intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

13
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Nhận thức và hành vi của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP" nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân đối với thực phẩm VietGAP; làm rõ thực trạng hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP; phân tích các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi tiêu dùng thực phẩm VietGAP; đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN LÊ THỊ HOA NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỰC PHẨM VIETGAP LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Mã số: 8 31 0301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ THANH XUÂN HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nhận thức và hành vi của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thị Thanh Xuân. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Lê Thị Hoa
  3. LỜI CẢM ƠN Với những kiến thức tích lũy được trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Công đoàn, để hoàn thành luận văn “Nhận thức và hành vi của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP”, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu Nhà trường, Quý Thầy/Cô, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của Anh/chị lãnh đạo và các hộ gia đình trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đến nay, em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình, với sự trân trọng em xin chân thành cảm ơn đến: TS. Dương Thị Thanh Xuân, Trường Đại học Công đoàn, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô trong khoa Xã hội học và khoa Sau đại học đã tận tình cung cấp tài liệu cần thiết và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành Luận văn này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Thầy/Cô, đặc biệt là TS. Dương Thị Thanh Xuân dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Kính chúc Quý nhà trường đạt được nhiều thành công trong công tác giáo dục. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng, biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 8 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 10 6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ................................................... 13 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................... 13 8. Khung lý thuyết .............................................................................................. 14 9. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 14 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM VIETGAP...................................... 16 1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................... 16 1.1.1. Nhận thức ................................................................................................. 16 1.1.2. Hành vi ..................................................................................................... 17 1.1.3. Hành vi tiêu dùng ..................................................................................... 18 1.1.4. Thực phẩm................................................................................................ 20 1.1.5. VietGAP ................................................................................................... 20 1.2. Các lý thuyết vận dụng ............................................................................. 21 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu ..................................................................................... 21 1.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ................................................................... 24 1.2.3. Lý thuyết hành vi tiêu dùng Lancaster ..................................................... 25 1.3. Biểu hiện nhận thức và hành vi của người dân đối với thực phẩm ..... 28
  5. 1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về an toàn thực phẩm ................... 29 1.4.1. Bảo đảm an toàn thực phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................. 29 1.4.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với an toàn thực phẩm trong tình hình mới ................................................................................... 31 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 35 Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỰC PHẨM VIETGAP ............................................................................................ 36 2.1. Khái quát chung thực phẩm VietGAP ở huyện Gia Lâm ..................... 36 2.2. Thực trạng nhận thức của người dân đối với thực phẩm VietGAP ........ 37 2.2.1. Cách thức tiếp cận thông tin đối với thực phẩm VietGAP ...................... 38 2.2.2. Mức độ quan tâm của người dân dành cho thực phẩm VietGAP ............ 40 2.2.3. Sự hiểu biết của người dân đối với thực phẩm VietGAP ........................ 41 2.2.4. Mức độ tin tưởng của người dân vào thực phẩm VietGAP ..................... 46 2.3. Thực trạng về hành vi của người dân đối với thực phẩm VietGAP .... 48 2.3.1. Các loại thực phẩm VietGAP đã/đang sử dụng ....................................... 