intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập hợp các tư liệu có hệthống, đểcó một nhận thức sâu sắc hơn trong quá trình vềviệc đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Việt và tiếng Trung cho người nước ngoài; đối chiếu so sánh tình hình về việc đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng cho người nước ngoài.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- XU RUI TING SO SÁNH VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾNG TRUNG, TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- XU RUI TING SO SÁNH VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾNG TRUNG, TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 8310630.01 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Sau hơn nửa năm, từ việc lựa chọn chủ đề, tìm kiếm và sắp xếp thông tin, thống kê, phân tích, sau đó là chỉnh sửa và hoàn thiện, quá trình viết bài đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn của các thầy cô và các bạn, đến nay bài luận văn đã cơ bản hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ. Hai năm trôi qua vội vã, điều đáng nhớ nhất là sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam. Bất cứ khi nào tôi hỏi thầy Nam về những ý tưởng mới, thầy luôn dạy tôi cẩn thận. Trong nửa năm qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn khách quan, nhưng tôi vẫn liên tục trao đổi với thầy Nam. Trong mọi cuộc trao đổi, thầy Nam đều đưa ra những gợi ý thích hợp cho tôi. Trong quá trình viết luận văn, thầy Nam luôn chỉ ra những điểm còn thiếu sót của bài viết một cách sâu sắc và đưa ra những gợi ý chi tiết và khả thi. Trong bước đường sắp tới tác phong học tập nghiêm túc và sự siêng năng theo đuổi học thuật của thầy sẽ giúp tôi trở nên vững vàng hơn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy cho tôi, chính nhờ sự dạy dỗ nghiêm khắc, quên mình và chất lượng của thầy cô đã giúp tôi tiếp thu một cách đầy đủ và nhanh chóng kiến thức chuyên môn trong suốt 2 năm học. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn các bạn cùng lớp, mỗi bạn có những điểm sáng khác nhau, tôi rất thật vinh dự khi được sống và học tập tích cực trong một tập thể như vậy.
  4. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô đã tham gia phản biện và bảo vệ luận văn của tôi, các thầy cô đã cho tôi điểm lại kết quả 2 năm học, cho tôi hiểu được hướng phát triển trong tương lai. Tôi sẽ nỗ lực bền bỉ để không ngừng sửa đổi và hoàn thiện bản thân. Xin cảm ơn tất cả!
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài là phần nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam mà trước đó chưa có bất kỳ tác giả nào công bố. Những tư liệu và số liệu sử dụng trong bản luận văn có tính xác thực và nguồn gốc rõ ràng. Tác giả XU RUI TING
  6. MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................1 2 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................2 3 . Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ...................3 3.1.Phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu...........................3 3.2.Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 3.3.Nhiệm vụ của đề tài ..........................................................................4 4 . Đóng góp của luận văn ........................................................................4 5 . Bố cục của luận văn .............................................................................5 Chƣơng 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LÝ THUYẾT VỀ DẠY TIẾNG VÈ LỊCH SỬ VẤN ĐỂ ....................................................................................6 1.1 Khái Niệm ............................................................................................6 1.1.1. Dạy tiếng là gì ..................................................................................6 1.1.2. Về khái niệm đào tạo giáo viên dạy tiếng ..................................6 1.1.3. Thế nào là ngôn ngữ thứ 2 .........................................................8 1.1.4. Thế nào là dạy ngôn ngữ thứ hai...............................................8 1.1.5. Sự khác nhau giữa ngôn ngữ thứ 2 (ngoại ngữ) với tiếng mẹ đẻ
