intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý kỹ thuật trong nội soi tái tạo dây chằng chéo trước dạng 2 bó với ba đường hầm

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tổng kết kinh nghiệm của chúng tôi đối với kỹ thuật tái tạo dây chằng chéo trước dạng 2 bó với 3 đường hầm ở 120 trường hợp (85 nam, 35 nữ, tuổi từ 17 - 50) sử dụng gân chân ngỗng và vít chèn sinh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý kỹ thuật trong nội soi tái tạo dây chằng chéo trước dạng 2 bó với ba đường hầm

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> LƢU Ý KỸ THUẬT TRONG NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG<br /> CHÉO TRƢỚC DẠNG 2 BÓ VỚI BA ĐƢỜNG HẦM<br /> Vũ Nhất Định*; Nguyễn Tiến Bình**<br /> TÓM TẮT<br /> Dây chằng chéo trƣớc (DCCT) bao gồm 2 bó: bó trƣớc trong và bó sau ngoài. Ở điểm<br /> bám chày, bó trƣớc trong ở trƣớc bó sau ngoài. Trong phẫu thuật tái tạo DCCT dạng 2 bó<br /> với 3 đƣờng hầm (2 đƣờng hầm đùi và 1 đƣờng hầm chày), cả 2 bó đều đi qua 1 đƣờng hầm<br /> chày, bó trƣớc trong có thể không ở trƣớc bó sau ngoài.<br /> Bài báo này tổng kết kinh nghiệm của chúng tôi đối với kỹ thuật tái tạo DCCT dạng 2 bó<br /> với 3 đƣờng hầm ở 120 trƣờng hợp (85 nam, 35 nữ, tuổi từ 17 - 50) sử dụng gân chân<br /> ngỗng và vít chèn sinh học.<br /> Chúng tôi lƣu ý: vị trí của bó trƣớc trong và bó sau ngoài ở đƣờng hầm chày có liên quan<br /> đến tƣơng quan giữa kích thƣớc của 2 mảnh ghép và kích thƣớc của đƣờng hầm chày, vị trí<br /> của vít so với 2 mảnh ghép dây chằng trong đƣờng hầm chày.<br /> * Từ khóa: Dây chằng chéo trƣớc; Tái tạo dây chằng chéo trƣớc 2 bó 3 đƣờng hầm; Nội soi.<br /> <br /> A TECHNICAL NOTE OF ARTHROSCOPIC RECONSTRUCTION<br /> OF THE DOUBLE BUNDLE ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT<br /> WITH THREE TUNNELS<br /> SUMMARY<br /> The anterior cruciate ligament (ACL) is composed of 2 bundles: anteromedial (AM) and<br /> posterolateral (PL) bundles. On the tibial insertion, AM bundle is located anterior to the PL<br /> bundle. In double bundle ACL reconstruction with three tunnels (2 femoral tunnels and only<br /> 1 tibial tunnel), both two bundles go through a single tibial tunnel, AM bundle perhaps<br /> should not be locate anterior to the PM bundle.<br /> This article summarizes our experiences to double bundle anterior cruciate ligament<br /> with three tunnels of 120 patients (85 males, 35 females; age ranged 17 to 50 years) with<br /> the use of hamstring tendons and interference screw for fixation.<br /> We note that: positions of the AM bundle and PM bundle in the tibial tunnel is<br /> associated with the correlation between the tibial tunnel size and two graft size, position of<br /> bioabsorbable screw in the tibial tunnel.<br /> * Key words: Anterior cruciate ligament; Reconstruction of double - bundle anterior<br /> cruciate ligament; Arthroscopy.