49 2.3.2. Địa điểm mua thực phẩm VietGAP của người dân ................................. 50 2.3.3. Lý do/Tiêu chí lựa chọn thực phẩm VietGAP của người dân ................. 52 2.3.4. Chi phí tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP ................ 56 2.4. Đánh giá chung thực trạng nhận thức và hành vi của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà nội đối với thực phẩm VietGAP ................ 57 2.4.1. Ưu điểm .................................................................................................... 57 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ...................................................... 61 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 65 Chương 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC, KHUYẾN KHÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỰC PHẨM VIETGAP ............................................................................................ 66
  6. 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP ............................................................................................................ 66 3.1.1. Các nhân tố từ phía người tiêu dùng ........................................................ 66 3.1.2. Yếu tố từ phía nhà sản xuất ...................................................................... 73 3.1.3. Truyền thông đại chúng ........................................................................... 78 3.2. Giải pháp nâng cao nhận thức và khuyến khích hành vi tiêu dùng của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP ............................................................................................................ 80 3.2.1. Đối với cơ quan chức năng ...................................................................... 81 3.2.3. Đối với người dân .................................................................................... 87 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 88 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 92
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ ATTP An toàn thực phẩm GAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (tiếng Anh: Good Agricultural Practices) HTX Hợp tác xã OCOP Chương trình mang tên “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh: One Commune, One Product) VIETCERT Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietGAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (Tiếng Anh: Vietnamese Good Agricultural Practices) VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các thông tin về thực phẩm VietGAP................................................................................ 40 Bảng 2.2. Thống kê người tiêu dùng biết tính năng truy xuất nguồn gốc của thực phẩm VietGAP ....................................................................... 46 Bảng 2.3. Mức độ sẵn sàng mua thực phẩm VietGAP của người tiêu dùng .... 48 Bảng 2.4. Đánh giá của người tiêu dùng về lợi ích của thực phẩm VietGAP .. 58 Bảng 2.5. Đánh giá của người tiêu dùng về việc đáp ứng của thực phẩm VietGAP đối với cuộc sống ............................................................ 60 Bảng 3.1. Khái quát thông tin về giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân và số nhân khẩu trong gia đình của mẫu điều tra ..................................... 66 Bảng 3.2. Khái quát thông tin về nghề nghiệp, thu nhập và trình độ học vấn của mẫu điều tra .............................................................................. 68 Bảng 3.3. Tương quan giới tính với mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các thông tin về thực phẩm VietGAP ....................................... 69 Bảng 3.4. Tương quan độ tuổi với mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các thông tin về thực phẩm VietGAP ............................................. 70 Bảng 3.5. Tương quan tình trạng hôn nhân với mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các thông tin về thực phẩm VietGAP....................... 71 Bảng 3.6. Tương quan số lượng nhân khẩu học với mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các thông tin về thực phẩm VietGAP ............ 70 Bảng 3.7. Tương quan trình độ học vấn cao nhất với mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các thông tin về thực phẩm VietGAP ............ 73 Bảng 3.8. Tương quan mức độ quan tâm và kênh tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng với các thông tin về thực phẩm VietGAP ........... 72 Bảng 3.9. Đánh giá của người dân về độ đa dạng của thực phẩm VietGAP .... 73 Bảng 3.10. Đánh giá của người dân về giá cả của thực phẩm VietGAP .......... 74 Bảng 3.11. Đánh giá của người dân về độ tươi ngon của thực phẩm VietGAP75
  9. Bảng 3.12. Đánh giá của người dân về thời gian sử dụng thực phẩm VietGAP ghi trên bao bì của nhà sản xuất ..................................................... 77 Bảng 3.13. Nhận định về việc sẽ tiếp tục tiêu dùng thực phẩm VietGap trong tương lai .......................................................................................... 80 Bảng 3.14. Đề xuất nâng cao chất lượng thực phẩm VietGAP đối với cơ quan chức năng ........................................................................................ 82 Bảng 3.15. Đề xuất nâng cao chất lượng thực phẩm VietGAP đối với doanh nghiệp.............................................................................................. 86