  7. ......................................................................................................9 1.1.6. Việc học hai ngôn ngữ này (tiếng mẹ đẻ và Ngôn ngữ thứ 2 giống khác thế nào) .................................................................................10 1.2 Lịch sử đào tạo giáo viên dạy tiếng trên thế giới .................. 11 1.2.1. Các ví dụ như đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh ....................... 11 1.2.2. Lịch sử đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Trung ở Trung Quốc ....................................................................................................13 1.2.3. Lịch sử đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Việt ở Việt Nam ....16 1.2.4. Lịch sử các phương pháp dạy tiếng .........................................20 Chƣơng 2: TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI .................................27 2.1. Bối cảnh.............................................................................................27 2.2. Hiện trạng .........................................................................................29 2.2.1.Yêu cầu về đào tạo giáo viên ..........................................................29 2.2.2.Khóa học chuyên ngành .................................................................32 2.2.3. Cách Phương pháp đào tạo cho giáo viên tiếng Trung ...............36 2.2.4. Thời gian đào tạo ...........................................................................40 2.2.5. Hiện trạng đào tạo giáo viên .........................................................41 2.2.6. Chứng chỉ .......................................................................................45 Chƣơng 3 : TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI ......................................48 3.1. Bối cảnh.............................................................................................48
  8. 3.2. Hiện trạng .........................................................................................52 3.2.1.Yêu cầu về đào tạo giáo viên ..........................................................52 3.2.2.Khóa học chuyên ngành .................................................................57 3.2.3.Cách thức đào tạo giáo viên ...........................................................64 3.2.4. Thời gian đào tạo ...........................................................................65 3.2.5. Hiện trạng đào tạo giáo viên .........................................................66 3.2.6. Chứng chỉ .......................................................................................67 Chƣơng 4: SO SÁNH VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TIẾNG CỦA HAI NƢỚC ......................................................................69 4.1. Kết quả so sánh, tổng kết. ...............................................................69 4.2. Những thách thức cả hai quốc gia phải đối mặt ...........................75 4.2.1. Chú trọng đào tạo tổng hợp tố chất và năng lực ..........................76 4.2.2. Hình thức đào tạo năng lực chuyên môn .....................................79 4.3. Các vấn đề luận văn đang bỏ ngỏ ...................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................86 PHỤ LỤC .................................................................................................86
  9. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kể từ khi thực hiện cải cách và chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển một cách nhanh chóng, kéo theo đó nhu cầu của các chuyên gia và học giả tìm hiểu về Trung Quốc cũng tăng lên. Trong bối cảnh nhu cầu này, số lượng người học tiếng Trung đã tăng lên đáng kể, tạo ra sự bùng nổ xu hướng học tiếng Trung trên toàn thế giới. Cũng vào thời điểm này, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy việc quảng bá tiếng Trung như một ngôn ngữ quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu quảng bá tiếng Trung như một môn ngoại ngữ, bắt đầu từ năm 2007, Trung Quốc đã thí điểm thạc sĩ Giáo dục Quốc tế Hán ngữ tại 24 trường đại học trọng điểm.” Khi nhu cầu về giáo viên Hán ngữ (tiếng Trung) tăng lên, số lượng các cơ sở đào tạo giáo viên cũng tăng theo. Nhưng chúng ta cần đảm bảo rằng khi số lượng tăng chất lượng cũng phải tăng. Bằng cách bồi dưỡng các giáo viên tiếng Trung có năng lực, phát triển tư chất và năng lực của giáo viên một cách tốt hơn, chúng ta mới có thể đảm bảo giáo dục Hán ngữ đạt chất lượng cao, chúng ta mới có thể đào tạo giáo viên tiếng Trung một cách hệ thống hóa, thực tế hóa và chuyên nghiệp hóa. Bởi vì giáo viên Hán ngữ dự bị là chủ thể để cung cấp cho giáo dục tiếng Trung có thể đào tạo ra những học sinh chất lượng cao, nên chúng ta cần tập trung 1
