intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đới với sự phát triển của tảo Tetraselmis sisueca

Chia sẻ: Trân Thi Tuyet Ngan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:60

212
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu đề tài: nhằm xác định khoảng nhiệt độ và pH thích hợp và tối ưu cho sự phát triển của tảo T.sisueca, cung cấp thêm dữ liệu khoa học góp phần phổ biến mô hình nuôi tảo Tetraselmis phục vụ nhu cầu sản xuất thức ăn thủy sản và cho các loại ấu trùng thủy sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đới với sự phát triển của tảo Tetraselmis sisueca

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ TUYẾT NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ pH ĐỐI VỚI SỰ  PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Tetraselmis suecica LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN
  2. 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ TUYẾT NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ pH ĐỐI VỚI SỰ  PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Tetraselmis suecica Trang 2
  3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. TRẦN SƯƠNG NGỌC 2013 LỜI CẢM TẠ Trong thời gian thực hiện đề  tài, tuy gặp nhiều khó khăn song em  cũng đã nhận được rất nhiều sự động viên, chia sẽ và giúp đỡ của cha mẹ,   thầy cô và bạn bè để có thể vượt qua và hoàn thành tốt đề tài. Em xin chân thành bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc đến cô Trần Sương  Ngọc, cô Huỳnh Thị Thanh Hiền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm   và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề  tài tốt  nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Ngọc Út cố vấn học tập lớp Sinh   Học Biển k35, quý thầy cô – Khoa Thủy Sản – Trường đại học cần thơ đã   tận tình dạy bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt   quá trình học tập những năm học vừa qua. Ngoài ra, em xin cảm  ơn tất cả  các bạn cùng làm trong phòng thí   nghiệm thức ăn tự nhiên, tập thể các bạn lớp sinh học biển k35 đã tận tình  giúp đỡ, đóng góp ý kiến bổ ích để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô – khoa thủy sản – đại học cần  thơ vui, khoe và công tác tốt Trang 3
  4. TÓM TẮT Đề  tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhiệt độ  và pH đối với sự  phát   triển của tảo Tetraselmis suecica” mục đích nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của   nhiệt độ  và pH lên sự  phát triển của tảo T.suecica góp phần xác định điều  kiện môi trường nuôi cấy tảo thích hợp và làm tăng hiệu quả của hệ thống  nuôi tảo. Đề  tài được thực hiện với hai thí nghiệm: thí nghiệm 1 gồm 4   nghiệm thức nhiệt độ  nuôi 250C, 280C, 310C, 340C. Thí nghiệm 2 tìm hiểu  về  khoảng   pH thích hợp để  nuôi cấy tảo với 4 nghiệm thức có giá trị  pH=6; pH=7; pH=8; pH=9. Tảo được nuôi bằng môi trường Walne, cường   độ ánh sáng là 1675­2000 lux ở thí nghiệm 1 và 1904­2207 lux ở thí nghiệm  2. Kết quả  thí nghiệm cho thấy tảo  ở  nhiệt độ  từ  250C – 340C đều phát  triển tương đối ổn định, trong đó, nghiệm thức nhiệt độ 28 0C tảo phát triển  nhanh và tốt nhất, đạt giá trị mật độ là 3,37± ×106tb/ml vào ngày thứ 10 của  thí nghiệm.  Ở  thí nghiệm 2, nghiệm thức có giá trị  pH=7 là tốt nhất cho  nuôi tảo T.suecica, đạt giá trị mật độ 6,19×106 tb/ml vào ngày thứ 13 của thí  nghiệm. Từ  kết quả  thực nghiệm, nên nuôi cấy tảo   T.suecica  trong môi  trường có nhiệt độ 280C và có độ pH =7 là tốt nhất. Trang 4
