intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối liên quan giữa giao tiếp của điều dưỡng và sự hài lòng người bệnh của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

141
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được xây dựng để khảo sát sự hài lòng bệnh nhân và sự giao tiếp của điều dưỡng ở các bệnh nhân nội trú, đồng thời kiểm tra mối liên quan giữa giao tiếp của điều dưỡng và sự hài lòng của bệnh nhân. Dữ liệu đã được thu thập bởi bộ câu hỏi tự điền từ 197 bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối liên quan giữa giao tiếp của điều dưỡng và sự hài lòng người bệnh của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên

MỐI LIÊN QUAN GIỮA GIAO TIẾP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ SỰ HÀI LÒNG<br /> NGƯỜI BỆNH CỦA BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN<br /> Đinh Ngọc Thành*<br /> Khoa Điều Dưỡng - Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này đƣợc xây dựng để khảo sát sự hài lòng bệnh nhân và sự giao tiếp của điều dƣỡng<br /> ở các bệnh nhân nội trú, đồng thời kiểm tra mối liên quan giữa giao tiếp của điều dƣỡng và sự hài<br /> lòng của bệnh nhân. Dữ liệu đã đƣợc thu thập bởi bộ câu hỏi tự điền từ 197 bệnh nhân nội trú tại<br /> Bệnh viện A Thái Nguyên. Sự trả lời của ngƣời tham gia nghiên cứu đã đƣợc đánh giá trong phạm<br /> vi 36 câu của hai bộ câu hỏi trên 5 điểm của thang đo. Kết quả của nghiên cứu đã thể hiện rằng,<br /> các bệnh nhân đã hài lòng ở mức độ cao với sự giao tiếp của điều dƣỡng ( x = 3.83, SD = .72), và<br /> các bệnh nhân cũng đã đánh giá về sự giao tiếp của điều dƣỡng ở mức độ trung bình ( x = 3.59,<br /> SD = .69). Đặc biệt kết quả nghiên cứu đã thể hiện rằng sự hài lòng bệnh nhân có liên quan chặt<br /> chẽ tích cực với giao tiếp của điều dƣỡng (r = .77, p < .01). Bởi vậy để tăng sự hài lòng bệnh nhân<br /> cũng nhƣ để đảm bảo chất lƣợng của chăm sóc điều dƣỡng thì trƣớc hết các kỹ năng giao tiếp của<br /> điều dƣỡng cần đƣợc cải thiện.<br /> Từ khóa:<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU*<br /> Chất lƣợng của chăm sóc điều dƣỡng phải<br /> đƣợc đánh giá và cải thiện bởi vì nó là một<br /> chỉ số thể hiện tình trạng sống còn của dịch<br /> vụ chăm sóc y tế. Một trong các chỉ số có ý<br /> nghĩa cho sự đảm bảo chất lƣợng của chăm<br /> sóc là sự hài lòng bệnh nhân [10], [15].<br /> Donabedian (1980) đã nhấn mạnh rằng sự hài<br /> lòng bệnh nhân là một sự đo lƣờng của chất<br /> lƣợng chăm sóc bởi vì nó phản ánh sự thành<br /> công của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe<br /> trong việc đáp ứng các giá trị và sự mong đợi<br /> của ngƣời bệnh. Theo tác giả Johansson và<br /> cộng sự (2002), sự hài lòng bệnh nhân là sự<br /> đánh giá chủ quan bởi sự nhận thức và phản<br /> ứng tâm lý của họ, nó là kết quả của sự tƣơng<br /> tác giữa sự mong đợi của bệnh nhân đối với<br /> chăm sóc điều dƣỡng mà họ muốn có và nhận<br /> thức của họ về chăm sóc điều dƣỡng thực sự<br /> mà họ đã nhận đƣợc [5]. Bởi vậy, sự hài lòng<br /> bệnh nhân là kết quả thuộc về ngƣời bệnh là<br /> cái phản ánh chất lƣợng của chăm sóc điều<br /> dƣỡng [17].