  10. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kênh thông tin mà người tiêu dùng thường sử dụng nhất để tìm kiếm thông tin về thực phẩm VietGAP .......................................... 39 Biểu đồ 2.2. Hiểu biết của người dân đối với thực phẩm VietGAP ................. 41 Biểu đồ 2.3. Số lượng người tiêu dùng biết về các tiêu chí cụ thể liên quan đến thực phẩm VietGAP ................................................................. 43 Biểu đồ 2.4. Những vấn đề quan tâm của người tiêu dùng đến thực phẩm VietGAP.......................................................................................... 44 Biểu đồ 2.5. Các loại thực phẩm VietGAP đã/đang sử dụng ........................... 50 Biểu đồ 2.6. Địa điểm mua thực phẩm VietGAP của người dân ...................... 51 Biểu đồ 2.7. Lý do/tiêu chí mua thực phẩm VietGAP của người dân .............. 53 Biểu đồ 2.8. Đánh giá của người dân về tính bắt buộc sử dụng của thực phẩm VietGAP.......................................................................................... 55 Biểu đồ 2.9. Chi phí tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP .... 56 Biểu đồ 2.10. Cách thức bảo quản thực phẩm VietGAP của người dân .......... 77
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau năm 1986, Việt Nam đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về kinh tế, góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo của đất nước. Tuy nhiên, một vấn đề tồn tại với ngành nông nghiệp nước ta đó chính là sản xuất manh mún, thiếu tập trung, thiếu liên kết, yếu kỹ thuật; làm cho nông sản làm ra không ổn định về số lượng; không đồng đều về chất lượng. Chính vì vậy, để tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi trồng, hoặc để bảo quản thực phẩm, hiện tượng sử dụng chất cấm, chất kích thích tăng trưởng và chất bảo quản đã và đang trở thành một hiện tượng phổ biến, trong từng bữa cơm gia đình của người dân. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, thực phẩm bẩn “tẩm” hóa chất độc hại đã và đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có 22 vụ, 934 người mắc và 903 người đi viện do ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của khu công nghiệp/khu chế xuất [38]… So sánh giữa các năm 2017, 2018 và hết tháng 11 năm 2019, số vụ, số mắc, số người đi viện ngộ độc thực phẩm do bếp ăn tập thể đang được kiểm soát, có xu hướng giảm và không ghi nhận trường hợp tử vong nào [38]. Tuy vậy, các quy trình sơ chế, chăm sóc, dây chuyền công nghệ chưa đáp ứng tốt hầu hết các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Tây Âu,… Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ra nhiều quyết định, thậm chí là các đạo luật khác nhau, như: Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm; Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung năm 2010; Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 và các chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm, như: Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020),…
  12. 2 đặc biệt, ngày 28/01/2008, tiêu chuẩn VietGAP đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành và triển khai thực hiện, và ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)... Tuy nhiên, giấc mơ thoát khỏi cảnh được mùa mất giá hay bị thương lái chèn ép khi nông sản được công nhận chuẩn GAP đã nhanh chóng tan biến. Hơn 10 năm qua, những sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn chịu cảnh bán “trôi nổi”, giá thấp, thậm chí bị người tiêu dùng quay lưng [1]. Bởi, ngoài giá cả, chưa có sự khác biệt trong cách bao tiêu và mất niềm tin trong liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cũng là nguyên nhân khiến nông dân sản xuất theo chuẩn an toàn từ bỏ GAP [1]. Huyện Gia Lâm từ lâu đã trở thành vùng đất chuyên canh sản xuất rau, quả cũng như các sản phẩm nông sản cung cấp cho thị trường trung tâm thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận và một phần xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài; với tổng diện tích đất canh tác lên đến 2.248 ha, tổng diện tích được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau, quả đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là 1.688 ha (chiếm 75% diện tích sản xuất); diện tích được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP là 273 ha (chiếm 12% diện tích đất sản xuất) [17]. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có 49 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm 5 sao và rất nhiều sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP [17]. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân trên địa bàn huyện Gia Lâm lại chưa nhận thức đầy đủ về thực phẩm VietGAP (tỷ lệ người dân biết đến thực phẩm VietGAP còn hạn chế), vẫn còn tình trạng người dân sử dụng thực phẩm không an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình. Chính vì các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nhận thức và hành vi của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP” đề tài luận văn thạc sĩ ngành Xã hội học nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân, đồng thời, đưa ra các giải pháp
  13. 3 nhằm nâng cao nhận thức cho người dân có hành vi tiêu dùng tốt hơn để đảm bảo sức khoẻ. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hiện nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao thì sự quan tâm của họ tới vấn đề thực phẩm và tiêu dùng thực phẩm hằng ngày cũng là vấn đề quan trọng được xã hội, nhiều tác giả, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó phải kể tới một số công trình nghiên cứu, tạp chí khoa học như:  Nghiên cứu trong nước Võ Văn Tường, Nguyễn Thị Thanh Tú (2014), “Ảnh hưởng của thiết kế bao bì thực phẩm tới sự kỳ vọng của người tiêu dùng về một thực phẩm chất lượng”, báo cáo nghiên cứu khoa học. Đề tài bàn về một yếu tố khác có thể tác động tới nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân tới thực phẩm: đó là bao bì sản phẩm. Kết luận của nghiên cứu cho thấy là khả năng nhìn thấy và đồ họa của sản phẩm có ảnh hưởng khá lớn tới sự kỳ vọng của người tiêu dùng. Các thuộc tính thiết kế không chỉ có vai trò về thẩm mỹ mà còn có vai trò về mặt chức năng. Khả năng nhìn thấy một phần sản phẩm bên trong phần nào khiến họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm hơn. Theo đó, bao bì sản phẩm cũng có thể coi là một kênh thông tin có tác động tới nhận thức của người tiêu dùng về loại thực phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng đề tài cũng chưa thể nghiên cứu về những hành vi tiêu dùng thực tiễn của người tiêu dùng. Từ Quốc Tuấn (2009), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tại tỉnh An Giang năm 2009”, luận án chuyên khoa cấp II. Luận án đã tiến hành khảo sát trên 721 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 725 người tiêu dùng. Kết quả cho thấy: đối với người kinh doanh thực phẩm, tỷ lệ đạt về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm là 67.3%, thái độ đúng là 62.3%, thực hành đúng là 31.3%. Giữa kiến thức và thực hành của người kinh doanh thực phẩm có các mối liên
  14. 4 quan với việc tham dự các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nơi sinh sống. Người kinh doanh có tham dự các lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, sống ở thành thị sẽ có kiến thức, thực hành tốt hơn. Riêng thái độ của người kinh doanh chỉ có mối liên quan đến nơi sính sống. Đối với người tiêu dùng: tỷ lệ đạt về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm là 31.4%, thái độ đúng là 65.9%, thực hành đúng là 37.4%. Kiến thức của người tiêu dùng có mối liên quan đến tuổi, nơi sinh sống, học vấn. Người tiêu dùng tuổi 18-40 tuổi, học vấn cao sẽ có kiến thức tốt hơn. Thái độ và thực hành của người tiêu dùng có mối liên quan đến nghề nghiệp, học vấn, thu nhập và tham dự các lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng có nghề nghiệp là công nhân viên chức, buôn bán; học vấn cao; thu nhập ổn định và có tham dự các lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có thái độ tốt hơn. Lê Minh Uy (2010), Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn của người sản xuất thực phẩm tại An Giang năm 2009, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, Phụ bản số với nội dung tiêu biểu như sau: Mục tiêu của đề tài là: Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại An giang năm 2007; Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người quản lý 9 phường xã tại An giang năm 2007. Bằng phương pháp nghiên cứu can thiệp trên nhóm người tiêu dùng (nội trợ) từ 18 tuổi trở lên cư trú tại An Giang và các cán bộ chủ chốt quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm phường xã tại 30 cụm điều tra, tổng số mẫu điều tra là 598 người. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ ngừời tiêu dùng có kiến thức toàn diện về vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ thấp. Người tiêu dùng chỉ đạt yêu cầu trên 50% khi lựa chọn phương tiện phục vụ và nhận biết thức ăn an toàn, người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi trong lựa chọn nơi bán hàng và người bán hàng. Sau 09 tháng can thiệp, sự cải thiện về kiến thức tiêu dùng không nhiều. 2 tiêu chí cải thiện là: Lựa chọn nơi bán và Người bán hàng đạt vệ sinh an toàn thực phẩm; còn lại 2 tiêu chí: phương
  15. 5 tiện phục vụ, nhận biết thức ăn an toàn tăng không đáng kể. Cán bộ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đào tạo bài bản không nhiều. Điều đó làm cho công tác tổ chức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị như: Cần phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và tiến hành tập huấn nâng cao trình độ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cấp quản lý, đặc biệt là tuyến cơ sở. Ngô Minh Hải, Vũ Quỳnh Hoa (2016), Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về thực phẩm hữu cơ: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 9: 1466-1474. Mở rộng thị trường tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đang gặp nhiều thách thức tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Một trong những lí do chính là do nhận thức chưa đầy đủ về sản phẩm hữu cơ, xuất phát từ thiếu thông tin. Nghiên cứu này phân tích nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với thực phẩm hữu cơ và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sự nhận thức đó. Chúng tôi tiến hành điều tra 203 người tiêu dùng được lựa chọn ngẫu nhiên tại các siêu thị lớn ở thành phố Hà Nội. Bằng thống kê mô tả và áp dụng mô hình hồi quy ordered logit (ordered logistic regression), kết quả chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10% số người tiêu dùng có nhận thức đầy đủ về thực phẩm hữu cơ, trong khi đó có tới 50% không hiểu đầy đủ hoặc nhầm lẫn về sản phẩm hữu cơ mặc dù đã từng nghe nói về nó. Còn lại khoảng 40% số người được phỏng vấn thì chưa từng biết và nghe đến về thực phẩm hữu cơ. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về thực phẩm hữu cơ bao gồm mức độ quan tâm về nguồn gốc/nhãn hiệu sản phẩm, đánh giá về mức độ an toàn thực phẩm, trình độ học vấn, tuổi và nghề nghiệp của người tiêu dùng. Nguyễn Ngọc Hiền (2021), Ý định mua và sẵn sàng trả giá cao của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ: Ứng dụng mô hình hồi quy Logistics, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 51, 2021. Bài viết chỉ ra tình
  16. 6 hình tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đã tăng trong thời gian gần đây và đáp ứng được mối quan tâm của người tiêu dùng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, hạnh phúc và môi trường. Tuy nhiên, việc gia tăng tiêu thụ vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm năng của thị trường. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua và sẵn sàng trả giá cao của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ. Với một mẫu nghiên cứu gồm 267 người tiêu dùng được khảo sát trực tiếp tại các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, các giả thuyết đã được kiểm định bằng mô hình hồi quy logistics. Kết quả xác nhận rằng, đặc điểm gia đình, thái độ, nhận thức an toàn và rào cản rủi ro là những yếu tố chính ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua và sẵn sàng trả giá cao của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc cho nhà quản lý và tiếp thị về các biến số chính thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm hữu cơ trong nước. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh rau sạch tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8, tr. 101-103. Bài viết tập trung chỉ ra các khó khăn bất lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại xã Vân Nội và đề xuất các hướng giải pháp cho công tác canh tác hiệu quả. Tuy nhiên, còn nhận thấy các giải pháp mới chỉ dừng lại ở mức độ bề mặt mà chưa thực sự đi sâu, cụ thể, thiếu tính định lượng. Đỗ Thị Mỹ Hạnh và các cộng sự (2015), Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn: Nghiên cứu tình huống trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên, Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 5: 841-849. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức độ nhận thức, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả thêm cho rau an toàn (RAT). Số liệu được thu thập từ 132 hộ gia đình tại huyện Gia Lâm và quận Long Biên thông qua bảng câu hỏi cấu trúc. Kết quả chỉ ra có tới 67,4% số hộ được điều tra đã từng mua RAT, tuy
  17. 7 nhiên tỷ lệ dùng hàng ngày chỉ trong khoảng 15 - 35%. Giá RAT còn cao và chất lượng RAT hiện nay chưa đáng tin tưởng là những yếu tố chính cản trở quyết định mua của người tiêu dùng. 65,9% số người được hỏi không tin tưởng vào các cửa hàng bán RAT hiện nay. Đồng thời, mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về RAT và khả năng phân biệt RAT và RTT còn hạn chế. Ngoài ra, có tới 93,2% số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm nếu rau thực sự là an toàn, tuy nhiên mức độ chi trả nằm dưới 20%. Kết quả phân tích mô hình hồi quy logit thứ bậc cũng chỉ ra rằng, mức độ sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố độ tuổi, việc đã từng mua RAT hay chưa, hiểu biết về khái niệm RAT, mức độ nhận thức về lợi ích RAT đem lại và mức độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng.  Nghiên cứu nước ngoài Shuchi Rai Bhatt và cộng sự (2010), Phân tích những yếu tố tác động đến kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm ở khu đô thị của thành phố Varanasi. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát trên 300 người nội trợ với bảng câu hỏi thiết kế sẵn về thói quen mua hàng và nhận thức của họ trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở Varanasi. Kết quả cho thấy, thói quen mua thực phẩm và thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của những người nội trợ sống tại khu đô thị ở Varanasi không liên quan đến độ tuổi. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về học vấn của hai giới tính trong việc kiểm tra khi nhập hàng; tuổi và kiến thức không có mối liên quan với nhau nhưng học vấn lại có mối quan hệ với việc thực hành tốt. Điều này có thể do nhiều nhân tố; thu nhập, nhận thức và hiểu biết kém về sức khoẻ con người. Vì vậy, hiện nay có nhiều tổ chức và hoạt động của chính phủ đang cố gắng tuyên truyền dưới nhiều hình thức: tivi và radio nhằm nâng cao nhận thức của người dân nhưng cho đến nay có nhiều người vẫn chưa có thói quen tốt trong việc mua thực phẩm, thực hành an toàn và chọn nguồn nước sạch.