  5. MỤC LỤC  TÓM TẮT                                                                                                                    ................................................................................................................      4  DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT                                                                                 .............................................................................      6  DANH SÁCH HÌNH                                                                                                    ................................................................................................      7  CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU                                                                                          ......................................................................................      9  CHƯƠNG 2LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU                                                                   ...............................................................       11  CHƯƠNG 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                            ........................       19  CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN                                                             .........................................................       24  CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT                                                                 .............................................................       44  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                         .....................................................................................       45  PHỤ LỤC                                                                                                                  ..............................................................................................................       48 Trang 5
  6. DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TAN: hàm lượng NH4+  và NH3 TN: thí nghiệm NT: nghiệm thức Tb: tế bào NT25: nghiệm thức có nhiệt độ 250C NT28: nghiệm thức có nhiệt độ 280C NT31: nghiệm thức có nhiệt độ 310C NT34: nghiệm thức có nhiệt độ 340C NT6: nghiệm thức có pH=6 NT7: nghiệm thức có pH=7 NT8: nghiệm thức có pH=8 NT9: nghiệm thức có pH=9 Trang 6
  7. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Tảo Tetraselmis suecica......................1Error: Reference source not found Hình 2.1: Tảo Tetraselmis suecica.......................................................................11 Hình 4.2: Biến động pH ở TN1...........................................................................25 Hình 4.3: Biến động hàm lượng TAN trong thí nghiệm 1...............................26 Hình 4.4: Biến động hàm lượng lân trong thí nghiệm 1..................................26 Hình 4.5: Biến động hàm lượng Nitrate các nghiệm thức thí nghiệm 1.......28 Hình 4.6: Biến động mật độ tảo thí nghiệm 1.................................................30 Hình 4.7: Biến động tốc độ tăng trưởng thí nghiệm 1....................................32 Hình 4.8: Tương quan mật độ tảo và môi trường của các nghiệm thức thí  nghiệm 1 (a: 250C; b: 280C; c: 310C; d: 340C).........................................33 Hình 4.9: Biến động hàm lượng PO4 ở thí nghiệm 2......................................36 Hình 4.10: Biến động NO3­ các nghiệm thức thí nghiệm 2............................38 Hình 4.11: Biến động mật độ tảo của thí nghiệm 2...............................40 Hình 4.12: Tốc độ tăng trưởng của các nghiệm thức thí nghiệm 2...............41 Hình 4.13: Tương quan giữa mật độ tảo và môi trường các nghiệm thức thí  nghiệm 2 (a:NT6; b:NT7; c:NT8; d:NT9)..................................................43 Trang 7