<br /> * Bệnh viện 103<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Vũ Nhất Định (vunhatdinh103@yahoo.com.vn)<br /> Ngày nhận bài: 18/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 4/11/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 14/11/2013<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Mặc dù còn có những tranh cãi về kết<br /> quả phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT<br /> dạng 2 bó và phẫu thuật tái tạo DCCT<br /> dạng 1 bó, nhƣng phẫu thuật nội soi tái<br /> tạo DCCT dạng 2 bó vẫn ngày càng<br /> đƣợc đón nhận [1, 2, 3, 4, 5].<br /> Hiện nay có 3 kỹ thuật tái tạo DCCT<br /> dạng 2 bó đƣợc sử dụng nhiều, đó là: kỹ<br /> thuật tái tạo DCCT dạng 2 bó với 2<br /> đƣờng hầm, kỹ thuật tái tạo DCCT dạng<br /> 2 bó với 3 đƣờng hầm và kỹ thuật tái tạo<br /> DCCT dạng 2 bó với 4 đƣờng hầm.<br /> Mỗi kỹ thuật có những ƣu nhƣợc<br /> điểm nhất định và cũng có đòi hỏi về kỹ<br /> thuật riêng biệt để tạo 2 bó DCCT riêng<br /> biệt, đó là bó trƣớc trong và bó sau<br /> ngoài.<br /> Trong kỹ thuật tái tạo DCCT dạng 2<br /> bó với 3 đƣờng hầm (2 đƣờng hầm đùi<br /> và 1 đƣờng hầm chày), 2 bó có thể nằm<br /> trƣớc sau (theo đúng giải phẫu) (ảnh 1B)<br /> hoặc nằm ngang (không đúng theo giải<br /> phẫu) (ảnh 1C) tại miệng đƣờng hầm<br /> chày.<br /> Nghiên cứu này rút ra những lƣu ý kỹ<br /> thuật từ 120 bệnh nhân (BN) đƣợc tái<br /> tạo DCCT dạng 2 bó với 3 đƣờng hầm<br /> để đảm bảo 2 mảnh ghép DCCT ở vị trí<br /> trƣớc sau tại miệng đƣờng hầm chày<br /> theo nhƣ giải phẫu đã mô tả (ảnh 1A).<br /> <br /> A. Giải phẫu DCCT<br /> <br /> B. Bó trƣớc trong nằm phía trƣớc<br /> bó sau ngoài<br /> <br /> C. Bó trƣớc trong nằm ngang với<br /> bó sau ngoài<br /> Ảnh 1: Hình ảnh giải phẫu và hình<br /> ảnh sau tái tạo của DCCT.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 120 BN, trong đó 35 nữ và 85 nam<br /> với độ tuổi từ 17 - 50 tuổi, bị đứt DCCT<br /> đƣợc phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT<br /> dạng 2 bó với 3 đƣờng hầm bằng gân cơ<br /> bán gân và gân cơ thon tự thân chập đôi<br /> tại Bệnh viện 103. BN không bị tổn<br /> thƣơng dây chằng chéo sau (DCCS), dây<br /> chằng bên, gãy xƣơng chi dƣới hoặc<br /> thoái hóa khớp gối nặng nề.<br /> Nguyên nhân tổn thƣơng chủ yếu liên<br /> quan đến tai nạn thể thao gặp 82 trƣờng<br /> hợp, do tai nạn sinh hoạt gặp 11 trƣờng<br /> hợp, còn lại là do các nguyên nhân khác<br /> (tai nạn giao thông, tai nạn trong hoạt<br /> động quân sự).<br /> Có 38 trƣờng hợp có tổn thƣơng sụn<br /> chêm kèm theo, không lựa chọn các<br /> bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo sau và<br /> các dây chằng bên kết hợp.<br /> Thời gian từ khi bị tổn thƣơng đến<br /> khi đƣợc mổ tái tạo dây chằng sớm nhất<br /> là 3 tuần và muộn nhất là 10 năm.