  18. 8 Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng VietGAP cũng được thực hiện trong thời gian gần đây. Tiêu biểu như: Nghiên cứu của Bùi và cộng sự (2020) phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng mô hình VietGAP của hộ trồng chè ở tỉnh Lâm Đồng [37, tr.125-137]. Ho, Nanseki, và Chomei (2017) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng VietGAP của hộ trồng chè ở Thái Nguyên [44, tr.12-20]. Le. Pabuayon, Catelo, và Sumalde (2016) tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng VietGAP vào sản xuất của hộ trồng vải thiều ở tỉnh Bắc Giang [48, tr.1-12]. Có thể thấy, có nhiều công trình nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào phân tích nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP. Do đó, trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu, phân tích nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP dựa trên ba tiêu chí chính gồm: thực trạng về sự hiểu biết đối với sản phẩm, thực trạng việc tiếp nhận thông tin về thực phẩm và thực trạng về nhu cầu tiêu dùng thực phẩm. Những tiêu chí này sẽ khái quát sơ bộ nhận thức của người tiêu dùng đối với thực phẩm VietGAP và sẽ được kiểm chứng một lần nữa thông qua việc khảo sát những đánh giá của họ đối với thực phẩm VietGAP. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân huyện Gia Lâm đối với thực phẩm VietGAP. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích hành vi tiêu dùng của người dân huyện Gia Lâm đối với thực phẩm VietGAP. Cụ thể: - Tìm hiểu nhận thức của người dân đối với thực phẩm VietGAP
  19. 9 - Làm rõ thực trạng hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP - Phân tích các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi tiêu dùng thực phẩm VietGAP - Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tài liệu, khảo sát và phỏng vấn người dân và cán bộ chính quyền địa phương về thực phẩm VietGAP; - Phân tích, đánh giá thực trạng về nhận thức của người dân đối với thực phẩm VietGAP và về hành vi tiêu dùng thực phẩm VietGAP trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. - Phân tích các nhân tố tác động đến nhận thức, hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm VietGAP. - Đề xuất những giải pháp góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức và khuyến khích hành vi tiêu dùng thực phẩm VietGAP. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Cán bộ chính quyền huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội - Nhà cung cấp thực phẩm VietGAP trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Người dân (chia theo độ tuổi, giới tính…) cư trú trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân từ năm 2018 đến năm 2021.
  20. 10 - Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Phạm vi nội dung: có rất nhiều hành vi, nhưng tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng của của người dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đối với thực phẩm VietGAP. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác- Lênin, với hai nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, vận động của sự vật, hiện tượng. Vận dụng hai nguyên lý này, đề tài xem xét nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân huyện Gia Lâm dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội và nhân khẩu học khác nhau cũng như sự biến đổi (nếu có) của nhận thức và hành vi khi tiêu dùng thực phẩm VietGAP. 5.2. Phân tích tài liệu Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu nội dung, phương pháp, ý nghĩa của các tài liệu, công trình khoa học đi trước. Từ đó tổng quan tình hình nghiên cứu sẽ giúp cho đề tài nhận biết được những đóng góp và hạn chế của các nghiên cứu đã có cả về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Từ đó, giúp cho đề tài xác định được mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, nội dung, phương pháp cũng như vận dụng lý thuyết nghiên cứu thích hợp. Vận dụng vào đề tài, tác giả sử dụng các số liệu thống kê khác nhau (báo cáo khoa học, luận án, luận văn…) về việc tiêu dùng thực phẩm VietGAP như là một cơ sở cho việc đánh giá hành vi tiêu dùng của người dân. 5.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Mục đích của phương pháp trưng cầu ý kiến là để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ mục đích nghiên cứu. Luận văn tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến với 03 nội dung chính: + Tìm hiểu nhận thức của người dân đối với thực phẩm VietGAP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2