  8. DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng môi trường Walne...................................20 Bảng 4.2: pH trung bình của các nghiệm thức trong thí nghiệm 1................24 Bảng 4.3: Hàm lượng TAN trong thí nghiệm 1.................................................25 Bảng 4.4:hàm lượng PO43­ trong các nghiệm thức ở thí nghiệm 1...............27 Bảng 4.5: Hàm lượng NO3­ các nghiệm thức thí nghiệm 1............................27 Bảng 4.6: Biến động mật độ tảo của thí nghiệm 1.........................................29 Bảng 4.7:Tốc độ tăng trưởng các nghiệm thức thí nghiệm 1........................31 Bảng 4.8: biến động pH ở thí nghiệm 2............................................................34 Bảng 4.9: Hàm lượng TAN các nghiệm thức thí nghiệm 2.............................35 Bảng 4.10: Hàm lượng PO43­ của các nghiệm thức thí nghiệm 2.................35 Bảng 4.11: Hàm lượng Nitrate các nghiệm thức thí nghiệm 2.......................38 Bảng 4.12: mật độ tảo các nghiệm thức thí nghiệm 2....................................39 Bảng 4.13: Tốc độ tăng trưởng của tảo ở thí nghiệm 2.................................42 Bảng 4.14: Hàm lượng đạm trung bình các nghiệm thức thí nghiệm 2........42 Trang 8
  9. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Ngày nay, do sự phát triển về kĩ thuật, công nghệ dẫn tới các hoạt động   nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển. Nhu cầu về  con giống có   chất  lượng cao cũng như  nguồn thức ăn cho  ấu trùng ngày càng quan trọng và   cấp thiết. Vì có kích thước miệng nhỏ, cơ  quan cảm nhận và hệ  tiêu hóa   chưa phát triển hoàn thiện nên việc chọn đúng thức ăn cho ấu trùng của các   đối tượng nuôi là vô cùng quan trọng. Từ  lâu các nhà khoa học luôn quan  tâm tìm đến các kĩ thuật nuôi cũng như đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh hóa   của các loại thức ăn tự  nhiên như: vi tảo, luân trùng, copepoda, bọ  gạo,   trùng chỉ.... trong đó, tảo là loại thức ăn tự  nhiên quan trọng nhất, là mắt  xích đầu tiên trong chuỗi chuyển hóa thức ăn của chu trình chuyển hóa vật   chất và năng lượng trong môi trường nuôi thủy vực, là nguồn cung cấp thức   ăn giàu dinh dưỡng cho tôm, cá.... Trong đó Chlorophyta là ngành tảo lớn với  khoảng 20.000 loài, được biết đến là loài tảo có hàm lượng dinh dưỡng cao,  đã và đang được khai thác rộng rãi để làm thức ăn cho con người và các loại   gia súc.... Tetraselmis thuộc ngành tảo lục, đơn bào, có 4 roi , được nuôi đại trà từ  năm   1980.  Hiện   nay,  nhiều   quốc   gia  đã  tiến   hành   nuôi   sinh   khối   tảo  Tetraselmis  như  Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... chúng không chỉ  được  biết đến là loài tảo có hàm lượng dinh dưỡng cao như  protein (31% trọng   lượng khô), lipid (10%), carbohydrate (12%) và vitamin...và chúng được sản   xuất đại trà như là nguồn thức ăn chất lượng cao cho  ấu trùng của các đối   tượng trai, sò, hàu, ngao...  