  10. vào các chương trình đào tạo các giáo viên dự bị được xây dựng bởi các tổ chức giáo dục đào tạo. Chúng tôi chọn đề tài《So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài》, vì việc đào tạo giáo viên tiếng Trung như một ngoại ngữ và việc đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là hai việc có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có một số sự khác biệt. Vì vậy chúng tôi muốn làm đề tài này để so sánh hai nội dung vừa đề cập ở trên. Ngoài ra, trước đây ở Trung Quốc tôi cũng đã học chuyên ngành giáo dục Hán ngữ quốc tế (giảng dạy tiếng Trung cho người nước ngoài), sau khi tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc sang Việt Nam học tiếng Việt và Việt Nam học. Một quá trình kép đã cho phép tác giả tìm hiểu một cách bài bản và chuyên sâu về phương pháp đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Trung cho người có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Trung và đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Việt cho người có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Việt. Do đó, chúng tôi sẽ có những lợi thế nhất định khi nghiên cứu lĩnh vực này. Chúng tôi cũng hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này có thể đóng góp một phần nào đó để nâng cao chất lượng giáo viên chuyên nghiệp dạy tiếng của hai nước. 2 . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về các cơ sở giáo dục và đào tạo giáo viên nói chung. Cũng có nhiều bài viết về giáo dục Hán ngữ quốc tế tại Trung Quốc và giảng dạy tiếng Việt đối ngoại tại Việt Nam. 2
  11. Tuy nhiên, có rất ít bài viết về đào tạo giáo viên tiếng Việt như một giáo viên dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, và bằng cách so sánh đào tạo giáo viên giảng dạy nước ngoài giữa Trung Quốc và Việt Nam để thảo luận về vấn đề này là đặc biệt hiếm. 3 . ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1.Phƣơng pháp nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích chương trình giảng dạy ngôn ngữ của hai quốc gia, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu của việc giảng dạy tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Trung, so sánh đối chiếu các số liệu liên quan đến lĩnh vực này. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, lập bảng biểu để trình bày một cách rõ ràng hơn về chương trình đào tạo. Chủ yếu nghiên cứu quy trình và phương pháp đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Trung cho người nước ngoài và việc đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này chủ yếu chọn giáo viên giảng dạy tiếng Trung cho người nước ngoài và việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài làm đối tượng so sánh nghiên cứu; khảo sát về bối cảnh, hiện trạng và thiết lập chương trình giảng dạy, mục tiêu đào tạo, v.v…, và tóm tắt sự khác biệt giữa hai bên. 3
  12. 3.3.Nhiệm vụ của đề tài Trước hết, luận văn tập hợp các tư liệu có hệ thống, để có một nhận thức sâu sắc hơn trong quá trình về việc đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Việt và tiếng Trung cho người nước ngoài. Thứ hai, luận văn đối chiếu so sánh tình hình về việc đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng cho người nước ngoài. Phân tích các chương trình giáo dục về việc giảng dạy tiếng có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về môi trường giáo dục trong hai lĩnh vực chuyên nghiệp này ở Trung Quốc và Việt Nam, và giúp tìm ra phương pháp để việc đào tạo nhân tài trở lên hiện đại hóa và hợp lý hóa hơn . 4 . ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Trung Quốc và Việt Nam có những cách độc đáo để quảng bá ngôn ngữ của mình trên khắp thế giới. Hai nước cần trao đổi kinh nghiệm và thành tựu đã được tích lũy về mặt này, nhưng cả hai bên đều có những vấn đề và thiếu sót chưa được giải quyết. Chỉ có so sánh và phân tích hai bên mới có thể học hỏi lẫn nhau và cùng cải thiện, ngành nghề này mới có thể theo kịp xu hướng của thời đại trong sự phát triển của tương lai và đóng vai trò lớn hơn. Nghiên cứu này so sánh và phân tích việc đào tạo giáo viên Hán ngữ quốc tế (giảng dạy Hán ngữ cho người nước ngoài) và việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Mục đích cung cấp thêm một tài liệu tham khảo về hướng đi này, đưa ra một cái nhìn tổng quan về công việc đào tạo giáo viên tiếng Việt và tiếng Trung, nhằm thúc đẩy việc học tập 4
  13. lẫn nhau, gợi mở sự hợp tác, hy vọng góp phần đưa đến sự phát triển hơn của hai ngành này. 5 . BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục luận có nội dung gồm 4 chương: Chương 1 Một số khái niệm lý thuyết về dạy tiếng và lịch sử vấn đề Chương 2 Tình hình đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Trung cho người nước ngoài Chương 3 Tình hình đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Chương 4 So sánh việc đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng của hai nước 5
