intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LÝ HỌC VÀ TƯỢNG SỐ CỦA NHO - LÃO - PHẬT GIÁO

Chia sẻ: Ke Langdu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

230
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LÝ HỌC VÀ TƯỢNG SỐ CỦA NHO - LÃO - PHẬT GIÁO Từ khi ra đời và phát triển đến thế kỷ XI là thời điểm Nho giáo thịnh vượng nhất cùng với những tên tuổi lớn như: Âu Dương Tu, Thiệu Ung, Chu Hi... Đồng thời cho đến lúc này, Nho giáo được chia ra thành hai bộ phận: đạo học và đức học, và trình độ triết học của Nho giáo đã được nâng lên cao ngang với Lão học và Phật học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LÝ HỌC VÀ TƯỢNG SỐ CỦA NHO - LÃO - PHẬT GIÁO

  1. LÝ HỌC VÀ TƯỢNG SỐ CỦA NHO - LÃO - PHẬT GIÁO Từ khi ra đời và phát triển đến thế kỷ XI là thời điểm Nho giáo thịnh vượng nhất cùng với những tên tuổi lớn như: Âu Dương Tu, Thiệu Ung, Chu Hi... Đồng thời cho đến lúc này, Nho giáo được chia ra thành hai bộ phận: đạo học và đức học, và trình độ triết học của Nho giáo đã được nâng lên cao ngang với Lão học và Phật học. Nếu xét kỹ trong lĩnh vực học vấn, Nho giáo vẫn chú trọng về chính trị và luân lý, còn Lão giáo và Phật giáo trong thực tế tuy có nhiều ẩn ý sâu xa, mê hoặc lòng người, nhưng tư tưởng lại không có giới hạn, cho nên nhiều học giả cố công ra sức nghiền ngẫm thay vì học thuộc lòng những lễ giáo sáo cũ của Nho học. Cũng là một đạo giáo phát triển, nhưng Lão học đã thịnh từ thời Tam quốc. Phật học từ thời Đường, thu hút rất nhiều kẻ sĩ và triết gia để không ngừng mở rộng, trong khi Nho giáo vẫn khăng khăng bó buộc con người ta trong một khuôn khố chật hẹp. Tuy thế, phần lý học cơ bản có một
  2. điểm chung tương đồng giữa Nho - Phật - Lão: Thiên địa vạn vật nhất thể, tức là vũ trụ do Thái cực (điểm vô cùng không giới hạn) sinh ra Lưỡng nghi, sinh ra Tứ tượng rồi âm dương vận động, kết hợp sinh ra vạn vật, vạn vật theo chu kỳ sinh - tử lại trở về với Thái cực (cõi hư không). Nhưng do cách lập giáo và hành đạo khác nhau, nên học thuyết này chia thành 3 quan điểm. Lão giáo cho rằng, vạn vật đều bắt nguồn từ cái gốc là Đạo, cuộc đời chẳng qua là quãng phù vân, hơi đâu mà mưu tính lo nghĩ cho nặng đầu, tốt nhất cứ vui chơi thỏa lòng, hợp đạo hòa với thiên nhiên, thậm chí không cần nhân, lễ nghĩa, trí, tín kể cả luật pháp, quan điểm xã hội, miễn ta với ta thanh thản đến mức vô vi. Tư tưởng này thể hiện rõ nhất ở câu nói của Lão Tử: Vi vô vi, Vị vô vị, Sự vô sự, Dục bất dục. Học bất học (đại ý là: làm mà như không làm, ham muốn mà cũng như không, học cũng như chưa học...). Phật giáo lại coi vạn sự do thuyết luân hồi quyết định, sắc sắc - không không như nhau, đều do cái Ngộ của bản thân làm chủ, chu kỳ sinh hóa luân chuyển là một khái niệm tạm thời hư ảo chứ không phải thực con người ta phải luyện chữ Nhẫn để tìm về cội nguồn vĩnh hằng mới mong thoát khỏi vòng sinh tử, nơi đó không còn lo nghĩ, sầu bi, khổ não, và lúc ấy là ta đắc đạo. Chẳng thế mà kinh Phật viết: Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi! Hỡi kẻ làm nhà? Nay ta gặp được người rồi. Người không thể làm nhà nữa, ta đã
