dòng lục bát. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Đây là phương pháp quan trọng không thể thiếu khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Như chúng tôi đã nói ở trên, thơ lục bát giai đoạn 1932 – 1945 là nốt trầm trong tiến trình phát triển thể loại. Nhưng không phải vì thế mà giai đoạn này không có thành tựu nổi bật và các cá nhân xuất sắc. Để thấy được đặc trưng của lục bát giai đoạn này, chúng tôi thực hiện so sánh đối chiếu sáng tác của các tác giả lãng mạn với sáng tác của các tác giả ở các trào lưu khác cùng thời và các tác giả đương đại. Qua đó những nét tiêu biểu trong sáng tác của các tác giả lãng mạn sẽ được sáng tỏ và có sức thuyết phục cao. 4.4. Phương pháp liên ngành Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi luôn kết hợp chặt chẽ hữu cơ các phương pháp kể trên nhằm mục đích giải quyết vấn đề nêu ra một cách 11
  13. triệt để, khoa học, có hệ thống, đem lại những thông tin hữu ích nhất cho đối tượng tiếp cận đề tài. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chúng tôi triển khai theo 3 chương: Chương 1: Những hiểu biết chung về thơ lục bát Việt Nam Chương 2: Các khuynh hướng lục bát trong thơ lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 Chương 3: Những đóng góp tiêu biểu về hình thức nghệ thuật của thơ lục bát trong thơ lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 12
  14. NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM Văn học là hình thức nghệ thuật ngôn từ, thông qua thế giới nghệ thuật đó, mọi tâm tư, tình cảm của con người được chuyển tải một cách phong phú và sâu sắc nhất. Tuy nhiên thế giới nội cảm của con người không ngừng biến động, và ngày càng đa đạng, phức tạp, điều đó đòi hỏi phải có những thể loại văn học phù hợp thích ứng để có thể diễn tả đấy đủ mọi cung bậc của thế giới nội tâm con người. 1.1. Thể loại và các thể thơ Việt Nam 1.1.1. Một số quan niệm về thể loại thơ Là cụm từ được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi chưa tìm được tiếng nói chung, thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Chúng ta vẫn thường hiểu nôm na “thể” là hình thức tác phẩm, ta thường gọi thể một chữ, thể hai chữ v.v…, hay thể thơ có vần, thể thơ không vần. “Loại” rộng hơn thể, bao hàm cả thể. Loại được phân chia dựa trên cả tiêu chí nội dung và hình thức. Do đó, trong quá trình sáng tác cũng như nghiên cứu một tác phẩm văn học, khi động chạm đến vấn đề thể, loại hay một kiểu lối thơ nào đó chúng ta thường sử dụng một cách trực quan như một thói quen cố hữu chứ không dựa trên một tiêu chí khoa học nào. Dần dần thói quen cố hữu đó ăn sâu, bám rễ vào trong tư tưởng mỗi chúng ta, đến mức ta chỉ sử dụng thậm chí nhiều khi ta không hiểu được sử dụng như vậy là hợp lý hay chưa. Sở dĩ có thói quen như vậy là do một vài nguyên nhân khách quan sau: 13
  15. Tìm hiểu một chút về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, chúng ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là trên phương diện văn chương cử tử. Để tuyển chọn người tài, người ta dựa vào chế độ khoa cử, các nhà nho Việt Nam muốn có được chỗ đứng vững chắc dưới bệ Rồng đều không ngừng rèn luyện tu dưỡng bản thân chốn cửa Khổng sân Trình theo học thuyết bất di bất dịch của ông tổ Nho gia – Khổng Tử. Họ dựa vào những lý thuyết răn dạy lễ nghĩa, dùng văn chương để “tải đạo”, lấy văn chương làm vũ khí để “di dưỡng tính tình” . Tất cả các sáng tác đều phải tuân theo một chuẩn mực nhất định không những về tư tưởng mà về thể thơ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các thể với những niêm luật được định sẵn. Ngoài các thể cổ phong quen thuộc như: song điệp, vĩ tam thanh, thủ vĩ ngâm, hồi văn, yết hậu, liên hoàn v.v…; thơ Đường luật được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong suốt mười thế kỷ văn học Trung đại, trở thành chuẩn mực, thước đo để đánh giá tài năng thơ phú của Nho sĩ. Trong suốt gần một thiên niên kỉ hệ thống thể loại này đã thống soái và chi phối nền văn học Việt Nam, và cho đến nay nó vẫn giữ được một vị trí quan trọng trong dòng chảy văn học nước ta. Sang đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp sang xâm lược đã thổi một luồng gió văn hóa mới vào nền Văn hóa nước ta, chúng ta được tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây, từ đó kéo theo rất nhiều thay đổi trong văn chương cũng như trong tư tưởng của thế hệ văn sĩ mới. Một tầng lớp trí thức mới được du học, tiếp xúc với nền văn hóa mới đã có những sự cách tân mạnh mẽ trong cách nghĩ cũng như cách sống, họ tôn thờ “cái tự nhiên của con tâm” (Phan Khôi). Họ không ngừng phê phán thơ luật đã bó buộc cảm xúc, giam hãm sự bứt phá của tâm hồn, họ kêu gọi đổi mới trong tình và hình thể loại, thổi hồn vào câu thơ. Thơ ca là ngôn ngữ diễn tả cảm xúc, tâm trạng một cách 14
  16. hữu hiệu nhất, và hàng loạt các thể thơ ra đời kéo theo những quan niệm khác nhau về thể loại. Sự phức tạp trong quan niệm về thể và loại của thơ còn bắt nguồn từ sự phức tạp của thơ. Con người Việt Nam vốn yêu thơ, trân trọng thơ, coi thơ ca là tinh hoa là sự chắt lọc những giá trị cao nhất của cuộc đời, thơ là nơi để con người giãi bày, chia sẻ với nhau những tâm tư, tình cảm, những kinh nghiệm sống. Thơ là nơi neo đậu tâm hồn, là bến đỗ bình yên cho tâm hồn mỗi con người. Khi vui nghĩ đến thơ, khi buồn người ta cũng nghĩ tới thơ, thơ là ngọn nguồn của những giá trị cao nhất trong trái tim đa cảm chất chứa yêu thương của mỗi con người. Thơ không phải là một giá trị bất biến, nó tồn tại vĩnh hằng cùng với thời gian và luôn có sự vận động, biến thiên cùng với thế giới tâm trạng đầy phức tạp của mỗi chúng ta. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn chúng ta lại tìm đến với những quan niệm khác nhau về thơ. Thơ là “bà chúa nghệ thuật”, là “cái nhụy của cuộc sống” (Sóng Hồng), là “sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Nhà thơ như con ong hút nhụy từ những bông hoa của đời sống để tạo thành mật ngọt dâng hiến cho đời. Nếu không có sự khổ luyện của con ong thì phấn hoa cũng không trở thành mật ngọt, cũng giống như nhà thơ nếu không có sự khổ công trau dồi ngòi bút thì cũng không thể có được những bài thơ hay. Thơ thuộc phương thức trữ tình, nên thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Thơ thiên về thế giới nội cảm, là tiếng nói của tình cảm, là sự rung động của con người trước cuộc sống một cách chân tình, tự nhiên “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” (Tố Hữu). Sự phức tạp của thơ có cội rễ từ yếu tố tình cảm. Tình cảm trong thơ nảy sinh từ những rung cảm trực tiếp của nhà thơ trước cuộc đời, có rung động mới có sự sáng tạo trong thơ, “thơ phát khởi từ trong lòng người ta” (Lê Quý Đôn). Ngô Thì Nhậm lại cho rằng, “Mây gió cỏ hoa xinh tươi kì diệu đến đâu hết thảy cũng đều từ trong lòng mà nảy ra…Hãy xúc 15