<br /> Hài lòng bệnh nhân đã trở nên quan trọng bởi<br /> lẽ nó làm tăng việc thực hành áp dụng quan<br /> điểm về chính sách khách hàng với dịch vụ<br /> *<br /> <br /> chăm sóc y tế. Đánh giá sự hài lòng ngƣời<br /> bệnh đối với dịch vụ chăm sóc y tế rất có ý<br /> nghĩa về mặt lâm sàng bởi bệnh nhân hài<br /> lòng họ sẽ tuân thủ các hƣớng dẫn điều trị<br /> và đóng vai trò chủ động hơn trong việc tự<br /> chăm sóc [11].<br /> Hơn nữa, hài lòng của bệnh nhân với giao tiếp<br /> của điều dƣỡng cũng đáp ứng nhƣ là một chỉ<br /> dẫn phản ánh các nhu cầu của bệnh nhân<br /> đƣợc đáp ứng đối với sự chăm sóc sức khỏe<br /> [8]. Tài liệu đã chỉ ra rằng kết quả thuộc về<br /> bệnh nhân là sự hài lòng họ có đƣợc đối với<br /> giao tiếp của điều dƣỡng [3]. Bởi vậy, hài<br /> lòng của bệnh nhân đối với giao tiếp của điều<br /> dƣỡng là tối quan trọng trong các dịch vụ<br /> chăm sóc sức khỏe [9].<br /> Dù sao, kết quả của một vài các nghiên cứu<br /> đã chỉ ra rằng các bệnh nhân đã báo cáo có sự<br /> không hài lòng cao với giao tiếp của điều<br /> dƣỡng. Ditta (2010) đã phát biểu 10% bệnh<br /> nhân đã không hài lòng với giao tiếp của điều<br /> dƣỡng trong khi họ nằm viện. Ở Việt Nam, sự<br /> hài lòng của bệnh nhân đối với giao tiếp của<br /> điều dƣỡng cũng đƣợc báo cáo bởi các tác giả<br /> Hiền (2003) và Thu (2010) theo thứ tự với<br /> 8% và 13,6% các mẫu nghiên cứu của họ là<br /> không hài lòng.<br /> Theo tác các giả Ozsoy, Ozgur, và Akyol<br /> (2007), sự hài lòng của bệnh nhân là sự đánh<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 113<br /> <br /> Đinh Ngọc Thành<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> giá chủ quan bằng nhận thức và phản ứng tâm<br /> lý của họ, đó chính là kết quả của sự tƣơng<br /> tác giữa giao tiếp của điều dƣỡng và sự mong<br /> đợi của bệnh nhân. Thêm nữa, Heath (1995)<br /> đã chỉ ra rằng bệnh nhân hài lòng với giao<br /> tiếp của điều dƣỡng nghĩa là họ thỏa mãn với<br /> sự truyền đạt và trao đổi các thông điệp bởi sự<br /> giao tiếp bằng lời và không bằng lời của<br /> ngƣời điều dƣỡng. Ngoài ra, McCabe (2004)<br /> cũng nói rằng bệnh nhân hài lòng cao khi điều<br /> dƣỡng thực hiện tốt hơn ở tất cả các khía cạnh<br /> của giao tiếp. Bởi vậy, bệnh nhân không hài<br /> lòng với giao tiếp của điều dƣỡng nghĩa là các<br /> điều dƣỡng đã thực hiện các kỹ năng giao tiếp<br /> bằng lời và không bằng lời chƣa đƣợc tốt [4].<br /> Nghiên cứu trên mối liên quan giữa giao tiếp<br /> của điều dƣỡng và sự hài lòng bệnh nhân có<br /> một vai trò quan trọng để cải thiện chất lƣợng<br /> của chăm sóc điều dƣỡng; nhƣng quá trình<br /> tổng quan của tài liệu mới chỉ tìm thấy có 2<br /> nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Stallins (1996)<br /> và Thanh (2010). Kết quả của 2 nghiên cứu<br /> này đã thể hiện một mối liên quan tích cực rất<br /> có ý nghĩa giữa giao tiếp của điều dƣỡng và<br /> sự hài lòng của bệnh nhân.