Ngoài ra, theo Dương Thị  Minh Thành và  ctv. (2009),  Tetraselmis  còn được biết  đến là loài tảo góp phần làm giảm  ô  nhiễm cho môi trường   cụ  thể  chúng có khả  năng hấp thụ  N­NH, P­PO4,   phân hủy COD,...   Theo Cao Hoàng Sơn (2010),   Tetraselmis  là loài tảo có  hàm lượng lipid cao, có triển vọng trong ứng dụng sản xuất nhiên liệu sinh  học. Do có các ứng dụng quan trọng trong thủy sản và quản lí nguồn nước   các hệ  thống nuôi tôm,  cũng như  khả  năng xử  lí nước nên đề  tài “  Ảnh  hưởng của nhiệt độ, áp suất đối với sự  phát triển của tảo  T. suecica” đã  được thực hiện nhằm tìm hiểu về  môi trường nuôi thích hợp cho sự  phát   triển của tảo T.suecica. Trang 9
  10. 1.1 Mục tiêu đề tài Nhằm xác định khoảng nhiệt độ  và pH thích hợp và tối ưu cho sự  phát   triển của tảo T.suecica. Cung  cấp thêm dữ liệu khoa học, góp phần phổ biến mô hình nuôi tảo   Tetraselmis phục vụ  nhu cầu sản xuất thức ăn thủy sản và cho các loại ấu  trùng thủy sản 1.2 Nội dung đề tài Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của tảo T.suecica Ảnh hưởng của pH đối với sự phát triển của tảo T.suecica 1.3 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013. Trang 10
  11. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của tảo Tetraselmis 2.1.1 Phân loại Giới: Plantae Ngành: Chlorophyta Lớp: Chlorophyceae Bộ: Volvocales Họ: Chlamydomonadaceae Giống: Tetraselmis (Stein.S.F.N, 1878) Loài: T.suecica Hình 2.1: Tảo Tetraselmis suecica 2.1.2 Hình thái, đặc điểm cấu tạo Tetraselmis là loài tảo lục đơn bào, có dạng hình cầu, bầu dục hay hình   quả lê. Tiết diện ngang gần với hình tròn, có màng keo bao bọc, kích thước  10­50 µm. Tế  bào được phủ  bằng vách xenlullose  ở  trong và vách pectin  ở  ngoài có chức năng bảo vệ chống đỡ tế bào tảo, giúp tảo có hình dạng nhất  định. Đây là một dấu hiệu của sự phát triển tế bào thực vật bậc cao. Tế bào   có 1 điểm mắt và 4 tiêm mao bằng nhau nằm ở đỉnh tế bào giúp tảo di động  tự  do.  Đa số  các loài có tính hướng quang. Sắc thể  hình chén, dạng đĩa  mỏng   hoặc   dạng   chữ   H,   và   bao   quanh   gần   hết   thành   tế   bào.   Tế   bào  Trang 11
  12. Tetraselmis có không bào co bóp và có nhân đơn bội. Phần đầu là phần tế  bào hướng về phía chuyển động mang tiêm mao; phần đối lập gọi là phần   cuối. 2.1.3 Sinh sản Sinh sản dinh dưỡng bằng cách nhân đôi, ngoài ra còn có sinh sản vô tính   bằng động bào tử  (khác các loài tảo lục khác,  Tetraselmis  không có khả  năng sinh sản hữu tính. Khi sinh sản vô tính, mỗi tế bào mất đi tiêm mao, nguyên sinh chất trong  tế bào bắt đầu phân cắt tạo ra 2,4,8 tế bào. Trong điều kiện bất lợi thì tiêm   mao sẽ  co lại hay mất đi làm tế  bào trở  nên bất động. Tế  bào tiết ra một   tầng keo sau đó tiếp tục phân cắt tạo thành một quần thể  keo, đa bào, vô   định hình, đó là giai đoạn quần thể keo. Khi môi trường thích hợp trở lại thì   tế bào mọc tiêm mao và tiếp tục giai đoạn di động. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo 2.2.1 Các yếu tố môi trường a. Ánh sáng. Cũng như  các loài thực vật bậc cao khác, ánh sáng là một trong những  nhân tố  góp phần quan trọng vào quá trình quang hợp. Tảo có đặc điểm   hiệu ứng lại với sự tăng lên của cường độ ánh sáng. Khi cường độ ánh sáng  ở mức thấp thì tỉ lệ quang hợp thực sẽ cân bằng với tỉ lệ hô hấp. Đây gọi là   điểm bù trừ. (Garham và ctv., 2000). Dựa theo mỗi loài tảo mà có khoảng   cường độ chiếu sáng tối ưu và thời gian chiếu sáng thích hợp riêng. Thông  thường, các loài tảo  được