intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình kinh doanh nhà hàng theo hướng bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Mô hình kinh doanh nhà hàng theo hướng bền vững tiến hành khảo sát thực trạng của vấn đề, nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan, tổng hợp nguyên nhân cụ thể của vấn đề và đề xuất giải pháp cuối cùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình kinh doanh nhà hàng theo hướng bền vững

  1. MÔ HÌNH KINH DOANH NHÀ HÀNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Lý Thị Ngọc Dược và Trần Thùy Linh* Viện Công Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh. TÓM TẮT Phong trào thực hành bền vững đã nhanh chóng phát triển trong những thập kỷ gần đây khi công nghệ ngày càng được cải tiến và con người ngày càng có ý thức hơn về các vấn đề môi trường. Hệ thống các nhà hàng cũng đang dần chuyển mình sang thực hiện những giải pháp xanh để phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới. Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của vấn đề, nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan, tổng hợp nguyên nhân cụ thể của vấn đề và đề xuất giải pháp cuối cùng. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng có thể giảm thiểu được các vấn đề về môi trường, vừa có thể thúc đẩy bảo tồn và phát triển nông sản đặc trưng của địa phương, vừa hỗ trợ đáp ứng nhu cầu việc làm cho cộng đồng. Từ khóa: bền vững, định hướng, kinh doanh, mô hình, nhà hàng. 1. MỞ ĐẦU Trong những năm qua, có thể thấy, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Điều này đã kéo theo rất nhiều vấn đề bất ổn như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… Trong đó, không thể không nhắc đến tác động tiêu cực từ ngành dịch vụ thực phẩm như việc xây dựng các cơ sở nhà hàng phá hoại môi trường tự nhiên, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên như nước, điện và ga, hay việc sử dụng các sản phẩm không thể tái chế và các quy trình tái chế không hiệu quả, sử dụng các sản phẩm hóa chất độc hại hay đáng báo động hơn là việc đóng góp làm gia tăng lượng khí thải carbon. Nhận thấy được tình trạng đáng báo động trên, các chủ nhà hàng đang bắt đầu triển khai các hành động bền vững và ứng dụng các giải pháp xanh vào nhà hàng của họ, nổi bật có thể kể đến các nhà hàng trên thế giới như: Nhà hàng thân thiện với môi trường Azurmendi ở Tây Ban Nha, Nhà hàng tái chế thực phẩm thừa Pied à Terre ở Anh, Nhà hàng không rác thải Silo ở London, Nhà hàng Mana tái chế thức ăn thừa và giấy gói ở Hong Kong,... Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn còn tồn tại một số hạn chế về việc cung cấp thông tin về các quy trình tái chế đến khách hàng và nông sản ở đây chỉ đáp ứng đủ cho việc tự cung của nhà hàng. Chính vì vậy, nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài “ Mô hình kinh doanh nhà hàng theo hướng bền vững”. 2757
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình tìm kiếm giải pháp nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phỏng vấn các chuyên gia, khảo sát bằng bảng hỏi google form, thang đo likert, phương pháp brain writing, thu thập thông tin thứ cấp từ sách, báo, internet. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1 Khái niệm kinh doanh nhà hàng Theo tác giả Lê Thị Nga (2006): “Kinh doanh nhà hàng là hình thức kinh doanh bao gồm các hoạt động chế biến, tổ chức bán và phục vụ thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí cho khách nhằm mục đích có lãi”. 3.2 Khái niệm phát triển bền vững Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa, đó là: “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. 4. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Hình 1: Khảo sát khách hàng về việc đến một nhà hàng thân thiện với môi trường (Tác giả phân tích) Thông qua phiếu tiến hành khảo sát được thực hiện bởi hơn 200 khách hàng, bao gồm 47.6% nam giới và 52.4% nữ giới có thể nhận thấy rằng có đến 55.8% nhóm khách hàng đã từng đến một nhà hàng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn tiếp nhận được những ý kiến sau:: Khách hàng 1: Mình đã tới một số nhà hàng được quảng bá là "thân thiện với môi trường" và nơi đó quả thực là có những điều kiện để phục vụ cho việc xử lí rác, tái chế, phân loại... Tuy nhiên nhân viên và nhiều bạn khách không hiểu hoặc không có ý thức thực hiện nghiêm túc, nên thực hiện rất đối phó, cuối cùng vẫn đâu vào đó, chả thay đổi được gì nhiều. 2758
  3. Khách hàng 2: Ở một số nhà hàng mình từng tới thì họ có để thùng rác tái chế cho khách hàng, nhưng đến cuối ngày dọn dẹp thì họ gom tất cả rác chung lại chứ không thật sự tái chế. Khách hàng 3: Nên thật sự là thân thiện với môi trường thay vì gắn nhãn "thân thiện với môi trường" lên những sản phẩm có hại với môi trường. Thông qua cuộc khảo sát từ các bên liên quan, có thể thấy vấn đề có tồn tại. Vài năm trở lại đây, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, mặt trái của nó là gây ra những tác động tiêu cực như: gây ô nhiễm môi trường, sử dụng vật liệu không thân thiện môi trường,... Chính vì vậy, việc thực hành bền vững trong nhà hàng đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. 5. KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN Hình 2: Mức độ quan tâm của khách hàng đối với một nhà hàng thân thiện với môi trường (Tác giả phân tích) Những năm gần đây, việc thực hành bền vững và chú trọng các yếu tố thân thiện với môi trường ngày càng được các nhà hàng quan tâm nhiều. Đó cũng là một trong lý do khiến khách hàng lựa chọn hay quyết định thường xuyên lui tới để thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng. Thông qua cuộc khảo sát được thực hiện bởi hơn 200 khách hàng, , bao gồm 47.6% nam giới và 52.4% nữ giới có thể nhận thấy rằng có đến 68.8% nhóm khách hàng dành sự quan tâm đối với một nhà hàng thân thiện với môi trường. Hình 3: Nhận định của khách hàng theo 5 mức độ về sự sẵn sàng chi trả thêm tới 10% cho các sản phẩm an toàn với môi trường (Tác giả phân tích) Hiện nay, thế hệ Millenials (8x, 9x) trở thành nguồn khách chính đối với ngành nhà hàng. Đây là thế hệ có xu hướng ủng hộ hoạt động bảo vệ môi trường, cho nên luôn sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm - dịch vụ thân thiện với môi trường. Cũng trong cuộc khảo sát được thực hiện bởi hơn 200 khách hàng, bao gồm 2759
  4. 47.6% nam giới và 52.4% nữ giới có đến 76 khách hàng đồng ý và 51 khách hàng hoàn toàn đồng ý về việc sẵn sàng chi trả nhiều hơn 10% cho các sản phẩm an toàn với môi trường. 6. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VẤN ĐỀ Biểu đồ 1: Biểu đồ xương cá ( Tác giả phân tích) Nguyên nhân cụ thể được lựa chọn: Nhà hàng còn tác động tiêu cực lên môi trường và vẫn chưa có nhiều đóng góp, hỗ trợ đối với địa phương. 7. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP CỦA NHÓM Bảng 1: Điều kiện tiên quyết (Tác giả phân tích) 8. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Mô hình kinh doanh nhà hàng theo hướng bền vững bao gồm: tầng trệt và lầu một sử dụng để kinh doanh nhà hàng. Lầu hai là mô hình nông trại. Với mô hình kinh doanh này, khách hàng không chỉ có cơ hội được trải nghiệm hình thức tham quan mà còn được tìm hiểu quy trình trồng các loại cây trái như cà chua, cà tím,... Điều này, vừa giúp nâng tầm hiểu biết vừa có thể hỗ trợ khách hàng cách trồng các loại rau trái cơ bản. Không những thế, khách hàng còn có thể tự tay thu hoạch nông sản sạch mua mang về hoặc thậm chí là sử dụng những nông sản đó để làm nguyên liệu chế biến món ăn trực tiếp tại nhà hàng. Hơn nữa, nhà hàng có thể tặng cho khách 2760
  5. các giống cây hoặc bán các giống cây cho khách nếu khách cần. Bên cạnh đó, khách hàng còn được cung cấp thông tin và hướng dẫn quy trình về phương pháp ủ phân từ rác thải hữu cơ đúng cách tại nhà để có thể hạn chế được rác thải từ nhà bếp. Ngoài ra, nhà hàng còn sử dụng nguyên liệu thực phẩm được cung cấp từ địa phương và thuê những người dân địa phương dể chăm sóc làm vườn. Yếu tố này vừa thúc đẩy bảo tồn và phát triển nông sản đặc trưng của địa phương, vừa hỗ trợ đáp ứng nhu cầu việc làm cho cộng đồng. Bảng 2: Điểm mạnh điểm yếu của giải phảp (Tác giả phân tích) Điểm mạnh Điểm yếu Hạn chế được lượng rác thải ra môi trường. Chi phí đào tạo nhân sự cao vì phải mời chuyên gia về đào tạo đối với việc thực hành xanh trong nhà hàng. Khách hàng được thông tin nhiều hơn về việc thực Mô hình nhà hàng còn khá mới lạ với nhiều đối tượng khách hành xanh. hàng. Giảm thiểu được chi phí hàng tháng trong khâu vận Chất lượng của sản phẩm địa phương không đồng đều. hành của nhà hàng. Hình 5: Hình minh họa về nhà hàng (Tom Barnas, 2021) 9. KẾT LUẬN Mô hình kinh doanh bền vững đang là một trong những xu hướng được các nhà hàng quan tâm. Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của vấn đề, nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan và chúng tôi nhận thấy rằng việc thực hành bền vững có đóng góp quan trọng trong việc giảm thiểu được về các vấn đề môi trường cũng như thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn gặp phải một số hạn chế trong giới hạn phân khúc khách hàng. Chính vì vậy, ở nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi mong muốn sẽ cải thiện được vấn đề này để có thể mở rộng thị trường mục tiêu. 2761
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê TN, (2006) Giáo trình Tổ chức kinh doanh nhà hàng. 2. Phạm KO, (2021) Phát triển bền vững là gì, nguồn https://luathoangphi.vn/phat-trien-ben-vung-la-gi/. Ngày truy cập 02/04/2022. 3. Nhà hàng DLK18, (2022) Mô hình kinh doanh nhà hàng theo hướng bền vững, nguồn https://docs.google.com/forms/d/1elAMlrGM92QFR5iIaeEme6IkUb7_S3Hf5Otma66SDY/edit?ts=623d4f8b #responses. Ngày truy cập 02/04/2022. 4. Tom BarBar, (2021) Named ‘Greenest Restaurant in America,’ Uncommon Ground celebrates 30 Years, nguồn https://wgntv.com/morning-news/chicago-scene/named-greenest-restaurant-in-america-uncommon- ground-celebrates-30-years/. Ngày truy cập 02/04/2022. 2762
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2