<br /> Mối liên quan giữa các biến số đề cập ở trên<br /> hiếm đƣợc nghiên cứu ở các quốc gia trên thế<br /> giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bởi<br /> vậy, sự hài lòng bệnh nhân và giao tiếp điều<br /> dƣỡng trong ngữ cảnh của Việt Nam nên<br /> đƣợc tiếp tục nghiên cứu.<br /> Bệnh viện A Thái nguyên là một bệnh viện<br /> lớn của tỉnh Thái Nguyên có 340 giƣờng<br /> bệnh, nhƣng trong thực tế có khoảng 560<br /> bệnh nhân điều trị nội trú mỗi ngày. Bệnh<br /> viện có 148 điều dƣỡng trực tiếp chăm sóc tại<br /> 13 khoa điều trị. Qua quan sát trực tiếp tại<br /> bệnh viện và trao đổi với một số điều dƣỡng<br /> trƣởng ở các khoa điều trị của bệnh viện thấy<br /> rằng các bệnh nhân thƣờng có phàn nàn về<br /> thái độ và giao tiếp của các điều dƣỡng,<br /> nhƣng dù sao vẫn chƣa có nghiên cứu nào về<br /> mối liên quan này. Bởi vậy, trong góc độ đảm<br /> bảo chất lƣợng của chăm sóc cái mà đƣợc các<br /> điều dƣỡng cung cấp tới bệnh nhân và danh<br /> tiếng của bệnh viện thì việc tiến hành một<br /> <br /> 89(01)/1: 113 - 119<br /> <br /> nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa hài<br /> lòng ngƣời bệnh và giao tiếp của điều dƣỡng<br /> là thực sự cần thiết.<br /> MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br /> Mục đích của nghiên cứu này là: (1) Mô tả sự<br /> hài lòng của bệnh nhân và giao tiếp điều<br /> dƣỡng ở các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện<br /> viện A tỉnh của Thái Nguyên và (2) Xác định<br /> mối liên quan giữa giao tiếp điều dƣỡng và sự<br /> hài lòng của bệnh nhân.<br /> PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế mô tả tƣơng quan đã đƣợc sử dụng<br /> cho nghiên cứu này để xác định mối liên quan<br /> giữa giao tiếp của điều dƣỡng và sự hài lòng<br /> của ngƣời bệnh. Một trăm chín mƣơi bẩy đối<br /> tƣợng tham gia trong nhiên cứu này đã đƣợc<br /> lựa chọn ngẫu nhiên từ 404 bệnh nhân nội trú<br /> của 9 khoa nội trú của Bệnh Viện A Thái<br /> Nguyên. Dữ liệu đã đƣợc thu thập trong tháng<br /> 8 năm 2011. Tiêu chuẩn chọn mẫu bao gồm:<br /> (1) đủ 18 tuổi; (2) đã nhập viện đƣợc ít nhất<br /> 48 giờ; (3) Có khả năng giao tiếp (Nghe, nói,<br /> đọc viết, hiểu) bằng tiếng Việt; (4) sẵn sàng<br /> tham gia vào nghiên cứu; và (5) không có sai<br /> lệch về nhận thức. Những đối tƣợng trong<br /> giai đoạn cấp cứu hoặc sau phẫu thuật trong<br /> vòng 72 giờ đã không đƣợc lựa chọn vào<br /> nghiên cứu.<br /> Ba bộ câu hỏi đã đƣợc sử dụng để thu thập dữ<br /> liệu cho nghiên cứu này đó là:<br /> (1) Bộ câu hỏi về thông tin cơ bản đã đƣợc sử<br /> dụng để thu thập các thông tin về tuổi, giới,<br /> tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số ngày<br /> nằm viện, và loại hình bảo hiểm y tế; (2) bộ<br /> câu hỏi đánh giá “Mức độ hài lòng của bệnh<br /> nhân với giao tiếp của điều dƣỡng”; và (3) bộ<br /> câu hỏi đánh giá “Sự giao tiếp của điều<br /> dƣỡng” đã đƣợc nhà nghiên cứu phát triển<br /> dựa trên “Interpersonal Communication<br /> Assessment Scale” của Klakovich và Cruz<br /> (2006) và dựa trên lý thuyết về giao tiếp của<br /> Heath (1995). Giá trị nội dung của cả hai bộ<br /> câu hỏi này đã đƣợc kiểm tra bởi 3 chuyên gia<br /> giao tiếp ngƣời Thái Lan. Chỉ số giá trị nội<br /> dung (CVI) của cả 2 bộ câu hỏi này đều là 1.0.