nuôi trong cường  độ  ánh sáng khoảng  1.000­ 10.000 lux, với thời gian chiếu sáng từ 16­24h/ngày. b. Nhiệt độ Bên cạnh yếu tố về môi trường như  ánh sáng, nhiệt độ  cũng góp phần  đáng kể  đến sự  phát triển của tảo. Tảo được nuôi trong môi trường nhiệt  độ thích hợp thì phát triển nhanh, thời gian tảo tàn kéo dài. Ngược lại nhiệt   độ  nằm ngoài khoảng  chịu  đựng của  tảo,  thì  tế   bào  các  loài tảo  bị   ưu   trương hay nhược trương dẫn đến tình trạng tảo bị kìm hãm phát triển hoặc  chết (Phạm Thị Diễm Phương, 2012). Mỗi loài tảo có một khoảng nhiệt độ  tối ưu riêng. Theo Trương Sỹ Kỳ (2000), có thể nuôi tảo ở khoảng 20­300C.  Lavens và Sorgeloos (1996) cho rằng tảo nước mặn  trong đó có Tetraselmis  Trang 12
  13. phát triển tốt trong khoảng 16­270C, còn Mai (2000) cho thấy khoảng nhiệt   độ  tối  ưu cho giống này là 25­270C.  Theo thí nghiệm  ảnh hưởng của độ  mặn và nhiệt độ  lên tỉ  lệ  phát triển  của tảo  Tetraselmis tetratheles  của  Mohd Adib Fadhid B Azian năm 2007,  Tetraselmis tetratheles   phát triển  trong khoảng nhiệt độ  từ  20­300C khá  ổn định và không phát triển tốt vào  khoảng nhiệt độ  330C,  ở  khoảng nhiệt độ  này tảo phát triển chậm và tàn   nhanh.  Theo  Coutteau (1996),  nhiệt độ  thích hợp để  tảo phát triển là 16­ 350C  và nhiệt độ  tối  ưu để  tảo phát triển là 20­240C. Nhiệt độ  thấp hơn  160C thì tảo chậm phát triển và tảo sẽ chết khi nhiệt độ trên 35 0C. Ngoài ra,  Nuôi tảo trong phòng sẽ dễ  dàng khống chế được nhiệt độ, trong khi nuôi  ngoài trời thời tiết có thể thay đổi bất thường. Theo Diễm (2011), Nhiệt độ  thích hợp cho Isochrysis galbana là 10­350C nhưng tối ưu nhất trong khoảng  25­300C. Khi nuôi tảo ngoài trời nhiệt độ tối ưu để đạt được tỉ  lệ cao nhất   năng suất tảo là 270C, trong khi nhiệt độ lớn hơn 320C hoặc thấp hơn 190C  năng suất tảo giảm đáng kể. c. pH pH   là   nhân  tố   biểu   thị   cho  sự   phát   triển   về   mật   độ   của   tảo.   Theo  Coutteau (1996), Tảo có thể sống trong ngưỡng pH từ 7­9 nhưng pH tối ưu  từ 8,2­8,7 nếu pH không ổn định có thể dẫn tới các tế bào bị phá vỡ và tảo   chết đột ngột. Vì vậy, trong hệ thống nuôi tảo ta cần bổ sung  CO2 nhằm ổn  định pH  ở  dưới 9 trong suốt quá trình phát triển của tảo. Theo Oh_Shama  (1986), Khi amonium hoặc nitrate được sử  dụng như  nguồn cung cấp nit ơ  cho tảo sẽ  dẫn đến sự  biến đổi pH của môi trường. Sự  hấp thu NO 3­  sẽ  dẫn đến sự tăng pH của môi trường. Và ngược lại sự hấp thu NH4+ sẽ dẫn  đến  sự   giảm  pH.  Trong  hệ   thống  nuôi  tảo,  nên  duy  trì  pH  
  14. sinh trưởng trong môi trường mới có độ mặn thấp hơn môi trường sống ban   đầu tới 15 ppt. Độ mặn tối ưu cho tảo phát triển từ 20 – 24 ppt.  Theo Trần  Sương Ngọc và ctv.(2007), Tetraselmis được cho là giống tảo có khả  năng  rộng muối từ 6­53ppt. Tetraselmis gracilis sinh sản ở khoảng độ mặn từ 9­ 30 ppt. Tuy nhiên, trong nuôi tảo, để  tảo phát triển tốt nhất, khi thuần hóa   thì tốt nhất độ mặn nên khác biệt ít so với nơi chúng phân bố. e. Các yếu tố khác: Sự đảo trộn và sục khí Trong môi trường tự  nhiên, dưới sự  tác động của sóng gió, thủy triều,  các tầng nước bị  phân tầng giúp cho tảo đủ  dinh dưỡng và ánh sáng cần  thiết để quang tổng hợp.  