intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn này trình bày thực trạng sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình; một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG MAI THỊ TÂM THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ AN PHÚ, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI, NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG MAI THỊ TÂM THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ AN PHÚ, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI, NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐỨC SƠN HÀ NỘI - 2019 Thang Long University Library
  3. i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo sau đại học, các bộ môn cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Thăng Long đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học Cao học khóa 6.2 vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đức Sơn đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương luận văn đã có nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện đề cương và tiến hành nghiên cứu đề tài này. Xin cảm ơn Trạm Y tế xã An Phú và Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu, thông tin của đề tài. Cảm ơn chủ hộ và thành viên của 408 hộ gia đình của xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội mặc dù bận rộn nhiều công việc nhưng đã dành thời gian nhiệt tình tham gia trả lời phỏng vấn để tôi có được bộ số liệu của đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian khóa học. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài không thể tránh được những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự tham gia góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của giêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 10 năm 2019 Học viên Mai Thị Tâm Thang Long University Library
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Nhà tiêu hợp vệ sinh ............................................................................... 3 1.1.1. Các khái niệm và tiêu chuẩn Nhà tiêu hợp vệ sinh........................... 3 1.1.2. Tầm quan trọng của việc xử lý phân người đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng .................................................................................... 8 1.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay............................................... 9 1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 9 1.2.2. Tại Việt Nam................................................................................... 12 1.2.3. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ........................................................ 17 1.3. Khung lý thuyết .................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 20 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................... 20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 20 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 20 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 20 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................. 21 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá. ............................ 22 2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................... 22 2.3.2. Tiêu chí đánh giá............................................................................. 27
  6. iv 2.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 24 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin.............................................................. 24 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................. 24 2.4.3. Qui trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu ........................... 24 2.5. Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................... 26 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số.................................................... 26 2.6.1. Sai số ............................................................................................... 26 2.6.2. Biện pháp khắc phục. ...................................................................... 26 2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .................................................................. 26 2.8. Hạn chế của đề tài. ................................................................................ 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 28 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 28 3.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình ................................. 36 3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình ........................................................................................................ 38 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 43 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 59 Thang Long University Library