  14. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LÝ THUYẾT VỀ DẠY TIẾNG VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỂ 1.1 Khái Niệm 1.1.1. Dạy tiếng là gì Dạy tiếng (language teaching) là một phương pháp hoạt động dạy học có mục đích, có kế hoạch cụ thể, là một bộ phận quan trọng của giáo dục. Dạy tiếng được coi là một hoạt động dạy học nhằm trau dồi và nâng cao năng lực ngôn ngữ của người được giáo dục về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Mục tiêu chính của việc dạy tiếng là đào tạo và nâng cao năng lực ngôn ngữ của người được giáo dục. Khái niệm "năng lực ngôn ngữ" được hiểu là năng lực sử dụng ngôn ngữ để nghe, nói, đọc và viết, hoặc khả năng sử dụng tiếng nói, lời văn để giao tiếp. 1.1.2. Về khái niệm đào tạo giáo viên dạy tiếng Một đặc trưng của nghề dạy tiếng là chúng ta phải tiếp xúc với hàng loạt đối tượng người học khác nhau, với những điều kiện học, mục đích, lứa tuổi, quốc tịch, tiếng mẹ đẻ... khác nhau. Nói cách khác, chúng ta phải chú ý đến từng cá nhân một với những bối cảnh khác nhau. Như vậy, về khía cạnh lý thuyết, chúng ta phải chú ý đến toàn bộ đối tượng học nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến từng cá nhân. Thực tế là trên thế giới đã có hẳn ngành dạy tiếng (language teaching) thuộc ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics) và rất nhiều 6
  15. nhà ngôn ngữ học ứng dụng đã xây dựng lý thuyết về giảng dạy và học tập ngôn ngữ thứ hai. Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng và dạy tiếng của nhóm Richard, J. nhà xuất bản Longman cho rằng: “Đào tạo giáo viên (teacher education) là một lĩnh vực nghiên cứu đề cập tới sự chuẩn bị và phát triển nghề nghiệp của các giáo viên [41, tr.374]”. Trong lĩnh vực teachear education, thỉnh thoảng người ta phân biệt hai khái niệm: teachear training development - phát triển giáo viên và teacher training - đào tạo giáo viên. Teacher training đề cập tới những kỹ năng giảng dạy cơ bản trong chương trình tiền giảng dạy (preservice education), đặc biệt là đối với những giáo viên mới bước vào nghề (novice teachers). Những kỹ năng này bao gồm những bình diện của việc giảng dạy như việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng, việc quản lý lớp học, việc dạy 4 kỹ năng (nghe, nói đọc, viết), các kỹ thuật giới thiệu và rèn luyện các đơn vị ngữ liệu, kỹ thuật chữa lỗi... Teacher development chú ý đến giai đoạn sau khi đã qua giai đoạn đào tạo đầu tiên và đề cập tới sự phát triển nghề nghiệp của các giáo viên, đặc biệt là các chương trình tập huấn dành cho các giáo viên đang giảng dạy (Inservice Education)”. Chương trình này tập trung vào việc tự đánh giá của giáo viên, việc các giáo viên khảo sát về những bình diện khác nhau của tiến trình giảng dạy và việc kiểm tra cách tiếp cận đối với tiến trình giảng dạy của giáo viên. Chương trình Inservice programmes dành cho các giáo viên dạy tiếng cũng có thể được gọi là “Continuing 7
  16. Education for Language Teachers (CELT) - Đào tạo tiếp tục đối với giáo viên dạy tiếng. 1.1.3. Thế nào là ngôn ngữ thứ 2 Trước khi thảo luận về tên của các môn học, đầu tiên chúng ta phải tìm ra một vài khái niệm cơ bản về ngôn ngữ liên quan đến dạy tiếng. Ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai là hai khái niệm được phân biệt theo thứ tự mà con người tiếp thu ngôn ngữ, đồng thời chúng cũng là một cặp thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất trong lý thuyết giảng dạy ngôn ngữ. Ngôn ngữ thứ nhất/ngôn ngữ đầu tiên (trong một mức độ nào đó là tiếng mẹ đẻ) chính là ngôn ngữ mà một người tiếp xúc và tiếp thu lần đầu tiên sau khi sinh ra; ngôn ngữ thứ hai đề cập đến một ngôn ngữ khác mà mọi người học và sử dụng sau khi có được ngôn ngữ đầu tiên. Ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai được phân biệt hoàn toàn ngay từ khi người học học ngôn ngữ, ngôn ngữ thứ hai không giống với ngôn ngữ thứ nhất hoặc ngôn ngữ chính thức được pháp luật quy định ở một số quốc gia đa ngôn ngữ. Tóm lại, "ngôn ngữ thứ hai" có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng của "ngôn ngữ thứ hai" đề cập đến bất kỳ ngôn ngữ nào được học và sử dụng sau khi có được ngôn ngữ đầu tiên, bao gồm cả ngoại ngữ; nghĩa hẹp của "ngôn ngữ thứ hai" được lý giải bằng hai cách: một là đề cập đến ngôn ngữ mẹ đẻ khác với ngôn ngữ đầu tiên hoặc ngôn ngữ của các dân tộc khác trong nước không bao gồm ngoại ngữ; còn lại là đề cập đến ngôn ngữ đích được học trong môi trường sử dụng ngôn ngữ đó, bao gồm một số ngoại ngữ. 1.1.4. Thế nào là dạy ngôn ngữ thứ hai Dạy tiếng có hai hình thức: dạy ngôn ngữ thứ nhất hoặc dạy tiếng 8