Trong môi trường nuôi nhân tạo các yếu tố trên được đảm bảo qua hình  thức sục khí. Mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng CO2 để tảo tổng  hợp vật chất hữu cơ, hạn chế sự thay đổi pH như là sự cân bằng giữa CO 2  và HCO3­ (Coutteau, 1996), ngoài ra còn giúp cho chất dinh dưỡng được trộn  đều. Đồng thời dưới các tác động của sục khí cũng góp phần hạn chế tình  trạng  tảo bị  lắng đáy và hạn chế  sự  phân tầng về nhiệt độ. Tùy theo thể  tích nuôi mà có sự  đảo trộn và cung cấp khí khác nhau, đồng thời sục khí  mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào từng loài tảo các từng giai đoạn phát triển  của tảo. 2.2.2 Các yếu tố về dinh dưỡng: Muối dinh dưỡng vô cơ  có sẵn trong thủy vực thường quyết định lên  khả năng sinh trưởng của tảo. Thường thì muối dinh dưỡng được trộn lẫn  giữa các tầng nước bởi các dòng chảy, hiện tượng nước trồi hay khả năng  sục   khí.   Các   muối   dinh   dưỡng   đa   phần   là   các   hợp   chất   của   nitrate   và  phosuecicahate, ngoài ra còn có các nguyên tố  vi lượng khác, chiếm vai trò  quan trọng không thể  thiếu trong sự  tăng trưởng của tảo. Tỉ  lệ  giữa N:P   thường được đề  nghị  là 6:1 (Valero, 1981, trích bởi Nguyễn Thành Thái,  2011). a. Đạm:  Đa số  tảo sử  dụng đạm dưới dạng hợp chất NH 4+, NO3­  để  tạo  thành amino acid, acid nucleic, chlorophyll và các hợp chất hữu cơ  có  nitơ  khác. Theo Đặng Đình Kim (1990), Nitơ  chiếm 1 – 10% trọng lượng   khô của tế bào tảo. Hầu hết các loài tảo đều có thể sử dụng NH4+ và NO3­ ở  màng tế  bào (Graham,  2000).  Thông thường, tảo lục và tảo lam cần hàm  lượng đạm 0.1­1 mg/L. Trang 14
  15. b. Lân:  Hợp chất  của  photpho  (PO4­)  là chất dinh dưỡng cần thiết sự  phát triển của tảo trong nước mặt. Phosuecicaho trong tự nhiên tồn tại dưới  2 dạng là phosuecicahat hữu cơ (DIP) và phosuecicaho vô cơ  (DOP). Trong  quá trình hấp thu phosuecicaho vô cơ, tảo cần được kích thích bởi ánh sáng  và đồng thời phosuecicaho vô  cơ cũng được tảo sử dụng chủ yếu. Các quá   trình quan trọng trong tế bào đều có sự tham gia của lân, đặc biệt trong chu   trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp acid nucleic. Lân được phân hủy   tạo thành phosuecicaho vô cơ dễ tiêu hóa bởi các enzim phosuecicahoesterae,  phosuecicahatase.  c. Thành phần vi lượng:  bao gồm các nguyên tố  có hàm lượng rất  thấp, nhưng chiếm vị  trí quan trọng trong quá trình phát triển của tảo. Các   nguyên tố vi lượng bao gồm K, Na, Mg, Ca, Fe, Mn, Cu, Zn, cụ thể: Kali: có ý nghĩa lớn trong xúc tiến quá trình quang hợp bằng cách túc đẩy  quá trình vận chuyển glucid từ  phiến lá vào các cơ  quan khác, ngoài ra,   cation này còn có ảnh hưởng đến sự hình thành các liên kết cao năng như sự  tạo thành protein và các acid amin. Mg: là cấu tử  trung tâm của diệp lục tố, theo Metzler (1997) trích bởi  nguyễn   Thái   Thành   (2011),   cation   Mg2+  cần   thiết   cho   sự   hấp   thu   và   di  chuyển chất lân, Mg là thành phần của chlorophy, ribosom, và nhiễm sắc  thể. Ca: trong thủy vực, cation Ca2+ có khả năng làm cho nước bớt chua, tăng  độ  hòa tan, đồng hóa các chất hữu cơ  khác và tạo sự  bình quân giữa các   muối dinh dưỡng trong nước.  Fe: là nguyên tố  rất cần thiết cho tảo, mặc dù hàm lượng của ion này  không lớn. Theo Trương Quốc Phú (2003), Chất diệp lục của tảo không thể  tạo thành được nếu không có sắt, mặc dù trong thành phần diệp lục không   có sắt. Hàm lượng sắt trong nước ngọt cao hơn trong nước biển đến hàng   chục ppm. Hàm lượng muối sắt tỉ  lệ  nghịch với pH. Do  đó khi quá trình  quan hợp của tảo nói chung và thực vật phù du nói riêng tăng thì ion Fe3+  trong môi trường hầu như hết. Mn: cation Mn+ có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của thực vật, hàm  lượng Mn+ thích hợp cho sự phát triển cho tảo là 0.005­0.2ppm.  Cu: là vi tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của tảo. Tuy nhiên, nếu   đồng cao sẽ dẫn đến tình trạng ức chế sự phát triển hoặc giết chết tảo do   Trang 15