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Kỹ thuật mổ:<br /> - Tƣ thế BN: BN nằm ngửa trên bàn<br /> phẫu thuật, tiến hành khám và đánh giá<br /> lại tình trạng lỏng khớp gối sau khi vô<br /> cảm. Chân không bị tổn thƣơng duỗi<br /> thẳng trên bàn. Chân bị đứt DCCT gấp<br /> gối 90º, tựa vào các dụng cụ hỗ trợ ở<br /> mặt ngoài 1/3 giữa (G) đùi và bàn chân.<br /> Ga rô hơi đặt ở 1/3G đùi và duy trì suốt<br /> <br /> trong thời gian phẫu thuật với áp lực 300<br /> mmHg.<br /> Sử dụng 3 đƣờng vào khớp gối: trƣớc<br /> trong (ngang khe khớp gối, sát bờ trong<br /> gân bánh chè), trƣớc ngoài (ngang khe<br /> khớp, sát bờ ngoài gân bánh chè) và<br /> đƣờng vào phía trong cách lối vào trƣớc<br /> trong 2 cm, ngang khe khớp.<br /> Chuẩn bị mảnh ghép dây chằng: rạch<br /> da dài 3 cm ở mặt trƣớc trong 1/3T cẳng<br /> chân, tƣơng ứng với vị trí bám của gân<br /> cơ bán gân và gân cơ thon, đƣờng rạch<br /> theo hƣớng của gân. Bộc lộ và lấy gân<br /> bằng dụng cụ chuyên dụng (triper). Làm<br /> sạch cơ khỏi các gân cơ bán gân và gân<br /> cơ thon. Gập đôi gân cơ bán gân làm<br /> mảnh ghép bó trƣớc trong, gập đôi hoặc<br /> gập 3 gân cơ thon làm mảnh ghép bó sau<br /> ngoài. Nếu các gân này nhỏ, lấy thêm<br /> gân cơ bán gân chân bên đối diện. Đo<br /> đƣờng kính riêng biệt đầu gập đôi của 2<br /> mảnh ghép dây chằng để xác định đƣờng<br /> kính của 2 đƣờng hầm đùi và đo đồng<br /> thời đƣờng kính 2 mảnh ghép dây chằng<br /> để xác định đƣờng kính của đƣờng hầm<br /> chày.<br /> Tạo đƣờng hầm đùi: dùng shaver và<br /> arthrocare dọn, bộc lộ xác định rõ dấu<br /> vết vị trí bám giải phẫu của bó trƣớc<br /> trong và bó sau ngoài ở mặt trong lồi<br /> cầu ngoài. Tạo đƣờng hầm đùi cho bó<br /> trƣớc trong: khoan đinh dẫn đƣờng ở tƣ<br /> thế gối gấp tối đa qua lối vào trƣớc<br /> trong; khoan đƣờng hầm chột với đƣờng<br /> kính tƣơng ứng đƣờng kính mảnh ghép<br /> bó trƣớc trong, sâu 30 mm theo đinh dẫn<br /> đƣờng. Luồn chỉ chờ theo đinh dẫn<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> đƣờng. Tạo đƣờng hầm đùi cho bó sau<br /> ngoài: khoan đinh dẫn đƣờng ở tƣ thế<br /> gối gấp 90º qua lối vào bổ sung phía<br /> trong; khoan đƣờng hầm chột với đƣờng<br /> kính tƣơng ứng đƣờng kính mảnh ghép<br /> bó sau ngoài, sâu 25 mm theo đinh dẫn<br /> đƣờng. Luồn chỉ chờ theo đinh dẫn đƣờng.<br /> Tạo đƣờng hầm chày: không dọn<br /> điểm bám của dây chằng ở điểm bám<br /> chày. Khoan đinh dẫn đƣờng theo dụng<br /> cụ định vị từ mặt trƣớc trong cẳng chân<br /> tới trung tâm điểm bám DCCT ở mâm<br /> chày. Khoan đƣờng hầm chày có đƣờng<br /> kính bằng đƣờng kính của cả 2 mảnh<br /> gân ghép.