  17. mẹ đẻ (first language teaching/mother tongue teaching) và dạy ngôn ngữ thứ hai (second language teaching). Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào việc dạy ngôn ngữ thứ hai. Dạy ngôn ngữ thứ hai (second language teaching) là dạy cho người được giáo dục nắm vững kiến thức và cách sử dụng ngôn ngữ thứ hai trên cơ sở đối tượng đã tiếp nhận giáo dục hoặc đã có nền tảng ngôn ngữ mẹ đẻ. Đây là cách dạy loại ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Cũng được gọi là dạy ngôn ngữ thứ hai. Mục tiêu của dạy ngôn ngữ thứ hai là đào tạo học sinh sử dụng ngôn ngữ thứ hai để giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và viết. 1.1.5. Sự khác nhau giữa ngôn ngữ thứ 2 (ngoại ngữ) với tiếng mẹ đẻ Tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ được phân biệt theo ranh giới quốc gia. Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ của đất nước, dân tộc. Ngoại ngữ là tiếng nước ngoài. Trong hoàn cảnh bình thường, tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ đầu tiên của con người, nhưng đối với một số trẻ em di cư, ngôn ngữ đầu tiên họ tiếp xúc và tiếp thu sau khi sinh ra có thể không phải là tiếng mẹ đẻ mà là ngôn ngữ của quốc gia cư trú. Vì vậy, không thể hoàn toàn đánh đồng hai khái niệm ngôn ngữ thứ nhất và tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, ngôn ngữ thứ hai không nhất thiết phải là ngoại ngữ. 9
  18. 1.1.6. Việc học hai ngôn ngữ này (tiếng mẹ đẻ và Ngôn ngữ thứ 2 giống khác thế nào) Nhiều người tin rằng nếu chúng ta có thể học ngoại ngữ, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn. Vậy, chúng ta học ngôn ngữ như thế nào? Đối tượng nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này là thụ đắc ngôn ngữ. Thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất (First Language Acquis-tion, FLA) nghiên cứu vấn đề trẻ em học tiếng mẹ đẻ, còn được gọi là "tiếp thu tiếng mẹ đẻ". Theo truyền thống, thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (Second Language Acquisition, SLA) là việc tiếp thu tất cả các ngôn ngữ khác với ngôn ngữ mẹ đẻ, đối tượng nghiên cứu thông thường là người lớn. Trong việc thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, có một thời kỳ quan trọng (từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên) do các yếu tố sinh lý quyết định, sau thời kỳ quan trọng này, việc thụ đắc ngôn ngữ khó đạt đến mức bình thường. Trong việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, đối với câu hỏi có tồn tại giai đoạn quan trọng hay không, các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau. Các học giả đồng ý với giả thuyết thời kỳ quan trọng có những ý kiến khác nhau về thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời kỳ quan trọng cũng như các phương diện khác ảnh hưởng đến lĩnh vực ngôn ngữ. Ngoài ra, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng "thu nhận" (acquisition) và "học tập"(learning) như các thuật ngữ có thể thay thế cho nhau, tất nhiên, trong lý thuyết của một số nhà nghiên cứu, có sự phân biệt chặt chẽ giữa hai thuật ngữ này. 10
  19. 1.2 Lịch sử đào tạo giáo viên dạy tiếng trên thế giới 1.2.1. Các ví dụ như đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh Nghiên cứu của nước ngoài về giáo dục giáo viên ngôn ngữ thứ hai chủ yếu tập trung ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Các học giả nước ngoài có tương đối ít nghiên cứu có hệ thống về giáo viên ngôn ngữ thứ hai, nhưng nội dung tương đối phức tạp, chủ yếu tập trung vào việc học tập và phát triển của giáo viên, nhận thức của giáo viên và các vấn đề giáo dục và đào tạo. Vào những năm 1960, với sự mở rộng nhanh chóng của tiếng Anh, môn học giáo dục ngôn ngữ thứ hai bắt đầu được thành lập. Trong suốt những năm 1970, thế giới giảng dạy ngôn ngữ thứ hai đã trải qua sự mất định hướng và bối rối trong suy nghĩ. Trong việc thảo luận về phương pháp giảng dạy, mọi người không đạt được sự đồng thuận nào. Rõ ràng, nghiên cứu dạy học lúc bấy giờ đã bỏ qua vai trò quan trọng của nhận thức giáo viên trong hoạt động dạy học, không coi nhận thức của giáo viên là yếu tố hàng đầu trong quá trình dạy học. Nhận thức của giáo viên là một quá trình rất phức tạp, miêu tả kinh nghiệm tích lũy của giáo viên thông qua quá trình học tập và phát triển là chưa đủ. Vào những năm 1980, người ta cuối cùng đã nhận ra rằng trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ thứ hai, yếu tố giáo viên vốn dĩ là vô cùng quan trọng này thường bị bỏ qua. Người ta chuyển sang một góc nhìn rộng hơn, sử dụng diễn giải và sinh thái học để hiểu sự phức tạp về mặt nhận thức của việc giảng dạy, nhấn mạnh rằng giảng dạy là một loại hiểu biết, cách 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2