  17. động hồn thơ để cho ngọn bút có thần”. Dù đông tây hay kim cổ thì cũng đều thống nhất cho rằng, tình cảm là yếu tố quan trọng nhất trong thơ, sự phức tạp của tình cảm làm cho thế giới thơ ca thêm phong phú nhiều màu sắc, bởi “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” (Đuy Belây), “Thơ là nhiệt tình kết tinh lại” (Anphret đơ Vinhi). Những nguyên nhân mà chúng tôi vừa thống kê trên là dẫn chứng tiêu biểu, tích cực nhất dẫn tới những cách hiểu, sử dụng khác nhau về cụm từ “thể loại” tại Việt Nam. Để luận văn mang tính logic, khoa học, đúng đắn, tránh những lệch lạc, thiếu sót khi nghiên cứu về phạm trù “thể loại” nói chung, thể lục bát nói riêng, chúng tôi điểm qua nguồn gốc của cụm từ và những vận dụng khoa học của giới nghiên cứu Việt Nam về cụm từ này trong tiến trình lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam. “Thể loại” là một phạm trù mang tính hình thức. Đây có lẽ là thuật ngữ mà chúng ta du nhập từ Văn học Trung Quốc. B.L.Riftin đã đưa ra dẫn chứng rất thiết thực chứng minh: “Bản thân khái niệm “thể loại” trong khoa nghiên cứu Văn học Trung Quốc đương đại được truyền đạt qua từ thể tài, trong đó “thể” nghĩa đen là “thân thể”, “hình thức”. Cùng với từ này người ta dùng các thuật ngữ khác như “văn thể” theo nghĩa đen là “thân thể văn học”, “hình thức văn học”. Những khái niệm này mới chỉ xuất hiện trong thế kỉ XX, nhưng bảo lưu trong chúng thành tố “thể” tức là “thân thể” vốn đã được sử dụng theo nghĩa đó từ thời viễn cổ” (52;24). Thông qua quá trình giao lưu văn hóa, văn học, cụm từ này được du nhập vào nền văn học Việt Nam và đến nay đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trong khoa sáng tác và nghiên cứu văn học. Rất nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam đã coi đó là một khái niệm chuẩn mực và trong quá trình nghiên cứu đã chịu ảnh hưởng không ít. Ta sẽ thấy rõ điều này qua một số nghiên cứu của một số học giả Việt Nam. 16
  18. Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học – xuất bản năm 1998 thì: “thể” là “hình thức sáng tác thơ văn” (39;900), “loại” là “tập hợp người hoặc vật có chung những đặc trưng nào đó, phân biệt với những người khác, vật khác” (39;553); còn “thể loại” là “hình thức sáng tác văn học nghệ thuật chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn từ” (39;900). Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thể loại là một dạng thức tồn tại của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” (17; 202 – 203). Mà thế giới đời sống của con người là một bức tranh muôn màu, muôn vẻ, dưới lăng kính của các nhà văn, nhà thơ nó được thu nhỏ, được phản ánh dưới các góc độ khác nhau, khi thì là viễn cảnh, khi thì là cận cảnh, “thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực” (17;203). Tương ứng với nó là “những hoạt động nhận thức khác nhau của con người, hoặc là trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua các biến cố liên tục, hoặc qua xung đột…” (17;203), cũng có khi là sôi nổi, hoạt bát hoặc qua các biến cố, xung đột liên tục tiếp diễn…. Sự thống nhất giữa đối tượng tiếp nhận và đối tượng truyền tải thông tin về cùng một đối tượng khác nhau đã tạo nên “sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng và các hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn” (17;203). Tuy nhiên, “thể loại” là một phạm trù vừa mới, vừa cũ, không bất biến mà trái lại nó luôn vận động biến đổi trong sự ổn định nhằm phản ánh những khuynh hướng phát triển của văn học. “Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học; và các thể loại văn học tồn tại là để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định.” (17;203). 17