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLTQĐPM Bệnh lây truyền qua đường phân - miệng XD, SD, BQ Xây dựng, sử dụng, bảo quản BYT Bộ Y tế HGĐ Hộ gia đình HVS Hợp vệ sinh NT Nhà tiêu NTP Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường QĐ Quyết định TT Thị trấn TYT Trạm Y tế WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thông tin về các yếu tố cá nhân của chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn (n=408) ................................................................. 28 Bảng 3.2. Tiền sử mắc các bệnh lây qua đường phân miệng của các thành viên trong gia đình (n=408) ............................................................................ 29 Bảng 3.3. Tỷ lệ đối tượng nhận biết biết về các loại nhà tiêu (n=408)........... 29 Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tượng biết các loại nhà tiêu HVS (n=408) ...................... 30 Bảng 3.5. Tỷ lệ đối tượng biết các bệnh lây qua đường phân miệng (n=408) 30 Bảng 3.6. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về tác dụng của việc sử dụng nhà tiêu HVS (n=408) ............................................................................................ 31 Bảng 3.7. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về tác hại của việc không sử dụng nhà tiêu HVS (n=408) ............................................................................ 31 Bảng 3.8. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về việc SD nhà tiêu HVS (n=408) ............................................................................................................ 32 Bảng 3.9. Niềm tin của người dân về việc sử dụng NTHVS có thể phòng ngừa bệnh tật (n=408) ..................................................................................... 32 Bảng 3.10. Phân bố đối tượng theo khả năng mua được vật liệu để xây dựng nhà tiêu (n=408) .............................................................................................. 32 Bảng 3.11. Chi phí xây dựng nhà tiêu với điều kiện kinh tế (n=408) ............ 33 Bảng 3.12. Phân bố các kênh thông tin về NTHVS mà người dân đã từng được tiếp cận (n=408) ..................................................................................... 33 Bảng 3.13. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về các kênh thông tin hiệu quả để tuyên truyền về vấn đề NTHVS (n=408) ................................................... 34 Bảng 3.14. Thực trạng thường xuyên nói chuyện về sử dụng nhà tiêu HVS của các đối tượng nghiên cứu với những người xung quanh (n=408) ............ 34 Bảng 3.15. Thói quen sử dụng nhà tiêu của người dân trong vùng (n=408) .. 35 Bảng 3.16. Thái độ của cộng đồng đối với người dân phóng uế bừa bãi (n=408) ............................................................................................................ 35 Thang Long University Library
  9. vii Bảng 3.17. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình trạng NTHVS của đối tượng nghiên cứu (n=408) ......................................................................................... 35 Bảng 3.18. Thực trạng nhà tiêu của các hộ gia đình (n=408) ......................... 36 Bảng 3.19. Nơi thường đi vệ sinh khi không có nhà tiêu (n=26) ................... 36 Bảng 3.20. Đánh giá kiến thức xây dựng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh (n=259) ......................................................................................................................... 37 Bảng 3.21. Quan sát tình trạng nhà tiêu của các Hộ gia đình (n=408) ........... 37 Bảng 3.22. Đánh giá thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408) ....................... 38 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408) ................................................................................. 38 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức đạt về tiêu chuẩn xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n = 259)............................... 40 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa biết lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408) ........................................... 40 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa niềm tin với thực trạng nhà tiêu (n=408) ...... 41 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408) ................................................................. 42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng dân số thực hành sử dụng NT HVS, 1990-2011 ......... 10 (nguồn: Báo cáo mục tiêu thiên niên kỉ 2013) ................................................ 10 Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................ 25
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe môi trường là vấn đề quan trọng và cũng là thách thức lớn nhất đối với mục tiêu phát triển bền vững của nhân loại. Môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống con người, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sự ô nhiễm môi trường sống từ lâu đã được xác định là nguy cơ trực tiếp dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là các dịch bệnh truyền nhiễm. Do đó, vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề cần chú trọng không chỉ ở phạm vi quốc gia khu vực thậm chí phạm vi toàn cầu[7]. Một trong các vấn đề sức khỏe môi trường nổi cộm tại Việt Nam đang được quan tâm là hiện trạng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để quản lý, xử lý phân người. Không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh làm ô nhiễm nguồn nước, làm tăng nguy cơ lây bệnh theo đường phân - miệng như tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng … Chi phí khám chữa các bệnh này gấp nhiều lần chi phí để dự phòng với việc hỗ trợ người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh [7]. Do đó, ngày 8/4/2014 Chính phủ Việt Nam đã ký tuyên bố cam kết với Liên hiệp quốc về Vệ sinh và Nước cho mọi người, chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi vào năm 2025. Theo Chương trình Giám sát chung năm 2015, tỷ lệ tiếp cận nhà vệ sinh cải tiến ở nông thôn là 67%, với tỷ lệ phóng uế bừa bãi hiện ở mức 2% trên toàn quốc và tỷ lệ tiếp cận nước sạch cải thiện là 94%. Tuy nhiên, sự chênh lệch tiếp cận giữa các vùng có nhiều người dân tộc thiểu số và phần còn lại của Việt Nam vẫn rất lớn. Ở các khu vực Miền núi phía Bắc - Tây Nguyên - Nam Trung Bộ, khoảng 21% dân số nông thôn phóng uế bừa bãi, và tỷ lệ này lên tới 31% đối với dân tộc thiểu số, và 39% (47% đối với dân tộc thiểu số) có nhà vệ sinh chưa hợp vệ sinh[5]. Với các mục tiêu về cấp nước và vệ sinh hộ gia đình đến cuối 2015 còn có sự chênh lệch giữ các vùng, một số vùng miền đạt tỷ lệ thấp như Miền núi phía Bắc (cấp nước 81% và vệ sinh 53%), Bắc Trung Bộ (cấp nước 78% và vệ sinh Thang Long University Library
  11. 2 56%) và Tây Nguyên (cấp nước 82% và vệ sinh 53%), đây là những vùng có tỷ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu số. Cùng trong tình trạng đó, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp, với hơn 80% dân số là người dân tộc, các yếu tố phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế xã hội phức tạp, đã trở thành các rào cản đối với thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo báo cáo kết quả chương trình vệ sinh môi trường của Trung tâm y tế huyện Mỹ Đức năm 2018, xã An Phú số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 1.187 hộ, chiếm 59,5% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh thấp nhất trong toàn huyện [20]. Nếu không có giải pháp kịp thời nhằm tăng tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tại địa bàn xã có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nơi đây [20]. Vậy thực trạng sử dụng nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn xã An Phú năm 2019 như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hành của người dân? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, năm 2019”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng nhà tiêu của các hộ gia đình tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
  12. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nhà tiêu hợp vệ sinh 1.1.1. Các khái niệm và tiêu chuẩn Nhà tiêu hợp vệ sinh a) Một số khái niệm Theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế [24] Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con người. Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh. - Nhà tiêu khô là nhà tiêu không dùng nước để dội sau mỗi lần đi tiêu. Phân được lưu giữ và xử lý trong điều kiện ủ khô. - Nhà tiêu khô chìm là loại nhà tiêu khô, hố chứa phân chìm dưới đất. - Nhà tiêu khô nổi là loại nhà tiêu khô, có xây bể chứa phân nổi trên mặt đất. - Nhà tiêu khô nổi một ngăn là loại nhà tiêu khô nổi chỉ có một ngăn chứa và ủ phân. - Nhà tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở lên là nhà tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở lên để luân phiên sử dụng và ủ phân, trong đó luôn có một ngăn để sử dụng và các ngăn khác để ủ. Nhà tiêu dội nước là nhà tiêu dùng nước để dội sau mỗi lần sử dụng. Nhà tiêu tự hoại là nhà tiêu dội nước, bể chứa và xử lý phân kín, nước thải không thấm ra bên ngoài, phân và nước tiểu được lưu giữ trong bể chứa và được xử lý trong môi trường nước. Nhà tiêu thấm dội nước là nhà tiêu dội nước, phân và nước trong bể, hố chứa được thấm dần vào đất. Thang Long University Library
  13. 4 Chất độn là các chất sử dụng để phủ lấp, phối trộn với phân, có tác dụng hút nước, hút mùi, tăng độ xốp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh có trong phân. Chất độn bao gồm một hoặc hỗn hợp các loại sau: tro bếp, rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa, vỏ bào, lá cây, vỏ trái cây. Ống thông hơi là ống thoát khí từ bể hoặc hố chứa phân ra môi trường bên ngoài [4]. b) Một số loại nhà tiêu hợp vệ sinh Trong tiêu chuẩn vệ sinh, ngoài tiêu chuẩn về xây dựng còn phải đảm bảo tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản. Một nhà tiêu được đánh giá là hợp vệ sinh phải đạt được cả tiêu chuẩn về xây dựng và tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản[4]. Một số loại nhà tiêu hợp vệ sinh như: Nhà tiêu khô hợp vệ sinh : là nhà tiêu có hai ngăn kín, ở một thời điểm chỉ sử dụng một trong 2 ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng (nước tiểu tách riêng). Khi một trong hai ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ, thời gian ủ ít nhất là 6 tháng trước khi sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Nhà tiêu tự hoại: Là nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gom phân, cô lập và tái sinh phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Loại nhà tiêu này đảm bảo tốt nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Nhà tiêu thấm dội nước: Là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến ở vùng nông thôn. nhà tiêu gồm phần nhà xí có tường bao quanh, bệ có hố, ống để tạo nút nước và ống dẫn phân. Bể chứa có 1 ngăn, thành bể có hố để nước thấm lọc qua lớp đất xung quanh. Tuy nhiên loại nhà tiêu này không nên dùng ở vùng trũng bởi dễ bị thấm ngược. c) Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu * Nhà tiêu khô - Nhà tiêu khô chìm: + Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:
  14. 5 - Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; - Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; - Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm; - Không để nước mưa tràn vào hố phân; - Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào hố phân; - Có nắp đậy kín các lỗ tiêu; - Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; - Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa. + Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: - Sàn nhà tiêu khô, sạch; - Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu; - Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu; - Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu; - Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu; - Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; - Đối với nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu [4]. - Nhà tiêu khô nổi + Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng: - Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; - Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; - Không để nước mưa tràn vào bể chứa phân; - Tường và đáy ngăn chứa phân kín, không bị rạn nứt, rò rỉ; Thang Long University Library
  15. 6 - Cửa lấy mùn phân luôn được trát kín; - Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn trượt, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào bể chứa phân; - Có nắp đậy kín các lỗ tiêu; - Có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; - Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa. + Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: - Sàn nhà tiêu khô, sạch; - Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu; - Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu; - Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu; - Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu; - Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; - Đối với nhà tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở lên: Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, các ngăn ủ được trát kín; - Đối với các loại nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu [4]. * Nhà tiêu dội nước - Nhà tiêu tự hoại: + Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng: - Bể chứa và xử lý phân không bị lún, sụt, rạn nứt, rò rỉ; - Nắp bể chứa và bể xử lý phân được trát kín, không bị rạn nứt; - Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng và không đọng nước, trơn trượt; - Bệ xí có nút nước kín;
  16. 7 - Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; - Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm; - Nước thải từ bể xử lý của nhà tiêu tự hoại phải được chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tràn ra mặt đất. + Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: - Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu; - Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu; - Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; - Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; - Nước sát trùng không được đổ vào lỗ tiêu; - Phân bùn phải được lấy khi đầy; bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân bùn [4]. - Nhà tiêu thấm dội nước: + Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng: - Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; - Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; - Nắp bể, hố chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt; - Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng, không đọng nước, trơn trượt; - Bệ xí có nút nước kín; - Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; - Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm; - Nước thải từ bể, hố chứa phân không chảy tràn ra mặt đất. + Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: Thang Long University Library
  17. 8 - Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu; - Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu; - Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; - Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; - Phân bùn phải được lấy khi đầy nếu tiếp tục sử dụng nhà tiêu, bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân bùn; nếu không sử dụng phải lấp kín [4]. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc xử lý phân người đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển đến các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ[10]. Ô nhiễm môi trường do phân người nói riêng và chất thải trong quá trình sống của con người nói chung đang là vấn đề được cả cộng đồng thế giới quan tâm. TS Nguyễn Huy Nga nhận định: “Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân, đặc biệt là sự phát triển và tương lai của trẻ em. Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu điều kiện vệ sinh dẫn đến một loạt chi phí, bao gồm chi phí Y tế trực tiếp của người dân, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém của nhà nước chi cho các dịch vụ Y tế” [12]. Tình trạng quản lý phân người không tốt với việc sử dụng các loại NT không HVS đã dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và làm phát sinh, lây lan nhiều loại bệnh tật trong cộng đồng. Đứng đầu là các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, kiết lỵ, nặng nhất là tả và thương hàn có thể