<br /> Kéo bó sau ngoài qua đƣờng hầm<br /> chày lên đƣờng hầm đùi. Dùng que thăm<br /> đƣa chỉ chờ bó trƣớc trong ra trƣớc bó<br /> sau ngoài, kéo bó trƣớc trong qua đƣờng<br /> hầm chày lên đƣờng hầm đùi (mảnh<br /> ghép có đƣờng kính lớn cho bó trƣớc<br /> trong, mảnh ghép có đƣờng kính nhỏ<br /> cho bó sau ngoài). Cố định các mảnh<br /> ghép dây chằng bằng vít chèn sinh học.<br /> Cố định bó sau ngoài ở đƣờng hầm đùi,<br /> tƣ thế gối gấp tối đa. Tiến hành gấp duỗi<br /> gối thụ động với biên độ từ 0 - 120º. Cố<br /> định 2 bó ở đƣờng hầm chày, tƣ thế gối<br /> gấp 30º. Cố định bó trƣớc trong ở đƣờng<br /> hầm đùi, tƣ thế gối gấp tối đa. Sau khi<br /> cố định mảnh ghép dây chằng ở các<br /> đƣờng hầm, tiến hành kiểm tra vị trí và<br /> sức căng của mỗi bó dây chằng, có hay<br /> không va chạm giữa mảnh ghép dây<br /> chằng với mái liên lồi cầu đùi.<br /> <br /> Ảnh 2: DCCT trƣớc mổ, khoan tạo 2<br /> đƣờng hầm đùi, 2 bó DCCT sau tái tạo.<br /> Tháo ga rô, đặt dẫn lƣu, đóng vết mổ,<br /> cố định gối duỗi.<br /> Tập vận động sau phẫu thuật tái tạo 2<br /> bó với 3 đƣờng hầm tƣơng tự nhƣ phẫu<br /> thuật tái tạo dây chằng dạng 1 bó.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1: Kích thƣớc của 2 bó mảnh ghép dây chằng.<br /> MẢNH GHÉP DÂY CHẰNG<br /> BÓ TRƢỚC<br /> TRONG<br /> <br /> BÓ SAU<br /> NGOÀI<br /> <br /> Đƣờng kính lớn nhất<br /> <br /> 7,5 mm<br /> <br /> 7 mm<br /> <br /> Đƣờng kính nhỏ nhất<br /> <br /> 6 mm<br /> <br /> 5 mm<br /> <br /> Dài nhất<br /> <br /> 12 cm<br /> <br /> 10 cm<br /> <br /> Ngắn nhất<br /> <br /> 9 cm<br /> <br /> 8 cm<br /> <br /> KÍCH THƢỚC MẢNH GHÉP DÂY CHẰNG<br /> <br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi ƣu tiên bó có kích thƣớc lớn và dài cho bó trƣớc<br /> trong, trƣờng hợp kích thƣớc của bó trƣớc trong < 6 mm hoặc bó sau ngoài < 5 mm,<br /> lấy thêm gân cơ bán gân ở chân đối diện để đảm bảo mảnh ghép dây chằng có kích<br /> thƣớc đủ lớn.<br /> Bảng 2: Vị trí của 2 bó mảnh ghép dây chằng tại miệng đƣờng hầm chày (n = 120).<br /> VỊ TRÍ 2 BÓ TAI MIỆNG ĐƢỜNG HẦM<br /> HAI BÓ NẰM HAI BÓ NẰM<br /> NGANG NHAU TRƢỚC SAU<br /> <br /> Σ<br /> <br /> ĐƢỜNG KÍNH MIỆNG ĐƢỜNG HẦM CHÀY<br /> <br /> Đƣờng hầm chặt so với mảnh ghép dây chằng<br /> <br /> -<br /> <br /> 67<br /> <br /> 67<br /> <br /> Đƣờng hầm vừa so với mảnh ghép dây chằng<br /> <br /> 10<br /> <br /> 28<br /> <br /> 38<br /> <br /> Đƣờng hầm lớn hơn so với mảnh ghép dây chằng<br /> <br /> 15<br /> <br /> -<br /> <br /> 15<br /> <br /> 25<br /> <br /> 95<br /> <br /> 120<br /> <br /> Σ<br /> <br /> Tất cả các trƣờng hợp đƣờng kính đƣờng hầm chày lớn hơn đƣờng kính của cả 2<br /> bó mảnh ghép dây chằng, bó trƣớc trong đều bị nằm ngang bằng với bó sau ngoài tại<br /> miệng đƣờng hầm chày. Tất cả các trƣờng hợp có đƣờng kính đƣờng hầm chày chặt<br /> so với đƣờng kính của cả 2 bó mảnh ghép dây chằng, bó trƣớc trong đều nằm phía<br /> trƣớc bó sau ngoài tại miệng đƣờng hầm chày.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2