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 114<br /> <br /> Đinh Ngọc Thành<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Cả hai bộ câu hỏi “Sự Hài Lòng của bệnh<br /> nhân với Giao Tiếp của điều dƣỡng” và “Sự<br /> giao tiếp của điều dƣỡng” đều có tồng cộng<br /> có 18 câu hỏi đƣợc chia làm 3 phần theo thứ<br /> tự: Các câu từ 1 đến 8 đo lƣờng về các yếu tố<br /> “Biện hộ” (Chuyển tải rõ ràng các chẩn đoán<br /> và các thông tin liên quan trong cách hỗ trợ<br /> sự mong đợi và quyết định của bệnh nhân);<br /> Các câu từ 9 đến 14 đo lƣờng về việc “Sử<br /> dụng phép chữa bệnh bằng giao tiếp của điều<br /> dƣỡng” (Biểu lộ các hành vi cá nhân để giúp<br /> các bệnh nhân trong việc đạt đƣợc xúc cảm có<br /> lợi cho sức khỏe và thay đổi hành vi bởi sự<br /> chân thành, thông cảm và tôn trọng của họ);<br /> và các câu từ 15 đến 18 đo lƣờng các yếu tố<br /> “Giá trị” (Chú ý lắng nghe và kiểm tra lại các<br /> câu của thông điệp đã đƣợc hiểu chính xác).<br /> Các đối tƣợng tham gia trả lời 36 câu của 2<br /> bộ câu hỏi đã đánh giá trên năm điểm của<br /> “Likert scale”.<br /> Với bộ câu hỏi “Sự Hài Lòng của bệnh nhân<br /> với Giao Tiếp của điều dƣỡng” điểm đánh giá<br /> từ 1 là rất không hài lòng đến 5 là rất hài<br /> lòng. Điểm cao chỉ ra mức độ hài lòng cao.<br /> Còn với bội câu hỏi “Sự giao tiếp của điều<br /> dƣỡng” điểm đánh giá ” từ 1 là không bao giờ<br /> đến 5 là rất thƣờng xuyên. Điểm cao chỉ ra<br /> mức độ cao về giao tiếp.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Mức độ hài lòng của bệnh nhân đƣợc mô tả<br /> trong bảng 1. Nhìn chung, bệnh nhân đã có<br /> mức độ hài lòng cao với cả 3 khía cạnh của<br /> giao tiếp, đó là: “Các yếu tố biện hộ” ( x =<br /> 3.88, SD = .70), “việc sử dụng phép chữa<br /> bệnh bằng giao tiếp của điều dƣỡng” ( x =<br /> 3.77, SD = .80), và “các yếu tố giá trị” ( x =<br /> 3.79, SD = .80). Kết quả đã báo cáo ở đây có<br /> thể đƣợc giải thích bằng một vài cách. Cách<br /> giải thích thứ nhất là cách điều dƣỡng ở bệnh<br /> viện này đã thực hiện tốt tất cả các khía cạnh<br /> của giao tiếp. Một cách giải thích khác là<br /> bệnh nhân đã đánh giá cho điểm về sự hài<br /> lòng của họ nhƣ là cao nhất bởi vì các điều<br /> dƣỡng là ngƣời đã mang đến cho họ những<br /> kiến thức mà họ không có. Thêm nữa vấn đề<br /> văn hóa cũng có thể ảnh hƣởng đến điểm hài<br /> lòng, bởi vì ngƣời dân Việt Nam thƣờng rất<br /> tôn trọng nghề chăm sóc sức khỏe, coi nghề<br /> này là một nghề cao quý nhất.