  19. Chính sự phong phú đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những quan niệm khác nhau về cụm từ thể loại mà chúng tôi đã lí giải ở phần trên. Tuy nhiên, để tránh sử dụng cụm từ một cách vô thức, dựa theo những lý thuyết và luận cứ khoa học minh bạch. Giới học giả nghiên cứu đã chỉ ra được những nhận định khách quan về cụm từ này như sau: Các nhà lí luận văn học trong suốt quá trình nghiên cứa “đã dựa vào yếu tố ổn định của thể loại mà chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể (hoặc thể loại hoặc thể tài)” (17; 203). “Thể” thiên nhiều về hình thức, đó là cách kết cấu tổ chức tác phẩm như truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết v.v… “Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại” (17;203). “Loại” bao hàm nhiều thể khác nhau. “Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng nằm trong một “loại” nhất định, và quan trọng hơn là có một hình thức “thể” nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ tình và kịch” (17;203). Nếu đặt loại trên tiêu chí nội dung, trong thơ được chia ra thành các loại như: thơ trữ tình, thơ trào phúng. Còn nếu đặt loại trong tiêu chí phương pháp sáng tác có thể chia thành các loại thơ như: thơ lãng mạn, thơ hiện thực, thơ cách mạng; chi tiết hơn ta có thể chia ra thành thơ trữ tình chính trị, thơ chính luận, thơ châm biếm và thơ đả kích. Như vậy có thể khẳng định, “thể loại là một dạng thức tồn tại của một tác phẩm, cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngoài đặc trưng của loại, các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ hay văn xuôi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn), nội dung phản ánh (thơ trào phúng, thơ ca ngợi)” (17;203). Một số nhà nghiên cứu còn đề xuất chia thể theo loại đề tài, chủ đề, chẳng hạn: thơ tình, thơ điền viên v.v…. Sự phân chia này được sử dụng khá phổ biến trong quá trình sáng tác và nghiên cứu văn học Việt Nam. Trong phần mở đầu chúng tôi khẳng định, thể loại tồn tại song song với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, theo thời gian, có những thể trường tồn 18
  20. mãi mãi, nhưng cũng có những thể chỉ tồn tại ở một môi trường cụ thể, một giai đoạn lịch sử nhất định sau đó tự biến mất “một đi không trở lại” hoặc được biến đổi thành một thể khác cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, tình cảm và tâm sinh lý cộng đồng tiếp nhận đúng như nhận định của Backhtin: “Thể loại vừa rất cổ sơ nhưng luôn luôn mới mẻ, nó vừa muốn quên mình là ai đi nhưng luôn nhắc nhở những người khác nhớ về gốc gác của nó”. Hay theo nhận định của D.Likhasốp thì: “Thể loại là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế” (17;204). Như vậy, thể loại vừa mang tính ổn định, bền vững, vừa không ngừng cách tân biến đổi, vận động. Mỗi giai đoạn lịch sử văn học, mỗi trào lưu văn học lại gắn liền với một thể loại khác nhau, hoặc đề cao thể loại này, hoặc hình thành lên thể loại mới, hoặc cùng tồn tại và phát triển tạo nên sự đa dạng, phong phú về thể loại trong từng giai đoạn văn học nhất định. Ngoài ra, thể loại còn mang tính lịch sử và dân tộc, kế thừa và sáng tạo. Dấu ấn lịch sử bao giờ cũng in đậm nét trên chân dung mỗi thể loại. Có những thể loại chỉ sinh ra và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định sau đó tự biến mất “một đi không trở lại” như truyện thần thoại, truyền thuyết… “Thể loại” gắn bó mật thiết với tính dân tộc. Mỗi một dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển của mình lại gắn với một thể loại văn học cụ thể, nó phù hợp với bản lĩnh, tính cách, khí phách và tâm hồn, ngôn ngữ, văn hóa mỗi quốc gia dân tộc riêng biệt. Khi nhắc tới văn hoc Trung Quốc không thể không kể tới thể Đường thi, tiểu thuyết chương hồi, cũng giống như người Nhật tự hào mình là lãnh địa của thơ Haikư, và lục bát của Việt Nam. Những thể loại này góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, hồn thiêng sông núi của mỗi một quốc gia dân tộc. Và trong quá trình phát triển của mình, nó không ngừng cách tân, sáng tạo làm mới mình cho phù hợp với bối cảnh mới của lịch sử xã hội. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1