  16. khả năng phá hủy chức năng của các tế bào đảm nhận quá trình quang hợp,   hô hấp, tổng hợp chlorophy, và phân chia tế bào. Tốc độ tăng trưởng Zn2+: là thành phần cấu tạo của carbonicanhydrase làm lăng khả  năng  vận chuyển O2 (carbonicanhydrase là chất xúc tác của quá trình hydrase hóa)  Natri: là  ion cấu thành nên nhiều thành phần của cơ thể. Chiếm khoảng  0.5­1% trọng lượng cơ thể tảo cũng như các thủy sinh vật khác.  2.3 Sự phát triển của quân thể tảo Trong điều kiện nuôi cấy với các chất dinh dưỡng thích hợp và điều   kiện   lý   học   thuận   lợi,   sự   phát   triển   của   tảo   trải   qua   5   giai   đoạn  (Coutteau,1996). 1 Pha đầu 2 Pha tăng trưởng nhanh 3 Pha tăng trưởng chậm 4 Pha bão hòa 5 Pha tàn lụi Ngày nuôi cấy   Pha đầu: là giai đoạn tảo bắt đầu nuôi cấy. Ở giai đoạn này, tế bào  tảo lớn lên về  kích thước nhưng không có sự  phân chia nên mật độ  tảo   không tăng hoặc tăng lên rất ít. Đây là giai đoạn tế tào thích nghi với sự trao   đổi chất của môi trường.Thời gian của pha này nhanh hay chậm tùy thuộc   vào tính chất tảo, nguồn tảo, và dinh dưỡng trong môi trường nuôi. Pha tăng trưởng: trong giai đoạn này, tảo có sự  tăng lên rõ rệt về  số  lượng tế bào, quá trình trao đổi chất giữa tế bào tảo và môi trường diễn ra   mạnh mẽ. Và mật độ  tảo tăng lên mỗi giờ  với điều kiện nhiệt độ  và ánh   sáng không đổi, được tính theo công thức: Ct = C0.emt Ct và C0: mật độ tảo đã tăng lên tại thời gian t và 0. m: hệ số tăng trưởng của loài. Trang 16
  17. Pha tăng trưởng chậm: tế bào bắt đầu tăng trưởng chậm lại, sự phân  chia tế bào diễn ra chậm, ít có sự thay đổi lớn vì năng lượng, ánh sáng, pH,   các yếu tố lý hóa khác trở nên giới hạn.  Pha bão hòa: các yếu tố bị giới hạn và sự sinh trưởng của tảo được cân   bằng. Pha tàn lụi:  chất lượng nước trở  xấu, năng lượng không đủ  cho tảo  sinh trưởng và phát triển, mật độ tế bào giảm nhanh và suy tàn, tảo chết.  2.4 Giá trị dinh dưỡng và ứng dụng của tảo Tetraselmis 2.4.1 Giá trị dinh dưỡng của tảo. Tảo Tetraselmis có thành phần dinh dưỡng cao và giàu chất béo cao phân  tử  không no (HUFA) vốn là phần chất rất cần thiết cho  ấu trùng tôm, cá  biển,... Hàm lượng dinh dưỡng có trong tảo Tetraselmis cao,  protein chiếm  31% trọng lượng khô cơ  thể, cacbonhydrate chiếm 10%, hàm lượng lipid,  acid béo lần  Ngoài ra Tetraselmis còn có hàm lượng vi lượng vitamin, khoáng và tính  kháng khuẩn hiệu quả. 2.4.2 Ứng dụng: T.suecica là nhóm tảo vi lượng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, là thức  ăn thích hợp cho  ấu trùng các loài hai mảnh vỏ. Trên thế  giới,  Tetraselmis  được sử  dụng rộng rãi cho các đối tượng  ấu trùng tôm, bào ngư,... còn  ở  trong nước thì là nguồn thức ăn chất lượng cao cho các đối tượng hải sản  có giá trị kinh tế như ốc hương, trai, sò,... Tetraselmis được biết đến là loài tảo có hàm lượng lipid cao, có nhiều  triển vọng trong việc áp dụng nuôi trồng đại trà để  phục vụ  cho sản xuất  nhiên liệu sinh học (Cao hoàng Sơn, 2010). Qua nghiên cứu việc thuần hoá  giống tảo này từ  trong điều kiện phòng thí nghiệm sang môi trường nước  thải   nuôi   tôm,   tảo   đã   phát   triển   tốt   trên   môi   trường   nước   biển   (thuyhaisan.net). Ngoài ra,  T.suecica  có  ứng dụng trong  xử  lý nước thải nuôi tôm công  nghiệp và kết quả cho thấy, tảo có khả  năng làm sạch nước thải nuôi tôm   sú.  Cụ   thể,   loại   tảo   này   có   khả   năng   hấp   thụ   N­NH,   P­PO4,   phân   huỷ  COD…  Trang 17