<br /> <br /> 89(01)/1: 113 - 119<br /> <br /> Theo tác giả Ozsoy et al. (2007) thì hài lòng<br /> là nhận thức cá nhân, bởi vậy nó có thể bị ảnh<br /> hƣởng bởi các đặc điểm cá nhân của ngƣời<br /> bệnh. Trong nghiên cứu này phần lớn các đối<br /> tƣợng nghiên cứu có các đặc điểm cá nhân<br /> phù hợp cho sự đánh giá hài lòng của họ là<br /> cao nhất, chẳng hạn nhƣ: Tuổi trung bình<br /> tƣơng đối cao (45,4 tuổi); trình độ học vấn là<br /> trung bình (cấp II là 39,1% và cấp III là<br /> 34%); Tỷ lệ kết hôn cao (81,7%); và số ngày<br /> nằm viện trung bình là cao (7,2 ngày). Bởi<br /> vậy các yếu tố này có thể đã ảnh hƣởng đến<br /> điểm hài lòng cao của các mẫu trong nghiên<br /> cứu này. Akhbari và cộng sự (2006),<br /> Johansson và cộng sự (2002) Hajifathali và<br /> cộng sự (2008) đều đã chứng minh rằng<br /> những bệnh nhân có tuổi cao hơn đánh giá<br /> chất lƣợng của chăm sóc là cao hơn. Thêm<br /> nữa, Al-Doghaither (2004) đã nói rằng những<br /> ngƣời có học vấn cao thƣờng có sự mong đợi<br /> cao hơn chững ngƣời có học vấn thấp và bệnh<br /> nhân kết hôn có điểm hài lòng cao hơn các<br /> bệnh nhân độc thân. Thêm vào đó, kết quả<br /> của Hajifathali và cộng sự (2008) đã bộc lộ<br /> rằng, các bệnh nhân có số ngày nằm viện 1115 ngày sẽ cho điểm hài lòng cao hơn các<br /> bệnh nhân có số ngày nằm viện dƣới 5 ngày<br /> hoặc trên 16 ngày.<br /> Thứ nhất, các điểm hài lòng cao của bệnh<br /> nhân liên quan tới các yếu tố “Biện hộ” cho<br /> ngƣời bệnh ( x = 3.80, SD = .70). Đáng chú<br /> ý nhất trong phần này là khía cạnh “Chuẩn bị<br /> bệnh nhân cho các thủ thuật” đã đƣợc các đối<br /> tƣợng cho điểm hài lòng rất cao ( x = 4.05,<br /> SD = .68). Đây là một sự thật bởi vì trong ngữ<br /> cảnh Việt Nam hiện nay điều dƣỡng mới chỉ<br /> chú trọng tới các thủ thuật [18]. Ngƣợc lại,<br /> các khía cạnh nhƣ “Sử dụng thời gian cho vấn<br /> đề bệnh nhân quan tâm”, “Cho phép bệnh<br /> nhân thể hiện điều họ không vừa ý” đã thể<br /> hiện điểm hài lòng của bệnh nhân ở mức độ<br /> trung bình điều đó chứng tỏ điều dƣỡng đã ít<br /> quan tâm.<br /> Mức độ giao tiếp của điều dƣỡng đã đƣợc<br /> đánh giá thông qua nhận thức của bệnh nhân.<br /> Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 đã thể hiện rằng<br /> nhìn chung bệnh nhân đã đánh giá sự thể hiện<br /> các khía cạnh của giao tiếp ở mức trung bình<br /> ( x = 3.59, SD = .69).<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 115<br /> <br /> Đinh Ngọc Thành<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01)/1: 113 - 119<br /> <br /> Table 1. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn về sự hài lòng của bệnh nhân với giao tiếp của điềudưỡng<br /> và sự giải thích các điểm (n = 197)<br /> Các khía cạnh giao tiếp của điều dưỡng<br /> Mức độ hài lòng chung của bệnh nhân<br /> Biện hộ cho người bệnh<br /> Chuẩn bị bệnh nhân cho các thủ thuật<br /> Cho bệnh nhân lời chỉ dẫn rõ ràng<br /> Phát biểu có tính nhất quán các thông tin<br /> Biểu lộ hành vi khi phản hồi thông tin<br /> Hƣớng dẫn và khuyến khích chăm sóc phòng bệnh<br /> Giải thích các lựa chọn điều trị<br /> Hỏi các quyết định điều trị<br /> Đề nghị tƣ vấn khi có nhu cầu<br /> Sử dụng giao tiếp chữa bệnh của điều dưỡng<br /> Duy trì khoảng cách phù hợp<br /> Sử dụng ánh nắt<br /> Thể hiện nét mặt<br /> Thừa nhận các vấn đề bệnh nhân quan tâm<br /> Sử dụng thời gian cho vấn đề bệnh nhân quan tâm<br /> Cho phép bệnh nhân thể hiện điều họ không vừa ý<br /> Tính giá trị<br /> Sử dụng câu hỏi rõ ràng<br /> Cung cấp thông tin phản hồi chi tiết<br /> Hỏi để làm rõ vấn đề<br /> Hỏi để kiểm tra lại nhận thức của bệnh nhân<br /> <br /> x<br /> 3.83<br /> 3.80<br /> 4.05<br /> 3.98<br /> 3.97<br /> 3.91<br /> 3.90<br /> 3.81<br /> 3.75<br /> 3.69<br /> 3.77<br /> 3.97<br /> 3.92<br /> 3.92<br /> 3.66<br /> 3.60<br /> 3.54<br /> 3.80<br /> 3.93<br /> 3.82<br /> 3.74<br /> 3.69<br /> <br /> SD<br /> .72<br /> .70<br /> .68<br /> .79<br /> .74<br /> .85<br /> .86<br /> .92<br /> 1.0<br /> .94<br /> .80<br /> .78<br /> .80<br /> .80<br /> .98<br /> .99<br /> 1.1<br /> .80<br /> .76<br /> .97<br /> .94<br /> 1.0<br /> <br /> Giải thích điểm<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> <br /> Chú ý: 5 điểm thang đo từ 1 (rất không hài lòng) đến 5 (rất hài lòng).<br /> “Hỏi để kiểm tra lại nhận thức của bệnh<br /> nhân” và “Hỏi để làm rõ vấn đề” đƣợc các<br /> bệnh nhân cho điểm ở mức độ trung bình thấp<br /> nhất ( x = 3.15, SD = 1.19, Và x = 3.12, SD<br /> = 1.15). Đây là các khía cạnh rất quan trọng<br /> trong giao tiếp điều dƣỡng. Nó có thể ảnh<br /> hƣởng tới kết quả thuộc về ngƣời bệnh, bởi<br /> vì nó khẳng định sự nhận thức của bệnh nhân<br /> đối với việc tuân thủ việc thực hiện chăm sóc<br /> điều dƣỡng của họ, chẳng khác gì nhận thức<br /> của điều dƣỡng về mức độ trầm trọng các<br /> vấn đề cần giải quyết của bệnh nhân. Bởi vậy,<br /> các nhà quản lý điều dƣỡng nên có cái nhìn<br /> thích đáng để tăng cƣờng năng lực giao tiếp<br /> cho điều dƣỡng, bởi đó cũng là cách góp phần<br /> cải thiện chất lƣợng chăm sóc điều dƣỡng. Có<br /> nhƣ vậy, chất lƣợng của chăm sóc điều dƣỡng<br /> <br /> mới đƣợc nâng cao hơn và kết quả thuộc về<br /> ngƣời bệnh sẽ đƣợc cải thiện hơn nếu giao<br /> tiếp của điều dƣỡng đƣợc tăng cƣờng.<br /> Mối liên quan giữa hài lòng bệnh nhân và<br /> giao tiếp điều dƣỡng đã đƣợc khẳng định. Kết<br /> quả nghiên cứu (Bảng 3) đã bộc lộ rằng, sự hài<br /> lòng bệnh nhân là liên quan chặt chẽ và tích<br /> cực với giao tiếp điều dƣỡng (r = .77, p < .01).<br /> Kết quả này đƣợc hỗ trợ bởi nghiên cứu của<br /> Stallins (1996). Stallins đã khẳng định rằng<br /> mối liện quan giữa hành vi giao tiếp của điều<br /> dƣỡng và hài lòng bệnh nhân là chặt chẽ (r =<br /> 0.73, p < .01). Mối liên quan giữa điều dƣỡng<br /> và bệnh nhân đã đƣợc Millard và cộng sự<br /> (2006) phát biểu là quan trọng để bệnh nhân<br /> chủ động tham gia vào chăm sóc điều dƣỡng.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 116<br /> <br /> Đinh Ngọc Thành<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01)/1: 113 - 119<br /> <br /> Table 2. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về mức độ giao tiếp của điều dưỡng<br /> và sự giải thích các điểm (n = 197)<br /> Các khía cạnh giao tiếp của điều dưỡng<br /> Mức độ chung của giao tiếp điều dưỡng<br /> Biện hộ cho người bệnh<br /> Chuẩn bị bệnh nhân cho các thủ thuật<br /> Phát biểu có tính nhất quán các thông tin<br /> Cho lời chỉ dẫn rõ ràng<br /> Biểu lộ hành vi khi phản hồi thông tin<br /> Hƣớng dẫn và khuyến khích chăm sóc phòng