  3. chứng đắc Niêt bàn, bao nhiêu dục ái đều đứt sạch Nho giáo thì quan niệm mọi biến hóa trong vũ trụ phụ thuộc vào Thái cực. Cái gì đã sinh ra tức là thực có phải tận dụng, thuận theo chân lý nguyên- hanh- lợi- trinh của tạo hóa để sinh tồn. Mọi quy luật cuộc sống đều được sắp đặt trong một công thức nhất định mà con người ta hoàn toàn có thể biết được theo nhiều cách, tùy thuộc vào trình độ nhận thức, vì vậy: Còn hay mất, phúc hay họa đều do nơi mình cả. Thiên tai, địa ám thì có can gì? Cũng vì tư tưởng tích cực nên Nho giáo tạo ra cái đạo nhập thế,còn Lão và Phật giáo tiêu cực hơn gọi là đạo xuất thế. Ngoài ra, tính thực tiễn của Nho giáo cũng được ứng dụng rộng rãi nhất, không chỉ là cầu nguyện suông, mà còn muốn đạt được cái mình muốn. Nhưng tượng số học của Tam giáo trên lại không khác nhau là mấy. Đã bàn đến Tượng số thì phải kể đến tên Thiệu Ung, hay còn gọi là Thiệu Khang Tiết và cuốn sách Hoàng cực kinh thế nổi tiếng của ông được biên soạn theo lý thuyết của Kinh dịch và Kinh Thái Huyền có 60 chương phân tích về tượng số của trời đất sự biến hóa của Thái cực ông đã lấy những mã vạch âm dương mà vua Phục Hi đã đặt ra để định tượng số, lập hẳn ra một học thuyết có ảnh hưởng đến tận bây giờ (người cháu đời thứ 29 của ông là Thiệu Vĩ Hoa hiện nay đang phụ trách Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Dịch học của
  4. Trung Quốc có chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành lớn, kể cả Hồng Kông và Đài Loan). Ông được các học giả qua nhiều đời suy tôn là bậc đại triết gia của Nho giáo. Thiệu Khang Tiết cho rằng: Vật lớn không gì bằng trời đất, thế mà cũng có chỗ hết. Cái lớn của trời thì đến âm dương là hết. Cái lớn của đất thì đến Cương nhu là hết. Trời sinh ra bởi động. Đất sinh ra bởi tĩnh. Lúc mới động thì dương sinh động đến cực thì âm sinh. Một âm, một dương giao nhau mà hết cái dụng của trời đất. Ông còn lấy cái thể và cái dụng của tứ tượng phối hợp với nhau thành tượng số tự nhiên như: Nóng, lạnh ngày, đêm, mưa, gió, sương, s m làm sự biến và sự hóa của trời đất, Lấy tính, tình, hình, thể, chạy, bay, cỏ, cây làm sự cảm và sự ứng của vạn vật, Lấy nguyên, hội, vận, thế, tuế, tiết, nhật nguyệt làm cái trước và cái sau của không gian và thời gian. Theo đó, vòng thời gian có một nguyên là 129.600 năm gồm 12 hội, mỗi hội là 10.800 năm có 30 vận, mỗi vận là 360 năm có 12 thế mỗi thế là 30 năm. Như vậy, một nguyên có 12 hội, 360 vận, 4320 thế. Cuộc đại biến hóa của vũ trụ cũng đi theo quy trình như trên, tức là sự biên đổi siêu vật chất đã có nhiều điều trùng lặp, giống nhau đến lạ kỳ với học thuyết khoa học của những nhà vật lý, toán học nghiên cứu về vũ trụ và lượng tử hiện đại. Hơn nữa, Thiệu Khang Tiết cũng dùng tượng số này tạo thành lý thuyết giáo dục và tu dưỡng đạo đức. Ví như có tính là có tình. Tình là cái phản lại của tính cũng như mặt trăng sáng là do lấy ánh sáng từ mặt trời vậy. Tính là
  5. thần, tình là quỷ, nghĩa là tính thì trong lành sáng suốt, tình thì quỷ quái mờ tối, cho nên người ta cần phải phục tính, nói cách khác là rèn luyện để trở lại chính mình. Khi đã về nguyên tính thiêng liêng tỏa sáng thì chính là lúc đạt tới mức thần.,cái thần của Thiệu Khang Tiết cũng phảng phất như đạo Lão vậy. Tuy chỉ có một nhưng ở khắp nơi! Vì lẽ đó mà nguyên tắc sống của người quân tử là tôn trọng bản thân, không bao giờ tự lừa dối mình, biến mỗi bản thân thành một vũ trụ riêng đầy sức mạnh, không bị ngoại cảnh đè nén mà còn khống chế được khách quan. Đ.H.L Tạp chí Hà Nội Ngàn năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2