  18. 9 gây tử vong do mất nước, nhiễm độc vi khuẩn; 80-90% trẻ em mắc các bệnh giun sán, gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, tắc ruột …; các bệnh ngoài da như ghẻ, chốc lở, mụn nhọt; các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, mắt hột vẫn bùng phát hàng năm; 60-70% phụ nữ nông thôn mắc các bệnh phụ khoa liên quan đến vệ sinh môi trường. Bệnh tật liên quan đến phân người đã tạo một gánh nặng không nhỏ cho kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của cộng đồng. Từ năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới thông báo 80% bệnh tật của con người có liên quan đến vệ sinh môi trường, trong đố 50% số bệnh nhân trên thế giới nhập viện và 25.000 người tử vong hàng ngày do các bệnh này[17]. 1.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay 1.2.1. Trên thế giới Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, có tới 2,4 tỷ người trên toàn thế giới không có nhà tiêu. Chính vì thế nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu ở các nước đang phát triển là phân người. Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng và virus thâm nhập vào nước uống và gây bệnh. Ở các con sông lớn tại châu Á, lượng vi khuẩn nguy hiểm có nguồn gốc từ phân người cao gấp 50 lần mức cho phép của WHO. Do thiếu nhà tiêu sạch sẽ, trẻ em tại các vùng nông thôn ở các nước đang phát triển rất dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa và truyền nhiễm. Theo báo cáo đánh giá tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS của WHO năm 2000, tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS ở một số quốc gia ở Châu Phi rất thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn của các nước chậm phát triển như Ethiopia (6%), Nigeria (5%), Rwanda (8%), Namibia (17%), Togo (17%), Trung Phi (23%), Mozambique (26%), Madagasca (30%), Gambia (35%). Ở Châu Á, những nước có tỷ lệ NT HVS ở nông thôn thấp nhất là Afghanistan (8%), Campuchia (10%), Ấn Độ (14%), Trung Quốc (24%), Lào (34%)[39]. Thang Long University Library
  19. 10 Từ năm 1990 đến 2011, đã có thêm 1,9 tỷ người được tiếp cận với NT HVS. Để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về vệ sinh môi trường, cho đến năm 2019 cần đảm bảo con số này tăng thêm 1 tỷ người. Năm 1990, chỉ dưới một nửa (49 %) dân số toàn cầu đã sử dụng NT HVS. Độ bao phủ cần phải mở rộng đến 75 % để đáp ứng các mục tiêu, trong khi tỷ lệ này năm 2011 là 64 %. Mức tăng lớn nhất đã được thực hiện ở khu vực Đông Á, tăng từ 27 % năm 1990 lên đến 67 % trong năm 2011 này có nghĩa là có thêm 626 triệu người được tiếp cận với NT HVS trong 21 năm qua. Tại khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ này tăng từ 47% lên 71%. Tỷ lệ người dân sử dụng NT HVS thấp nhất tại khu vực Châu Phi cận Sahara (30%) và Châu Đại Dương (36%) vẫn còn xa so với mục tiêu đề ra. Từ năm 1990 đến năm 2011, hơn 240.000 người trung bình mỗi ngày được tiếp cận với NT HVS. Nhiều người đã được sinh ra trong một gia đình đã có NT HVS, những người khác được sử dụng hệ thống thoát nước HVS hoặc nhận được những hỗ trợ để xây dựng và sử dụng NT HVS. Mặc dù có những những thành tựu, vẫn cần những hành động mạnh hơn để đáp ứng mục tiêu thiên niên kỷ có nghĩa là tăng độ bao phủ của chương trình vệ sinh với mức trung bình của 660.000 người mỗi ngày được tiếp cận dịch vụ vệ sinh mỗi ngày, từ năm 2011 đến 2019. Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng dân số thực hành sử dụng NT HVS, 1990-2011 (nguồn: Báo cáo mục tiêu thiên niên kỉ 2013)
  20. 11 Ở phạm vi toàn cầu, tỷ lệ dân số đi tiêu bừa bãi giảm từ 24 % năm 1990 xuống 15 % trong năm 2011. Tuy nhiên, có tới hơn một tỷ người thiếu công trình vệ sinh và duy trì hành vi đó, đặt ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và rủi ro môi trường cho chính mình và toàn bộ cộng đồng. Chính sách vệ sinh mới được thông qua trong những năm gần đây trên khắp các nước đang phát triển đã đem lại thành công đáng kể và dẫn đến mức tăng chưa từng có tỷ lệ người dân tiếp cận dịch vụ vệ sinh môi trường. Các chính sách này tập trung về việc chấm dứt hành vi đi tiêu bừa bãi thông qua truyền thông, vận động tại cộng đồng sử dụng ảnh hưởng, sức ép xã hội để chỉ ra cho mỗi thành viên rằng việc đi tiêu bừa bãi không còn được chấp nhận. Trong gần 100 quốc gia trên thế giới, phương pháp tiếp cận mới để vệ sinh môi trường đã được thay đổi triệt để và số lượng các tuyên bố "làng không có người đi tiêu bừa bãi" đã gia tăng. Các chuyên gia về cấp nước và vệ sinh xác định ba ưu tiên cho những năm tiếp theo: không ai nên đi tiêu lộ thiên; tất cả mọi người nên có phương tiện cấp nước và vệ sinh an toàn ở nhà và thực hành vệ sinh tốt; tất cả các trường học và trạm y tế cần phải có nước và vệ sinh được giữ gìn vệ sinh thật tốt. Trong năm 2010, Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận quyền con người về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường và thừa nhận quyền đó rất cần thiết trong tất cả các nhân quyền [28]. Sự thiếu thốn các công trình vệ sinh cơ bản, cũng như ý thức về hành vi vệ sinh hạn chế đã gây một loạt các tác động tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng. Thứ nhất, đây là nguy cơ chính dẫn đến các bệnh tật liên quan đến đường phân-miệng, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp. Theo số liệu thống kê toàn cầu, được tiếp cận các công trình vệ sinh cơ bản, các dịch vụ nước sạch và cải thiện vệ sinh cá nhân là có khẳ năng ngăn ngừa ít nhất 9,1% gánh nặng bệnh tật hay 6,3% của tất cả các ca tử vong. Trẻ em ở những nước đang phát triển bị ảnh hưởng một phần của các tác động này, tổng số các ca tử vong hay số năm sống được điều Thang Long University Library
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2