bệnh<br /> Giải thích các lựa chọn điều trị<br /> Hỏi các quyết định điều trị<br /> Đề nghị tƣ vấn khi có nhu cầu<br /> Sử dụng giao tiếp chữa bệnh của điều dưỡng<br /> Duy trì khoảng cách phù hợp<br /> Thể hiện nét mặt<br /> Sử dụng ánh nắt<br /> Cho phép bệnh nhân thể hiện điều họ không vừa ý<br /> Thừa nhận các vấn đề bệnh nhân quan tâm<br /> Sử dụng thời gian cho vấn đề bệnh nhân quan tâm<br /> Tính giá trị<br /> Sử dụng câu hỏi rõ ràng<br /> Cung cấp thông tin phản hồi chi tiết<br /> Hỏi để kiểm tra lại nhận thức của bệnh nhân<br /> Hỏi để làm rõ vấn đề<br /> <br /> 3.59<br /> <br /> SD<br /> .69<br /> <br /> Giải thích điểm<br /> Trung bình<br /> <br /> 3.68<br /> 3.88<br /> 3.81<br /> 3.77<br /> 3.75<br /> 3.71<br /> 3.60<br /> 3.48<br /> 3.46<br /> 3.61<br /> 3.91<br /> 3.84<br /> 3.83<br /> 3.39<br /> 3.37<br /> 3.33<br /> 3.38<br /> 3.69<br /> 3.60<br /> 3.15<br /> 3.12<br /> <br /> .64<br /> .71<br /> .75<br /> .85<br /> .99<br /> .87<br /> .99<br /> .98<br /> 1.03<br /> .74<br /> .78<br /> .88<br /> .89<br /> 1.05<br /> 1.02<br /> 1.06<br /> .92<br /> .86<br /> 1.00<br /> 1.19<br /> 1.15<br /> <br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Cao<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> Trung bình<br /> <br /> x<br /> <br /> Chú ý: 5 điểm thang đo từ 1 (không bao giờ) đến 5 (rất thường xuyên).<br /> Table 3. Mối liên quan giữa hài lòng của bệnh nhân và giao tiếp điều dưỡng<br /> Hài lòng của bệnh nhân<br /> .77**<br /> <br /> Giao tiếp điều dƣỡng<br /> <br /> **p < .01.<br /> KẾT LUẬN<br /> Hài lòng bệnh nhân là một chỉ dẫn có ý nghĩa<br /> đánh giá chất lƣợng của chăm sóc điều<br /> dƣỡng. Thêm vào đó, giao tiếp điều dƣỡng là<br /> yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hài lòng<br /> ngƣời bệnh. Kết quả của nghiên cứu này đã<br /> thể hiện rằng mức độ hài lòng chung của các<br /> bệnh nhân nội trú tại Bệnh Viện A Thái<br /> Nguyên với giao tiếp của điều dƣỡng là cao.<br /> Đặc biệt, kết quả của nghiên cứu đã thể hiện<br /> sự hài lòng bệnh nhân có liên quan chặt chẽ<br /> tích cực với giao tiếp điều dƣỡng (r = .77, p <<br /> .01). Kết quả của nghiên cứu này đã gợi ý<br /> rằng để có sự hài lòng cao của bệnh nhân,<br /> ngƣời điều dƣỡng phải thực hiện tốt nhất tất<br /> <br /> cả các khía cạnh của giao tiếp điều dƣỡng.<br /> Bởi vậy, để tăng hài lòng bệnh nhân cũng nhƣ<br /> đảm bảo chất lƣợng của chăm sóc điều dƣỡng<br /> thì các kỹ năng giao tiếp điều dƣỡng nên đƣợc<br /> thúc đẩy một cách hợp lý.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Akhbari, F., Hosseini, M., Arab, M., &<br /> Chozokly, N. (2006). Study of effective factors on<br /> inpatient satisfaction in Hospitals of Tehran<br /> University of medical science. Scientific Journal<br /> of School of Public Health and Institute of Public<br /> Health Research, 4(3), 25-36.<br /> [2]. Al-Doghaither, A. (2004). The influence of<br /> patient socio demography characteristic on patient<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 117<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2