  18. Tetraselmis và các nhóm loài tảo lục khác đã và đang dược nghiên cứu ở  Việt Nam với nhiều kết quả khả quan:    Đề  tài nghiên cứu  Mô hình xử  lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp   bằng tảo Tetraselmis sp. và nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Dương Thị Thành  và ctv., (2012) đã được thực hiện ở quy mô pilot mô hình sử lý nước thải  ao  nuôi tôm công nghiệp bằng tảo Tetraselmis sp. và nhuyễn thể hai mảnh vỏ  (sò huyết, vọp cửa sông),với kết quả hơn 70% nguồn nước sau khi xử lý từ  đều có thể nuôi trồng trở lại. Đề tài nghiên cứu astaxanthin trong các chủng vi tảo  Haematococus phân  lập  ở  Việt Nam (Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Thị  Hoài  Hà, 2012) đã xác định Haematococcus pluvialis là loài tảo có khả  năng sinh  tổng hợp astaxanthin, hợp chất có  khả  năng  chống oxy hóa có nguồn  gốc   từ  tự  nhiên và đang được sử  dụng làm chất phụ  da tạo màu cho các sản   phẩm nông nghiệp, làm thức ăn cho cá hồi và  gia  cầm… Trang 18
  19. CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm Nghiên cứu được thực hiện tại phòng nghiên cứu thức ăn tự  nhiên, bộ  môn Thủy sinh vật ứng dụng, khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ 3.2 Vật liệu nghiên cứu Nguồn tảo: Tảo Tetraselmis suecica có nguồn gốc từ trung tâm nghiên  cứu Artemr, Đại học Geut, Bỉ  và được nuôi, giữ  từ  phòng thí nghiệm tảo,   Bộ  môn Thủy sinh vật  ứng dụng, khoa Thủy Sản, trường  Đại học Cần  Thơ. Tảo được nuôi cấy bằng dung dịch Walne, độ  mặn 25ppt, nhiệt độ  250C. Nước ngọt được cung cấp từ nhà máy nước Cần Thơ Nước ót: kiểm tra độ  mặn và lọc qua lưới lọc pha   để  đạt độ  mặn  25%o sau đó nước được xử lý bằng chlorine (2ppm) và sục khí liên tục trong  thời gian 12­24 giờ nước được kiểm tra chlor dư bằng dung dịch KI và trung  hòa bằng dung dịch Thiosunfate natri (Na2S2O3) nếu còn chlor dư.  Hệ thống thí nghiệm:  12 bình tam giác 1 lít Dây và ống sục khí Lọ penicilin 12/ngày (thu mẫu tảo) Chai 110ml 12 chai/lần/3 ngày (thu mẫu kiểm tra môi trường) Đèn huỳnh quang 1.2m Headter ( điều chỉnh nhiệt độ) HCl, NaOH (điều chỉnh pH) 4 Bể thủy tinh. Tủ lạnh bảo quản môi trường Hóa chất:formol 4% dùng để  cố  định mẫu tảo, cồn 70% để  sát trùng  tay trước khi thao tác. Các thông số  theo dõi: pH, cường độ  ánh sáng, mật độ  tảo, NO3­/  NH4+, PO42­ Dụng cụ  theo dõi mật độ  tảo  Tetraselmis: kính hiển vi, buồng đếm  tảo Bucker, Pipette tự động và các thiết bị cần thiết khác cho thí nghiệm Trang 19
  20. Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng môi trường Walne Thành phần hóa chất Lượng Dung dịch A (dùng 1­2 ml cho mỗi lít nước nuôi tảo) FeCl3.6H2O 1.30 g MnCl2.4H2O 0.36 g H3PO3 33.60 g EDTA 45.00 g NaH2PO4.2H2O 20.00 g NaNO3 100.00 g Dung dịch B 1.0 ml Nước cất đến 1000 ml Dung dịch B ZnCl2 2.1 g CoCl2.6H2O 2.0 g (NH4)6.Mo7O24.4H2O 0.9 g CuSO4.5H2O 2.0 g HCL đậm đặc 10.0 ml Nước cất đến 100.0 ml Dung dịch C (0.1 ml cho mỗi lít nước nuôi tảo) Vitamin B12 10 mg Vitamin B1 200 mg Nước cất đến 100 ml Dung dịch D (cho tảo khuê, 2ml cho mỗi lít nước  tảo) 40.0 g Na2SiO3.5H2O 1000 ml Nước cất đến Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2